Tôi Biết Ǵ Về Tướng Nguyễn Văn Hiếu
Chiến Tranh Tâm Lư

Tháng 6 năm 1960, sau khi măn lớp tu nghiệp tại trường Hành Chánh Dân Sự Vụ (Civil Affairs and Administration) Hoa Kỳ, tôi về tŕnh diện Bộ Quốc Pḥng và được Nha Chiến Tranh Tâm Lư chỉ định giữ chức vụ Trưởng Pḥng 5 (CTTL) Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đồn trú Đại Nội, Huế. Tư Lệnh Sư Đoàn: Đại Tá Nguyễn Đức Thắng. Tám tháng sau, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đến thay thế, và tiếp đến là Đại Tá Đỗ Cao Trí thay Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu.

Quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh

Nhận quyền được vài tháng, Đại Tá Đỗ Cao Trí đề nghị Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Pḥng 3 Vùng I Chiến Thuật về giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 thay chỗ Trung Tá Nguyễn Hộ. Thiếu Tá Hiếu về Sư Đoàn 1 chưa được bao lâu, vụ treo cờ Phật Giáo nhân ngày Phật Đản xảy ra (tháng 5, 1963). Phật tử tập trung biểu t́nh trước Đài Phát Thanh Huế trong đêm Phật Đản, và tiếp tục đấu tranh, xáo trộn đời sống xă hội kéo dài.

Lúc đầu, chính quyền địa phương (Tỉnh-Tiểu Khu) trực tiếp ngăn chận, ổn định t́nh h́nh, nhưng dần dần vượt khỏi khả năng của Tỉnh-Tiểu Khu, nên Trung Ương đă chỉ thị Tư Lệnh Sư Đoàn 1 kiêm Khu 11 Chiến Thuật toàn quyền hành động nhằm văn hồi trật tự, an ninh.

Đây là biến cố xảy ra đầu tiên dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa, và cũng lần đầu tiên Quân Đội trực tiếp ứng phó.

Chúng tôi gọi cuộc chiến này là tâm lư, văn hóa, tinh thần. Đôi bên lời qua tiếng lại bằng loa phóng thanh, bằng các phương tiện truyền thông nhằm tranh thủ quần chúng, đánh bật luận điệu tuyên truyền của lực lượng chống đối cũng như Cộng Sản nằm vùng.

Đại Tá Đỗ Cao Trí họp Bộ Tham Mưu, ra kế hoạch, và vai tṛ Tâm Lư Chiến của tôi được coi là vai chính với sự phối hợp, hỗ trợ của các Pḥng 2, 3, 4, An Ninh Quân Đội, đồng thời Tư Lệnh Sư Đoàn giao cho Thiếu Tá Hiếu và tôi linh động thi hành kế hoạch.

Ngoài lực lượng, phương tiện tại địa phương, như Đại Đội Tâm Lư Chiến, Đài Phát Thanh Huế, Ty Thông Tin Thừa Thiên, Nha Thanh Tra Thông Tin Trung Việt, cấp Trung Ương c̣n tăng phái cho Sư Đoàn một số toán t́nh báo Tâm Lư Chiến, trà trộn vào quần chúng…v.v. Tôi gần gũi và biết Thiếu Tá Hiếu từ ngày đó.

T́nh h́nh mỗi ngày một trầm trọng. Nhóm sinh viên Đại Học Huế, thiên Cộng đă lộ diện, dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Trí Quang chùa Từ Đàm; cũng qua tin tức t́nh báo thu nhận, th́ Cộng Sản nằm vùng đă len lỏi khích động quần chúng theo Phật Giáo đấu tranh có lợi cho chính họ.

Có nhiều lúc, Thiếu Tá Hiếu và tôi thức suốt đêm để giải quyết những vấn đề cấp bách. Sinh viên sách động nơi này, hội thảo tập trung các chùa khác. Hơn nữa, Huế là cái nôi của Phật Giáo, nên ảnh hưởng tác động không phải nhỏ.

Tuy rất bận rộn, căng thẳng, Thiếu Tá Hiếu lúc nào cũng b́nh tĩnh, tự tin. Tôi theo ông trong công việc đến quên ăn, bỏ ngủ. Có nhiều đêm khuya, ông ngồi trong văn pḥng một ḿnh, tôi đề nghị cho nhân viên chiếu phim để ông giải trí, nhưng ông dịu dàng bảo: "Để xong việc hăy hay, chiếu phim bây giờ sẽ làm mất giấc ngủ binh sĩ cắm trại."

Lúc nào ông cũng tế nhị giao tiếp, không hề nặng lời, cau có với một ai. Trưa, dùng cơm tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, và chiều, ông chỉ tạt về nhà một tiếng đồng hồ rồi trở lại văn pḥng làm việc, bên cạnh chiếc ghế bố và cái máy thu thanh nhỏ để theo dơi tin tức.

Hàng ngày, buổi sáng, tôi tŕnh lên ông và Tư Lệnh Sư Đoàn bản điểm báo trong nước và ngoại quốc, liên quan đến vấn đề Việt Nam, vấn đề đang xảy ra tại Huế. Ông tỏ vẻ dè dặt, hoài nghi, nhưng ông khuyên tôi giữ vững tinh thần, đừng quan ngại những khi quân đội cần phải thi hành lệnh thượng cấp.

Có lần ông bảo tôi nên gợi ư cho các cố vấn Mỹ (Dân Sự Vụ) xem họ có ư kiến ǵ về vấn đề Phật Giáo đang xảy ra. Tôi t́m dịp gợi chuyện cho Đại Úy Cố Vấn cùng ngồi chung pḥng với tôi. Ông ta vừa cười nửa đùa, nửa thật rằng, chính tôi là cố vấn cho ông ta. Tôi hiểu được mặt sau câu trả lời đó, tŕnh lên Thiếu Tá Hiếu và Đại Tá Tư Lệnh, hai ông cũng chỉ cười.

Đại Tá Đỗ Cao Trí thường dặn kỹ tôi nên cẩn thận các bài viết b́nh luận phát thanh cũng như nội dung truyền đơn rải trong quần chúng, tham khảo với Thiếu Tá Hiếu. Có một lần Đại Tá Tư Lệnh cử tôi đại diện đến chùa Từ Đàm, để nhà chùa thương lượng việc bị cúp điện, nước. Tôi nhận lệnh và tŕnh Thiếu Tá Hiếu rằng cấp bậc của tôi khiêm tốn quá, nên có một sĩ quan cấp cao hơn, để tôi tháp tùng. Thiếu Tá Hiếu khuyên tôi yên tâm,. "Tư Lệnh tin tưởng anh, anh có quyền và ứng xử với các vị Thượng Tọa, Đại Đức. Công việc chung, nhưng cẩn thận, coi chừng họ giữ anh làm con tin th́ phức tạp thêm, nhớ báo cho các toán công tác gần đó biết, trước khi đi."

Tiếp cận hàng ngày với công việc, những cuộc tiếp đón phái đoàn báo chí trong nước cũng như báo chí nước ngoài, Thiếu Tá Hiếu đă tŕnh bày lưu loát tiếng Anh, và tôi được biết ông c̣n thông thạo tiếng Pháp, Quan Thoại và tiếng Đức nữa. Ông rất cần mẫn, hiền lành mà cũng rất kỷ luật. Giới trẻ cấp Thiếu Úy, Trung Úy như chúng tôi thời đó, coi ông như thần tượng và mơ ước được như ông. Đầu tóc cắt ngắn, quân phục chỉnh tề, thân thiện với mọi cấp, ông c̣n giản dị trong ăn uống, không hút thuốc. H́nh như ông không có một hứng thú nào nhất định.

Nỗ lực chấp hành kế hoạch đă đẩy lùi được phe chống đối. T́nh h́nh có vẻ lắng dịu vào khoảng tháng 9/1963, cũng là lúc Đại Tá Đỗ Cao Trí được vinh thăng cấp Thiếu Tướng. Nhưng chỉ khoảng hai tháng sau, ngày 1 tháng 11, biến cố trọng đại xảy ra. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Ngô Đ́nh Nhu bị thảm sát. Hội Đồng Quân Đội quản lư đất nước. Phật Giáo Huế, tương kế, tựu kế vùng dậy, nhận thành tích của họ, góp vào lật đổ chính quyền, nên họ tấn công những nhân vật thuộc Sư Đoàn 1, cái mà họ gọi là "đàn áp Phật Giáo đồ." Tôi lại phải đối phó với t́nh h́nh. Trung Ương đề cử tôi kiêm nhiệm luôn chức vụ Quản Đốc Đài Phát Thanh Huế.

Hội Đồng Tướng Lănh Trung Ương đă thăng cấp cho Tướng Đỗ Cao Trí thêm một sao. Thiếu Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng, thăng cấp Trung Tá; Đại Úy Tôn Thất Khiên, Trưởng Pḥng 3 thăng Thiếu Tá; và tôi, Trung Úy thăng Đại Úy.

Trung Tướng Đỗ Cao Trí vào Sàig̣n họp với Hội Đồng Tướng Lănh. Tại sư đoàn, Trung Tá Hiếu tháo cấp hiệu Thiếu Tá trên vè áo gắn cho Tôn Thất Khiên. Tôn Thất Khiên tháo cấp hiệu Đại Úy của anh gắn cho tôi. Cả ba chúng tôi cũng chẳng lấy ǵ làm vui mừng khi nhận cấp hiệu mới mà lẽ phải có. Trung Tá Hiếu im lặng suy nghĩ. Thiếu Tá Khiên và tôi đang nghĩ tới một bi kịch của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, về sự sụp đổ và xót đau cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Sinh viên Đại Học Huế và giới Phật Giáo vẫn nhắm vào chúng tôi tố cáo, đặc biệt là tôi, kẻ đă đàn áp Phật Giáo mạnh mẽ nhất dù không bằng bạo lực.Tôi lại phải đối đầu với những luận điệu ấy, gay go, phức tạp, tuy nhiên cũng đă học được rất nhiều điều bổ ích khó quên.

Mặc dù Hội Đồng Cách Mạng đă nắm chính quyền, nhưng xem chừng t́nh h́nh Huế c̣n phải đề pḥng, nên khi Trung Tướng Đỗ Cao Trí được lệnh nhận chức Tư Lệnh Vùng I thay Tướng Lê Văn Nghiêm, th́ Tướng Đỗ Cao Trí đề nghị Trung Tá Hiếu quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1 và Trung Tá Hiếu được mang lon cấp Đại Tá, và Thiếu Tá Khiên được mang Trung Tá, đảm nhiệm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Cuộc thăng cấp đặc biệt này chỉ trong ṿng 3 tuần lễ sau ngày đảo chánh.

Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II

Đại Tá Hiếu nhận quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1, đang xắp xếp, ổn định nội bộ, th́ có lệnh hai Tướng Nguyễn Khánh và Đỗ Cao Trí hoán đổi vị trí cho nhau. Tướng Đỗ Cao Trí vào nhận Tư Lệnh Vùng II và Đại Tá Hiếu vào theo giữ chức Tham Mưu Trưởng Vùng II. Đại Tá Trần Thanh Phong, TMT/Vùng I giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Khi đến nhận chức Tư Lệnh Vùng I, Tướng Nguyễn Khánh gọi tôi đến tŕnh diện. Ông không tiếp tôi tại văn pḥng Ṭa Đại Biểu Trung Phần. Ông chờ tôi sau công viên trên bờ sông Hương. Khi Chánh Văn Pḥng dẫn tôi đến gặp ông, ông đang thơ thẩn trong công viên. Tôi chào ông, theo thủ tục quân sự, tự giới thiệu cấp bậc, tên họ. Ông bắt tay tôi, choàng vai cùng đi dọc bờ sông, vừa hỏi chuyện. Ông bảo tôi yên tâm, ở lại làm việc với ông. Ông hỏi tôi công việc đang làm, t́nh h́nh hiện tại thành phố Huế, v.v…

Tôi ra về, nhưng có những suy nghĩ, ông bảo tôi yên tâm làm việc, trong khi tôi cảm nhận sẽ có điều ǵ đó sẽ xảy ra bất lợi cho tôi, bởi sinh viên Đại Học Huế, và thành phần Phật Giáo vẫn chĩa mũi nhọn vào tôi. Tôi về pḥng trọ Câu Lạc Bộ Đập Đá … trước khi ghé qua Đài Phát Thanh Huế, duyệt chương tŕnh buổi tối

Tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Khoảng 11 giờ đêm, nghe tiếng gơ cửa, tôi bật dậy, một sĩ quan Pḥng 5 Sư Đoàn 1 đến báo cho biết, Tướng Khánh đă cách chức Quản Đốc Đài của tôi, trả tôi về Bộ Quốc Pḥng. Thông cáo vừa mới đọc trên Đài Phát Thanh cách đây nửa giờ. Tôi cám ơn và nói đùa với sĩ quan hiện diện: Tôi mới tŕnh diện Tướng Khánh chiều nay, có nghe ông nói ǵ đâu, ḿnh cũng có giá lắm, muốn cách chức ḿnh mà vẫn sợ, nên lén lút.

Tôi thao thức chờ sáng, để báo cáo vào Vùng II cho Đại Tá Hiếu và Trung Tướng Đỗ Cao Trí rơ sự việc. Tôi vào Sư Đoàn 1, thời này Bộ Tư Lệnh dồn trú trong thành Mang Cá, chưa kịp báo cáo vào Vùng II, th́ đă được Đại Tá Trần Thanh Phong, Tư Lệnh Sư Đoàn 1, gọi gặp. Tôi vội vàng tŕnh diện và ông cho biết một cách gấp rút : "Anh bàn giao Pḥng 5 cho sĩ quan phụ tá, và vào ngay Đà Nẵng nội hôm nay, gặp Đại Tá Ngô Dzu, Tham Mưu Trưởng Vùng I. Đi càng sớm càng tốt." Tôi về pḥng tập họp nhân viên và thông báo cho tất cả, đồng thời giao cho sĩ quan phụ tá nọi hồ sơ, dặn ḍ vài điều, xong tôi và tài xế rời Huế đi Đà Nẵng. Những đồng đội cùng làm việc, cùng chia xẻ những buồn vui, thành công và thất bại, nay rất bùi ngùi. Họ tổ chức một tiệc trà đơn giản, nhưng tôi từ chối, và nói rơ rằng, sự hiện diện của tôi ở đây sẽ gặp nhiều điều không hay, nhiều điều không ngờ tới.

Đến Bộ Tư Lệnh Vùng I lúc 2giờ 30 chiều, tŕnh diện Đại Tá Ngô Dzu. Ông rất vui và nói rơ là "Trung Tướng Đỗ Cao Trí và Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu muốn anh vào Vùng II ngay. Vậy anh tạm trú tại Quân Trấn chờ phương tiện. Nhớ đừng đi đâu, nếu có đi, điện thoại cho VP/TMT biết." Lúc này tôi mới thật sự yên ḷng và tưởng tượng đang hiện diện ở Pleiku, gần với Đại Tá Hiếu và Trung Tướng Trí. Tôi ở Quân Trấn Đà Nẵng một đêm, sáng hôm sau, xe của văn pḥng Đại Tá Ngô Dzu chở tôi ra phi trường để vào Pleiku, trên chiếc Cessna 4 chỗ ngồi do một phi công Mỹ cấp đại úy lái.

Tôi nhận chức Trưởng Pḥng Tâm Lư Chiến Vùng II thay Thiếu Tá Hồ Hồng Nam đă theo Tướng Nguyễn Khánh đi Vùng I. Những ngày đầu đă nghe bàn tán về chuyện Đại Tá Hiếu, TMT, rằng sĩ quan Tổng Hành Dinh đưa lên tŕnh ông một bộ quân phục treillis mới, có đủ tên và cấp hiệu Đại Tá, bị ông từ chối. Ông cám ơn và nói đưa về, khi nào tôi cần, tôi sẽ xin. Tiếng đồn xa … chẳng mấy chốc mà quân nhân các cấp từ Bộ Tham Mưu đến các đơn vị lân cận đều nghe tin này, và cho là một chuyện hy hữu. Mẫu người ông là vậy, thẳng thắn, vui vẻ, nhưng giữ phong cách, kỷ luật.

Cuộc hành quân vào mật khu Đỗ Xá được hoạch định. Bộ Tham Mưu Vùng II, một thành phần tham dự, di chuyển đến sân bay Tiểu Khu Quảng Ngăi. Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh trực tiếp điều động cuộc đổ bộ vào mật khu. Đại Tá Hiếu, TMT thường trực tại Bộ Chỉ Huy. Tôi dẫn dắt phái đoàn báo chí từ Sàig̣n ra, có cả thông tín viên ngoại quốc, bay theo diễn tiến cuộc hành quân.

Mọi việc trở lại như thường lệ. Tuy thế, dư âm vụ Phật Giáo Huế vẫn văng vẳng gần xa. Hơn một tháng hành quân, với bao nhiêu thắng lợi trở về lại Pleiku không bao lâu, Trung Tướng Đỗ Cao Trí được Tướng Nguyễn Hữu Có thay thế, và Tướng Trí lưu vong. Tôi th́ được lệnh giáng cấp xuống binh nh́ và giải ngũ v́ lư do kỷ luật cùng với Trưởng Pḥng 2 và Trưởng Pḥng 4 của Sư Đoàn 1.

Nhận được công điện từ Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Tá Hiếu không cho tôi biết, măi đến khi được người bạn, Đại Úy Lê Văn Khấn, tùy viên Tướng Trần Văn Đôn thông báo riêng, tôi lên tŕnh với Đại Tá Hiếu và xin ông giúp để tôi được giải ngũ, tôi thích thế.

Đại Tá Hiếu không cho tôi hay tin này v́ chẳng ảnh hưởng ǵ với tôi: "Trung Tướng Tư Lệnh đă giải quyết xong. Ông đă điện thoại cho hai vị, Tướng Trần Văn Đôn và Trần Thiện Khiêm rồi. Cứ yên ḷng làm việc. Đây chỉ là đ̣n tâm lư nhằm xoa dịu những người ngoài đó, nhất là Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đang nắm Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Ông c̣n nói con đường phục vụ quân đội c̣n dài, dù tôi đồng ư giúp anh th́ Tướng Trí cũng không chấp nhận đâu. Tướng Trí là con người có t́nh cảm, có thủy chung. Vả lại để anh trở về đời sống dân sự, ông sẽ mất uy tín."

Một buổi tối, Tướng Trí gọi tôi đến tư dinh, trao đổi vui vẻ câu chuyện này. Ông nói ông đă dự liệu hết. Nếu tôi ở Vùng II không thuận tiện, th́ về với Tướng Dương Ngọc Lắm, hiện là Tư Lệnh Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, kiêm Đô Trưởng Sàig̣n-Chợ Lớn. Tướng Lắm là em rể của Tướng Trí. Tôi cám ơn Tướng Trí đă lo cho tôi mọi sự, đúng như ư nguyện của tôi, muốn về Sàig̣n để tiếp tục học Đại Học Luật. Nhưng đến phút chót, Tướng Nguyễn Hữu Có không chấp thuận tôi rời Pḥng Tâm Lư Chiến. Thế là định mệnh gắn chặt tôi với rừng núi Cao Nguyên, cùng với Đại Tá Hiếu, cho đến khi Đại Tá Hiếu được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh dưới thời Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Vùng II.

Trước khi Tướng Đỗ Cao Trí rời Việt Nam qua Hồng Kông, Đại Tá Hiếu và tôi về tiễn chân ông ở tư dinh, 23 Phùng Khắc Khoan, Sàig̣n. Buổi chia tay thật cảm động, và ông có một lời hẹn sẽ gặp lại nhau. Ông bắt tay và chúc cố gắng phục vụ tốt.

Bốn năm trôi qua thật nhanh (1965-1969) bỗng được tin Tướng Trí, Đại Sứ VNCH tại Nam Triều Tiên được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu hồi, giữ chức vụ Tư Lệnh Vùng III thay Tướng Lê Nguyên Khang. Được tin, tôi điện thoại thăm Tướng Hiếu (lúc này đă một sao) Tư Lệnh SĐ22 và thông báo tin này. Đầu dây, Tướng Hiếu cũng rất mừng vui, ông hỏi thăm gia đ́nh tôi, được mấy cháu rồi, t́nh trạng ra sao?

Hai tháng sau, Tướng Trí xin Bộ Tổng Tham Mưu thuyên chuyển tôi về Vùng III Bộ Tham Mưu cùng với Trung Tá Lều Thọ Cường, Trưởng Pḥng 3 Vùng II. Tôi về tŕnh diện Tướng Trí, ông rất vui, ông hỏi chuyện Vùng II và anh em trên đó, t́nh h́nh chung, và ông bổ nhiệm tôi vào chức vụ phụ tá CTCT, đặc trách Báo Chí, rồi Trưởng Pḥng Tâm Lư chiến kiêm Báo Chí. Thế là, ngày ngày bay theo ông trong những việc hành quân, đặc biệt chiến dịch Toàn Thắng trên đất Kampuchia.

Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh

Vài tháng sau, tôi cũng được tin Tướng Hiếu về giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Thế là đúng như lời hứa của Tướng Đỗ Cao Trí khi tạm rời quê hương, lưu vong cách đây gần bốn năm.

Có một lần, Tướng Hiếu từ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 (Lai Khê) về họp tại Bộ Tư Lệnh Vùng III, ông thấy tôi đang đi ngang sân cờ để vào pḥng họp, thế là ông cho dừng xe, xuống đi bộ với tôi. Ông giản dị, thân thiện như vậy đó.

Ngày 23 tháng 2 năm 1971, Tướng Trí mất đi trong tai nạn trên chiếc trực thăng vừa cất cánh, và rơi cuối phi đạo sân bay Trảng Nhỏ (Tây Ninh). Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô thay Tướng Đỗ Cao Trí. Tướng Nguyễn Văn Minh bề ngoài tỏ thái độ kính phục, đề cao Tướng Trí, một tiếng Thầy, hai tiếng Thầy, treo chân dung Tướng Trí trong pḥng làm việc, nhưng ḷng ông lại khác. Ông muốn đuổi các sĩ quan được Tướng Trí tin dùng như Tướng Hiếu, Đại Tá Lều Thọ Cường và tôi ra khỏi Vùng III, để ông đưa phe nhóm của ông vào. Sớm muộn chúng tôi cũng phải đi. Tướng Hiếu được Đại Tá Lê Văn Hưng thay thế. Đại Tá Lều Thọ Cường, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 25 và tôi gần một năm sau, học lớp chỉ huy Tham Mưu Cao Cấp tại Đà Lạt.

Sở dĩ chúng tôi đi muộn hơn Tướng Hiếu v́ có lẽ ông thấy không có lư do. Nhất là tôi, ông đă cho bạn bè của tôi, một vài kư giả quen tại Sàig̣n, bắn tiếng khuyên tôi nên xin đi; tôi đă thẳng thắn trả ḷi với những người trung gian là từ ngày động viên vào Thủ Đức đến giờ, tôi chưa hề xin một chỗ nào trong quân đội, và cấp trên của tôi thường chỉ định. Do đó, đợi đến khi có khóa Chỉ Huy Tham Mưu, ông mới có dịp đề cử tôi theo học. Từ đó, tôi không có dịp gặp Tướng Hiếu nữa, cho tới ngày măn khóa học (tháng 8 năm 1972), tôi về vùng IV/CTCT, làm việc với Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, rồi Nguyễn Khoa Nam cho đến ngày cuối cùng cuộc chiến (3-4-1975).

Tin không may của Tướng Hiếu (Vùng III) đến với tôi buổi sáng khi c̣n ngồi làm việc. Tôi bàng hoàng thương tiếc, và liên tưởng đến ông, một Tướng Lănh nổi bật nét đặc thù về con người và cuộc sống. Mẫu người lư tưởng của Tướng Hiếu, không phải chỉ có quân nhân các cấp trong các đơn vị ông chỉ huy ca ngợi, mà có thể nói toàn quân, cấp trên cũng như các cấp phụ thuộc, kể cả những giới chức dân sự trong chính quyền nền Đệ Nhị Cộng Ḥa.

Quân, Dân các cấp coi ông như tấm gương sáng giá về phẩm hạnh, liêm khiết, đạo đức, thương người và tôn trọng con người, yêu đồng đội, đơn vị, kiên quyết chiến đấu và cống hiến tài năng ḿnh cho đất nước.

Mỗi lần nhắc đến ông, tôi thường nghĩ bản tính một con người theo quan niệm Nho Giáo, con người có thiện, có ác. Mạnh Tử cho "nhân chi sơ tính bản thiện". Tuân Tử th́ khác, "Nhân chi sơ, tính bản ác." Thế nên Khổng Phu Tử, chu du khắp thiên hạ, gần gũi, tiếp xúc họ, t́m hiểu họ, th́ Ngài cho rằng "Tính tương cận dă, tập tương viễn dă" - Con người có tu luyện ắt sẽ khác, tốt hơn, mà rèn luyện, đ̣i hỏi ư chí, nghị lực và nhận thức tu thân. Tướng Hiếu, theo tôi, là con người ư thức tu luyện, hướng thượng, hướng thiện, qua đó ông đă thành công. Ông xứng đáng là anh hùng


Giàu sang không hôn mê
Sức mạnh không khuất phục.

Tướng Đỗ Cao Trí, vị anh hùng chiến trận và được báo chí thế giới ca ngợi là một Patton của Việt Nam, th́ Tướng Hiếu cũng là vị anh hùng theo cái nghĩa thật "anh hùng v́ đă tự thắng ḿnh, thực hiện được những giá trị cao quí nhân cách mà nhiều người khác không làm được."

Trung Tá Dương Diên Nghị
Ngày 23 tháng 4 năm 2005

(Lời phát biểu trong ngày ra mắt sách tại San Jose)

general hieu