Huấn Luyện Hải QuânLTS. Sau đây là bài tường thuật của một cựu HQ đă từng phục vụ trong các chức vụ khác nhau trong ngành Quân Huấn Hải Quân từ năm 1956 đến 1973. Để kể lại như một câu chuyện về cuộc đời hải nghiệp của tôi, tôi mạn phép độc giả lược kê cả các giai đoạn xen kẽ giữa quân trường Bộ Tư Lệnh và các chiến hạm tôi chỉ huy. Năm 1956 sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Hải Quân Pháp khóa Ba Brest tôi đă được về tŕnh diện Tư Lệnh Hải Quân lúc bấy giờ là Thiếu Tá Lê Quang Mỹ tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam bên Trại Cửu Long, Thị Nghè. Thiếu Tá Mỹ đă tṛ truyện bằng tiếng Pháp với tôi hồi lâu và sau đó cho tôi biết tôi được chỉ định ra Nha Trang làm Sĩ Quan Đệ Tam trên Trục Lôi Hạm Chương Dương (YMS) HQ 112, lúc đó đang làm Huấn Luyện Hạm cho Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Hạm trửơng chiếc Chương Dương lúc đó là Hải Quân Trung Úy Trần B́nh Sang. Ngoài chiếc Chương Dương ra c̣n hai chiếc Trục Lôi Hạm khác: HQ 111 Hàm Tử và HQ 113 Bạch Đằng. Ba chiếc này được biệt phái ra Nha Trang để huấn luyện sinh viên sĩ quan và thủy thủ trong việc hải hành, vận chuyển, trọng pháo, pḥng tai, cơ khí.... Các tầu này làm bằng cây được đóng để thực hiện công tác rà ḿn cận duyên. Tuy nhiên v́ quá cũ kỹ nên không c̣n được khử từ để sẵn sàng thi hành loại công tác này. Mỗi buổi sáng đúng 8 giờ hạm trưởng thả giây mũi cột phao và tiến ra ngoài vịnh Nha Trang, chạy theo một hải tŕnh đă vẽ sẵn trên hải đồ là bọc quanh Ḥn Tre, và trở về Cầu Đá lúc 12 giờ trưa. Mấy chiếc GMC chở sinh viên lúc đó là khóa 7 Nha Trang xuống chiến hạm. Hạm trưởng Sang là một nhà vận chuyển rất tài t́nh. Ông dùng máy một bên lùi, một bên tiến để di chuyển lái tầu sau khi đă lấy phao mũi. Chỉ trong khoănh khắc chiếc tâù đă vào vị trí phía bắc của Cầu Đá. Hai chiếc HQ và 113 th́ chiếm giữ vị trí phía đông và phía nam cầu. Với tư cách là sĩ quan hải hành, tôi có nhiệm vụ làm point để định vị trí tầu mỗi 15 phút. Các điểm của tôi san sát nhau có tam giác nhỏ xíu. Hạm trưởng Sang có vẻ hài ḷng về sự kiện tôi rất chính xác trong vấn đề này. Hồi ấy ông đang học về điện tử và trên tay luôn cầm cuốn sách "Radio, - Có Ǵ Lạ?". Trong thời gian phục vụ trên chiếc HQ 112 này chúng tôi đă cùng với HQ 111 và HQ 113 chở sinh viên sĩ quan khóa 7 đi thực tập ra Đà Nẵng, và từ đó cho họ ra Huế chơi bằng xe GMC. Tại cầu Trường Tiền, khi xe đậu lại để nghỉ, các sinh viên Sĩ Quan đă có dịp ngắm các nữ sinh Đồng Khánh mặc áo trắng che nón lá thướt tha đi qua trước mặt trước khi họ qua cầu. Tháng 11 năm 1956 tôi được gọi về Saigon để nhận lănh Hải Vận Hạm Lam Giang (LSM) HQ 402 do Pháp chuyển giao, và hạm trưởng là Đại Úy Nguyễn Vân. Chúng tôi chỉ có 5 ngày để sơn phết toàn diện chiến hạm trước khi tham dự diễn hành trên sông Saigon nhân dịp lễ Quốc Khánh có Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm duyệt quân. Sau chiến dịch Hồng Nhạn ở Phú Quốc rồi di tản đồng bào từ Ba Nam về U Minh, Cái Sắn, tôi được chỉ định lănh chiếc Giang Vận Hạm LCU HQ 538 lúc đó đang đậu tại Mỹ Tho do Trung Úy Trần B́nh Phú chuyển giao. Sau 18 tháng trên chiếc này tôi được thuyên chuyển làm hạm trưởng chiếc HQ 112, rồi Giang Pháo Hạm (LSIL) HQ 329 do Trung úy Hồ văn Ngà chuyển giao tại Nha Trang, rồi hộ tống hạm Chi Lăng (PC) HQ 01 do trung úy Nguyễn Thiện Nhựt Noel chuyển giao lúc tầu c̣n sắp ra đại kỳ tại Hải Quân Công Xưởng. Trên chiếc Chi Lăng tôi đă hộ tống 16 ghe mành từ Đà Nẵng về Saigon. Đây là các ghe Móng Cáy vượt biên từ bắc vào. Tôi đă được lệnh phải đưa họ về tời Saigon trước tết Nguyên Đán năm 1961. Tôi đă về đến nơi và cặp cầu C trước giao thừa năm ấy sau một tuần lênh đênh chăn đàn ḅ chạy như rùa khi không có gió. Trên chiếc Chi Lăng tôi cũng may mắn dược tham dự cuộc thực tập đánh tầu ngầm đầu tiên của Hải Quân Việt Nam với các tiềm thủy đĩnh Hoa Kỳ Blue Fish và Blue Gill ngoài khơi vịnh Cam Ranh. Ngoài HQ 01 c̣n có HQ 05 do ông Trịnh Xuân Phong chỉ huy và HQ 04 do ông Hồ Văn Ngà chỉ huy. Chúng tôi có trách nhiệm t́m tầu ngầm bằng sonar và đánh bằng các lựu đạn tay MK2. Thám xuất viên của HQ 01 rất khá anh đă cho tôi viết vị trí chính xác của tầu ngầm thường xuyên cho nên tôi chỉ việc chạy zigzag và tấn công mỗi lần tầu tôi cắt ngang thủy lọ của chiếc Blue Fish. Các tấùn công của HQ 01 chính xác đến nỗi các lựu đạn tay chúng tôi thả xuống làm cháy các bóng đèn trên tầu ngầm. Cuối cùng hạm trưởng tầu ngầm liên lạc bằng sonar cho hay yêu cầu chúng tôi chỉ nhấn nút báo hiệu bằng sonar, họ sẽ thả bong bóng nước lên từ ống ngư lôi để cho biết vị trí của họ. Sau đó tôi được gọi về Saigon để thi Anh Ngữ. Trong khi chờ đợi đi du học tôi được bổ nhiệm ra Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang làm huấn luyện viên môn Hàng Hải Cận Duyên và Thiên Văn. Trong các năm sau đó tôi cũng được mời làm giám khảo môn truyền tin và hàng hải cho các kỳ thi ra trường của các khóa 11 và 12. Tôi đi du học Hoa Kỳ tháng 6, 1960 và trở về nước tháng 7, 61 và được chỉ định về Hải Lực. Tại đây tôi đă phục vụ dưới quyền Thiếu Tá Nghiêm Văn Phú và sau đó là Thiếu Tá Đinh Mạnh Hùng. Trong thời gian này chúng ta khởi sự Hành Quân Market Time, tuần tiễu hổn hợp Việt Mỹ tại Vĩ tuyến 17. Tôi đă cắt đặt các chiến hạm tuần tiễu 10 ngày và nghỉ bến 5 ngày. Việt Nam phụ trách hai tuyến gần bờ trong khi các Trục Lôi Hạm Hoa Kỳ MSO phụ trách các tuyến ngoài khơi. V́ không đủ tầu bè cả các LSM cũng đă bị chỉ định tuần tiễu. Đây là giai đoạn thử lửa và khó khăn v́ cần chứng tỏ cho Hoa Kỳ biết là chúng ta có khả năng tuần dương hữu hiệu và ngăn chặn sự xâm nhập bằng đuờng biển từ bắc Vĩ tuyến 17 vào. Trong thời gian ở Hải Lực chúng tôi cũng tham dự vào cuộc tác xạ pḥng không chống các máy bay oanh tạc dinh Độc Lập. Sau ba năm phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Hải Lực trong chức vụ Sĩ Quan Hành Quân tôi được bổ nhiệm lănh chiếc Hải Vận Hạm Tiền Giang HQ 405 (LSM) do Đại Úy Nguyễn Hữu Chí chuyển giao tại Thành Tuy Hạ khi tầu đang lănh đạn tại đây vào năm 1963. Năm 1964 khi hai chiếc hộ tống hạm (PCE) HQ 10 và HQ 11 do đại úy Nguyễn Văn Ánh và đại úy Vũ Đ́nh Đào lănh tại Mỹ và trở về nước, tôi đă bay ra An Thới lănh chiếc Nhật Tảo HQ 10 và chạy ra Đà Nẵng để tham dự lễ khánh thành cầu tầu mới của Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng ở Tiên Sa. Tôi c̣n nhớ rơ ngày khánh thành cầu tầu. Đó là một ngày gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. Ông Đào chọn bên cầu phía trái, c̣n tôi phải cặp bên mặt là bên có gió thổi vào cầu. Trên khán đài có Tư Lệnh Hải Quân và các vị tướng lănh Việt Mỹ trong vùng. Cầu tầu bằng si măng cốt sắt không có trái độn. Đây lại là lần đầu tiên tôi vận chuyển cập cầu trên chiếc tầu mới nhận lănh không đầy ba ngày trước đó. Khi ở An Thới tôi đă vận chuyển lần thứ nhất để cặp chiếc Hỏa Vận Hạm HQ 471 ngoài khơi Ḥn Thơm. Nhờ nhớ lại những ǵ đă học về môn vận chuyển tại Brest, tôi đă nghĩ ra rằng chỉ có một cách duy nhất dể ngăn không cho tầu va mạnh vào cầu xi măng là thả neo mũi bên hữu hạm trong khi tầu tiến gần cầu. Sau khi vào vịnh và quay đầu ngay phía cuối chân cầu trong chỗ hẹp tôi đă phải dùng máy với tốc độ khác nhau để có góc độ an toàn trước khi tiến tới. Tầu cặp vào nhẹ như để. Tôi khá run v́ nghĩ bụng nếu hư cầu hay thủng tầu th́ vừa bị trọng cấm vừa bị cách chức. Kinh nghiệm dùng neo này sẽ giúp tôi sau này khi vận chuyển chiếc Nhật Lệ, một chân vịt trong các hải cảng hẹp như Quy Nhơn và Đà Nẵng, nhất là khi gió lớn đáy nông có bùn, và có quá nhiều tầu neo chắn lối. Tôi đă có những chuyến hải hành tuần dương và hành quân tốt đẹp trên chiếc Nhật Tảo. Trong chuyến tuần dương trục bắc, tôi được công điện cho hay Thủ Tướng Nguyễn Văn Khánh đă chấp thuận cho một số sĩ quan cấp úy được thăng cấp tá. Nhà tôi đă mua lon mũ mới để gửi ra Đà Nẵng cho tôi. Năm 1965 tôi được tuyên chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang trong chứ vụ Chỉ Huy Phó. Lúc đó vị chỉ huy trưởng là Trung Tá Vương Hữu Thiều và Giám Đốc Quân Huấn là Thiếu Tá Dư Trí Hùng. Vị Chỉ Huy Trưởng kế tiếp là Trung Tá Nguyễn Đức Vân. Sau khi ông được thuyên chuyển về Saigon th́ tôi được bổ nhiệm làm Quyền Chỉ Huy Trưởng v́ lúc đó tôi chỉ mang cấp bực thiếu tá. Trong thời gian này Quân Lực Mỹ đổ về Nha Trang khá đông. Căn Cứ Lục Quân McDermott nằm ngay sau lưng hàng rào của Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang. Lúc này xẩy ra vụ tranh chấp đất đai giữa Mỹ và Việt Nam, một khoảng đất có lẽ không quá 100 thước vuông nằm gần sân tập Pḥng Tai Cứu Hỏa. Người Mỹ đă đem xe ủi đất làm đường ṿng đai và đă lấn đất của ḿnh. Tôi đă phải sang nói chuyện với ông tư lệnh căn cứ để khiếu nại và giàn xếp v́ đă có lúc trước thủy thủ của ḿnh đă mang súng ra để ngăn không cho xe ủi đất làm việc. Chủ quyền đất nước mà. Rút cục mọi việc đă ổn thỏa. Cũng trong thời gian này Trung Tâm Huấn Luyện Cam Ranh c̣n trực thuộc quyền của Chỉ Huy Trưởng TTHL/Nha Trang. Chúng tôi đă phải thường xuyên lái xe xuống Cam Ranh để tham dự các lễ măn khóa Sơ Đảng Chuyên Nghiệp và theo rơi sự xây cất của Trung Tâm Huấn Luyện mới do nhà thầu RMK phụ trách song song với việc xây cất Quân Cảng, sân bay và căn cứ Hoa Kỳ trên bán đảo Thủy Triều. Vị Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Cam Ranh lúc bấy giờ là Trung Tá Nguyễn Văn Hợp. Bên cạnh TTHL/Cam Ranh là Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái. Những căn nhà đồ sộỉ được xây cất đẹp đẽ, các sân trọng pháo, pḥng tai được thiết lập. Tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, tôi nhận thấy sinh viên sĩ quan và đoàn viên ăn uống quá khổ sở nên đă có vài biện pháp để cải tiến việc ẩm thực. Cũng trong thời gian này các cố vấn Hoa Kỳ bắt đầu thiết kế việc thành lập trường Điện Tử tại Nha Trang. Câu Lạc Bộ Sinh Viên Sĩ Quan cũng được xây cất trong dịp này. Hai khóa 14 và 15 đang thụ huấn. Vị Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang lúc đó là thiếu tá Vũ Trọng Đệ, Giám Đốc Quân Huấn là thiếu tá Bùi Tiến Rũng và tiểu đoàn trưởng Sinh Viên Sĩ Quan là Đại Úy Lê Phụng, chi nhánh trưởng Anh Ngữ Quân Đội là Đại Úy Giang. Vị Quyền Tư Lệnh Hải Quân lúc bấy giờ là Đại Tá Trần Văn Phấn. Trong hai tháng đầu sau khi tôi nhậm chức, Tư Lệnh Hải Quân đă ra viếng thăm Trung Tâm bốn lần. Tư Lệnh đă duyệt quân, đă thanh tra các pḥng ốc lớp học, nhà ăn, bệnh xá, câu lạc bộ. Nhân dịp này đang có các cuộc thực tập hành quân thủy bộ cho sinh viên sĩ quan. Sinh viên sĩ quan hai khóa đă được đổ bộ lên Ḥn Tre bằng các tiểu vận đỉnh LCVP và bằng phi cơ trực thăng HU 34 do Không Đoàn 62 cho mượn. Sự giao hảo giữa TTHL/HQ Nha Trang và các quân trường bạn tại Nha Trang cũng rất tốt đẹp các vị chỉ huy trưởng đều được mời tham dự các lễ măn khóa của quân trường bạn. Tại vùng Khánh Ḥa có các Trung Tâm Huấn luyện sau đây: Hải Quân, Không Quân, Pháo Binh (Dục Mỹ), Hạ Sĩ Quan (Đồng Đế). Ngoài ra tại đây c̣n có Căn Cứ Không Quân của Không Đoàn 62 và Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận 5. Trong thời gian tôi phục vụ tại Nha Trang, các khóa sĩ quan hải quân có thời gian huấn luyện hai năm. Sau vài tháng đầu các sinh viên được đeo phù hiệu alpha, cuối năm thứ nhất được mang cấp bực chuẩn úy, và cuối năm thứ hai, khi ra trường được mang cấp bực thiếu úy. Đại Úy Lệ Phụng là cựu sinh viên trường Hải Quân Brest Pháp, nên ông cũng cho các sinh viên áp dụng một số các h́nh thức đă có từ lâu tại quân trường Pháp như những truyền thống, trong đó có việc huấn nhục. Các sinh viên khóa đàn anh có quyền tập cho khóa đàn em đức tính nhẫn nhục chịu đựng và vâng lời cấp trên trong các tháng đầu khi đeo cầu vai đen không có dấu hiệu. Các h́nh thức huấn nhục gồm có chạy ṿng quanh sân vận động, hít đất, nhẩy ḷ c̣, ăn các thức ăn bị pha trộn, khóc như có cha mẹ chết, học và đọc thuộc ḷng một tài liệu do đàn anh chỉ thị; đọc thực đơn thành lời ca, bị dựng dậy nửa đêm và tập hợp ngoài sân để thao diễn căn bản quân sự... Sau này một vài đàn anh đă làm quá trớn, như bắt nằm phơi nắng trên vỉ sắt. Những h́nh phạt nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của đàn em đă làm cho mất ư nghĩa của việc huấn nhục và gây nên những mối căm thù giữa một số sinh viên. Sau thời gian huấn nhục các sinh viên được mang phù hiệu alpha, và được đi bờ ra Nha Trang hay xuống Chụt, Cầu Đá lần đầu tiên. Và từ đó đàn anh trở thành những người bạn tốt, dẫn dắt chỉ bảo cho đàn em thành công tại quân trường. Khỏang cuối năm 1966, Trung tá Đinh Mạnh Hùng tốt nghiệp khóa chỉ huy tham mưu cao cấp tại Naval War College, New Port, Rhode Island về nước. Ông đă được bổ nhiệm về quân trường Nha Trang làm chỉ huy trưởng. C̣n tôi được gọi về tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Trung Tá Ánh lúc đó làm Tham Mưu Trưởng có cho tôi biết là tôi được chỉ định lănh chiếc Nhật Lệ, một thương thuyền tịch thu của chế độ cũ, đang được trang bị làm tầu chở đạn tiếp tế cho hai Vùng Chiến Thuật I và II. Từ năm 1966 đến 1969, tôi thường xuyên nhận hàng tại Nhà Bè từ các xà lan được kéo ra từ Thành Tuy Hạ để chở ra Nha Trang, Quy Nhơn và Đà Nẵng. Trong thời gian trên chiếc Nhật Lệ, tôi trở thành "quan tầu", một quân nhân độc nhất trên con tầu toàn dân chính. Vị Cơ Khí Trưởng của tôi là ông Đốt, một kỹ sư hỏa xa chỉ quen thuộc với máy hơi nước. Tôi đă có ba năm yên hàn có thời giờ đi học và lấy được 6 chứng chỉ về Anh Văn và Văn Chương Quốc Âm của Đại Học Văn Khoa Saigon. Thời gian ở Saigon giữa hai chuyến công tác chỉ có hai tuần, nhưng tôi đă đi học hàng ngày và ngồi bàn đầu để cho các giáo sư biết mặt. Tôi đă xin bài làm cho bốn tuần trước khi ra khơi và nộp bài khi trở về. Đầu hè thi một chứng chỉ và cuối hè thi chứng chỉ thứ hai. Có lần vừa thi viết chưa có kết quả đă xin thầy cho thi vấn đáp để kịp lên đường. Cuối năm 1969 tôi gặp ông Dư Trí Hùng, ông bảo tôi: "Cậu trở về Hải Quân đi, đi tầu buôn như vậy đủ rồi.". Tôi về tŕnh diện Tư Lệnh Hải Quân lúc đó là Đại Tá Trần Văn Chơn. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Quỳnh đă có sự vụ lệnh đi học ở Monterey, California cần người thay thế. Tôi được về giữ chức trưởng pḥng Quân Huấn Hải Quân. Pḥng Quân Huấn lúc bấy giờ c̣n trực thuộc Khối Nhân Viên với Tham Mưu Phó Nhân Viên là Trung Tá Nguyễn Xuân Sơn. Khối Nhân Viên lúc ấy có Pḥng Tổng Quản Trị do ông Phạm Văn Cổn làm Trưởng Pḥng, Pḥng Nhất do ông Nguyễn Văn Nhựt và Pḥng Quân Huấn. Tôi về Quân Huấn đúng lúc có sự bành trướng Quân Lực và Việt Nam hóa chiến tranh. Kế hoạch ACTOV (Accelerated Turn Over to Vietnam) đă được khởi sự với sự chuyển giao các PBR cho Hải Quân Việt Nam. Văn Pḥng của Tham Mưu Phó Nhân Viên chăng đầy nhừơng sơ đồ tổ chức và trang bị nhân viên. Việc tuyển mộ phải được tăng cường song song với việc huấn luyện. Khi tôi nhận pḥng Quân Huấn, quân số không quá 36 nhân viên, gồm có ban Điều Huấn và ban Du Học. Ngay sau đó có thể nói là chúng tôi và Trung Tá Sơn phải họp liên miên với nhân viên của Văn Pḥng cố vấn trưởng. Thiếu tá Anderson được bổ nhiệm làm cố vấn của tôi, và cố vấn trưởng là một đại tá và cuối cùng vào năm 1971-72 th́ nâng lên cấp tướng đó là Admiral Rauch. Trong hai năm rưỡi chúng tôi phải huấn luyện 27.000 sĩ quan và nhân viên để nhận lănh hết mọi chiến hạm, chiến đỉnh, và căn cứ do Hoa Kỳ chuyển giao. V́ tướng Hải Quân Hoa Kỳ chỉ huy các lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là Đô Đốc Elmo Zumwalt, một người lănh đạo rất thương lính và có nhiều cải tiến cho quân chủng này. Đề Dốc Chơn cũng làm việc rất ăn khớp với ông ta. Để có đủ quân số cho việc huấn luyện và trang bị, pḥng tuyển mộ đă phải sang bộ binh để kiếm người. Các khóa sĩ quan Thủ Đức có người qua Hải Quân rất nhiều miễn là có bằng tú tài II, nhất là toán. Cũng cần nhớ rằng để được thụ huấn khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, điều kiện chỉ đ̣i hỏi ứng viên có bằng tú tài I. Các sĩ quan bộ binh có quan niệm sang Hải Quân có chữ thọ hơn nên việc tuyển mộ rất dễ dàng. Về phần thủy thủ, quân trường Cam Ranh lúc đó đă nhận huấn luyện tất cả các khóa căn bản quân sự và sơ đẳng chuyên nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang chỉ đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan. Dần dần khả năng huấn luyện căn bản quân sự của Cam Ranh cũng không cung ứng nổi cho việc đào tạo thủy thủ và sĩ quan. Các người bị động viên các lớp sau phải được gửi đi Quang Trung để huấn luyện quân sự, do đó mới nẩy ra danh từ "Các Khóa Lưu Đầy" là các khóa Hải Quân do bộ binh đào tạo Căn Bản Quân Sự. Trường Hạ Sĩ Quan tại Nha Trang được thành lập, các hạ sĩ nhất được gửi đi học để ra trường với cấp bậc trung sĩ. Trường này cũng đào tạo các sĩ quan đ̣an viên là các thượng sĩ để trở thành các chuẩn úy đoàn viên. Tại Saigon, bên trong ṿng thành Hải Quân Công Xưởng, Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc được thành lập. Lúc đầu trung tâm này đảm trách việc huấn luyện bổ túc cho các chiến hạm sau khi đại kỳ và huấn luyện ngoài khơi với sự hợp tác của các toán UDT (Underway Training Teams) của Hoa Kỳ. Sau này Trường Chỉ Huy Tham Mưu Hải Quân được thành lập và cũng được đặt trực thuộc Trung Tâm này. Tại Cát Lái, Trung Tâm Huấn Luyện Cát Lái đuợc thành lập. Trung tâm này đặc trách huấn luyện về hải thuyền. Đây là thời gian bành trướng các căn cứ hải thuyền, các ghe ferro ciment được đóng tại Hải Quân Công Xưởng và sau đó là các ghe Yabuta, ghe chủ lực.. Tại đây cũng có các khóa huấn luyện người nhái v́ có bể xâu có kính chịu áp xuất để dạy về scuba. V́ Trường Sinh Ngữ Quân Đội không cung ứng kịp thời cho nhu cầu đào tạo ứng viên du học cho Hải Quân, với sự tài trợ của Hải Quân Mỹ, chúng ta đă thành lập riêng biệt Trường Anh Ngữ Hải Quân tại đường Trần Tấn Phát. Tại đây các giáo sư Mỹ đă đào tạo mỗi 6 tháng một khóa Anh Ngữ du học. Các khóa sinh Hải Quân thường chỉ trong ṿng 6 tháng là thi đủ điểm để du học. Lúc đó hàng năm Quân Huấn Hải Quân gửi đi Hoa Kỳ khoảng 3,000 người. Ngoài một số sĩ quan học các khóa chỉ huy tham mưu cao cấp tại New Port Rhode Island, các khóa Line Officer, Engineering, Management, Operation Analysis tại Monterey, California, c̣n có một người học tại trường Hải Quân Hoa Kỳ Anapolis là anh Trần Văn Trực, con Đô Đốc Trần Văn Chơn. Ngoài ra để cung ứng cấp tốc cho đủ sĩ quan trang bị cho các tầu bè mới các khóa sĩ quan OCS được thành h́nh sau khi tôi và phái đoàn Hải Quân đi công du năm 1969. Phái đoàn có Trung Tá Khương Hữu Ba, cốù thiếu tá Hà Ngọc Lương sau khi đi thăm các quân trường Hoa Kỳ đă về New Port Rhode Island để soạn thảo chương tŕnh huấn luyện các sĩ quan tại trường Officer Candidate School trong thời gian sáu tháng. Sau khi tốt nghiệp ở đây các sĩ quan được gửi đi học về chiến tranh sông ng̣i (Brown Water Navy Operation) tại Oakland, California. Các chiến đỉnh sông ng̣i được đóng ra mới nhất đă được mang ra thử nghiệm tại đây và các nhân viên Việt Nam đă được làm quen với các tầu này từ những Command, Monitor, đến LCVP, LCM, PCR, và cả các chiến đỉnh ngoài biển như PCF cũng được huấn luyện tại đây. Trên 1100 sĩ quan tốt nghiệp các khóa OCS của Mỹ. Về phần đoàn viên, họ được gửi đi thụ huấn tại các trung tâm huấn luyện Hoa Kỳ ở Great Lakes, Michigan, và San Diego, California về các lớp B1 và B2 các ngành pḥng tai, trọng pháo, thám xuất, giám lộ, cơ khí, v..v.. Để nhận lănh các chiến hạm mới, lúc đầu các sĩ quan và đoàn viên được gửi đi học trước khi họ được đưa về San Diego hay Norfolk để lănh tầu. Thời gian huấn luyện thay đổi tùy theo chuyên nghiệp, từ vài tháng đến một năm. Việc chuẩn bị lảnh tầu co(tm) thể chiếm tới 2 năm trời từ khi gửi đi cho đến khi tầu về cặp bến Saigon. Ngoài hàng ngàn chiến đỉnh đủ loại chúng ta nhận lănh rất nhiều chiến hạm mới và các chiếc cuối là các Tuần Dương Hạm WHEC do Lực Lượng Duyên Pḥng Hoa Kỳ. Chúng ta đă bỏ ra cả hai năm để huấn kuyến các DER HQ 1 như đă nói ở trên về thời gian huấn luyện tại bờ của sĩ quan và thủy thủ đoàn trước khi lănh tầu. V́ nhu cầu trang bị khẩn trương, chúng ta đă bắt buộc phải huấn luyện theo phương pháp thực tập tại chỗ (OJT: On-the -job Training). Chúng tôi đă theo hai chiếc WHEC sang vùng biển Phi Luật Tân để huấn luyện Hải Pháo tác xạ bờ. Theo chương tŕnh chuyển giao, các thành phần nồng cốt nhất của một chiến hạm được đưa xuống tầu đầu tiên, như hạm trưởng hạm phó, giám lộ, quản nội trưởng, sĩ quan hải pháo v..v... Mỗi khi nhân viên Việt Nam đă thông thạo phần vụ của ḿnh th́ nhân viên Mỹ được thuyên chuyển đi nơi khác. Và cứ tuần tự như tiến cho đến khi toàn thể thủy thủ đoàn không c̣n người Mỹ nào hết. Dĩ nhiên chúng ta cũng trang bị thành phần nồng cốt bằng các sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ có kinh ngiệm, đă được huấn luyện về ngành của ḿnh và nhất là thạo Anh Ngữ để giúp cho việc huấn luyện được xúc tiến nhanh chóng. Do đó vào những năm 1971 và 1972 chúng ta đă huấn luyện các thủy thủ đoàn các chiến hạm lớn trong ṿng 2 đến 5 tháng. Đây thật là một kỷ lục khiến cho người Mỹ phải thán phục tài học nhanh của người Việt Nam. Để đảm bảo cho việc diều hành huấn luyện được hiệu quả, pḥng Quân Huấn được nâng lên thành Khối Quân Huấn và tách rời ra khỏi Khối Nhân Viên vào năm 1970. Trưởng Pḥng Quân Huấn trở thành Tham Mưu Phó Quân Huấn Hải Quân với cấp số là một Phó Đề Đốc. Sau ba năm đi chiếc Nhật Lệ không được phê điểm và thăng thửơng, tôi được thăng cấp Trung Tá vào năm 1970, và Đại tá Nhiệm Chức vào năm 1971. Khối Quân Huấn được tổ chức lại thành ba pḥng: Điều Huấn, Nghiên Huấn, và Trợ Huấn. Pḥng Điều Huấn, bận rộn nhất với các khóa học trong nước và ngoài nước. Để có thể gửi đi Mỹ cả 3.000 khóa sinh một năm, ban Du Học đă làm việc rất vất vả trong việc kiếm người có đủ vốn Anh Ngữ và lo sự vụ lêản cho họ, trong đó có cả vấn đề ITO (Individual Travel Order), khám sức khỏe, may quần áo và đổi tiền. Pḥng Nghiên Huấn lo việc nghiên cứu các khóa học mới (Chỉ Huy Tham Mưu Hải Quân, Lănh Dạo Chỉ Huy) các tài liệu huấn luyện mới, và các chương tŕnh huấn luyện cho đúng tiêu chuẩn của mỗi ngành. Pḥng cũng đề nghị các cơ cấu tổ chức các Quân Trường Hải Quân. Pḥng Trợ Huấn lo việc ấn hành Đặc San Quân Huấn và dịch thuật các tài liệu chiến thuật, kỹ thuật và huấn luyện cần thiết cho các chiến hạm, chiến đỉnh, và căn cứ. Trong 3 năm 1970-1973 trên 600 tài liệu khoảng 22 triệu chữ đă được một ban phiên dịch chuyển ngữ sang tiếng Việt. Tất cả các tài liệu này đă được pḥng Trợ Huấn ấn loát và phát hành. Công tác này sở dĩ có thể thực hiện được v́ khi Hải Quân Hoa Kỳ rút ra chúng ta đă vận động để được chuyển giao tất cả phương tiện ấn loát, phim ảnh của họ để lại. Hai chiếc Tạm Trú Hạm APL đậu tại cầu C, một chiếc đă được trang bị thành Trung Tâm Trợ Huấn với đầy đủ dụng cụ tối tân về ấn loát offset, pḥng tối v..v.. Chỉ trong một năm, quân số của Khối Quân Huấn tăng gấp ba. Con số cố vấn Mỹ bổ nhiệm cho Khối cũng gia tăng. Vị cố vấn đầu tiên là Trung tá Anderson,và kế tiếp là Trung Tá Arthur Ward. Trong thời gian huấn luyện tại chỗ trên các PBR và PCF đặc biệt là tại các căn cứ, sựsô sát giữa Mỹ Việt đă lên tới cao độ. Có chỗ thủy thủ Mỹ đă ném thủy thủ Việt Nam như bao cát chuyển tay. Tôi đă thuyết tŕnh về t́nh trạng này cho Đô Đốc Zumwalt lúc đó là Tư Lệnh các Lực Lươnỉg Hải Quân tại Việt Nam (ComNavForV: Commander Naval Forces Vietnam) trước sự hiện diện của Đô Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam. Sau khi nghe bài thuyết tŕnh của tôi, Đô Đốc Zumwalt đă yêu cầu Đại Tá Nghiêm Văn Phú lúc đó là Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám và tôi cùng với các sĩ quan Hoa Kỳ thực hiện một cuốn phim huấn luyện cho tất cả sĩ quan và đoàn viên Hoa Kỳ phải xem trước khi qua làm việc với Việt Nam. Cuốn phim này được thực hiện tại tư gia của ông giám đốc hăng Shell ở gần Trường Đại Học Luật Khoa Saigon. Cuốn phim nhấn mạnh đến phép xử thế và giớùi thiệu truyền thống văn hóa của Việt Nam. Trong thời gian làm việc chung với Hoa Kỳ, tôi đă có cái may mắn là được họ tin tưởng tuyệt đối. Kế hoạch huấn luyện ACTOV đă được người Hoa Kỳ tán đồng nhất là giai đoạn huấn luyện OJT. Cố vấn trưởng Hải Quân, Đề Đốc Rauch, lúc đó đă buộc bộ tham mưu của ông đưa tôi thông qua các văn thư của ông trước khi ông kư. Chữ kư tắt của tôi đă có trên rất nhiều công văn của Hải Quân Hoa Kỳ. Lúc đó gần như tôi xin ǵ cũng được. Các khóa học OCS, việc chuyển giao vật liệu ấn loát cho chúng ta thay v́ cho Trung Tâm „n Loát của Tổng Tham Mưu, và nhất là ngân khoản huấn luyện vào năm chót, năm 1972 cả mấy chục triệu Mỹ Kim. Cuối năm 1972 sau khi tổ chức huấn luyện 27.000 sĩ quan và thủy thủ để nhận lănh tất cả tầu bè và căn cứ cho Hải Quân Hoa Kỳ trao lại. Tôi đả được gọi lên tŕnh diện Đô Đốc Tư Lệnh Hải Quân. Khi vào văn pḥng của Tư Lệnh tôi đă thấy có Đô Đốc Zumwalt hiện diện. Tư Lệnh Chơn đă bảo tôi: "Ông đă thi hành mỹ măn nhiệm vụ giao phó. Nhờ ông mà Hải Quân Hoa Kỳ đă có thể rút ra khỏi Việt Nam trước kỳ hạn. Việc Việt Nam Hóa chiến tranh phía Hải Quân đă xong trước Không Quân và Lục Quân. Để tưởng thưởng cho ông, Đại tá Thư, ông muốn được thăng cấp hay muốn đi học theo đề nghị của Đô Đốc Zumwalt?" Tôi đă thưa ngay và không cần suy nghĩ là tôi muốn đi học. Tưởng cũng nên nói thêm là ngay từ năm 1971, chúng tôi đă đề nghị và đă được chấp thuận nghiên cứu dự án 10 năm thành lập Viện Đại Học Hải Dương tại Cam Ranh. Dự án này đă được sự chấp thuận của Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn, Bộ Quốc Pḥng, Bộ Quốc Gia Giáo Dục và Hải Quân Hoa Ky, giới tài trợ ngân khoản. Viện Đại Học Hải Dương sẽ gồm có nhiều trường hay phân khoa: Trường Sĩ Quan Hải Quân, Trường Hàng Hải Thương Thuyền, Trường Ngư Nghiệp, Trường Kiến Trúc Tầu Bè, và Viện Hải Dương Học. Cả 5 phân khoa này sẽ cùng sử dụng chung một thư viện và các pḥng thí nghiệm về biển. Đại Học Hải Dương sẽ là Đại Học lớn nhất Đông Nam Á về các ngành liên quan đến biển. Trước đó về Hải Học chỉ có tại Phi Luật Tân mới có cơ sở dạy môn Marine Biology. Do đó tôi đă xin đi học tiến sĩ về Quản Trị Giáo Dục để trở về điều hành đại học này. Cùng đi du học với tôi vào đầu năm 1973 có 20 sĩ quan cấp úy tuyển lựa trong các thủ khoa các khóa OCS. Họ được gửũi đi học ở South Carolina để lấy các bằng BS và MA. Các sĩ quan này đă chiếm hàng đầu trong các sinh viên tại đại học này. Trước đó chỉ có người Trung Hoa học được straigth Ás. Khi có các sĩ quan Hải Quân Việt Nam qua th́ họ đứng đầu lớp. Đa số chỉ học 28 tháng là xong bằng BS, và hai năm sau họ đều có bằng Masters. Xưa kia đi du học chỉ có con nhà giầu có hay cha chú có piston. C̣n vào Hải Quân nếu Anh Ngử giỏi là được đi không có ǵ khó khăn, trừ khi có trở ngại về an ninh. Có cháu ông Sao cựu giám đốc hỏa xa là xếp cũ của tôi trong thời gian tôi đi chiếc Nhật Lệ đă đêán nhà xin tôi cho cháu ông đi học Mỹ. Ông đem cho tôi hai kư gị lụa, nhưng khi ông ra về tôi mới biết ông kẹp mấy lượng vàng giữa hai kư gị. Tôi đă chạy theo ông ra đến cửa Cư Xá Cửu Long để trả ông. Kết quả là cháu ông thi dư điểm Anh Văn và ông không xin nó cũng được đi. Bà cô tôi cũụng cho tôi hai chục xoài tượng để xin cho người quen. Tôi đem trả và cô tôi giận tôi luôn. Thành thật là như vậy, viêảc đi Mỹ lúc đó quá dễ, đâu có cần phải chạy chọt. Có thể việc chạy để được đổi từ bộ binh sang Hải Quân c̣n khó hơn nhiều. Lúc đó Hải Quân có tiếng là có chữ "Thọ" nên thiên hạ ùa sang cả đống. Tuy nhiên chúng ta cũng giới hạn ở chỗ là các sĩ quan bộ binh muốn qua Hải Quân bắt buộc phải có bằng tú tài toán. Khi tôi đi học Hoa Kỳ vào đầu năm 1973, khối Quân Huấn được trao lại cho Đại Tá Trịnh Xuân Phong. Trong biến cố 1975, chúng ta tự hào là Hạm Đội Việt Nam dă trật tự ra đi. Tất cả tầu bè khiển dụng đều đă lên đường chở theo cả 40.000 đồng bào tị nạn. Tất cả đoàn tầu ngoại trừ chiếc Lam Giang HQ 402 bị bắn ch́m ngoài khơi Côn Sơn, tất cả đă cập bến Subic Bay và đă được trao về cho chủ cũ là Hải Quân Hoa Kỳ. Tôi đang ở Mỹ lúc đó nên không phải chứng kiến cảnh đau ḷng khi toàn thể nhân viên Hải Quân Việt Nam đă tháo bỏ huy hiệu vứt xuống biển và hạ quốc kỳ lần cuối trên những con ḱnh ngư một thời ngang dọc trên toàn lănh hải Việt Nam Cộng Ḥa. Khi tôi được cử làm Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Hải Quân và Hàng Hải VNCH tôi đă xúc tiến việc soạn thảo Hải Sử. Khởi sự là bài phỏng vấn Đề Đốc Lâm Nguôn Tánh, Đệ Nhất Tổng Hội Trưởng. Ngoài ra, Đô Đốc Trần Văn Chơn trong chuyến viếng thăm Virginia, và trong bữa cơm do Đô Đốc Zumwalt, Cựu Tư Lệnh Hải Quân Hoa Kỳ thiết đăi đă nhắc nhở tôi phải viết về Kế Hoạch Huấn Luyện của Hải Quân trong các năm 1969-1973. Bao năm qua tôi quá bận với công việc nhà trường, viết lách bài cho các báo Công Giáo và Hoa Thịnh Đốn Việt Báo cùng xuất bản vaiụ cuốn sách chuyển ngữ. Hè này nhờ có chút th́ giờ và với sự yêu cầu của ông Trần Chấn Hải, đương kim Tổng Hội Trưởng, và ông Phan Lạc Tiếp, Trưởng Ban Hải Sử, tôi đă gấp rút hoàn tất bài này. Hy vọng đóng góp phần nào vào việc soạn thảo cuốn Hải Sử phần Huấn Luyện. Ước mong các niên trưởng và các bạn khác đă phục vụ tại các quân trường, Bộ Tư Lệnh, và các lực lượng trong thời gian huấn luyện để nhận lănh từ tay người Hoa Kỳ sẽ bổ túc để cho bài này được đầy đủ và chính xác hơn. Nếu có sự ǵ sơ xuất hay thiếu sót xin cứ sửa sai. Bùi Hữu Thư
|