Cái Chết Đầy Bí Ẩn Của Tướng Hiếu

Cái chết của tướng Nguyễn Văn Hiếu đầy bí ẩn. Lúc đó, Quế Tướng Công Nguyễn Văn Toàn đang giữ chức tư lệnh quân đoàn 3, kiêm vùng 3 chiến thuật. Tướng Nguyễn Văn Hiếu làm Tư Lệnh Phó Hành Quân, cùng với tướng Đào Duy Ân tư lệnh phó, Phụ Tá Diện Địa. Ngoài ra, tướng Hiếu c̣n kiêm nhiệm chức Phụ Tá Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, đặc trách bài trừ tham nhũng. Văn pḥng làm việc của tướng Hiếu trong bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, vốn là văn pḥng cũ của cố vấn Mỹ, nằm sát cạnh văn pḥng của Quế Tướng Công Nguyễn Văn Toàn. Hai pḥng có cửa thông nhau. Lúc đó cố vấn quân sự Mỹ không c̣n nữa.

Hôm ấy, tôi không c̣n nhớ rơ ngày nào, nhưng chắc chắn vào một buổi chiều, sau giờ làm việc, nghĩa là khoảng 4 giờ rưỡi, 5 giờ ǵ đó, hung tin tướng Hiếu vừa bị bắn chết ngay trong văn pḥng Bộ tư Lệnh Quân Đoàn 3 được tung ra như một loại tin giật gân. Dư luận bị chấn động liền. Lập tức tôi đă liên lạc với vài nơi quan yếu để kiểm chứng tin tức, và chuẩn bị tháp tùng lên Bộ tư Lệnh Quân Đoàn 3. Ngay bấy giờ tôi đă có dịp chứng kiến tại chỗ, trung tá Quyến, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 3 Quân Cảnh, kiêm chỉ huy trưởng Quân Cảnh vùng 3, vội vă ra lịnh cho trung uư Ấn, trưởng pḥng Điều Hành, và đại uư Nam phải cấp tốc tập họp đơn vị, kéo thẳng lên Biên Ḥa để điều tra về án mạng của tướng Hiếu. Đến nay tôi vẫn c̣n nhớ măi lời hô hào của trung tá Quyến trước toán quân cảnh, gồm cả sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ chừng trên 20 người. Ông nóng nảy và hung hăng nói:

- "Đ. Mẹ, thằng Toàn nó tham nhũng. Nó vừa bắn chết ông Hiếu rồi. Ḿnh phải lên ngay Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn bắt thằng Toàn mới được!"

Tôi nh́n quan sát đám sĩ quan và binh sĩ quân cảnh th́ thấy ai cũng lộ vẻ lo ngại và lưỡng lự, nhưng tất cả đều sẵn sàng theo trung tá Quyến, lên bộ tư lệnh quân đoàn 3 làm nhiệm vụ. Dọc đường một sĩ quan QC kề tai tôi nói nhỏ:

- "Thằng cha Toàn tham nhũng, nhưng nó là bộ hạ thân tín của ông tổng thống. Nó lại đương quyền tư lệnh quân đoàn, lên đó sớ rớ nó bắn bỏ mẹ...Nó có quyền bắn bỏ tại chỗ rồi báo cáo sau mà!"

Khi đoàn quân cảnh của trung tá Quyến lên đến nơi, tôi thấy tại phạm trường đă có mặt phái đoàn điều tra của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát. Nên nhớ thiếu tướng Nguyễn Khắc B́nh, tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và chỉ huy trưởng Trung Ương T́nh Báo vốn là dân Mỹ Tho, có bà con với đệ nhất Nguyễn Thị Kim Anh, vợ của TT Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài ra, tôi c̣n thấy có mặt phái đoàn điều tra của An Ninh Quân Đội, dưới quyền đại tá Khuyến, chánh sở 3 ANQĐ, và trung tá Chi, phó chánh sở 3, kiêm An Ninh QĐ vùng 3. Khi đó tướng Toàn đă đi đâu mất dạng.

Theo lời tường thuật sơ khởi của viên thượng sĩ cận vệ của tướng Hiếu, trước uỷ ban điều tra hỗn hợp, th́ nội vụ diễn tiến như sau: Hôm ấy, viên thượng sĩ cận vệ thấy đă qua 4 giờ rưỡi rồi, mà tướng Hiếu vẫn chưa ra về, anh ta mới mở cửa, bước vào để nhắc chừng. Nhưng hắn ta vô cùng kinh ngạc, khi thấy tướng Hiếu đă chết tự bao giờ. Xác của ông ta đẫm máu c̣n ngồi trên ghế, nhưng bật ngửa ra sau, đầu nghẹo về một bên thành ghế dựa sát vách. Đường đạn đạo đă xuyên thủng ngực tướng Hiếu, khiến ông ta chết tức khắc.

Được biết viên thượng sĩ này là người cận vệ tin cậy nhất của tướng Hiếu, đă theo ông Hiếu từ hồi ông c̣n làm tư lệnh Sư Đoàn 5, đóng ở B́nh Dương, Phú Lợi, và cả về sau, khi Sư Đoàn 5 đóng ở Lai Khê, trong doanh trại cũ của SĐ I Bộ Binh Mỹ. Lúc bấy giờ viên hạ sĩ quan hầu cận ấy là trung sĩ. Anh ta đă được tướng Hiếu tặng cho một cái đồng hồ làm kỷ niệm.

Cách bài trí trong văn pḥng làm việc của ông tướng tư lệnh quân đoàn 3, th́ tôi không lạ ǵ. V́ từ thời trung tướng Lê Nguyên Khang giữ chức tư lệnh quân đoàn cho đến thời trung tướng Đỗ Cao Trí, tôi đă có nhiều dịp vào trong đó chơi và chuyện tṛ với mấy ổng. Nhưng tôi chưa bao giờ được dịp vào pḥng làm việc của cố vấn Mỹ của quân đoàn, nên lần này có hơi ṭ ṃ. Tôi thấy xung quanh vách tường đều có bọc da, sau một lớp "isolation", dùng để giữ điều ḥa không khí, đồng thời ngăn tiếng động. Pḥng làm việc của 2 ông tướng xung khắc nhau - về cả thể chất, nhân dạng, đến tánh nết và tư cách - hoàn toàn thông luôn, và chỉ ngăn ra bằng một cánh cửa nhỏ. Giả thiết, nếu 2 ông tướng ấy có bắn lộn nhau bằng súng M-16, ở bên ngoài cũng không ai biết được, chứ đừng nói ǵ đến chuyện thanh toán có dự mưu.

Về phương diện dư luận, tôi nghe đồn đăi, cho rằng có lẽ tướng Hiếu đă bị súng cướp c̣ khi lau chùi súng. V́ ông Hiếu có tật hay chùi súng. Qua sự quen biết, tôi thấy ông Hiếu rất thích khẩu súng lục kiểu Rouleau Mỹ, 5 viên, ṇng ngắn, P.38, hiệu Smith & Wesson mà ông luôn đeo bên hông. Loại súng này rất đơn giản, không mấy khi cướp c̣ kiểu đó. V́ khi chùi súng ai cũng phải mở ổ đạn ra rồi mới chùi được. Huống chi ông Hiếu là tướng trong quân đội, dĩ nhiên đă quá quen với các loại súng đạn. Đây là loại súng các phi công phản lực cơ thường dùng. Nó không giống như loại Colt 9, hoặc Colt 12 của quân đội, dễ bị cướp c̣.

Một mặt khác, cũng có dư luận cho rằng Quế Tướng Công Nguyễn Văn Toàn vốn là tay đă tạo thành tích lẫy lừng trên phương diện tham nhũng, thối nát. Nay tướng Toàn ngồi chung với tướng Hiếu, đặc trách bài trừ tham nhũng, chẳng khác nào mặt trời mặt trăng, hay chó với mèo, làm sao tránh khỏi thảm họa xảy ra.


Đặng Văn Nhâm
Bí Mật Hậu Trường Chính Trị Miền Nam 1954-1975 - Quyển I (1999)

Tin Cập Nhật - Ngày 6/5/2015:

Lúc 11giờ kém 15 phút khi Tướng Hiếu vừa bước vào văn phòng Phó Tư Lệnh Quân Đoàn III, sát thủ nhảy tới từ đàng sau và dùng cánh tay chặt mạnh vào gáy khiến Tướng Hiếu bất tỉnh, rồi dùng khẩu súng lục loại nhỏ Browning P6.35 ly bắn vào cằm. Viên đạn xuyên lên óc và nằm trong xọ chứ không chui ra khỏi đầu.

Sát thủ là cận vệ của Tướng Toàn, Đại Úy Đỗ Đức, đệ tam đẳng Thái Cực Đạo.


Trung Úy Đỗ Đức đứng đằng sau Tướng Toàn (5/1972, Kontum)

Sau khi Tướng Hiếu bị giết, Tướng Toàn gọi điện thoại trình báo lại cho Tổng Thống Thiệu: "Mission accomplie".

Nguồn: tình báo quân sự Hoa Kỳ. Mật. Tiết lộ ngày 6 tháng 5 năm 2015.

(xem Vén màn bí mật về cái chết Tướng Hiếu)

generalhieu