Song Thân Tướng Hiếu

Những nét khả ái nơi con người Tướng Hiếu: đẹp trai, oai vệ, đức độ, thông minh, tài giỏi, b́nh dân, khiêm tốn, cương trực, bất khuất, công minh... đều do song thân truyền di lại xuống cho con. Tôi có thể gán các nét sau đây cho me tôi: đẹp trai, đức độ, b́nh dân, khiêm tốn; và những nét sau đây cho thày tôi: oai vệ, thông minh, tài giỏi, cương trực, công minh.

Để hai h́nh me tôi và anh tôi gần kề nhau không khỏi không nhận thấy cùng một khuôn rập: hiền lành, thanh nhă và khiêm nhu. Me tôi mất hồi tôi mới lên bốn nên tôi không được diễm phúc biết rơ mẹ ḿnh. Tuy nhiên tôi c̣n nhớ mờ mờ có một ngày vú em xẩm ẵm tôi tới trường học ở Thượng Hải, Trung Hoa, nơi me tôi làm trợ giáo cho cô giáo Pháp dạy học cho các học sinh Việt, con cái của các Việt kiều sang Tàu làm việc với các công ty và các cơ quan của người Pháp trong phần tô giới Pháp thuộc. Chắc là các học sinh mến cô trợ giáo lắm v́ ai nấy đều tranh giành ẵm bồng nâng niu tôi, kể cả các cậu con trai! Tôi không nhớ có lần nào bị me tôi đánh đ̣n hay to tiếng la mắng cả. Me tôi đối xử rất b́nh dân cùng với những người đầy tớ trong nhà, nên họ đều mến me tôi. Me tôi thuộc đạo ḍng, lúc nhỏ học trường mấy "Ma Sơ" Pháp ở Tiên Sinh, hay đọc những sách đạo do các Sơ hướng dẫn đọc. Chính là một trong những cuốn sách đạo này me tôi dúi vào tay thày tôi, lúc đó đang cua me tôi, đă khiến thày tôi theo đạo (thày tôi theo đạo v́ lư do này, chứ không phải v́ muốn lấy me tôi mà buộc phải theo đạo, thày tôi bảo vậy!)

So với me tôi th́ tôi biết rơ thày tôi hơn nhiều và có thể biết rành rẽ anh tôi giống thày chúng tôi ở những điểm nào. Tuy nhiên tôi xin nhường lời lại cho chính thày tôi nói và để độc giả tự xét lấy, v́ tôi may mắn dụ được thày tôi, năm nay đă 95 tuổi và vẫn c̣n khỏe mạnh minh mẫn, viết về đời ḿnh lưu lại cho con cháu.

Nguyễn Văn Tín (Tháng 7, 1998)

Chuyện Đời Tôi

Tôi sinh ngày 26 tháng 9 năm 1903 tại Bắc Ninh, một thị xă nhỏ, ở phía đông và cách Hà-nội 30 cây số. Thày tôi là ông Nguyễn Dza Tĩnh, đông y sĩ, tức ông lang Tĩnh, nổi tiếng mát tay; có hai bà vợ: vợ cả mà tôi kêu là "Me", có một con trai tên là Đản, hơn tôi 7 tuổi, và 3 con gái; vợ lẽ mà tôi kêu là "U", có 3 con trai: Thường (cùng tuổi với Đản), tôi (Hướng) và Tuệ, kém tôi 3 tuổi, và 3 con gái. Sau khi U tôi mất, Thày tôi lấy một người vợ thứ ba, không cưới hỏi ǵ, tức là nàng hầu, thường kêu là Chị Ba, sinh ra một con trai, kém tôi hơn mười tuổi, tên là Sắc, lớn lên đổi là Nguyễn Ngọc Dzanh.

Căn nhà chúng tôi, tại số 109 đường Ninh Xá, đối diện với bưu điện, trong ngày là một tiệm bán thuốc bắc và một ít đồ chạp phô. Tiệm do “Me” – vợ cả – quản lý. Bà có hai người phụ tá, hai chị lớn Tố và Niềm, cũng như anh Thường và tôi là con bà thứ gọi là “U”. Một người con trai thứ ba, Đản, con bà cả lớn hơn anh Thường vài tuổi, cùng ở với chúng tôi. Vào dịp lễ giỗ của ông nội, các chị đã lập gia đình (cùng với chồng và con cái), tất cả sống tại Hà Nội, thường đến giúp nấu nướng các đồ cúng: Trần Văn Hạnh, thơ ký văn phòng Phủ Toàn Quyền Pháp, Hà Nội, cùng vợ Phán; Lương Văn Ngữ, thương gia, cùng vợ Ích; Nguyễn Ngọc Giao, nhân viên khách sạn, và vợ Thế; và Lục, một thương gia Tàu, và vợ Lâm; Đỗ Đức Dụ, một thương gia giao lưu, và vợ Tú, người duy nhất trong năm người là chị ruột tôi, bốn người kia là chị khác mẹ.

Chủ gia đình là bà nội; bà trở thành góa phụ năm 35 tuổi, rất nhiều bản lãnh, nuôi con độc nhất, gửi đi học tại trung tâm dạy đông y. Bà nội cũng học bằng nghe và nhìn và có thể trị các bệnh nhẹ. Thày có một kiến thức Hán ngữ rất rộng. Thày thi trượt kỳ thi quan lại, và thủ đắc được khoa đông y thực nghiệm. Khi một bệnh nhân đến chữa bệnh, Thày bắt mạch , rồi kê đơn bằng Hán ngữ. “Me”, hoặc một bà chị hoặc tôi, bốc thuốc theo đơn. Khi Thày không có nhà, bà nội có thế kê đơn trị bệnh nhẹ.

Khi tôi lên năm, Thày dạy tôi đọc và chép sách “Tam Thiên Tự” (sách 3000 chữ). Ông Cửu Nam, một thương gia đồ thêu giàu có, trả thù lao 30 đồng một năm để dạy học cho các con ông, và tôi đến nhà ông phú gia để học bài.

Ba chữ Hán to tướng: "PHÚ ÂN HIỆU" (Tiệm Giàu Sang và Ân Nghĩa), do Thày tôi ra tay phóng họa trên một tấm bảng gỗ đỏ, đóng khung, sáng chói trước nhà, treo gần trên nóc nhà. Sáng sớm sáu tấm gỗ đóng khép gian hàng được tháo gỡ xuống và đặt để trong hai thùng gỗ trống rỗng và chống đỡ các thùng và hộp chứa đựng các vật dụng tiệm buôn: thuốc bắc phơi khô, đường thẻ, bánh gạo khô ép cứng. Bên trong, bờ tường bên cánh phải là các kệ chứa đầy các tô chén và lọ thuốc bắc mà Thày kê đơn cho các bệnh nhân, sau khi bắt mạch. “Me”, hoặc một bà chị hoặc chính tôi, sẽ bốc thuốc theo đơn kê bằng chữ Hán.

Bà nội, theo tính lo xa, đưa một người bà con, một trang thanh niên tên Lê Văn Chấn, lớn tuổi hơn hai ông anh tôi một tí, về làm con nuôi. Thày dạy Chấn tài thuật trị bệnh đông y. Chấn chuyên phần xử dụng chày và cối, lấy hai chân lăn đi lăn lại vòng chày trong cái cối hình con thuyền. Thày lấy làm con nuôi phòng khi không sinh được con trai nối dòng.

Cả Đản và Thường là học sinh năm cuối tại trường "Collège du Protectorat", Hà Nội, một trường trung cấp. Vào kỳ nghỉ hè, hai anh dạy tôi đọc và viết quốc ngữ, dùng mẫu tự La tinh viết tiếng Việt, do một giáo sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes chủ xướng đầu thế kỷ thứ 19; họ còn dạy tôi một ít tiếng Pháp, dùng cuốn Premier Livre de Lecture của tác giả Toutey.

Vào tháng 9 năm 1912, tôi được nhận vào "Cours Préparatoire" (lớp nhất) thuộc trường Ecole primaire franco-annamite của BắcNinh. Có bốn cấp lớp: cours préparatoire, cours élémentaire, cours moyen, và cours supérieur, mỗi cấp có một thày giáo.Một thày giáo thứ năm, tuổi trung niên, không nói tiếng Pháp, dạy chữ Hán. Hiệu trưởng là một ông người Pháp nghiêm nghị với trùm râu con dê Monsieur Dayde.

Tiếng Việt bị liệt vào hàng cuối, tất cả mọi bài học được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Hầu hết các sách đều từ Pháp đem đến. Hàng chữ đầu của cuốn sử ghi: "Nos ancêtres les Gaulois" (Tổ tiên chúng tôi là dân Gaulois).

Khi tôi học lớp nhì (cours élementaire), vào một buổi trưa, một ông lính Tây đến tiệm chúng tôi và muốn hôn bà chị Niệm. Tôi tiến tới xổ tiếng Tây ngăn chận: "Défense toucher mademoiselle annamite, Monsieur!" (Này ông kia, cấm không được đụng tới cô gái An Nam).

Năm đó, lúc tôi lên 10, “U” lâm bệnh lao, nằm liệt giường trên một năm và chết. U được chôn cất tại một ruộng lúa, tại chân một đồi nhỏ mang tên "Núi Nặc", một cây số tây bắc thành phố. Sau một ít lâu, đang khi tôi chơi với một lũ trẻ con tại một khoảng đất trống gần trường học, Thày đi ngang qua ngồi trên một xe kéo, vẫy gọi tôi lại và cho ngồi lên lòng và bảo người kéo xe đưa chúng tôi đến “"Núi Nặc". Trên xe kéo, dưới chân chúng tôi là một cục đá hình vuông, được dùng làm bia mộ cho U tôi.

Năm sau, Đản và Thường đều tốt nghiệp trường "Collège du Protectorat", và được bổ nhiệm làm thày giáo cấp tiểu học, Đản tại Phủ Lạng Thương, 50 cây số phía đông bắc Bắc Ninh; Thường dạy lớp bốn tại tỉnh nhà. Do rất thông thạo tiếng Pháp, Thường đánh bạo ngồi ghế dự thi “Brevet Elémentaire”, một bằng do Bộ Giáo Dục Pháp cấp, và lãnh lương tháng 50 đồng, 100 phần trăm cao hơn Đản.

Với tiền bạc dư thừa, “Me” bỏ tiền ra kiếm một nàng hầu cho Thày: một con bé nhà quê chân chất vào tuổi hai mươi theo bố đến nhà; “Me” dọn một bữa cơm thịnh soạn với nhiều món ăn ngon và rượu đế. Tôi được bảo là gọi bằng "Chị Ba". “Me” và Bà Nội rất ưng ý Chị Ba do chị bao làm mọi công việc trong nhà. Chị Ba sinh đứa con thứ năm cho Thày, đặt tên là Sắc. Trong những tháng đầu, Chị Bá cho con bú sữa mẹ, rồi bắt đầu mớm cơm cho con, nhai một miệng đầy cơm với một ít thịt, kê môi vào miệng buộc con há miệng và và thức ăn đã được nhai phân nửa vào.

Vào thời điểm đó, tôi khám phá hai ông anh lớn có những mối tình lãng mạn. Một người bạn của Đản tên Phạm Hồng, một sinh viên trường Kỹ Sư Công Chánh, có một cô em gại xinh đẹp tên Nghĩa mà Đản nhắm cưới làm vợ. Và Thường thì si mê Lou Lou, cô con gái 16 tuổi của một viên chức Hải Quan Pháp và một bà mẹ Việt... Sau giờ học, Thường hay đi qua đi lại trước cửa nhà họ để liếc nhìn nàng tiên, và... bà mẹ phải lòng mới chết!

Vài năm sau, năm 1916, Thày mắc bệnh đường ruột và chết năm 58 tuổi. “Me” quỳ gối tại đầu giường vuốt mắt cho Thày. Để tránh cho Đản phải sốt ruột chờ đợi ba năm mang tang bố, Bà Nội làm lễ chạy tang.

”Me” nuôi nấng tôi như con ruột. Khi tôi học lớp 5 tại trường tiểu học Franco-Annamite, thày giáo tên là Tường Quý Bình.

Dưới chế độ Nước Pháp bảo hộ (Protectorat Francais) tiếng Pháp là ngôn ngữ thông dụng ở các trường, môn ǵ cũng dạy bằng tiếng Pháp; tiếng Việt coi như là một ngoại ngữ, mỗi tuần lễ chỉ học vài giờ "Thème": dịch tiếng Việt ra tiếng Pháp; "Version": dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt.

Tôi học tiếng Pháp rất siêng năng; đọc tuần báo "Le Journal des Instituteurs" (báo của Thày Giáo); vô số "Livres Roses" (truyện Trẻ Con); một truyện dài "Le Morne du Diable" của Eugène Sue; "L'Expédition au Pôle Sud de l'Amiral Peary". Rồi khi học trường Buởi ở Hà-nội, tôi đọc rất nhiều tiểu thuyết Pháp văn của các tác giả: Rousseau, Diderot, André Theuriet, Anatole France, Paul Bourget, vân vân... Những bài Pháp văn (composition francaise) của tôi được thày, cô giáo Pháp cho điểm rất cao: 7, 8, 9 trên 10. Một bài "Le foyer paternel", cô giáo Alice Godbille cho 9 điểm và gửi về Pháp để khoe học tṛ Việt Nam của chị viết Pháp văn giỏi ...

Trong 4 năm học trường Bưởi (1917-1921) tôi được xếp hạng đầu (No 1), và kỳ thi măn khóa, tháng 6/1921, tôi là thủ khoa, nhưng chỉ được "Mention Assez Bien" nghĩa là hạng Trung B́nh. Văn bằng được cấp là "Diplôme d'Etudes complémentaires franco-annamites", nôm na là bằng "Thành Chung". Ngoài ra, tôi dự thi và được cấp hai văn bằng của Bộ Giáo-Dục Pháp gửi từ Paris đến: "Brevet Elémentaire" và "Certificat d'Etudes Primaires Supérieures."

Có một trong những bằng cấp nói trên, có thể xin vào học trường cao đẳng: Sư Phạm, Kiều Lộ, Y, Dược, Thương Mại, Canh Nông, Thú Y, hay làm việc thư kư Ṭa Sứ, hay giáo viên trường tiểu học.

Nhưng thi cử xong, tôi nghe lời ông anh rể, Đỗ Đức Du, ông ấy mỗi năm mang đồ thêu đi bán ở Thiên Tân (Tientsin), Bắc Trung hoa. Ông ta bảo: "Tôi quen biết một người Việt Nam, tên là Nguyễn Văn Khải, chỉ có bằng tiểu học mà làm ở ngân hàng Pháp "Banque Franco-Chinoise" ở Tientsin, lương cao bằng quan Tổng Đốc Việt Nam. Ở Tientsin có tô giới Pháp (Concession Francaise), có nhiều nhà buôn Pháp, chắc cậu có thể kiếm việc làm, lương cao."

Thế là tôi đến Sở Cẩm Bắc Ninh (Commissariat de Police) xin cấp thẻ căn cước (titre d'Identité), cầm vào văn pḥng ông Sứ (Résident de France) xin phép xuất ngoại. Ông Sứ hỏi qua loa mấy câu, lấy một mảnh giấy, có chữ in sẵn ghi tên, họ của tôi, rồi kư tên: "Le nommé Nguyễn Văn Hướng, né le 26.9.1903 est autorisé à se rendre à Tientsin, Chine. Bac Ninh, le 2 Juillet 1921. (Signé) Le Résident de France, Bouteillier."

Anh Thường mua cho tôi một bát họ 150 đồng, tôi đến tiệm ông Cả Hoàn, may một bộ đồ Khaki và áo sơ mi, mua một cà-vạt, một đôi giày tây, một cái mũ phớt (feutre). Cùng với ông anh rể, đi Hải-Pḥng, xuống tàu "Canton" đi Hong Kong, ở vài ngày, lên tàu "Shangtung" đi Tientsin.

Hai anh em ở khách sạn "Đại Trung", ở tô giới Pháp. Tôi đăng quảng cáo trên nhật báo Pháp "Le Tientsinois": "Jeune Tonkinois, B.E., C.E.P.S., diplômé, cherche emploi secrétaire". Ông anh rể giới thiệu tôi với ông bà Khải. Ông bà có hai con gái, 13 và 9 tuổi. Vài ngày sau khi đăng quảng cáo, tôi được hăng xây cất Pháp Brossard Mopin & Cie tuyển làm thư kư văn pḥng. Công việc: ghi chép vào một quyển sổ những vật liệu xuất kho trong ngày để sử dụng vào công tŕnh xây cất X, Y hoặc Z...Kế toán trưởng, người Trung Hoa, chê chữ tôi xấu, giới thiệu một bà con thay tôi. Thế là tôi mất việc đầu tiên. Nhưng may quá, ông Khải, ngoài việc ngân hàng c̣n là kế toán trưởng, làm việc buổi tối, hăng Lemoine & Cie, giới thiệu tôi làm phụ tá kế toán. Ngoài ra, bà Khải nhờ tôi kèm con là Nghiêm và Liên, học trường của tu sĩ Pháp "Soeurs St Joseph". Thù lao: ăn và ở. Tạm thời an cư lạc nghiệp!

V́ ngày ngày nghe, miệng nói, tôi đâm ra nói được tiếng Tàu, và cả tiếng Anh. Thư từ tiếng Anh gửi đi nước Anh và Hoa Kỳ do tôi viết và đánh máy.

Có hai người đồng nghiệp Tàu, Pierre Che và Joseph Pang, công giáo rất ngoan đạo, thường dụ tôi rửa tội. Tôi nói đùa: "Cho tôi một triệu đôla tôi cũng không theo đạo". Ít lâu sau, đọc một cuốn sách của các Sơ cho Nghiêm, tôi rất cảm động về sự hy sinh của Đức Chúa Giêsu. Khi tôi chịu phép rửa tội, Joseph Pang hỏi đùa: "Người ta đă cho anh mấy triệu?"

Năm 1925, có một trung úy Pháp được chuyển từ Hà-nội đến. Một hôm ông ta có việc đến sở. Ông chủ tôi giới thiệu: "Ce jeune homme vient de Hanoi; il parle francais comme un Marseillais." Trung úy, với giọng nói kẻ cả, hỏi tôi: "Depuis combien de temps travailles-tu ici ?" (Mày làm việc ở đây được bao lâu rồi?) Tôi điềm tĩnh trả lời: "Depuis bientôt deux ans, mon lieutenant." (Thưa trung úy, ngót hai năm), và hỏi vặn lại anh ta: "Et toi, combien de temps as-tu vécu dans mon pays?" (Thế mày, mày đă ở nước tao bao lâu rồi?) Trung úy đỏ mặt, quắc mắt, nhưng rồi mỉm cười nói: "Je vous demande pardon, Monsieur, une mauvaise habitude." (Tôi xin lỗi ông. Một thói xấu!)

Ít lâu sau, ông chủ tôi tuyển một cựu sĩ quan Pháp làm giám đốc thương vụ tên là Plessis. Ông này có ư đồ mở mang hoạt động, bán súng đạn, xe thiết giáp, súng đại bác, máy bay oanh tạc, cho những tướng Tàu đang xưng hùng xưng bá như Chang Tso Lin (Trương Tắc Lâm), Wu Pei Fu (Ngô Bội Phu), vv...

Ông Plessis đặt một văn pḥng ở Mouykden, thủ đô Măn Châu, tuyển một giám đốc địa phương tên là Tesmar, dân Đông Âu. Một ngày ông Plessis đi công tác ở Mouykden, tất tả trở về, đưa tôi 5000 đôla, bảo tôi hối lộ cho một đại tá Tàu tên là Liu, nếu y dọa kiện tụng. Đến Mouykden, tôi thấy có hai người Tàu túc trực ở văn pḥng. Ông Tesmar cho tôi biết sự việc: Mưu mô với đại tá Liu, giám đốc Truyền Tin của quân đội Mouykden, nhận 100.000 đôla để nhập cảng hàng, chia cho Liu một nửa ... Thế là xong việc, chẳng nhập cảng ǵ sốt! Nhưng Liu tham lam, ít tháng sau, đ̣i nộp tiền đất! Tôi đến Mouykden được vài ngày, th́ đại tá Liu cho một toán lính đến chiếm kho hàng. Tesmar bảo tôi rằng Liu nhất định không nhận 5000 đôla. Tôi chạy sang trụ sở một hăng Pháp, quay máy nói yêu cầu ông Lănh sự Pháp can thiệp. Chỉ ít phút sau, ông Crespin tới nơi, nói với đại tá Liu: "Có việc ǵ trách móc một hăng buôn Pháp, đă có tôi giải quyết với Tướng Trương Tắc Lâm, ông đừng làm bậy!" Đại tá bẽn lẽn rút lui. Sau khi ông Lănh sự ra về, Tesmar nói nhỏ với tôi: "Công việc xong xuôi, chúng ḿnh chia nhau số tiền 5000 đô!" Tôi lắc đầu: "Không được! Tôi sẽ mang về trả lại cho chủ."

Năm 1925, tôi kết hôn với Nghiêm. Bữa tiệc cưới tổ chức rất linh đ́nh ở khách sạn "National Grand Hotel", có mặt ông Lănh sự Pháp, ông bà chủ tôi, rất nhiều người Pháp và hàng trăm quân nhân Việt Nam (làm cho quân đội Pháp).

Con trai đầu ḷng, Trung, sinh 4/9/1927; Hiếu, con trai thứ 2, sinh 23/6/1929; Tiết, con trai thứ 3, sinh 17/4/1932... Đầu năm 1933, Trung lên 6, Hiếu lên 5, mà không có trường học. Tôi xin thôi việc để về Nha-Trang có việc làm với công ty xăng nhớt Caltex. Nhưng tới Thượng Hải, để đợi chuyển tàu Messageries Maritime về Sài-G̣n, th́ bạn học Nguyễn Đức Măo, đốc học trường Pháp Việt dành cho trẻ em Việt Nam, con của hơn ngh́n cảnh sát viên Việt Nam của tô giới Pháp, khuyên tôi ở lại kiếm việc ở Sở Cảnh Sát Tô Giới Pháp, cho con vào học trường của ông, và mẹ chúng có thể làm trợ giáo.

May quá, khi tôi xin việc ở Sở Cảnh Sát Pháp, ông giám đốc hỏi tôi có biết viết tốc kư không? Tôi nói: "Thưa ông, tôi có đọc qua quyển "Sténographie en 20 lecons" của G. Buisson, nhưng chỉ biết qua loa thôi!" Ông ta lấy một tờ báo cáo, đọc vài chục hàng. Tôi viết chẳng ra tốc kư ǵ, nhưng đọc lại không sai một chữ!

Đầu tháng sau, tôi mới chính thức vào làm việc ở Sở Cảnh Sát Tô Giới Pháp. Lương tháng 300 đồng, phụ cấp tiếng Nhật 20 đồng, tiếng Anh 20 đồng, tiếng Tàu, 20 đồng, viết chữ Tàu 60 đồng; làm việc ngoài giờ 60 đồng; dạy tiếng Pháp cho cảnh sát viên Việt Nam 60 đồng; tổng cộng 540 đồng. Nghiêm làm việc trợ giáo trường Pháp-Việt 60 đồng.

Sau vài tháng tôi nổi tiếng viết giỏi tiếng Pháp, những viên chức Pháp tấp nập đến nhờ tôi đánh máy (và sửa lại!) những báo cáo của họ. Đặc biệt, tôi thường xuyên sửa chữa những báo cáo của viên Chánh Mật Thám (Chef de la Sureté). Tôi học lớp "Police Technique" (Kỹ thuật cảnh sát). Sau 3 tháng khảo sát đuợc văn bằng "Tối Ưu". Tháng 6/1939, tôi thi Baccalauréat (Tú Tài Pháp), được trúng tuyển hạng "Ưu" (mention Bien).

Tháng 6 năm 1940, nước Pháp bị nước Đức chiếm đóng. Ông Jobez, phó giám đốc và trung úy P. Blanchet, rời Thượng Hải để trở về Pháp gia nhập kháng chiến. Tô giới Pháp được chuyển nhượng lại cho Trung Quốc. Năm 1946, dưới sự đô hộ Nhật, Trung quốc bị một nạn đói khủng khiếp. Nghiêm, vợ tôi bị bệnh lao và qua đời.

Ngày 15 tháng 8 năm 1945, sau hai trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Hoàng Mikado Hiroshito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Nhật: các người Việt theo Nhật tháo cờ Nhật xuống và thay vào cờ Trung Hoa... và tôi bị tố cáo với sở cảnh sát của Tưởng Giới Thạch là đã áp bức họ cộng tác với Nhật. Ngày 10 tháng giêng năm 1946 tôi bị bắt và nhốt tù. Ông quan tòa ký lệnh giam hai tháng để điều tra. Tôi bị giam cầm kéo dài hai tháng; mãn tù tôi được tha bổng. Tôi được trả lại tự do ngày 10 tháng 5 năm 1946, với điều kiện chịu sự kiểm soát của tòa trong sáu tháng. Vì vậy mà tôi phải ở nán lại Thượng Hải, trong khi các người đồng hương của tôi được giới chức Pháp cho hồi hương về Đông Dương. Nguyễn Xuân Quỳnh, cháu tôi cũng là thư ký sở cánh sát, đã chăm nuôi các con tôi – mẹ chúng đã chết vì bệnh lao sau một thời gian lâu dài nằm trong bệnh viện – nằm cho số người hồi hương này. Anh ta trở thành một công chức của cảnh sát của chính phủ Hồ Chí Minh. Quỳnh lập gia đình và chết vài năm sau đó.

Tháng giêng năm 1947 tôi được ông giám đốc Courrier d'Extrême-Orient, một người Pháp gốc d'Algérie tên Chanderly, thu nhận làm việc chân thư ký tốc ký. Không bao lâu sau ông chỉ định tôi làm thư ký tòa soạn. Vì thiếu người mua báo, tờ báo đình bản, thay bởi một Bulletin Quotidien do Tòa Lãnh Sự Pháp xuất bản, chủ nhiệm là một viên phụ tá lãnh sự, và chính tôi trong chức vụ chủ báo. Năm 1948, đến lượt Trung, sinh viện Khoa Hoc Đại Học Aurore, chết vì bệnh lao. Hiếu đậu tú tài Pháp và tiếp tục học vấn tại Đại Học Aurore của Dòng Tên. Tiết, Trí và Tín theo học tại Ecole Jeanne d'Arc của Frères Maristes.

Tháng 4 năm 1949, đang khi các lực lượng Cộng Sản của Mao Trạch Động tiến nhanh về Thượng Hải, Tòa Lãnh Sự Pháp quyết định cho các nhân viên còn lại hồi hương về Đông Dương. Năm đứa con tôi – Hiếu, Tiết, Trí, Tín và Hòa – và cả tôi, cùng với Mã Lệ mà tôi đã xin cho được một sổ thông hành Pháp, cũng nằm trong số người này. Chúng tôi lên tầu chiến Pháp ''Commandant de Pimodan" ngày 5 tháng 4 năm 1949. Tôi dự trù xuống tàu tại Hồng Kông để lấy một tàu buôn nhắm về Hải Phòng. Chẳng may tàu chiến phải ngừng lại giữa biển để sửa máy. Tiếp sau tàu chiến đốt trạm Hồng Kông, trực chỉ về Sài Gòn. Chúng tôi xuống bến Sài Gòn ngày 9 tháng 5 năm 1949. Tôi trở về quê hương sau 29 năm sống bên Tàu.

Ít tháng sau, tôi ra Hà-Nội nhận chức Phụ Tá cho Giám Đốc Công An Nguyễn Đ́nh Tại, bạn học trường Bưởi năm xưa. Trương Mă Lệ thuận theo ra Bắc và kết hôn với tôi. Nhă con trai đầu ḷng, sinh năm 1950; Lịch, con gái, sinh năm 1953; Thiệp, con gái, sinh năm 1955; Liêm, con trai út, sinh năm 1957. Hiếu học trường Vơ Bị Đà-Lạt, lên đại úy, thiếu tá; du học Hoa Kỳ, lên chức trung tá, đại tá, thiếu tướng. Kết hôn với Phạm Thị Hương, sinh con trai Dũng, Cảm, Hoàng; con gái Thư, Hà, Hằng. Bị ám sát 8/4/1975 v́ t́nh nghi đảo chính.

Sau thời kỳ làm Phó Giám Đốc Công An Bắc Phần, một người đồng nghiệp nói với tôi: "Tụi ḿnh thanh liêm đến khi mất chức hóa ra nghèo mạt rệp. Keo sau ông thề không ngu vậy nữa!" Thời gian sau, tôi được cử giữ chức vụ Giám Đốc Công An Bắc Phần, tụi buôn thuốc phiện cho người đến thương lượng với tôi: "Nếu ông Giám Đốc chịu ra lệnh cho cảnh sát phi trường quay mặt làm ngơ không xét kỹ các chuyến máy bay từ Lào về, mỗi chuyến chúng tôi xin biếu ông Giám Đốc 1 triệu đồng. Mỗi tháng sẽ có một chuyến bay như vậy." Tôi từ chối, thành thử khi thôi chức Giám Đốc Công An vẫn nghèo như thường!

Tháng 7 năm 1955, tôi được thuyên chuyển về bản doanh Cảnh Sát tại Sài Gòn. Tổng Giám Đốc Cảnh Sát lúc đó là Đại Tá Bình Xuyên Lại Văn Sang, tay mặt của Lãnh Tụ Bình Xuyên Bẩy Viễn. Cũng như Đại Việt (đảng tôi), Bình Xuyên ủng hộ Quốc Trưởng Bảo Đại. Cũng như Đại Việt, họ đứng về phía Pháp trong công cuộc giao tranh chống lại phiến loạn của Hồ Chí Minh. Do vậy tôi được Đại Tá Lại Văn Sang trọng dụng. Ông muốn trao cho tôi làm giám đốc cảnh sát Trung Phần tại Huế. Một sáng sớm, lẽ ra một xe chức sắc cảnh sát đến đón đưa tôi tới phi trường để bay đi Huế. Tuy nhiên, xe không đến: Phan Văn Giáo, Thủ Hiến Trung Phần, đã chỉ định một người khác thay tôi! Tôi được trao cho một công việc không kém trọng vọng: phụ tá Giám Đốc Nam Phần, đặc trách hành chánh. Một trong những nhiệm vụ của tôi là sàng lọc những người xin gặp các chức sắc cảnh sát quan trọng; một nhiệm vụ khác là cấp giấy phép thông hành đi Nam Vang, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Hà Nội và lập thủ tục cấp phát thông hành đi ngoại quốc.

Khi Đại Úy Ford, thuộc Sứ Quán Hoa Kỳ, đến gặp Đại Tá Lại Văn Sang, tôi thủ vai thông dịch viên. Ông Mỹ hỏi Sang: “Tại sao Bình Xuyên chống lại Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, người đã được Quốc Trưởng Bảo Đại xếp ông chỉ định?” Ông nói thêm: “Ông biết điều gì xảy đến cho Tướng Nguyễn Văn Hinh, vì thái độ chống Diệm...” Đại Tá Sang không biện minh được cho thái độ của mình. Từ đó trở đi, ông tránh né tôi.

Vào thời điểm đó, tôi được vời tới bí mật gặp Bà Ngô Đình Nhu tại bệnh viện St Paul (một cơ sở của Đức Cha Ngô Đình Thục). Bà hỏi tôi: “Ông có nghĩ là cảnh sát đô thành chống đối Thủ Tướng là không nên không? Ông có thể đề nghị một hành động nào để gian xếp vụ này không?” Ý thức là đây là một trò chơi nguy hiểm, tôi nói: “chỉ việc đem quân dù từ Nha trang về là dẹp được Bình Xuyên.”

Sau đó tôi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc Công An, phụ tá cho Tướng Nguyễn Ngọc Lễ. Một ngày kia, ông Tổng Giám Đốc cho gọi tôi vào văn pḥng và ra chỉ thị tôi lùng bắt những viên chức chính quyền hối lộ tham nhũng. Tôi thưa lại: "Nếu vậy, tôi phải bắt Thiếu Tướng trước nhất!" Thế là tôi bị giáng chức thuyên chuyển qua làm Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Đô Thành!...

Tháng 12 năm 1955 tôi rời công vụ cảnh sát, mở một văn phòng thông dịch, chính yếu làm việc cho Tòan Đại Sứ Mỹ và National Institute of Administration.

Năm 1962, tôi nhận làm việc với Dainan Koosi, một công ty xuất nhập cảng Nhật, dịch từ tiếng Anh sang tiếng Pháp các văn từ kỹ thuật, thảo thư cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và các Bộ Trườ̉ng.

Khi bác sĩ Phan Huy Quát trở thành Thủ Tướng, ông chỉ định tôi làm trưởng phòng tình báo tại Hồng Kông, Tôi sống tại Hồng Kông cùng với vợ và các con, giả danh một quản lý của chi nhánh Dai Nan Koosi tại Hồng Kông... Với sự giúp đỡ của một điệp viên Tàu hoạt động tại Macao, tôi khám phá nhiều mưu đồ của chính phủ Hà Nội và gửi báo cáo về Sài Gòn.

Tháng 7 năm 1967, tôi trở về Sài Gòn và làm quản lý cho I.B.A. Với tư cách là nhà phân phối cho công ty Honda Motor, chúng tôi lập văn thư mua bán chính thức cho việc nhập cảng khoảng nửa triệu xe gắn máy Honda C.50. Tôi thường đi Hồng Kông, Bangkok, nhận tiều "quà cáp" từ công ty Honda Motor, có khi lên tới hơn 50,0000 đô.

Năm 1967, tôi gia nhập Liên Minh Á Châu Chống Cộng. Với tư cách là thành viên Ban Hành Pháp, tôi phó hội các hội nghi thường niên tại Đài Loan, Seoul, Manila, Bangkok.

Năm 1972, tôi thôi làm việc với I.B.A và trở thành quản lý cho công ty Đại Việt, xuất cảng gỗ thông, cát trắng đi Nhật, nhập cảng phân bón và máy móc.

Ngày 29/4/1975, Trí, Tín, chị Hiếu và các con tản cư sang Mỹ. Tôi ở lại, phải đi cải tạo ngày 15/6/1975. Tháng 1/1983, cũng nhờ Trần Đại Nghĩa,, cháu con rể của ông anh Thường mới ra trại, và tháng 1/1988, cũng nhờ cháu rể can thiệp, tản cư sang Hoa Kỳ ...

Nguyễn Văn Hướng
New York tháng 6/1995


Thêm chi tiết Nguyễn Quang Nam cung cấp (30/5/2016): Ông Nguyễn Dza Tĩnh c̣n có tên gọi là Nguyễn Phúc Cống tự Phúc Tĩnh tên tục là Tĩnh. Mất ngày 22/2 năm Bính thân (1916) Cát táng tại ruộng Bà bá Đại Bắc ninh (nay là thị trấn Hạp Lĩnh Bắc ninh). Cụ bà đẻ ra Ông Tĩnh tên là Hoàng Thị Doăn mất ngày 7/2 năm Kỉ tỵ . Mẹ đẻ ra Ông Thường và Ông Hướng tên là Phùng Thị Tảo hiệu Diệu Tư mất ngày 1/7 năm Nhâm tư (1912). Cụ bà Nhị Quạt là mẹ đẻ ra Bà Phùng thị Tảo cũng táng cùng khu ở Hạp Lĩnh. Bà quế Lâm giỗ ngày 27/12 (Bà quế Lâm trước ở phố Phúc kiến, cháu có đến chơi tuy nhiên bé quá không hiểu quan hệ họ hàng thế nào. Chỉ biết ông giáo Đản, Ông Quát, Bà cả Minh là các anh em ruột của cụ Thường. Ông đẻ ra Mẹ cụ Cống giỗ ngày 26/3. Cụ bà Lê Thị Lời mất ngày 14/3.

generalhieu