Đại Tá Dương Văn Tư


Chiến hữu Dương Văn Tư sinh năm 1931, trong một gia đ́nh nền nếp tại tỉnh Vĩnh Long với truyền thống bất khuất, chống đánh ngoại xâm, mưu cầu độc lập tự do cho đất nước. Quê hương Vĩnh Long của ông đă ghi lại gương tiết liệt của cụ Phan Thanh Giản, giữ không được thành Vĩnh Long nên uống thuốc độc tự tử. Gương vị quốc vong thân của một Nguyễn Thông đă sớm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ những ngày đầu chúng đánh chiếm Vĩnh Long, và của các anh hùng kháng Pháp khác như Phan Liêm, Phan Tôn, Phan Ngữ (ba người con trai đại thần Phan Thanh Giản), Âu Dương Lân, Lê Công Thành, Phạm Văn Đang vv... đă tạo cho Vĩnh Long trở thành vùng đất 'địa linh – nhân kiệt'.

Chiến hữu Dương Văn Tư dẫn đầu một chuyến công tác tại khu chiến
Gặp thời ly loạn, như bao người trai đất Việt, chiến hữu Dương Văn Tư đă xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung. Ông gia nhập Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa năm 1950 lúc vừa tṛn 19 tuổi. Ra trường sĩ quan, ông phục vụ nhiều đơn vị từ cấp Trung Đội Trưởng lên đến cấp Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 Bộ Binh rồi Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Ông đă từng tham dự nhiều chiến dịch, đă chỉ huy nhiều trận chiến với những chiến công hiển hách. Ngày đất nước rơi vào tay Cộng sản, tháng 4 năm 1975, ông đang mang cấp bậc Đại Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Bởi chính sách trả thù hèn hạ của Việt Cộng, ông đă cùng chung số phận với hàng vạn chiến hữu chịu cảnh tù đày cải tạo. Chúng đă đày ông lên tận Hoàng Liên Sơn, miền Bắc Việt Nam từ năm 1975 đến 1978. Chế độ lao tù, khổ sai đă làm ông kiệt sức và cuối cùng kẻ thù đă phải thả. Tuy vậy, chúng vẫn chưa buông tha ông và ông đă bị quản thúc tại gia từ năm 1978 đến năm 1982.

Vừa hết thời hạn quản thúc, ông đă t́m cách liên lạc với một số chiến hữu để t́m cách tập họp anh em để đấu tranh. Trong lúc đó, ông cũng đă theo dơi đến các hoạt động của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh do anh em kể lại nên v́ thế mà ông t́m cách liên lạc. Giữa năm 1982, ông đă cùng với một số anh em vượt biên bằng đường bộ, băng qua Cao Miên, trực chỉ đến Thái Lan. Lúc đi, ông nói với gia đ́nh là vượt biên tỵ nạn; nhưng trong thực tế th́ ông t́m đường tham gia kháng chiến. V́ thế mà khi đến Thái Lan, ông đă t́m cách liên lạc với đại diện Mặt Trận và xin gặp Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Hạ tuần tháng 9 năm 1982, Đại Tá Dương Văn Tư đă được đưa vào căn cứ 81. Tại đây ông đă gặp Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Trung Tá Lê Hồng và một số chiến hữu lănh đạo Mặt Trận. Buổi gặp gỡ thật là cảm động v́ chiến hữu Dương Văn Tư lúc đó đă nói rằng ông tưởng cuộc đời của ông đă tan nát sau năm 1975, nào ngờ hôm nay ông c̣n có thể lấy lại khí phách ngày trước để cùng chiến đấu giải phóng Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng sản Việt Nam.

Với tài thao lược và kinh nghiệm chiến trường có sẵn, ông được Mặt Trận giao trách vụ Tư Lệnh Phó Lực Lượng Vơ Trang Kháng Chiến. Ông đă như cọp về rừng. Ông luôn luôn tận tụy với trách vụ chỉ huy của ḿnh và gần gũi với thuộc cấp. Ông không những chỉ là vị chỉ huy giỏi mà cũng là huấn luyện viên được các tân Kháng chiến quân mến chuộng. Ông luôn làm gương cho các Kháng chiến quân trong học tập, trong những lúc khó khăn, gian khổ, trong những lúc đụng trận với đặc công của địch. Ông không hề bỏ qua bất cứ một bài học căn bản nào của đời sống chiến khu. Ông cùng ngồi học và cùng thảo luận với các tân Kháng chiến quân những đề tài về đường lối, thời sự.. Ông sát cánh với chiến hữu Lê Hồng, Tư Lệnh Lực Lượng Vơ Trang Kháng Chiến và với chiến hữu Chủ Tịch để tham mưu, bàn bạc các vấn đề pḥng thủ, chiến thuật và làm những kế hoạch chiến lược cho Mặt Trận.

Chiến hữu Hoàng Cơ Minh (phải) và chiến hữu Dương Văn Tư (trái) tại căn cứ 81 năm 1984
nhân dịp căn cứ đón Xuân Quư Hợi
Cuối năm 1982, Tổ Chức Thống Nhất Chống Cộng Toàn Thế Giới của Mục sư Moon, người Đại Hàn tổ chức Hội Nghị Truyền Thông Thế Giới tại Hán Thành và có mời đại diện Mặt Trận tới phát biểu về phong trào kháng chiến tại vùng Đông Nam Á. Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đă nhận lời mời và quyết định đi tham dự với một phái đoàn gồm chiến hữu Dương Văn Tư, và Kháng chiến quân Thạch Kim Dên. Tất cả phái đoàn đă sử dụng sổ thông hành do Kháng Chiến Việt Nam cấp. Do sự yểm trợ của văn pḥng Phủ Thủ Tướng Thái Lan, phái đoàn đă rời Bangkok bằng đường hàng không, ghé qua Đài Loan trước khi đến Phi Trường Seoul. Tuy nhiên khi phái đoàn đến Seoul th́ Bộ Ngoại Giao Nam Hàn yêu cầu Bộ Nội vụ Nam Hàn không cho nhập cảnh v́ sợ làm mất ḷng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Lúc đó, nhân viên Bộ Ngoại Giao Nam Hàn đă gặp riêng chiến hữu Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cho biết là Nam Hàn và Cộng sản Việt Nam đang có những xúc tiến nối lại quan hệ ngoại giao và hiện một phái đoàn Cộng sản Việt Nam đang có mặt tại Seoul nên chính phủ Nam Hàn đă không thể nào để phái đoàn nhập cảnh, mặc dù có sự yêu cầu từ Ban Tổ Chức Hội Nghị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1985, Chiến hữu Lê Hồng bị bạo bệnh qua đời trong khu chiến, trong lúc Chiến hữu Chủ tịch Hoàng Cơ Minh đang công tác tại Tokyo, tham dự Hội Nghị An Ninh Đông Á và Đông Nam Á. Chiến hữu Dương Văn Tư đă được cử làm Quyền Tư Lệnh Lực Lượng Vơ Trang Kháng Chiến. Chiến hữu Tư đă trấn tỉnh tinh thần anh em Kháng chiến quân và vẫn tiếp tục mọi công tác huấn luyện, pḥng thủ và đưa các đoàn xâm nhập như thường lệ.

Chiến hữu Dương Văn Tư trong một buổi sinh hoạt tại căn cứ 81 năm 1984
Từ năm 1983, sau khi kết thúc giai đoạn đấu tranh Đông Tiến, Mặt Trận đă đưa rất nhiều đoàn xâm nhập Việt Nam với ba nhiệm vụ: 1/Xây dựng con đường giao liên và tiếp vận trong ngoài; 2/Đưa người xâm nhập nội thành để tổ chức những đơn vị quần chúng đấu tranh; 3/Gặp gỡ và tŕnh bày đường lối đấu tranh đến các tổ chức kháng chiến tại quốc nội để giải thể tham gia vào Mặt Trận. Nói chung, các nỗ lực này đă được Mặt Trận tiến hành rất khả quan với nhiều đoàn xâm nhập thành công. Những kết quả này đă đặt cho Hội Đồng Kháng Chiến của Mặt Trận đi đến một quyết định là phải xây dựng một an toàn khu ngay trong lănh thổ Việt Nam để chỉ đạo trực tiếp công cuộc đấu tranh. An toàn khu được quyết định vào năm 1985, chính là vùng Sa Thầy, phía Bắc Tỉnh Kontum. Chiến hữu Dương Văn Tư đă xung phong nhận lănh trách nhiệm về nước xây dựng an toàn khu này. Ngày 11 tháng 7 năm 1985, Chiến hữu Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh đă thân hành tiễn đưa đoàn xuất phát. Quyết đoàn này do chiến hữu Huỳnh Trọng Hà chỉ huy cộng với bộ chỉ huy của chiến hữu Tư là khoảng gần 60 chiến hữu.

Trên đoạn đường di chuyển dài 285 cây số đường rừng, đoàn xâm nhập đă trải qua rất nhiều hiểm nguy vừa đụng độ lực lượng biên pḥng Việt cộng, vừa đối phó với thú dữ, với những hiểm trở của núi rừng... Mặc dù cuối cùng đoàn xâm nhập cũng đă đến được vùng Sa Thầy và đă báo cáo ra cho Hội Đồng Kháng Chiến Toàn Quốc, nhưng người anh cả của đoàn là Đại Tá Dương Văn Tư đă hy sinh khi vượt qua sông. Lúc đó, đang là mùa mưa, gịng sông chảy xiết nên khi từng toán chuyển qua sông th́ dây bị đứt khiến cho Chiến hữu Dương Văn Tư cùng một số Kháng chiến quân đi cùng với ông đă bị nước cuốn đi mất và không t́m được xác vào lúc đó.

Anh Hùng Dương Văn Tư đă đền xong nợ nước. Ông ra đi để lại ngậm ngùi và hănh diện cho chị Dương Văn Tư và 7 người con, nay đă trưởng thành, để lại sự thương tiếc khôn nguôi cho tất cả Kháng chiến quân và thành viên Mặt Trận. Ngày hôm nay khi nh́n lại những tấm h́nh lúc ông c̣n sinh tiền trong chiến khu, ai cũng thấy mủi ḷng và kính phục. Lúc nhận quyền chỉ huy Lực Lượng Vơ Trang, ông đă cương quyết giơ tay nhắc lại lời thề "Giải Phóng Việt Nam". Một anh em Kháng chiến quân đă kể cho tôi nghe lúc chiến hữu Dương Văn Tư c̣n sống, có lần chiến hữu tâm sự với anh em rằng: "Trước năm 1975, tôi đă có dịp làm việc dưới quyền của nhiều tướng lănh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi không gọi ai là Thầy cả. Chỉ có tướng Hoàng Cơ Minh xứng đáng để tôi gọi bằng Thầy". Chiến hữu đó c̣n nói thêm: "Tính tuổi đời th́ chiến hữu Dương Văn Tư c̣n hơn chiến hữu Chủ Tịch đến mấy tuổi đấy !".

Trần Văn Đức
Tháng 5 Năm 2007.

Nguồn: trên đường đông tiến