Đại Tá Bùi Trọng Huỳnh

Sau loạt bài viết về DUYÊN NỢ TRUYỀN TIN của Đại Tá Nguyễn-Huy Hùng đăng trên các bản tin Trần Nguyên Hăn, tôi đă có lần lỡ hứa với anh Nguyễn Sơn, lúc đó đang làm Hội trưởng Hội Ái hữu Truyền Tin là sẽ viết một bài về Định Mệnh, cũng như để bày tỏ đôi ḍng tâm sự với các thân hữu trong ngành Truyền Tin mà tôi đă cùng chung phục vụ ṛng ră 20 năm trong Quân Lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH). Nấn ná măi cả mấy năm nay không viết v́ ngần ngại là bút kư loại “tự truyện” này khó tránh được thường t́nh là thiếu vô tư, nên dễ bị rơi vào t́nh trạng “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại” mà người đời thường nói “cái tôi đáng ghét” (le moi est haisable); mặt khác, v́ không quen viết nên lời văn không khỏi nhàm chán phản ảnh của cuộc sống khô khan mà tôi đă trải qua. Nay đến lượt anh Nguyễn Bế, đương kim Hội trưởng cũng khuyến khích viết bài cho đặc san ấn hành vào dịp xuân Quư Mùi (2003), do đó mà tôi mạnh dạn góp phần với các bạn đang xả thân gánh vác việc điều hành Hội, hầu cố gắng giữ được mối dây liên lạc “huynh đệ chi binh” trong cảnh ly hương này.

Sinh trưởng tại Thái Nguyên, thuở thiếu thời sống dưới mái gia đ́nh cho đến đầu thập niên 1940 ở miền Trung Du Bắc Việt và đó cũng là thời kỳ sung sướng nhất trong niềm vô tư và hồn nhiên. Sau đó thân phụ của tôi được đổi về làm Trưởng Ty Địa Chính (Service du Cadastre) ở Phủ Lư (Hà Nam), gia đ́nh về xuôi và tôi đă học hết Tiểu học, đậu bằng Certificat (CEPFI) tại đó. Bắt đầu lên Trung học th́ phải về Hà Nội và cũng khởi sự một quăng đời có nhiều dao động, hầu như không năm học nào được yên ổn trọn năm, lúc th́ phải theo trường Trung học Louis Pasteur ra vùng ngoại ô Hà Nội (Cầu Giấy); rồi một thời gian trường lại di chuyển về Kẻ Sở cách Phủ Lư khoảng 8 cây số (5 miles). Lúc đó mấy anh em tôi được trọ học tại chỗ và mỗi cuối tuần th́ đi bộ về thăm gia đ́nh. Vào khoảng đầu năm 1945 lại trở về Hà Nội học cho đến cuối năm 1946 th́ chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, gia đ́nh tôi phải tản cư về quê nhà ở Ninh B́nh. Rồi năm sau, nhân trường Trung học Nguyễn Khuyến ở Nam Định di tản về Yên Mô, Ninh B́nh, cách quê khoảng 16 cây số, nên mấy anh em chúng tôi lại được đi trọ học và cứ cuối tuần th́ rủ nhau đi bộ về quê nhà. Có lẽ hồi đó có dịp đi bộ như vậy nên sức khoẻ được kể như là thượng thặng. Thời kỳ trọ học ở Yên Mô này cũng khá thú vị, v́ hai anh em tôi cùng với bốn anh em con chú, bác ruột, tổng cộng là sáu người, mỗi người học ở một lớp nên kể như bất kỳ chuyện ǵ xảy ra trong “đám học tṛ” là anh em chúng tôi đều biết cả, do đó mà chúng tôi được mệnh danh là “giới am hiểu”. Được hơn một năm học yên ổn, khá vui, bỗng một hôm vào đầu niên học 1949, quân đội viễn chinh Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm (Ninh B́nh) ngăn cách trường học ở Yên Mô với quê nhà tôi. Năm anh em chúng tôi t́m đường chạy ṿng ngược về quê nhà, lần ṃ đến hết ngày về được đến nhà th́ trời đă tối hẳn; c̣n một người anh con ông bác tôi lúc đó đang đến chơi với gia đ́nh bạn gái (sau này cưới làm vợ) nên đă chạy với gia đ́nh đó vào Thanh Hoá cùng với trường.

Gia đình chúng tôi ở quê nhà đương nhiên lọt vào vùng “tề” duy chỉ có bố tôi lúc đó làm trưởng Ty Địa Chính Nam Định bị lọt ra ngoài và sau đó cũng phải di tản vào Thanh Hoá theo “kháng chiến” và cũng nhờ thời kỳ 2 năm sinh hoạt ở Thanh Hoá mà bố tôi đă hiểu được Cộng sản với những thủ đoạn xảo quyệt của chúng. Tạm thời sống ở quê nhà cho đến cuối hè 1950 tôi mới ra Hà Nội tiếp tục việc học và niên khoá 50-51 học tại trường Chu văn An. Khi đó bác tôi (đă một thời làm Tuần Phủ Thái Nguyên 1944, rồi Phúc yên 1945) đă gởi hai anh họ tôi, trước kia cùng đi trọ học ở Yên Mô với chúng tôi, sang Pháp du học và bác an ủi tôi là “gia đ́nh cháu đông anh em (7 trai, 2 gái) mà bố cháu c̣n bị kẹt ở Thanh Hoá, cháu ráng học cho xong tú tài II đi, nếu bố cháu lúc đó chưa về được th́ các bác sẽ giúp đỡ cho cháu sang Pháp du học”. Phải chi nếu lúc đó tôi có đủ điều kiện để đi Pháp du học th́ cuộc đời tôi đă hoàn toàn đổi ngược, v́ lẽ hai anh con bác tôi sau khi học thành tài ở Pháp đă làm việc cho Cộng sản miền Bắc : một hiện nay vẫn c̣n đang ở Hà Nội, c̣n một rất nổi tiếng với bằng Tiến sĩ Toán học và đă từng làm Giáo sư Đại học Paris, hiện c̣n ở Pháp với gia đ́nh, nhưng hoàn toàn thiên về Xă Hội Chủ Nghiă!! Nhân đọc kỷ yếu VNCR 2002-2003, Vũ Ánh viết bài “Thông tin : h́nh thức cao nhất và hữu hiệu nhất của tuyên truyền” tôi rất đồng ư và cũng cảm thấy đáng tiếc là Việt Nam Cộng Hoà xưa kia đă không khai thác đúng mức lợi khí tuyên truyền nên rất nhiều nhân tài đă bị phe Cộng sản dụ dỗ, lấy chiêu bài ái quốc hầu lường gạt nghe theo và phục vụ cho chúng. Đến nay Cộng sản vẫn c̣n dùng chiến lược đó để mà chiêu dụ Việt Kiều mang tiền của về nuôi dưỡng chế độ độc tài, dă man, vô nhân của họ. Xa hơn nữa Cộng sản c̣n đang dùng chính sách tuyên truyền xảo trá, quỷ quyệt để phá tan các cộng đồng Việt Nam tỵ nạn mà điển h́nh là ở ngay Little Sài G̣n, California này, chúng ta cần phải thường xuyên đề cao cảnh giác.

Đến khoảng giữa năm 1951, bố tôi mới được cho về hưu và cụ vội vă t́m đường thoát khỏi nanh vuốt của bọn Cộng sản, về quê ở Ninh B́nh; và tôi c̣n nhớ năm đó mới thi xong vấn đáp tú tài I, chưa kịp xem bảng kết quả chính thức, tôi đă phải đưa mẹ tôi về quê đón bố tôi ra Hà Nội. Gia đ́nh tôi trước kia không có ai đi về nghiệp vơ mà thiên về hai ngành : giáo dục và y khoa là những nghề cao quư hơn cả, bởi lẽ dạy học là để “gây dựng tương lai”, c̣n nghề thầy thuốc là để “cứu nhân độ thế”. Ước vọng của tôi hồi c̣n ở tuổi học tṛ là sau này đi dạy học, nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, tháng 9 năm 1951 mới khởi đầu niên học chót ở trung học, tôi nhận được lệnh động viên đi học khoá 1 Sĩ Quan Trừ bị Nam Định.

Xếp bút nghiên lên đường ṭng quân, gia nhập một khoá sĩ quan có lẽ là độc nhất vô nhị trong lịch sử quân đội v́ những hành động chống đối : chẳng hạn như có lần “trùm chăn” cán bộ người Pháp trong buổi điểm danh tối để cho “ăn đ̣n hội chợ cảnh cáo”, những vụ làm reo v́ thực phẩm quá tồi tệ và có một lần, một sĩ quan Pháp nói những lời chế giễu, khinh miệt bạn đồng đội (anh bạn Phạm ngọc Tỏa, sau này là bác sĩ Quân Y và hiện ở Pháp) gần như cả trường đă mang vũ khí kéo nhau ra phố dàn quân, đ̣i hỏi phải có một sự xin lỗi, khiến các giới chức người Pháp ở Nam Định đă phải can thiệp và dàn xếp ổn thỏa. Đến khi măn khoá, tốt nghiệp ở thứ hạng 13, tôi đă là người chót được lựa vào binh chủng Thiết Giáp ở miền Bắc sau anh Nguyễn Duy Hinh, thủ khoa (sau này là Thiếu Tướng Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh) và em họ tôi là Lương Bùi Tùng xếp thứ 10 (có một thời kỳ là Chỉ huy trưởng Thiết Giáp Binh). Cả 3 chúng tôi cùng thuộc Trung đội 1, Đại đội 1 nên Trung đội trưởng, Trung úy Pháo Binh Alain Deris (sau này là Thiếu tướng và hiện c̣n ở Paris) vội chạy ra phố mua 3 cặp lon trắng (ngành Thiết Giáp hồi đó c̣n theo Quân đội Pháp mang lon bạc chứ không phải lon vàng như Bộ binh) về tặng chúng tôi. Nhưng rồi số phận lại đẩy đưa tôi sang một lănh vực khác là phải đi học và hành nghề Sĩ Quan Tế Mục Vụ vào thời kỳ các Tiểu đoàn Khinh Quân được thành lập theo nhu cầu cấp thời của Quân Đội.

Cuối năm 1953, tôi lập gia đ́nh và đến đầu năm 1954 tôi được đổi về một đơn vị Truyền Tin mới thành lập là Đại Đội 8 Truyền Tin với chức vụ Sĩ Quan Tế Mục Vụ. Sau khi di cư vào Nam, đến năm 1955 nhân có khoá học điều chỉnh tôi mới được tham dự khoá căn bản Truyền Tin và chính thức gia nhập binh chủng Truyền Tin QLVNCH. Măn khoá vào cuối năm th́ được Thiếu Tá Phạm văn Tiến, Chỉ huy trưởng Viễn Thông Quân Khu 1 (sau này là Đại Tá Cục trưởng Truyền Tin kiêm Trưởng Pḥng 6/TTM) đề cử đi Cần Thơ làm Đại đội trưởng Đại đội 1 Truyền Tin Địa phương. Thật là một may mắn khi mới nhập binh chủng mà đă được giao phó một chức vụ chỉ huy như vậy, có lẽ v́ Đại đội Truyền Tin Địa phương hồi đó có nhiệm vụ quản trị và tiếp vận nặng hơn là về kỹ thuật, mà tôi th́ đă có nhiều kinh nghiệm và có bằng cấp Sĩ Quan Tế Mục Vụ cũng như có đủ điều kiện thâm niên nên đă được lựa chọn. Nhận lănh chức vụ chỉ huy vào thời kỳ này là một thử thách rất lớn, một phần v́ Quân Đội Quốc Gia mới tiếp nhận và thoát thân từ Quân đội Viễn chinh Pháp; phần khác có một sắc thái đặc biệt mà các Chỉ huy trưởng đơn vị phải thường xuyên đối phó là do việc đưa sinh hoạt chính trị của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia vào trong các đơn vị, áp dụng chế độ Quân Ủy tương tự như công tác phê b́nh kiểm thảo của các đơn vị quân đội Cộng sản.

Tôi c̣n nhớ hồi đó, Trung tá Nguyễn Khương (sau này là Đại Tá) CHT Viễn Thông QLVNCH đă điều động một cán bộ là Thiếu úy Hồng Đức về Đại đội 1 Truyền Tin Địa Phương để tổ chức Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, nhưng đương sự đă thất bại ở đơn vị này với kết quả lănh 30 ngày trọng cấm thọ phạt tại Trường Cây Mai và thuyên chuyển ra khỏi binh chủng TT. Sau hơn một năm chỉ huy đơn vị này, nhân có khoá học Đại Đội Truyền Tin tại Fort Monmouth (New Jersey) tháng 9/56, tôi đă xin được tham dự. Trung tá Khương có bảo Đại úy Hà Quang Giác (sau này là Trung tá) lúc đó là Tham Mưu Trưởng BCH/VT điện thoại cho tôi nói là Trung Tá CHT có ư định để tôi tiếp tục chỉ huy Đại Đội này thêm một thời gian nữa, nhưng tôi đă cương quyết xin được đi du học. Dư luận xôn xao trong đơn vị định làm kiến nghị xin giữ tôi ở lại, tôi phải giải thích công khai trong buổi học tập hàng tuần của đơn vị là “nếu anh em thực t́nh thương mến th́ nên để tôi đi du học v́ đó là một đặc ân đối với tôi và nếu làm kiến nghị th́ tôi có thể bị hiểu lầm là giả bộ xin đi nhưng ngầm xúi giục anh em làm như vậy”. Kết quả là tôi đă đuợc toại nguyện đi du học 2 khoá liên tiếp từ 9/1956 đến hết tháng 6/1957.

Qua những dịp lễ Thanksgiving và Christmas năm 1956, theo thông lệ trường Fort Monmouth thông báo cho các gia đ́nh trong khoảng 60 miles, để họ tùy khả năng, mời các Sĩ quan Đồng minh đang học ở trường đến chung vui với gia đ́nh họ, để đôi bên t́m hiểu phong tục tập quán của nhau và cũng để gây thiện cảm giữa nhà trường và dân cư quanh vùng. Nhân khoá học có đông anh em lại thêm một số anh em thông dịch viên, tổng cộng lên đến 40 người. Đại úy Lại Đức Nhung (sau này là Trung Tá) lúc đó được Đại tá Nguyễn Khương CHT/VT chỉ định làm Trưởng Đoàn, đă mời họp và tất cả các anh em đă đồng ư tổ chức Tết Đinh Dậu tại Gibbs Hall để mời đáp lễ các gia đ́nh Mỹ trong vùng lân cận và các Sĩ Quan cán bộ của trường. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên ḥn núi cao”, nhờ có sự đồng ḷng hưởng ứng nên năm đó Tết Việt Nam tổ chức trên đất Mỹ đă được thể hiện rất náo nhiệt, vui vẻ, kết thúc bằng một buổi khiêu vũ hoá trang rất đầm ấm thân mật và gây được một ấn tượng thật tốt đẹp. Măn khoá và hồi hương vào tháng 7 năm 1957, tôi được bổ nhiệm làm Sĩ quan Truyền Tin Sư đoàn 1 Bộ Binh ở Huế, thay thế cho Đại úy Nguyễn văn Kha mới bị Đại tá Tôn Thất Đính (sau này là Trung Tướng) Tư Lệnh Sư đoàn vác ba toong đuổi chạy trốn dưới gầm xe dodge TT, thời kỳ này tôi đă phải trải qua nhiều thử thách để lấy lại uy tín cho Truyền Tin đối với Bộ Tham Mưu Sư Đoàn. Đến cuối năm 1958, tôi được cử kiêm nhiệm CHT/VT.QK2 thay thế cho Đại úy Nguyễn Bá Di (sau này là Trung tá) về làm Tham Mưu Trưởng BCH/VT dưới quyền Trung tá Khổng văn Tuyển CHT/VT/QLVNCH (sau này là Đại tá Giám đốc Nha Viễn Thông Bộ Nội Vụ).

Nay ngồi suy ngẫm lại quăng đời phục vụ trong Binh Chủng 20 năm (1955-1975) th́ 10 năm trước đă ứng với tuổi ngựa (Canh Ngọ) đi từ Nam chí Bắc, năm nào cũng có thuyên chuyển và đă 3 lần khoảng 3-4 tháng : SQTT/SĐ1BB kiêm CHT/Viễn Thông Quân Khu 2 (1958), SQTT/QĐIII kiêm CHT Viễn Thông Quân Khu Thủ Đô (1960), Liên đoàn trưởng Liên đoàn 61 Truyền Tin kiêm Trưởng Pḥng 6 QĐI (1963). C̣n lại 10 năm sau th́ quanh quẩn ở Trung Ương, hai lần đổi ra miền Trung, lần trước ở Huế và lần sau ở Đà Nẵng.

Khoảng giữa năm 1964, một ngày đẹp trời, Đại Tá Tạ Thái B́nh mới về nhậm chức Giám đốc Nha truyền Tin, thay thế Trung tá Khổng văn Tuyển, đă đích thân điện thoại hỏi tôi là có c̣n thích được đổi về Sài G̣n không? Tất nhiên là có, và thú thực việc đó làm tôi rất cảm động v́ được anh nhớ tới, cũng chỉ v́ một lời nói đùa từ rất lâu nhân một buổi họp tại BCH Viễn Thông, khi ngồi cạnh nhau, lúc đó anh c̣n là Thiếu Tá và tôi là Đại úy, anh nói nhỏ với tôi : “Khi nào tôi làm Chỉ Huy Trưởng, tôi sẽ đưa anh về làm Tham mưu trưởng”. Liền sau đó, tôi được thuyên chuyển về Sài G̣n, gần gia đ́nh và được đặt vào chức vụ Chánh Sự Vụ Sở Tiếp Vận Nha Truyền Tin.

Theo nhu cầu cải tổ của Bộ Tổng Tham Mưu, Nha Truyền Tin được biến cải thành Cục Truyền Tin kiêm Bộ Chỉ Huy Binh Chủng Truyền Tin Lục Quân. Và sau cùng, kể từ ngày 1 tháng 3 năm 1975 th́ tách khỏi Tổng Cục Tiếp Vận trở lại thành Bộ Chỉ Huy Viễn Thông QLVNCH do sự sát nhập của Cục Truyền Tin và Pḥng 6 Bộ TTM. Cấp Chỉ huy cũng thay đổi từ Đại tá Tạ Thái B́nh, đến Đại tá Nguyễn Tài Lâm, rồi Đại tá Phạm văn Tiến. Cho đến tháng 10 năm 1973, khi Đại tá Tiến được đề cử đi học Cao Đẳng Quốc Pḥng th́ tôi, sau 7 năm làm Cục Phó, đă được chỉ định làm Cục Trưởng Cục Truyền Tin kiêm CHT Binh Chủng Truyền Tin Lục Quân và Đại tá Cao Mạnh Thắng làm Trưởng Pḥng 6 Bộ TTM. Đến 1 tháng 3 năm 1975, v́ nhu cầu cải tổ, Đại tá Thắng được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trường Truyền Tin Vũng Tầu và tôi được chỉ định làm CHT Viễn Thông QLVNCH. Thật là một sự bất ngời đối với tôi khi được bổ nhiệm vào chức vụ mới này. Bất ngờ v́ lẽ tôi là người gia nhập binh chủng muộn màng nhất, măi đến năm 1955 mới đi học điều chỉnh, hơn nữa về kỹ thuật cũng chẳng có bằng cấp kỹ sư, tiến sĩ ǵ; bởi vậy mà tôi suy luận là do Định Mệnh. Đă là Định Mệnh th́ không thể chối bỏ được và tôi đă đem áp dụng những điều học hỏi được trong khi tham khảo cuốn sách Nho Giáo để viết tập khảo luận “Chữ Nhân Trong Nghệ Thuật Lănh Đạo” mà tôi đă đệ tŕnh cho Trường Chỉ Huy Tham Mưu khi tôi tham dự khoá 6 Chỉ Huy Tham Mưu cao cấp và tôi đă tốt nghiệp thủ khoa khoá này. Tâm nguyện của tôi là phải thâu phục nhân tâm và khích động tinh thần phục vụ để đạt được hiệu năng tối đa, do đó mà tôi đă điều động hết các sĩ quan cấp Đại Tá về Bộ Chỉ Huy để củng cố cơ quan đầu năo của Binh Chủng; các chức vụ như Trưởng Pḥng 6 Quân Đoàn và Liên Đoàn Trưởng ở 3 trên 4 Vùng Chiến Thuật do các Trung Tá đảm nhiệm để có điều kiện được thăng cấp.

Hai tháng 3 và 4/1975 là hai tháng rất dài đối với tôi v́ một mặt công việc bề bộn thi hành việc cải tổ cho được vẹn toàn, mặt khác đúng vào lúc chiến sự bùng nổ. Ngày 10 tháng 3/1975 Cộng sản tấn công Ban Mê thuột rồi sau đến các biến cố dồn dập xảy đến, mau chóng như “tầm ăn rỗi”. Tôi c̣n nhớ hôm cuối tháng 3/75 khi tôi ra Đà Nẵng thăm các đơn vị cùng úy lạo một số gia đ́nh binh sĩ ở bên Sơn Trà th́ chiều tối được tin là Thị xă Huế đă bị tràn ngập, khi đó ở phi trường Đà Nẵng đă bị hỗn loạn và tôi phải khó khăn lắm mới kiếm được chỗ máy bay trở về Sài G̣n và cũng chẳng ngờ hôm đó là lần cuối cùng mà tôi gặp được anh Phạm Kim Hưng, lúc đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 610 Khai Thác TT và anh cũng là người mà tôi rất quư mến từ hồi c̣n làm việc chung với nhau tại Sư đoàn 1 Bộ Binh. Trở về Sài G̣n vài ngày, tôi lại đi ra Nha Trang và Cam Ranh thăm các đơn vị Truyền Tin của Quân đoàn II lúc đó cũng đă nhốn nháo và đến tối khi đang dùng cơm với anh Đặng văn Phi, Trung tá trưởng Pḥng 6 QĐII cùng một số sĩ quan tham mưu th́ được tin Đà Nẵng đă bị Cộng Sản cưỡng chiếm. Thật không ngờ t́nh h́nh biến chuyển quá mau đến như vậy! Trước t́nh trạng đó, một hôm vào khoảng trung tuần tháng 4/75, tôi có hỏi Đại tá Elmer Graham, mỗi buổi sáng vẫn đến dự thuyết tŕnh của CMA tại BCH Viễn Thông, là về phiá Hoa Kỳ có kế hoạch ǵ không trong trường hợp Cộng Sản tiến chiếm Thủ đô Sài G̣n? Ông ta hỏi lại tôi : “Ông có tư tưởng đầu hàng (surrender) sao?” Tôi trả lời : “Không phải vậy, nhưng qua các khoá học tôi đă được huấn luyện soạn thảo các kế hoạch với những giả thuyết chính xác để có thể tránh được yếu tố bất ngờ và tôi nghĩ là trong trường hợp này cần phải có kế hoạch đứng đắn. Ông cũng nên hiểu là chúng tôi, không riêng ǵ tôi mà rất nhiều bạn hữu của tôi đă một phen hồi năm 1954 rời bỏ quê hương ở miền Bắc di cư vào Nam để tránh nạn Cộng Sản, bây giờ chúng tôi không ai muốn để tự ḿnh bị lọt vào tay Cộng Sản được”. Nói vậy ông ta mới đồng ư là khi nào được “bật đèn xanh” sẽ thông báo cho tôi biết.

Những ngày đầu tháng 4/1975, ngồi tại văn pḥng mà ruột gan tơi bời, nhất là có mấy lần nhận được điện thoại của một vài anh em chuyên viên đài ICS gọi thẳng cho tôi. Người th́ hỏi phải đối phó ra sao trước t́nh h́nh chiến sự tại địa phương; có người xin phép cho đặt chất nổ để phá đài khi hữu sự, tôi đă giải thích là chúng ta có nhiệm vụ cung cấp liên lạc, việc phá hủy hay không th́ phải tuân lệnh của cấp chỉ huy địa phương đó chứ ḿnh không có quyền tự ư định đoạt, hậu quả sẽ không thể lường được; cũng có anh th́ điện thoại cho tôi chỉ nói vắn tắt Cộng Sản đă vào tới nơi, đang gọi ra tập họp, xin chào vĩnh biệt! Quả thật tôi đă nhiều lần uất nghẹn đến ứa lệ, thật cảm động trước cảnh ác nghiệt đó mà phải bó tay, thương cho anh em v́ công vụ mà phải cầm cự đến giờ phút chót. Mấy ngày sau, vào khoảng 20/4, Đại Tá Graham mới cho tôi biết là ông ta đă xin riêng cho truyền Tin mỗi ngày mấy chục chỗ máy bay để gửi gia đ́nh di tản trước và tôi đă chuyển cho ông ta một số danh sách gia đ́nh những SQ đă trực tiếp ngỏ ư muốn gửi gia đ́nh đi trước. Mỗi ngày, sau buổi họp với Tướng Smith ở DAO, khoảng 9-10 giờ sáng, ông ta điện thoại cho tôi xác nhận số chỗ dành cho Truyền Tin trong ngày, tôi thông báo cho chủ gia đ́nh theo thứ tự thời gian của các danh sách đă nộp cho tôi, không phân biệt cấp bậc hay chức vụ, bởi vậy mà một số gia đ́nh đă được di tản; cũng có một vài gia đ́nh đổi ư kiến vào phút chót nên không kịp trám vào chỗ trống và tôi đă bị Đại Tá Graham cằn nhằn và có nói với tôi là ông ta đă phải cố gắng tranh đấu cho được tối đa v́ SQ cố vấn Tổng Cục Tiếp Vận muốn giành chỗ rồi chia lại cho Truyền Tin, nhưng Đại Tá Graham đă nêu lư do là Cục Truyền Tin đă tách rời khỏi TCTV và cải tổ thành Bộ Chỉ Huy Viễn Thông; hơn nữa, theo tổ chức của DAO th́ Communications and Electronics (CE) Division ngang hàng với Logistics Division. Cũng có một vài bạn ái ngại không muốn gởi gia đ́nh đi trước, mặc dầu tôi có khuyên giải th́ đă yêu cầu tôi can thiệp với Đại Tá Graham cho gởi thêm một người biết tiếng Anh để cùng đi với gia đ́nh th́ mới yên tâm. Tôi đề nghị và Đại Tá Graham cũng đă đồng ư nhưng chưa kịp nộp danh sách th́ kế hoạch di tản đă chấm dứt; đó cũng là trường hợp Đại Tá Khổng văn Tuyển mà tôi không khỏi ân hận là không giúp ǵ được v́ quá muộn, giữa lúc đang ngồi nói chuyện ở văn pḥng tôi th́ phi trường Tân Sơn Nhất bị A37 ném bom.

Quả thực việc gửi gia đ́nh đi trước là một quyết định liều lĩnh, phiêu lưu và táo bạo, thực t́nh phải có một ḷng tin tuyệt đối vào Định Mệnh. Chính tôi cũng ở trong t́nh trạng phân vân, nan giải đó cho đến một hôm, h́nh như là 22/4, tôi đi dự cuộc họp “mật” với Trung Tướng Đổng văn Khuyên TMT/BTTM, cùng với Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ Trưởng Pḥng 3 Bộ TTM, Đại Tá Hoàng Ngọc Lung Trưởng Pḥng 2 Bộ TTM, Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy TMT/Hải Quân để đặt kế hoạch thiết lập Bộ TTM nhẹ trên một tầu Hải Quân trong trường hợp Sài G̣n bị áp lực quá mạnh hoặc bị bao vây. Sau buổi họp về suy nghĩ, ḿnh có thể sẽ gặp trường hợp TTM gọi lên họp và bất thần bốc bằng trực thăng ra tầu Hải Quân th́ chắc chắn gia đ́nh sẽ bị kẹt lại. Do đó mà tôi đă dứt khoát quyết định là không c̣n cách nào khác hơn là phải gởi gia đ́nh đi trước và gia đ́nh tôi đă được xếp cho đi chuyến bay đêm 25/4/75. Sáng chủ nhật 27/4, TTM triệu tập họp vào lúc 9 giờ sáng, buổi họp được xếp loại “tối mật” và rất ngắn gọn. Trung Tướng Khuyên nói : “T́nh h́nh chung rất bi đát, anh em chúng ḿnh cùng nhau làm việc hàng ngày, đến giờ phút này mà không nói th́ thật là bất nhân, tôi khuyên anh em nên thu xếp gửi gia đ́nh đi trước, chúng ta ở lại sẽ dễ dàng xoay sở hơn. Anh em nên giữ tối mật, cùng lắm là nói với phụ tá của ḿnh thôi”. Buổi họp tan mau chóng, ai nấy trở về nhiệm sở với tâm trạng buồn rầu, đau khổ. Lúc này cảm thấy quả thật ḿnh chỉ là một hạt cát nhỏ bé, một cây sậy ẻo lả, chẳng làm ǵ để cứu văn được t́nh thế, thôi th́ đành ngoan ngoăn cúi đầu tuân theo Định Mệnh; tuy nhiên, đối với các cộng sự viên ḿnh cũng đă giúp được một số gia đ́nh đi di tản, trong khi chính gia đ́nh anh em ruột thịt th́ hơn 2/3 đă bị kẹt lại dưới gông cùm Cộng Sản khát máu, bất lương, vô nhân đạo.

Sáng 29/4 pháo kích thật nhiều, tảng sáng tôi sang Trung tâm Hành quân Bộ TTM. Và sau đó lên văn pḥng Tham Mưu Trưởng TTM. Ở đó đến gần trưa th́ ra bến Bạch Đằng và vào được Bộ Tư lệnh Hải Quân. Đi đến đâu tôi cũng gọi điện thoại về cho Đại Tá Lê Hữu Tiền Chỉ Huy Phó và khi biết Đại Tá Graham có điện thoại kiếm tôi, th́ tôi nói : “Lát nữa tôi sẽ trở về văn pḥng và sẽ gọi lại cho ông ta”. Sau khi thăm viếng Trung tâm Truyền Tin Hải quân cùng Trung Tá Nguyễn Quang Dật, Trưởng Pḥng 6 Hải Quân, tôi trở về văn pḥng ở Tân Sơn Nhất. Điện thoại gặp Đại Tá Graham, ông ta ngỏ ư muốn nói chuyện riêng với tôi mà thôi, lúc đó có một số sĩ quan đang ở chung quanh, tôi yêu cầu họ sang pḥng bên cạnh rồi nói chuyện với Đại Tá Graham. Ông ta nói : “Chúng tôi được lệnh phải rời Sài G̣n nội trong đêm nay 29/4, ông t́m cách vào được DAO với 3 điều kiện sau đây, tôi sẽ sắp xếp chỗ cho ông di tản: 1- Không mang theo vũ khí. 2- Mặc thường phục. 3- Đi tối đa là 3 người thôi, nếu đông hơn tôi không bảo đảm là có đủ chỗ”. Đặt điện thoại xuống, anh em tràn vào hỏi thăm tin tức th́ tôi nói: “T́nh h́nh nguy ngập lắm rồi, hôm nay là ngày chót, chắc chắn tôi sẽ phải đi nhưng không biết lúc nào, tôi sẽ ngồi đây đến giờ phút chót, các anh có phương tiện nào th́ đi trước đi”. Đại Tá Phạm Hy Dung nhanh miệng nói: “Trung Tá Shaw mới liên lạc hẹn ra Building Hoàng Diệu, ông ta sẽ có xe đón đi”. Tôi bảo: “Vậy th́ may quá, các anh đi đi, đừng đợi tôi”. Thế là nhóm anh em đó kéo nhau đi, tôi ngồi lại một lát, lấy một áo sơ-mi và một quần civil, bảo con rể mới cưới hồi tháng 12/74 làm như vậy và bỏ tất cả vào cặp của tôi. Văn pḥng trở lại yên tĩnh, tôi cầm cặp đi qua văn pḥng Chỉ huy Phó nói với Đại Tá Tiền: “Tôi đi lên TTM họp” rồi ra xe jeep đi lên TTM, đến toà nhà chánh th́ gặp Đại Tá Trưởng Pḥng TQT, từ văn pḥng TMT đi xuống, tôi hỏi: “Xếp có ở văn pḥng không?” Anh trả lời vắn tắt: “Xếp đi rồi”. Tôi bắt tay anh bạn và đi vào Tân Sơn Nhất.

Đến cổng DAO th́ c̣n thấy xe jeep của Tướng Khuyên vừa rời khỏi, trên xe có Thiếu Tá Tấn SQ Tùy Viên. Lính gác Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ngăn cản không cho vào DAO, tôi phải tranh luận một hồi, sau đó họ dẫn tôi đến chỗ có điện thoại để xác nhận với Đại Tá Graham. Sau khi Đại Tá Graham ra lệnh cho họ để tôi vào, tôi trở ra xe jeep lấy cặp và đưa con rể tôi vào theo, vừa ra đến xe th́ thấy Trung Tá Trịnh văn Phúc đă theo kịp vào đó; Tôi lấy giấy tờ chiếc xe Renault 4 của tôi và trong túi c̣n bao nhiêu tiền Việt Nam đưa cả cho anh Bùi văn Tăng, tài xế xe jeep; sau đó anh ta tự ư về qua nhà anh ruột tôi ở Gia Định báo tin cho mẹ tôi biết là tôi đă đi thoát. Hai bố con tôi và anh Phúc đi vào Theater của DAO để thay đồ civil, anh Phúc không có nên Đại Tá Graham phải trở vào lấy bộ đồ worsted của ông ta đem ra cho anh Phúc mặc, rồi ông ta đưa 3 chúng tôi vào xếp hàng chờ đợi lên trực thăng bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Thế là tôi sắp bắt đầu một cuộc xuất ngoại bất đắc dĩ không passport và cũng không có một xu dính túi; anh Phúc thấy vậy cho tôi vay 20 đô, sau này mất liên lạc, tôi cũng đă nhiều lần hỏi thăm để t́m cách hoàn lại anh Phúc, mà đến nay vẫn chưa có kết quả, nếu t́nh cờ có bạn nào có tin tức của anh Phúc, làm ơn cho biết, tôi xin cám ơn, bây giờ nếu có hoàn trả th́ ít nhất cũng phải gấp đôi, cả vốn lẫn lời.

Chờ đợi khoảng vài tiếng mới đến lượt, khi trực thăng cất cánh, nh́n xuống Sài G̣n đỏ rực như một biển lửa, hai hàng nước mắt cứ tự động tràn ra mà không sao ḱm hăm được! Trước khi chia tay với Đại Tá Graham, tôi có yêu cầu ông giữ vững liên lạc với tôi, ông ta nói:”V́ tôi không có ư định sinh sống trên lănh thổ Hoa Kỳ nên tôi rất tiếc không giúp được ǵ cho ông và gia đ́nh trong nếp sống mới nơi đất khách quê người. Chúc ông và gia đ́nh may mắn”. Tôi nói với ông: “Tôi thành thực cảm ơn ông và không có ư tiếp tục nhờ vả ông, mà sự yêu cầu giữ vững liên lạc là chỉ để hàng năm cứ đến mùa Giáng Sinh tôi sẽ gửi đến ông một tấm card để tỏ ḷng biết ơn đă giúp tôi đưa được gia đ́nh đến bến bờ Tự do”. Và tôi đă giữ đúng lời hứa đó. Hàng năm, ông ta cũng gửi Christmas card cho tôi và đôi ba lần c̣n viết thư thăm hỏi về nếp sống mới của gia đ́nh tôi trong cảnh ly hương, nơi miền đất lạ. Đến cuối tháng 4/1997 th́ tôi ngỡ ngàng nhận được bản tin ngắn do bà Yoshiko Graham gởi cho tôi từ Okinawa, Japan báo cho biết ông Graham đă từ trần ngày 21 tháng 4 năm 1997, rồi tiếp theo đến ngày 5 tháng 6, 1997 bà Graham lại gởi cho tôi một thư mô tả đám tang ông Graham tại Okinawa.

Đến đêm 29/4 thì Đệ Thất Hạm Đội cho chuyển chúng tôi qua tầu đổ bộ và đưa ra chiếc tầu lớn Pioneer Commander, trong khi di chuyển t́nh cờ chúng tôi lại gặp anh Đặng Minh Đức (trước kia là Đại úy ở Tiểu đoàn Truyền Tin QĐI, lúc đó đă giải ngũ sang làm việc với USAID, 4 người chúng tôi đi cùng chuyến tầu đến Guam; tôi nghĩ thầm thật là Phúc Đức. Tới Guam, sau hơn 1 tuần t́m kiếm gia đ́nh nhưng không gặp, hai bố con tôi cùng anh Phúc phải làm thủ tục vào đất Mỹ, xin được đến Camp Pendleton, nếu kiếm gia đ́nh không thấy th́ sẽ đi sang miền Đông sau. Anh Đức th́ t́nh nguyện ở lại Guam làm thông dịch viên và đợi tin tức gia đ́nh. Tính như vậy, nhưng v́ California đông quá rồi nên họ tự động đưa đến Fort Chaffee, Arkansas. Khoảng 1 giờ trưa tới nơi, làm xong giấy tờ nhập trại, lănh đồ ngủ, về lều tạm nghỉ. Đến chiều, sau bữa ăn, sẩm tối thấy bà con lũ lượt kéo nhau lên trung tâm trại để coi movie, tôi đi theo, lang thang được một chốc th́ có tiếng gọi, quay lại nhận ra là Đại úy Hạnh trước kia ở Trung Tâm Điện Ảnh Truyền Tin, hỏi thăm anh Hạnh không có tin tức gia đ́nh tôi; anh đưa tôi đến chỗ tạm trú của gia đ́nh anh Nguyễn văn Chấn, anh Chấn đi vắng, chị Chấn không có tin tức ǵ và c̣n đang ngóng đợi anh Nguyễn văn Thịnh, lúc đó cũng c̣n bặt tin. Ở nhà anh Chấn ra, thấy một đám trẻ đang chơi đùa và trời vừa tối nên chúng tản ra về, nh́n kỹ nhận ra hai cháu trai con cô em ruột nhà tôi, theo chúng về nhà gặp cô và được cô dẫn đến nơi tạm trú của gia đ́nh tôi. Giữa một căn trại cả mấy chục ngàn người tỵ nạn mà chỉ trong ṿng 6 đến 7 tiếng đồng hồ gia đ́nh tôi được xum họp đầy đủ. Thật là may mắn bất ngờ, khiến tôi lại càng tin tưởng vào Định Mệnh.

Nhớ lại hồi xưa, lúc tôi c̣n làm Cục Phó Cục Truyền Tin thường hay cấm trại, nhất là sau vụ Mậu Thân 1968, những buổi tối nhiều th́ giờ rảnh rỗi, tôi thường hay la cà gặp anh em nói chuyện cho vui và cũng để thông cảm nhau hơn. Tôi có nói với một số bạn trẻ cấp Úy là: “Anh em c̣n trẻ, nay có nhiều dịp để đi du học hoặc đi học ở Trường Cao Đẳng Điện Học Phú Thọ th́ nên cố gắng đi học thêm cho có tương lai, bản thân tôi chỉ ít năm nữa về hưu, giải ngũ sẽ không đủ điều kiện mà tranh đua với các kỹ sư trong đời sống dân sự được”. Người đáng làm gương sáng cho cả Binh Chủng là anh Lữ Phúc Bá đă dày công bền chí vừa đi làm vừa đi học mà đă tốt nghiệp bằng Tiến Sĩ Điện Tử tại Hoa Kỳ, thật đáng khâm phục, về tư cách tác phong cũng rất đáng kính trọng.

Biến cố 30/4/75 xảy đến, bằng cách này hay cách khác, những Người Việt di tản đi khắp bốn phương trời, biết bao người đă thành công rực rỡ. Chẳng nói đâu xa, tôi có người em rể họ trước kia làm Nhân viên Dân chính ở Cục Truyền Tin Bùi Đinh Thịnh, nay ở San Jose cũng đă là một người thành công trong giới doanh thương. Nhiều lần tôi đến sinh hoạt với anh em Trường Truyền Tin, tôi đă có lần thành thực tỏ bày với anh em là qua nhiều dịp tôi đến nhà các anh như Pham Đức Tú (thường cho mượn nhà làm địa điểm họp), anh Nguyễn văn Mười, anh Văn Nhân v.v… tôi thấy nếu so sánh với căn nhà lưu động (mobile home) của tôi th́ thật là một trời một vực, nhưng tận mắt được chứng kiến những gương thành công, tôi chúc mừng cho các bạn đó với tất cả tấm ḷng cảm mến.

Nhờ có ḷng tin vào Định Mệnh mà qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, cay đắng, ngọt bùi đủ cả mà “thắng không kiêu, bại không nản” nên dù hoàn cảnh nào cũng vượt qua được. Hồi năm 1975, khi mới di tản qua đây, đă toan định cư ở Ohio rồi đến Illinois, nhưng số phận đẩy đưa, đă lưu lạc một lần nữa đến California. Những năm đầu cuộc đời lưu vong cũng khá nhiều gian truân với một gia đ́nh 10 người lớn, bé, già, trẻ (cháu ngoại đầu tiên sinh tại Ohio tháng 10/1975) nhưng dù sao th́ nhờ ơn Thượng Đế đă ban cho khá nhiều may mắn so với bao nhiêu bạn đồng đội đă bị kẹt lại dưới gông cùm của bọn độc tài, khát máu Cộng Sản, đă bị chà đạp, hành hạ từ tâm hồn đến thể xác, biết bao hoàn cảnh bi đát thương tâm, kể sao cho xiết!

Ngày nay, kiểm điểm lại, tuy “trông lên th́ chẳng bằng ai, nh́n xuống th́ chẳng ai bằng ḿnh” nhưng tâm trạng chung của những người tỵ nạn vẫn c̣n là, sau gần 3 thập niên, chưa được thấy Tự do Dân chủ trên quê hương yêu dấu và những người bị thiệt tḥi hơn cả vẫn là những thương phế binh, cô nhi quả phụ tử sĩ Quân Lực Việt Nam Công Hoà c̣n sống lây lất trên khắp nẻo đường đất nước, Thật là Định Mệnh an bài, mỗi người mỗi phận, chẳng ai thoát khỏi bàn tay vô h́nh của Thượng Đế./.

Viết xong vào mùa Tạ Ơn 2002,
BÙI TRỌNG HUỲNH

MẤY DÒNG VIẾT THÊM
(đăng trong Đặc San Trần Nguyên Hăn số 10 phát hành tháng 1/2004)

Khoảng thời gian này năm ngoái, tôi viết bài Định Mệnh để góp phần vào Đặc San Trần Nguyên Hăn số 9, phát hành đầu năm 2003 (Quư Mùi) và cũng để giăi bầy tâm sự của ḿnh với các bạn hữu Truyền Tin mà tôi đă có dịp chia sẻ ngọt bùi, đắng cay, vui buồn suốt 20 năm trong quân ngũ. Viết ra trong khung cảnh thời gian này cũng nhằm thời kỳ mà đa số anh em bạn hữu tuy tuổi tác đă cao nhưng đầu óc c̣n minh mẫn nên c̣n có cảm xúc và c̣n đủ trí nhớ để kiểm điểm lại những việc đă xảy ra trong quá khứ. Chỉ tiếc rằng tôi không có năng khiếu về viết văn nên không sáng tác ra được một tác phẩm đặc sắc, mà chỉ viết ra một câu chuyện rất tóm lược qua một số dữ kiện rất hạn chế c̣n nhớ được trong trí óc gần tàn lụi của ḿnh.

Sau khi Đặc San được phổ biến, tôi có nhận được điện thoại của một số bạn hữu với sự thân t́nh và ḷng thành thật đă cho biết ư kiến cũng như nhắc nhở những dự kiện mà khi trước tôi đă vô t́nh thiếu sót. Xin đa tạ.

Anh L.K.H. có nhắc đến thời kỳ vào khoảng đầu năm 1961 các đơn vị Truyền Tin Diện Địa được cải tổ để thành lập các Liên đoàn Truyền Tin : LĐ61TT ở Vùng I Chiến Thuật/Quân khu I (miền Trung), LĐ62TT ở Vùng IICT/Quân khu 2 (miền Cao Nguyên và Duyên Hải), và LĐ63TT ở Vùng IIICT/Quân khu 3 (toàn thể miền Nam). Hồi đó LĐ63TT là một đơn vị lớn nhất Binh Chủng gồm có Tiểu đoàn 630 Khai Thác TT mà BCH đóng ở Phú Thọ, và 2 Tiểu đoàn 631 và 632 Yểm Trợ Truyền Tin (một đồn trú ở Phú Thọ và một đồn trú ở Vĩnh Long). Rời khỏi BCH Viễn Thông Quân Khu Thủ Đô, tôi được bổ nhiệm làm Liên Đoàn trưởng LĐ63TT từ lúc bắt đầu thành lập, và đến 26-10-61 th́ tôi được vinh thăng Thiếu Tá. Một buổi tối, sau bữa cơm chiều với gia đ́nh, tôi nhận được điện thoại : “-Đại úy Huỳnh, tôi nghe.” đầu dây bên kia là tiếng nói của Trung tá Vơ Đại Khôi Chỉ huy trưởng Viễn Thông QLVNCH (sau này là Đại Tá) “Tôi không nói chuyện với Đại úy Huỳnh, mà muốn nói chuyện với Thiếu Tá Huỳnh”. “-Dạ tôi nghe đây”. “Moi” báo tin mừng, “Toi” được thăng cấp kỳ này. Ông Cụ (Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm) vừa mới kư sắc lệnh chiều tối nay”. “Xin cảm ơn Trung Tá”. Cuộc điện thoại chấm dứt, tôi hết sức ngỡ ngàng v́ thực sự mà nói, được đề nghị lúc nào tôi cũng không hay biết. Vào thời kỳ ấy, việc thăng cấp thật là khó khăn. Thăng thưởng lần đó cả binh chủng Truyền Tin được có 5 Thiếu Tá, tôi c̣n nhớ ngoài tôi ra c̣n có anh Vũ Duy Tạo và 3 sĩ quan khác cùng khóa 3 Đà lạt với anh Vơ Đại Khôi là các anh Cao Mạnh Thắng, Nguyễn Hữu Mai và Hoàng Hữu Gia. Theo lời đồn đại, mà tôi nghĩ cũng chưa hẳn là đúng, về điều kiện để được thăng cấp, ngoài những yếu tố như thâm niên cấp bậc, chức vụ v.v… c̣n phải là người Trung, Công Giáo và tham gia đảng Cần Lao; nhưng riêng cá nhân tôi th́ hoàn toàn không có những điều kiện “ngoại lệ” kể trên, mà mấy bạn kia th́ cũng gần như tôi. Bởi vậy mà tôi vẫn nghĩ rằng lời đồn đại nhiều khi sai lạc không đúng sự thật.

Định Mệnh an bài, khoảng giữa năm 1962, Trung Tá Vơ Đại Khôi gọi tôi lên văn pḥng BCH/VT tŕnh diện và cho biết muốn chỉ định tôi ra Đà Nẵng làm Liên đoàn trưởng LĐ61TT thay thế Đại úy Nguyễn văn Kha lần nữa (lần trước ở SĐ1BB năm 1957) đang gặp khó khăn với BCH 1 Tiếp Vận mà Chỉ huy trưởng là Đại Tá Lê Huy Luyện, và cũng v́ muốn đặt một sĩ quan cấp Thiếu Tá để chỉ huy Liên đoàn TT cho cân xứng với Liên đoàn 81 Quân Cụ do Thiếu Tá Hồ Chung chỉ huy. Một lư do nữa mà Trung tá Khôi cũng nêu ra để thuyết phục tôi phải nhận lời, là làm việc ở miền Trung cần phải khôn khéo, tế nhị và tin tưởng là tôi có khả năng gây lại uy tín cho binh chủng ở Quân Khu 1 để anh em Truyền Tin lên tinh thần. Thật ra th́ cũng không hẳn là khó khăn ǵ, chẳng qua là có một số “ông trời con” ỷ thế hống hách x́ xằng, nhưng ḿnh cứ làm việc đàng hoàng, giữ tư cách đứng đắn th́ “cây ngay không sợ chết đứng”. Chẳng hạn có một lần tôi đụng chạm với Trung Tá T.N.C. Thị trưởng Đà nẵng, về vấn đề điện thoại Viễn Liên Đà nẵng-Sài G̣n, nhưng kết quả rồi cũng êm xuôi chẳng làm ǵ được nhau và cũng “huề cả làng”. Một việc khác xảy đến như sau: Hồi đó tôi đang giữ chức vụ Liên đoàn trưởng LĐ61TT kiêm nhiệm Trưởng Pḥng 6/QĐ1, một hôm Đại úy Phạm Xuân Mai (sau là Trung tá và đă qua đời) Tiểu đoàn trưởng TĐ611 Yểm Trợ TT đến kiếm tôi và cho biết là BCH1TV dự trù trưng dụng “hangar” Ban Quân Xa Tiểu đoàn, xây tường ngăn cách để làm rạp hát cho các gánh hát cải lương thuê mướn để gây quỹ cho Phong trào. Đại úy Mai phản đối v́ lư do an ninh nhưng đă bị coi thường và nhờ tôi t́m cách can thiệp. V́ TĐ611YTTT trực thuộc LĐ61TT tất nhiên tôi có trách nhiệm phải can thiệp vào, đây là một vấn đề thuộc địa phương nên BCH Viễn Thông ở quá xa không tiện can thiệp. Nhân tôi đang kiêm nhiệm Trưởng Pḥng 6/QĐ1 lại có Đại úy Vơ Trịnh Trọng làm Phó, tôi kể truyện lại cho anh Trọng nghe TĐ611YTTT là một kho vật liệu TT cả về tồn trữ lẫn sửa chữa, nếu chẳng may bị phá hoại th́ thật là một đại họa cho cả V1CT. Đại úy Trọng là người thân tín của Thiếu Tướng Lê văn Nghiêm, Tư lệnh QĐ1 và V1CT, hàng ngày thường đến tư dinh kèm dạy học cho các con vị Tư Lệnh, do đó chỉ c̣n một cách là dụ cho anh Trọng nói việc đó đến tai vị Tư Lệnh, v́ trong chức vụ Trưởng Pḥng 6 tôi chỉ giao thiệp với Bộ Tư Lệnh về công vụ mà không phải là người thân tín như Đại úy Trọng. Anh Trọng đă vui ḷng ủng hộ ư kiến của tôi và tŕnh riêng với Thiếu Tướng Nghiêm (sau này là Trung Tướng). Vài ngày sau, Đại Tá Đặng văn Quang (sau này là Trung Tướng) lúc đó làm Tham mưu trưởng QĐ1 gọi tôi lên văn pḥng hạch hỏi tại sao dám tŕnh thẳng việc đó với Thiếu Tướng Tư Lệnh? Tôi trả lời: “Thưa Đại Tá tôi không đích thân gặp Thiếu Tướng để tŕnh về việc này, xin Đại Tá cứ hỏi thẳng Thiếu Tướng để biết về việc này”. Sau đó Đại Tá Quang cũng biết là Thiếu Tướng có “ăng ten trong Truyền Tin” và kết quả cũng êm đẹp, không ai bị liên lụy mà TĐ611YTTT được để yên. Tôi thầm nghĩ quả là ḿnh có quư nhân phù trợ.

Một vài bạn có hỏi tôi tại sao những tấm h́nh kèm theo bài Định Mệnh đều liên hệ đến Mỹ. Đúng vậy, đó là một số h́nh ảnh duy nhất trước 75 mà tôi c̣n lưu lại được, nguyên do v́ khi gởi gia đ́nh tôi đi trước vào đêm 25/4/75, tôi có đưa cho vợ tôi những tấm h́nh đó với bản tuyên dương (citation) US Bronze Star Medal để nếu rủi ro có bị thất lạc, một phần là c̣n giữ được một chút kỷ niệm, phần khác khi cần thiết có thể dùng thứ đó để chứng minh là gia đ́nh quân nhân trong QLVNCH, đồng minh với Hoa Kỳ. Đó là pḥng xa ở bước đường cùng và cũng thông thường theo lẽ sinh tồn vậy thôi. Riêng cách đối xử với người Mỹ th́ từ trước đến nay tôi vẫn giữ quan niệm cố hữu theo Nho Giáo “tam nhân đồng hành tất hữu ngă sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi ṭng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”. Tạm dịch là: “ba người đi cùng với nhau lựa người tốt mà theo, c̣n người xấu th́ biết mà sửa”.

Hồi trước 75 khi c̣n làm Đơn vị Trưởng thường các phái đoàn thanh tra có Cố Vấn Mỹ hay “bới lông t́m vết” tôi hỏi họ nếu QLVNCH không bảo toàn đúng mức th́ các Tổng đài OKI của Nhật thiết trí từ bao năm nay vẫn chạy tốt? Các anh (cố vấn Mỹ) hăy về cổng trại Long B́nh đón những xe jeep của đơn vị Mỹ mà thanh tra xem có bảo toàn tốt hơn xe của các đơn vị Việt Nam không? Khoảng cuối năm 1974, có một lần Chuẩn Tướng Albright trước kia làm Chỉ huy trưởng Lữ đoàn 1 Truyền Tin Hoa Kỳ (1st Signal Brigade) ở Long B́nh có sang Việt Nam, ông ta có xin đến thăm A.M.S.F. thấy một nửa kho tồn trữ vật liệu rời nay được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn vách lửng làm pḥng học tập, ông ta hỏi lư do và bất b́nh. Tôi nói là AMSF được cấp một building khác cách xa đây để tồn trữ, sở dĩ phải phân tán như vậy để pḥng khi bị pháo kích hay phá hoại th́ c̣n dự trữ. Tuy nhiên ông ta vẫn tỏ vẻ không đồng ư và không bằng ḷng. Nhưng thử hỏi lúc đó người Mỹ đă rút quân và sắp bỏ Việt Nam, vậy c̣n ǵ nữa mà cũng muốn xiá vô? Thật khó chịu. C̣n đối với cá nhân Đại Tá Graham, tôi cũng biết ông ta là người khó tính và chính ông ta đă hỏi ngược lại tôi là “có tư tưởng đầu hàng (surrender) sao?” khi tôi đề cập với ông ta đến việc di tản nếu t́nh h́nh biến chuyển bất lợi. Nhưng dù sao đi nữa tôi vẫn nhớ ơn ông ta là người đă giúp phương tiện cho gia đ́nh tôi và riêng tôi đến được bến bờ Tự do để có cơ hội lập lại cuộc đời.

Trong bài viết kỳ trước tôi có nêu trường hợp anh Trịnh văn Phúc đă là bạn đồng hành với tôi từ Tân Sơn Nhất đến khi đặt chân đến trại tỵ nạn Fort Chaffee, Arkansas. Theo anh Phúc cho biết là vào lúc quá trưa, đói bụng quá, anh trở về pḥng nấu bát ḿ gói ăn, ăn vội ăn vàng xong trở lên văn pḥng tôi mà lúc trước có một số anh em đang trông ngóng, bàn tính t́m cách di tản, th́ thấy vắng vẻ, anh nghĩ bụng “miếng ăn là miếng nhục, đói bụng chạy về pḥng một lát, mà bị bỏ rơi”. Anh chán nản lấy xe jeep đi ra ngả Tiểu đoàn TT/TTM (lối ra từ Nghiă Trang Bắc Việt) vừa ra đến đường cái dẫn vào phi trường dân sự Tân Sơn Nhất th́ nh́n thấy xe jeep của tôi đi từ Bộ TTM vào ngả câu lạc bộ Không Quân Huỳnh Hữu Bạc, tới đó cổng đóng có kẽm gai dầy đặc, tôi quay trở ra và đi vào lối cổng chính vào Bộ Tư Lệnh Không Quân (Lăng Cha Cả), v́ thế mà xe jeep anh Phúc đuổi kịp xe jeep của tôi và chạy theo sau cho đến cổng vào DAO. Sau khi tôi thương lượng xong được với TQLC Mỹ canh gác và Đại Tá Graham can thiệp cho vào th́ anh Phúc đi cùng chúng tôi và vừa đủ 3 người như Đại Tá Graham ra điều kiện. C̣n số anh em khác khi rời văn pḥng tôi đi đến địa điểm mà Trung Tá Shaw nói tới th́ lại kém may mắn hơn trường hợp anh Phúc và sau này được biết cũng đă gặp khá nhiều gian truân trong lúc t́m đường đi di tản. Quả thật mỗi người đều có số phận riêng của ḿnh! Cách nay vài tháng tôi đă liên lạc qua điện thoại lại được với anh Trịnh văn Phúc, hiện đang định cư bên miền Đông Hoa Kỳ, nhờ tin tức do anh Vũ Duy Tự cho, tôi thật cảm ơn anh Tự và cũng rất vui mừng qua câu chuyện với anh Phúc sau hơn 28 năm mất liên lạc. Hàn huyên tâm sự khá lâu, thăm hỏi tin tức sau một thời gian dài xa cách. Tôi có đề cập đến việc anh đă cho tôi vay 20 dollars lúc sắp bước chân lên trực thăng bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bắt đầu cuộc xuất ngoại bất đắc dĩ, nhắm mắt tuân theo Định Mệnh, anh cười và nói là đă “xoá sổ” từ lâu rồi, việc ǵ th́ nên ghi nhớ chớ việc đó có đáng ǵ mà phải bận tâm. Anh th́ quên được nhưng tôi làm sao quên được, tôi vẫn canh cánh bên ḷng từ 28 năm rồi, cần t́m một giải pháp cho ổn thoả, đẹp đẽ. Sau cùng hai bên đă thoả thuận một phương thức để giải toả nỗi thắc mắc cho tôi c̣n đối với anh th́ cũng coi như chuyện cũ đă quên đi thôi, tất nhiên là có người thứ ba được chứng kiến sự việc giải quyết ra sao.

Trải qua nhiều thập niên chiến tranh ư thức hệ trên quê hương yêu dấu, và gần 30 năm đi t́m Tự do rồi sống lưu vong nơi đất khách quê người, nếu muốn viết những câu chuyện về Định Mệnh th́ biết bao giấy bút cho vừa? Nhưng không thể tin vào Định Mệnh mà “nằm chờ sung rụng”, đời là một cuộc phấn đấu dài, hăy dồn hết tâm trí, sức lực vào công việc ḿnh theo đuổi, tuy nhiên, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” kết quả thành hay bại hăy đặt ḷng tin vào số mạng để “thắng không kiêu, bại không nản”.

Để kết luận, tôi xin mạn phép trích lá thư mà Đại Tá Nguyễn Hữu Phụng, Trưởng Pḥng 6/QĐIII đă viết cho tôi ngày 11 tháng 1 năm 1996 sau một thời gian đến định cư tại Seattle WA. “…Hồi tưởng lại ngày 27 tháng 2 dl, 1971 nhờ cú điện thoại của anh gọi từ P6/TTM lúc 9:15G lên BCH/HQ/QĐIII ở Tây Ninh để nói chuyện với tôi về việc Đại Tá Tiến dự định gởi nhóm SQTT lên Tây Ninh để liên lạc với tôi thu thập tin tức, kinh nghiệm về Truyền Tin trong các cuộc hành quân vượt biên của QĐIII. Sau khi nói chuyện điện thoại với anh xong, khoảng gần 9:30G, tôi vừa mặc áo giáp, đội nón sắt, xách túi tài liệu đi bay ra tới cửa TTHQ/QĐIII th́ vừa đúng lúc xe của cố Đại Tướng Trí và xe Truyền Tin của cố Trung tá Trần Minh Châu TĐT/TĐTT/QĐIII vừa lăn bánh, cho nên tôi không tháp tùng đi bay với Đại Tướng Trí được. Sau đó chừng 10 phút, vào khoảng 9:40G th́ tai nạn máy bay rớt và cháy, chết tất cả 10 người (cố Đại Tướng Trí, cố Đại Tá Sĩ, cố Trung Tá Châu, cố Thiếu Tá Tuấn, 2 cố Thượng sĩ TT và CTCT và phi hành đoàn 2 SQ và 2 HSQ) thêm một phóng viên chiến trường Mỹ Francois Sully bị bể đầu, ngất xỉu và chết tại bệnh viện Mỹ ở Long B́nh 3 giờ sau khi được tản thương. Thật may mắn cho tôi được thoát khỏi tai nạn này nhưng cũng rất buồn cho binh chủng đă mất đi cố Trung Tá Châu TĐT/TĐTT/QĐIII và một cố Thượng sĩ Trưởng Đài VTĐ của TĐTT/QĐIII. Tôi mất đi một người bạn, một người cộng sự viên tài giỏi đắc lực. Cố trung Tá Châu đă chết thay tôi, để lại vợ goá và 5 đứa con khờ dại mà lúc nào tôi vẫn thương nhớ, biết ơn anh Châu! Thôi th́ mỗi người trong chúng ta đều có số mạng. Chúng ta những người còn ở lại luôn luôn thương tiếc và nguyện cầu cho vong linh các chiến hữu bạc mệnh sớm siêu thoát về cơi Niết Bàn”.

Đây chỉ là một trong muôn vàn trường hợp xảy ra qua cuộc chiến Việt Nam, hi vọng rằng sau Đại Hội Toàn Quân 2003, Hội Đồng Đại Diện Tập Thể Chiến Sĩ VNCH sẽ có chương tŕnh giúp đỡ các cô nhi quả phụ và đặc biệt là các thương phế binh VNCH một cách hiệu quả hơn cũng như can thiệp cách nào đó để các mộ phần Chiến Sĩ VNCH ở quê nhà được tôn trọng đúng mức. Mong lắm thay!

Viết xong vào mùa Tạ Ơn 2003,

Định mệnh

- Bồ câu đầu đàn vỗ cánh ra đi