(Xin lưu ư độc giả bài này được trích dẫn từ một cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Việt Cộng. Nguyễn Văn Tín) Tướng Văn Thành Cao, cố vấn và cựu phó giam đốc Ủy Ban Cải Tổ Chiến Tranh Tâm Lư Chính Trị, đầu thú cơ quan hữu trách cách mạng ngày 3/5/1975. Sau khi được cho biết về chính sách khoan hồng của chúng ta đối với các sĩ quan ngụy tự nguyện đầu thú, như ông đă làm, ông cảm thấy an tâm. Ông nói ông ư thức được t́nh h́nh: Theo lời ông , "Đối với chúng tôi và Mỹ, không c̣n ǵ cứu văn được nữa!" Ông bắt đầu câu chuyện của ông bằng cách kể lại những giờ phút chót của binh nghiệp ba mươi năm đánh mướn: Ba ngày sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, Thiệu vội vàng triệu tập một buổi họp nội các với Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng. Tướng Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II tại Cao Nguyên, tuyên bố ông không thể bảo vệ Kontum và Pleiku. Nội các quyết định bỏ hai tỉnh và khởi sự "rút lui chiến thuật" xuống vùng ven biển. Quân ngụy tại Kontum và Pleiku đă xuống tinh thần khi Ban Mê Thuột thất thủ. Lệnh triệt thoái reo t́nh trạng bấn loạn và cuộc hành quân "chiến thuật" được thực hiện trong hỗn độn. Ai nấy đều t́m cách tẩu thoát cho mau, và kết quả là một cuộc phóng chạy về hướng đông trong bấn loạn. Bị các đơn vị Giải Phóng chận đánh, đoàn quân trốn chạy chẳng mấy chốc bị tan tác và các đơn vị bị bẻ găy. Hầu hết bị bắt làm tù binh. Một số ít chạy trốn vào trong rừng và rất nhiều chết v́ kiệt sức. Những kẻ sống sót tới được Khánh Ḥa và Tuy Ḥa một tuần lễ sau. Tin tức về cuộc di tản tàn khốc này lan tràn nhanh chóng tới các tỉnh lỵ ven biển. Khi giới chức quân sự và dân sự địa phương ư thức được Hoa Thịnh Đốn và Sàig̣n không thể chống cự lại cuộc tổng tấn công của các lực lượng Giải Phóng, họ bấn loạn cả lên. Khi tuyến pḥng thủ Thừa Thiên-Huế tan vỡ, Thiệu điện thọai cho Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I, ra lệnh rút về Đà Nẵng và đặt tuyến pḥng thủ tại Đèo Hải Vân. Trưởng trả lời không thể làm vậy, nhưng Thiệu nhất quyết buộc phải thi hành lệnh đă ban hành. Tại buổi họp bộ tham mưu sáng thứ hai hôm sau, Tướng Đồng Văn Khuyên báo cáo sau khi các dân di tản từ Huế và Quảng Trị tới Đà Nẵng, bến cảng này rơi vào t́nh trạng hỗn độn. Cướp bóc và giết chóc hoành hành. Tại phi trường, thủy quân lục chiến bắn các phi công để chiếm đoạt chỗ trên máy bay. Tại bến tàu, giới chức quân sự và dân sự cùng gia đ́nh họ dành dựt nhau phần ưu tiên di tản. Thiệu lại điện thoại cho Trưởng ra lệnh phải tử thủ với bất cứ giá nào. Trưởng trả lời quân Giải Phóng đă có mặt tại ṿng đai Đà Nẵng và 70 phần trăm quân lính ông đă đào ngũ. Thiệu buông xuôi: "Anh được toàn quyền định đoạt, anh biết rơ t́nh trạng hơn tôi!" Ngày hôm sau, Ngô Quang Trưởng ruồng bỏ quân lính, leo lên một trực thăng bay ra chiến hạm hướng về Cam Ranh. Từ căn cứ hải quân này ông bay về Sàig̣n và lập tức yêu cầu được nhập bệnh viện, dù không đau yếu ǵ. Sau khi Đà Nămg thất thủ, tới lượt các đơn vị ngụy tại Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngăi, Qui Nhơn, Phú Yên, Khánh Ḥa vội vă tháo lui. Trong một buổi họp, Tướng Đồng Văn Khuyên tuyên bố theo lệnh Thiệu, chiến tuyến được đặt tại Ninh Thuận. Mọi nỗ lực được đề xuất, và tăng viện được đưa tới: một lữ đoàn dù, một đơn vị biệt động quân, pháo binh và chiến xa. Chiến hạm được lệnh trực sẵn để yểm trợ pháo tập khi hữu sự. Các cuộc hành quân sẽ được yểm trợ bởi không quân. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, cựu tư lệnh Quân Đoàn IV, được phái tới trợ lực cho Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III. Nghi chỉ huy bộ tư lệnh tiền phương. Trong buổi họp tham mưu ngày hôm sau, Đồng Văn Khuyên báo cáo Tướng Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng Đại Học Quân Sự Đà Lạt, cùng với 800 khóa sinh đă theo đường bộ di chuyển tới Ninh Thuận mà không hề được lệnh. Theo lệnh Thiệu, Nguyễn Vĩnh Nghi đặt bộ tư lệnh tiền phương tại Ninh Thuận. Bốn ngày sau, ông điện thoại yêu cầu Khuyên (lúc đó đang chủ tọa một buổi họp tham mưu) gửi sáu chiếc trực thăng khổng lồ Chinook để di tản ông và đại đội dù pḥng vệ của ông. Địa điểm bốc sẽ được thông báo ngày hôm sau - đâu đó giữa B́nh Thuận và Ninh Thuận. Nhưng ngày hôm sau, Khuyên thông báo tại buổi họp tham mưu là mọi liên lạc với Nghi đă bị gián đoạn, (Nghi và các sĩ quan khác của bộ tư lệnh tiền phương Quân Đoàn III đă bị các đơn vị của chúng ta bắt giữ). Hai ngày sau khi Ninh Thuận thất thủ, B́nh Thuận bị quân ta pháo liên hồi. Quá sợ hăi, đại tá tỉnh trưởng và các cộng sự viên chính bỏ trốn bằng đường biển nội tối hôm đó. Thủ phủ tỉnh lỵ Phan Thiết được giải phóng. Bộ chỉ huy vùng 3 chiến thuật tăng phái quân đến bảo vệ B́nh Tuy "bằng mọi giá." Trong khi đó, lực lượng giải phóng đuổi theo tàn quân ngụy dọc theo Quốc Lộ 1, và chiếm đoạt các điểm tựa số 15, 14, 13, 12, 11 và 10 ... và bắt đầu nă pháo và tấn công vào B́nh Tuy. Áp lực gia tăng từng giờ. Quân địch hoàn toàn mất tinh thần khi trông thấy các chiến xa của quân ta. Các lực lượng địa phương quân ngụy hoàn toàn tan ră. Tướng Nguyễn Văn Toàn tới thị sát tại mặt trận, và lập tức ra lệnh rút quân. Sau khi bị nă pháo, thành phố B́nh Tuy bị bao vây ngày 26/4. Tất cả các đơn vị địa phương quân đều đào ngũ. Lữ đoàn dù c̣n lại cố gắng chống cự, nhưng trước sức tấn công vũ băo của các đơn vị ta, chúng phải rút về hai cây số ngoài thành phố, để rồi bị pháo tập đánh tan. Ngày 27/4, Long Thành (Biên Ḥa) thất thủ. Đêm đó, phi trường quân sự Biên Ḥa bị nă pháo. Ngày hôm sau đến lượt Vũng Tàu thất thủ. Trước t́nh trạng này, Tướng Cao Văn Viên đệ đơn từ chức: ngày 28/4, ông bổ nhiệm Đồng Văn Khuyên vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Và ngày hôm sau ông rời xứ cùng với một số tướng lănh ngụy. Câu chuyện Văn Thành Cao tới đây chấm dứt. Bộ Tổng Tham Mưu bị bỏ hoang, và ông không biết điều ǵ xảy ra sau đó. Ông ước lượng vùng Sàig̣n-Gia Định được sáu sư đoàn bảo vệ gồm có bộ binh, đơn vị chiến xa, dù, thủy quân lục chiến và biệt động quân. Trong đêm 28-29 tháng 4, lực lượng Giải Phóng phát động cuộc tấn công cuối cùng vào Sàig̣n. Vietnam Courier #53 (Tháng 10/1976)
|