Ư Kiến Tướng Hiếu Về Việt Nam Hóa Chiến Tranh

Tháng 6 năm 1969, Tổng Thống Nixon tuyên bố đợt triệt thoái tiên khởi của các đơn vị Mỹ và ngày 3 tháng 11 năm 1969, ông tuyên bố chương tŕnh Việt Nam Hóa chiến tranh. Trong khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó, vào tháng 8 năm 1969, Tướng Hiếu được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trong tư thế này, Tướng Hiếu buộc phải thi hành Việt Nam Hóa trong phạm vi của Sư Đoàn 5 và đă bày tỏ quan điểm riêng về tính cách khả thi của chương tŕnh này. Và ư kiến của Tướng Hiếu đă ứng nghiệm khi chương tŕnh này khai triển qua những năm tháng kế tiếp cho tới ngày đổ vỡ của chính phủ Miền Nam vào tháng 5 năm 1975.

Trong khuôn khổ của trách nhiệm lănh đạo Sư Đoàn 5, Tướng Hiếu phải đương đầu với hai trọng trách to tát liên quan tới Việt Nam Hóa chiến tranh: một là tiếp nhận căn cứ Lai Khê do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ chuyển giao, và hai là tiếp thu các vùng hành quân hai Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ để lại.

Ngơ hầu chuẩn bị cho việc triệt thoái của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, Sư Đoàn 5 được lệnh thu dọn bộ tư lệnh từ Phú Cường lên căn cứ Lai Khê, bản doanh của bộ tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ. Bản doanh này dời về Dĩ An gần Sài G̣n. Các khó khăn Tướng Hiếu vấp phải trong việc tiếp thu căn cứ Lai Khê được bàn thảo trong một loạt văn thư qua lại giữa Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Tướng McAuliffe, Cố Vấn Phó MACVZ-III, Tướng Milloy, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, và Tướng Ewell, Cố Vấn Trưởng Lực Lượng II Dă Chiến Hoa Kỳ.

Khó khăn chính thứ nhất được Tướng McAuliffe nêu lên trong thư đề ngày 18/3/1970 gửi Tướng Ewell liên quan đến sự khác biệt trong hệ thống điện lực quân lực Hoa Kỳ xử dụng (cao thế 500 KW) và quân lực Việt Nam xử dụng (hạ thế 100 KW). Khó khăn này được giải quyết với chỉ thị của Tướng Ewell ra lệnh để lại hệ thống cao thế cho Sư Đoàn 5, đồng thời cung cấp phương tiện và đào tạo chuyên viên thợ điện bảo tŕ Việt Nam.

Khó khăn chính thứ hai là sự thiếu hụt gỗ và mái tôn cần thiết cho việc sửa chữa các căn nhà hư hại do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ để lại. Trong một lá thư (không ghi ngày tháng) gửi Tướng Trí, Tướng Ewell khuyến cáo Sư Đoàn 5 không nên trông đợi vào bất cứ trợ giúp nào từ phía Mỹ trong vấn đề vật liệu xây cất và đề nghị "vơ vét vật liệu tại Dầu Tiếng để cung ứng một số vật dụng đáng kể cho việc xây cất gia binh", rồi ông tiếp thêm, "Tuy nhiên cần nghĩ tới chuyển những vật liệu vớt vát này cho việc sửa chữa các căn nhà tại Lai Khê; hoặc nữa, cần chọn lựa tháo gỡ một số căn nhà tại Lai Khê để dùng vật liệu thu vén được vào việc sửa chữa các căn nhà khác."

Khó khăn chính thứ ba được bàn thảo tới là sự thiếu hụt về ngân sách bảo tŕ cho căn cứ Lai Khê. Trong văn thư đề ngày 14/3/1970 gửi Tướng Ewell, Tướng Trí than phiền là Bộ Tổng Tham Mưu chỉ tháo khoán 1.500.000 triệu đồng (1 phần 10 ngân khoản cần thiết) cho Sư Đoàn 5 dành cho việc bảo tŕ căn cứ Lai Khê. Tiếp sau đó, Tướng Trí van xin, "để trợ giúp Sư Đoàn 5 có được tiện nghi nhà cửa cư trú cho những ngày đầu tại căn cứ Lai Khê, chúng tôi yêu cầu quí Bộ Tư Lệnh can thiệp với QL/HK chấp thuận cho nhà thầu PA&E tiếp tục bảo tŕ các doanh trại đă chuyển giao cho Sư Đoàn 5 với ngân khoản bảo tŕ năm 1970 do QL/HK cung cấp."

Liên quan tới vấn đề thiếu hụt ngân sách bảo tŕ, Tướng McAuliffe báo cáo Tướng Milloy trong văn thư đề ngày 13/3/1970 rằng Tướng Conroy thuộc Pḥng 4 MACV nói là "ngân sách quốc gia thường cung cấp rất ít ngân khoản cho việc bảo tŕ các căn cứ đóng quân, thường chỉ một phần mười tổng số xin, và thường không tài nào xin thêm ngân khoản về khoản này. Ông nói thêm là các đơn vị QLVNCH đóng trong các căn cứ cũ của Mỹ phải tập sống trong ngân khoản eo hẹp này; nếu không, họ phải chấp nhận không dùng tới các căn cứ đó."

Về phần ḿnh, Tướng Hiếu chống đối việc dời bản doanh bộ tư lệnh Sư Đoàn 5 ra khỏi Phú Cường, nơi ông chỉ cần một số đơn vị Địa Phương Quân để bảo vệ doanh trại, thay v́ tại Lại Khê, ông cần phải dùng tới cả một tiểu đoàn chủ lực quân để bảo vệ bản doanh. Mặc dầu với tất cả các khó khăn và chống đối, lễ nghi bàn giao căn cứ Lai Khê cho Sư Đoàn 5 được chính thức cử hành vào ngày 27/2/1970.

Một trọng trách quan trọng hơn việc tiếp thu doanh trại Mỹ mà Tướng Hiếu phải giải quyết liên quan đến Việt Nam Hóa là tiếp thu các vùng hành quân do hai Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ nhượng lại. Một con tính đơn giản cho thấy là thay v́ đương đầu địch với ba sư đoàn, nay Tướng Hiếu phải đương đầu địch với vỏn vẹn ba trung đoàn. Hiển nhiên đó là một trọng trách không tài nào chu toàn được. Mối quan ngại về sự thất bại của chương tŕnh Việt Nam Hóa chiến tranh này của Tướng Hiếu được ghi lại trong cuốn Fall Of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders của các tác giả Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins (1980):

Tôi [Tướng Trần Văn Đôn] chống đối Việt Nam hóa ... Tôi chỉ xin kể lại một mẩu chuyện. Tôi thăm viếng một số đơn vị tại chiến trường để t́m hiểu về chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh...Chuyện này xảy ra tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5. Tôi thảo luận vấn đề với tư lệnh của sư đoàn, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một tướng thanh liêm nhất, và đồng thời cũng tài ba nhất. Câu trả lời của Tướng Hiếu đă làm cho tôi phải lấy làm ngạc nhiên và bừng tỉnh con mắt. Tôi hỏi Tướng Hiếu, 'Anh nghĩ sao về Việt Nam hóa?' Tướng Hiếu nói với tôi, 'Không thể thực hiện nó được.' 'Tại sao vậy?' Tướng Hiếu đáp, 'Sư Đoàn 5 bao giàn một vùng mà trước đây có hai sư đoàn Mỹ khác, và bây giờ sau khi hai sư đoàn Mỹ đó đă bỏ đi tôi chỉ có một sư đoàn của tôi để bao giàn trọn vẹn vùng này. Tôi có ba trung đoàn trong vùng và phải dùng một trung đoàn thay thế cho một sư đoàn. Làm sao mà tôi có thể đối chọi với địch trong t́nh trạng này? Hẳn là tôi phải suy yếu đi nhiều.' Tướng Hiếu tỏ vẻ thất vọng. Tôi lấy làm ngạc nhiên; Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, rất lễ độ, và đă cố gắng hết sức ḿnh. Nhưng Tướng Hiếu đă khẳng định với tôi là không thi hành được. 'Làm sao mà tôi có thể bao giàn một vùng rộng lớn hơn với số lượng đơn vị bớt đi?' Thế có nghĩa là chương tŕnh Việt Nam hóa khiến cho chúng tôi suy yếu đi. (trang 36)

Trên b́nh diện rộng lớn hơn, toàn thể QLVNCH cũng đồng cảnh ngộ với Tướng Hiếu: phải thay thế bảy sư đoàn Mỹ và bốn lữ đoàn Mỹ cùng với vô số các đơn vị yểm trợ, mà không được hưởng tăng thêm quân số.

Năm 1971, Cộng Sản Bắc Việt được đàn anh Trung Cộng bắn tiếng là cứ tiến hành công cuộc tấn công Nam Việt Nam với sự thỏa thuận ngầm của Mỹ, v́ trong buổi họp với Thủ Tướng Chu Ân Lai ngày 9/7/1971, Kissinger cho biết là "Chính Phủ Nixon đă lấy quyết định triệt thoái ra khỏi Việt Nam kể cả cách đơn phương, và kể cả làm như vậy sẽ đưa tới sự lật đổ của chính phủ Nam Việt Nam." Chính sách này của Nixon đă được giữ kín cho tới mới đây được tiết lộ khi cơ quan National Security Archive, một nhóm nghiên cứu tư nhân, công khai hóa tài liệu mật và tin này được đăng trên NY Times ngày 27/2/2002.

Biết được Mỹ háo hức muốn đơn phương triệt thoái khỏi Nam Việt Nam bằng mọi giá, vào tháng 5/1972, Cộng Quân đồng loạt tấn công tại ba mặt trận: Quảng Trị tại Quân Khu I, Kontum tại Quân Khu II, và An Lộc tại Quân Khu III. Quảng Trị bị thất thủ ngay và chỉ được QLVNCH tái chiếm vào tháng 9/1972. Kontum cầm cự nổi qua một cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ. An Lộc đứng vững sau một cuộc vây hăm kéo dài ba tháng. Trong cả ba mặt trận, các đơn vị QLVNCH chỉ đánh bại nổi địch quân nhờ vào không yểm dồi dào do Không Quân Mỹ cung cấp, đặc biệt là bom trải thảm của B-52. Tạm thời, chương tŕnh Việt Nam Hóa coi bộ thành công.

Nhận thức được QLVNCH sẽ mạnh đủ để chống trả các cuộc tấn công với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Cộng Sản Bắc Việt đồng ư kư kết Ḥa Đàm Ba Lê vào ngày 23/1/1973, duy với mục đích là khiến Mỹ giới hạn tiếp vận công cụ chiến tranh trên căn bản một đổi một cho QLVNCH và đ́nh ch́ mọi không yểm cho QLVNCH, đổi chác lấy sự phóng thích tù binh Mỹ. Nhưng rồi ngay sau khi đặt bút kư kết, đường ṃn Hồ Chí Minh được biến cải thành một thông lộ hoạt động ngày đêm bất kể mưa nắng chuyển vận quân lính và chiến cụ từ Bắc vào Nam. Trong khi đó, dưới con mắt thích thú của Cộng Quân, và dưới con mắt bàng hoàng của QLVNCH, Hoa Kỳ giảm thiểu ngân sách cho Nam Việt Nam xuống 30% (từ 1.6 tỷ xuống 1.26 tỷ) trong năm 1973, và xuống 60% (từ 1.6 tỷ xuống 700 triệu) vào năm 1974. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cắt giảm 30% số lượng đạn dược (từ 179.000 tấn c̣n lại 126.000 tấn) và 50% số lượng xăng nhớt và các bộ phận thay thế.

Năm 1974, Cộng Quân vẫn c̣n e ngại lời hứa thầm kín của Nixon với Thiệu là Mỹ sẽ nhảy vào lại chiến trường Việt Nam nếu Bắc Việt xâm lấn Nam Việt. Cộng Quân lấy quyết định đánh thăm ḍ Phước Long vào tháng 12/1974. Khi Mỹ không phản ứng sau khi Phước Long thất thủ vào tháng 1/1975, Cộng Quân bạo dạn lên đánh tiếp Ban Mê Thuột vào tháng 3/1975. Lần này Mỹ cũng không bày tỏ thái độ.

Vào tháng 3/1975, thái độ ù ĺ của Tổng Thống Ford khiến Tổng Thống Thiệu thi hành hai cuộc triệt thoái chiến thuật các đơn vị ra khỏi Vùng I và Vùng II một cách vô tổ chức, đưa tới sự triệt tiêu của tất cả các đơn vị chiến đấu thuộc Quân Đoàn I và Quân Đoàn II. Khi Tướng Weyand tới Việt Nam trong sứ mạng thẩm định t́nh h́nh, ông thấy lực lượng Cộng Quân gồm có 200.000 người và 123 trung đoàn đối chọi với 54.000 người và 39 trung đoàn về phía QLVNCH. Tướng Weyand đề nghị Tổng Thống Ford cung cấp ngân khoản khẩn cấp 750 triệu để tái tạo hàng ngũ QLVNCH và đồng thời dùng bom B-52 chận đứng đà tiến quân của Cộng Quân. Cả hai đề nghị bị bác bỏ, kết quả là sự đổ vỡ hoàn toàn của Chính Phủ Nam Việt Nam vào tháng 5/1975.

Để kết luận, như đă thấy ngay tại khởi đầu, chương tŕnh Việt Nam Hóa thất bại là v́ không cho phép tăng quân số và quân cụ về phía QLVNCH để đối lại mức độ tăng quân số và quân cụ về phía Cộng Quân. Theo lời Tướng Hiếu, "Chúng ta bị suy yếu đi." Điều đáng buồn là Chính Phủ Nixon đă cố ư làm cho QLVNCH suy yếu đi để cho Cộng Quân có thể đánh bại, ngơ hầu Hoa Kỳ có thể quy lỗi cho là các đơn vị thuộc QLVNCH không có tinh thần chiến đấu và ngơ hầu Hoa Kỳ có thể triệt thoái khỏi Nam Việt Nam trong danh dự.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 31 tháng 3 năm 2002.

generalhieu