|
Đại Tá Cao Văn Ủy
- Sinh tháng 11 năm 1933 tại Hải Dương
- Nhập ngũ ngày 13-5-1952
- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt Khóa 7
- Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 2 BĐQ
- Tỉnh Trưởng Pleiku
- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân (tháng 4/1975)
MỘT THỜI ĐĂ YÊU
Một trong số rất hiếm vị sĩ quan cao cấp phải đi bộ từ PHÚ BỔN về TUY H̉A, nhưng tôi thật nhớ rơ ràng, anh tôi đại tá CAO VĂN ỦY, chức vụ sau cùng là Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 2 BIỆT ĐỘNG QUÂN, trong cuộc triệt thoái cao nguyên mùa xuân năm 1975, chính là người thầm lặng nhất, khi tôi hỏi anh sau này, từ Úc qua Mĩ năm 1999, rằng anh là một chứng nhân sống nhất, anh thấy chung quanh anh, trên quốc lộ 21 ấy, tất nhiên không có cấp tướng rồi, th́ c̣n bao nhiêu đại tá tiếp sức ngày đêm để chia sẻ gian lao cùng với lính, rời CHUDRON đất đỏ, về ĐÀ RẰNG cát nổi mơ hồ.
Đại tá CAO VĂN ỦY cười ḥa đồng với tất cả những ai muốn biết thêm về chuyện lui quân thuộc vùng 2 lănh thổ:
- Cô đă có lần rời nhà ở BAN MÊ THUỘC lên PLEIKU cô có nhớ cái cánh rừng già, lá cây được phủ bụi mù như mặc áo, vô sâu bên tay mặt, và tấm bảng nhỏ, đề chữ PHÚ BỔN, đó là quận lỵ CHUDRON thời PHÁP đấy.
Tới sau năm 1956, nếu tôi nhớ không lầm, th́ Tổng Thống NGÔ Đ̀NH DIỆM đă nâng vùng đất đai này lên hàng Tỉnh,tỉnh PHÚ BỔN từ ngọn nguồn phía tây, chạy ngang, xuống tới quốc lộ 1, gặp tỉnh PHÚ YÊN tức TUY H̉A.
Quốc lộ số 21, xem như một vĩ tuyến nối liền 2 trạm tây, đông nêu trên, nó,quốc lộ số 21 ấy được kể song song với 2 quốc lộ xẻ ngang đất nước, là đường 19 nối từ PLEIKU xuống QUI NHƠN, và đường 23 nối từ BAN MÊ THUỘC xuống NINH H̉A.
- Trên bản đồ th́ biết vậy nhưng ngoài thực tế, và trọng điểm là cuộc rút quân đương nêu, được bắt đầu và kết thúc làm sao?
- Th́ sao không đọc cuộc triệt thoái cao nguyên của PHẠM HUẤN, ông sĩ quan chiến tranh chính trị đă mở màn cho cuốn phim lịch sử đó lâu nay rồi.
- Thưa anh, đại tá CAO VĂN ỦY, tất nhiên là ai cũng đă đọc, thậm chí c̣n đọc trên nhiều trang báo từ khi bắt đầu cuộc triệt thoái khi quân và dân ta rời phố núi về duyên hải, từ 1975 ở trong nước kia, nhưng biết anh hiện diện nơi đoàn người lũ lượt đó, em muốn anh kể lại xem có ǵ khác lạ không?
- Khác lạ về phương diện ǵ, cô nên nhớ là với 17, 18 năm tù của tôi, đại tá ỦY, tôi đă bị mài món trí nhớ, đến nỗi đôi khi tôi muốn có dịp nào, đi lại con đường đó.
- Để làm ǵ?
- Để xem thử ḿnh có khác được không? Khóc thế nào, khóc thống thiết, hai mắt căng ra, cho lệ chảy thành sông, khổ lắm, hận lắm, tủi lắm. Nói chung th́ cường độ đau buồn với tôi lúc này, nó đă tiềm ẩn thành khối băng, lạ lắm, không mừng và không tất cả, không, không, thôi đừng hỏi nữa.
- Tại sao vậy, lẽ ra anh phải viết lại cho thật rơ.
- À, th́ cô cứ nhớ điều này nhé, ông tướng PHẠM TẤT của binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN chúng tôi, là người duy nhất trên trực thăng, theo sát đoàn lữ hành di tản, cứ 15 phút th́ lại đậu xuống một lần, để quan sát t́nh h́nh, khích lệ ngay trong buổi đầu, tôi không biết ví như thế nào, bởi v́ tiền bạc hay hứa thăng thưởng không cần thiết nữa, chúng tôi chỉ muốn đi mau đi nhanh về vùng trời…an nghỉ, phải nói là mệt, mệt đứt hơi ra.
Tôi dẫn đầu đoàn người khổ nhục đó. Nh́n lại đằng sau, lính và dân sát cánh nhau, nhưng sắc áo lính nhiều hơn, có thể đoan chắc là không ai chỉ huy ai, nhưng vẫn nghe lời dẫn giảng, đề nghị nếu cần.
Con đường vẫn có đoạn c̣n dấu vết tráng nhựa xa xưa, nhưng nó đă bị bỏ quên lâu rồi, v́ không cần thiết lắm ,nhưng có đoạn cây, giây leo cuộn rối như ở giữa ḷng rừng, nên giống như mọi người vừa đi, vừa khai phá, y hệt một đoàn thám hiểm khổng lồ.
- Thế anh c̣n nhớ ai đă đồng hành với anh năm đó, hiện đang ở đây?
- Để cô t́m gặp người ta à, tôi đă nói với mọi người khi họ phỏng vấn tôi, là chúng ta nếu có điều kiện, một phải nói rơ hơn, hai đừng nói ǵ hết. Bạn đồng hành của tôi ở đây nhiều lắm, và hồi đó, chết cũng nhiều lắm.
- Nói rơ hơn như thế nào,theo ư anh?
- Lẽ ra phải quay trọn một cuốn phim, suốt thời gian di chuyển đó, nhưng chúng tôi có định đóng phim đâu. Ồ, mà ngoài cô, cũng có những cuộc di tản chiến thuật sôi nổi, như dân chúng ở HUẾ đổ xô vào ĐÀ NẴNG, hay từ QUẢNG NGĂI đổ ngược về CHU LAI v.v... nhất là 21 cây số đường đèo HẢI VÂN, người ta đă đẩy xe, và đẩy cả nhau xuống vực, để giành nhau thoát chạy nhanh hơn, sao cô không ghi lại và hỏi tôi về hành tŕnh rút bỏ cao nguyên? Thật vô cùng bi thảm.
- Tại anh hiện diện trên hành tŕnh đó, th́ hỏi thăm cho chắc thôi. Vả chăng chúng ta c̣n đợi một người chép sử chính xác.
- Tất cả quân nhân VIỆT NAM CỘNG H̉A đều nên chép lại giai đoạn lịch sử này, trước, trong , và sau ngày 30-4-1975 trên khắp ngả đường đất nước miền nam VIỆT NAM.
Đại tá CAO VĂN ỦY, LIÊN ĐOÀN trưởng LIÊN ĐOÀN 2 BIỆT ĐỘNG QUÂN, xuất thân từ khóa 1 sĩ quan NAM ĐỊNH, đă từng tham gia tác chien trên nhiều chiến trường Nam, Bắc.
Có thời ông làm chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang, là người đoạt chức vô địch súng trường của toàn quân QUÂN LỰC VNCH, bên cạnh đó, bạn tôi, vơ sư thiếu úy HẠ QUỐC HUY vô địch súng colt, nên mỗi lần nhắc tên 2 vị vô địch tác xạ, tôi thường kể ra để không thiếu xót.
Đại tá CAO VĂN ỦY là một trong các vị thuộc Bộ Tham Mưu hành quân trực chiến, bị bắt ở PHAN RANG-khi vừa tan cuộc binh đao.
Rồi quư vị nêu trên bị tù đầy xuyên suốt tháng năm cải tạo,từ chớm mùa gọi là tập trung học tập,cho tới khi khai thông chiến dịch HO,để đa số tái định cư ở HOA KỲ, nhưng ông không đi MỸ mà tới ÚC, v́ gia đ́nh đang cư ngụ ở đó.
Hơn 20 năm, kể từ 1953 tới 1975, đại tá CAO VĂN ỦY sớm xếp bút nghiên, rời trường CHU VĂN AN HÀ NỘI, lên đường gia nhập Quân lực VNCH để theo việc đao cung. Song, ông đă sinh nghề kiếm đạo, mà lại không tử nghiệp, như không chết ở sa trường, lao tù với nhiều năm khổ sai, biệt giam, ông lại chết giữa bầu trời ấm áp nơi cuộc sống đă tạm yên, chỉ v́ một mũi kim chích vô t́nh chạm thần kinh tọa.
Ngày ông qua Mỹ thăm họ hàng, và chủ yếu là chiến hữu các cấp binh chủng BIỆT ĐỘNG QUÂN, ông đă phải chống một cây gậy do bệnh viện X.ÚC cấp. Ông nói người ta đang lập hồ sơ giùm ông, để kiện cái sự việc vô t́nh làm chân ông suy thoái, nhưng ông nôn nóng gặp lại anh em đă từng đội mũ nâu, mang huy hiệu cọp rừng-nhe răng trên tay áo, ôi, một thời đă yêu, và một thời nhớ măi. Ông hẹn ngày gặp lại, sẽ không lệ thuộc chiếc ba toong, tha hồ bay nhẩy.
Nhưng chẳng c̣n dịp nào nữa, v́ ít lâu sau, đại tá CAO VĂN ỦY, đă âm thầm trở về cát bụi, con đường quốc lộ 21 hoang hóa buồn tênh kia, chắc có một lần trước khi nhắm mắt, anh thấy lại nó trong tâm tư người lính già trên tuổi tác, tai ương…, song, trẻ măi cùng hồn thiêng sông núi.
Và, những người lính cảm thấy: có bổn phận phải hy sinh xương máu, để hồn thiêng sông núi linh hiển đến muôn sau.
Hawthorne 15-3-2011
CAO MỴ NHÂN
|
|