(Xin lưu ư độc giả bài này trích từ một cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Việt Cộng.Nguyễn Văn Tín) Các Đô Đốc Tại Trung Tâm Trại Cải Tạo nhốt các Tướng Lănh ngụy, có một tù nhân tṛn trĩnh, nước da hồng hào, tuổi trạc 55, trông vẻ c̣n trẻ trung. Nhân vật đó là Trần Văn Chơn, cựu tư lệnh Hải Quân tại Sàig̣n. Ông sống tách biệt khỏi các tù nhân khác, ăn uống một ḿnh, làm bộ tịch cần kiêng cữ trong năm năm theo học thuyết đạo Phật. Ông nói ông rất ham đọc sách Kinh Phật và các sách đạo Phật khác ngơ hầu "hướng ḷng trí lên trời", "để t́m thấy niết bàn trong tâm hồn". Tuy nhiên, các sĩ quan ngụy thuộc các binh chủng khác kháo nhau: "Mẹ kiếp, cả một đời sống trong chùa cũng không tẩy rửa được những hành động xấu xa trong Hải Quân." Hải Quân Sàig̣n đă tạo ra vô số cơ hội làm giàu trong một thời gian kỷ lục. Các Đô Đốc và các Phó Đề Đốc tỷ như Trần Văn Chơn, Chung Tấn Cang, Lâm Ngươn Tánh, vân vân - Bộ Tư Lệnh Hải Quân đếm được cả thảy chín vị - đều là các nhà triệu phú, tính theo tiền đô la Mỹ. Họ đă làm giàu "với tốc độ của các thủy lôi Mỹ", dùng theo lời hoa mỹ của họ. Khi Trần Văn Chơn khởi sự đời binh nghiệp của ông, Hải Quân ngụy đặt dưới quyền chỉ huy của Pháp và chỉ có vỏn vẹn tám chiếc tàu nhỏ. Hai mươi ba năm sau, Hải Quân ngụy bao gồm 1.500 chiếc tàu, trong số đó 100 chiếc đi được biển. Sự bành chướng của Hải Quân Sàig̣n tạo dịp làm giàu cho các sĩ quan hải quân. Không như các tướng tá lục quân bị giới hạn trong một vùng nhỏ hẹp, họ có thể nới rộng tầm hoạt động tới tất cả các bờ biển của miền Nam và ngay cả của các nước ngoại quốc. Tài sản của họ tăng vọt khi Hải Quân Mỹ bắt đầu chuyển giao các chiến hạm trong khuôn khổ của công cuộc Việt Nam hóa chiến tranh. Các chuyến đi Guam, Phi Luật Tân, Okinawa, Hồng Kông, ngay cả Hoa Thịnh Đốn hay Nữu Ước để tiếp nhận tàu bè, thời gian huấn luyện trên các tàu chiến Mỹ hay tại các công xưởng Hải Quân Mỹ, có thể kéo dài một hay hai ngày, một tháng, đôi khi cả ba tháng, hay ngay cả nửa năm. Đây là những dịp tốt cho các sĩ quan cao cấp tha hồ mua xắm hay đầu cơ ngoại tệ, vàng và bạch phiến. Họ thường trở về túi đầy ắp đô la sau những chuyến đi này. Chính Tướng Chơn thú nhận, những chiến hạm do Mỹ chuyển giao gồm có những chiếc cũ từ thời Đệ Nhị Thế Chiến cũng đă được đem ra xài từ hơn 30 năm rồi. Chúng cần được sửa chữa thường xuyên; sự kiện này lẽ dĩ nhiên đem lại thương vụ cho các sĩ quan hải quân. Vụ buôn lậu bạch phiến khiến công luận Mỹ xôn xao. Chúng được đưa lậu vào Mỹ qua trung gian những công cán chính thức này của Hải Quân Việt Nam. Bạch phiến được bọn buôn lậu Thái bốc từ các ghe thuyền đưa lên các chiến hạm của Hải Quân, hay được cung cấp từ Hạ Lào cho các tàu chiến trên sông Cửu Long trong phần đất Cam Bốt. Bạch phiến này phát xuất từ vùng Tam Giác Vàng (Miến Điện-Thái Lan-Lào) và âm thầm chuyển du tới Marseilles, Hồng Kông hay Nữu Ước sau khi qua ngă Bangkok, Vạn Tượng, Phnom Penh, Pakse, Savannakhet, Rạch Sỏi, vân vân. Con đường danh tiếng này do Thiệu và cố vấn an ninh Đặng Văn Quang tổ chức và bảo trợ và đem lại mối lời lớn lao hơn đường buôn lậu hàng không của Nguyễn Cao Kỳ. Số lời hàng năm lên tới cả trăm triệu mỹ kim. Thiệu đă khôn ngoan giao thương vụ quan trọng này cho các đề đốc của ông: Chung Tấn Cang, người đă trục lợi trong vụ cứu trợ nạn nhân lụt năm 1965; Lâm Ngươn Tánh, bạn đồng khóa tại trường Hàng Hải, người từng buôn lậu từ hồi c̣n chỉ huy các căn cứ Rạch Sỏi-Tân Châu-Long Xuyên; và Trần Văn Chơn, người từng che chở cho Thiệu khi ông du hí tại Vũng Tàu. Sự kiện những kẻ buôn lậu bạch phiến lại là những kẻ có bổn phận bắt bọn buôn lậu bạch phiến cho thấy chế độ Thiệu bỉ ổi tới mức nào. Thật vậy, Chung Tấn Cang, khi c̣n là Đô Đốc, được bổ nhiệm vào chức vụ chủ tịch œy Ban Quốc Gia Chống Bạch Phiến, và Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh trở nên chủ tịch của phân bộ Hải Quân trong ủy ban này. Cả hai là bộ hạ của Nguyễn Văn Thiệu. Không lạ ǵ mà đường giây buôn lậu bạch phiến ngang nhiên tung hoành. Các tướng lănh ngụy khác tiết lộ Hải Quân dùng nhiều th́ giờ cho những sứ vụ ngoài lănh vực quân sự đại loại như vậy hơn là cho những chiến trận thật sự. Các tàu chiến luôn di động, chuyên chở các mặt hàng cho các phu nhân của các đô đốc, hay chở hàng thuê cho các con buôn từ vùng này qua vùng kia. Duy vụ chuyên chở gạo cho các con buôn Chợ Lớn mà thôi, đă đem về cho họ cả chục triệu đồng mỗi năm. Lẽ dĩ nhiên là lợi điểm này khiến cho các binh chủng khác ghen tị. Các tướng tá Hải Quân "sống thọ hơn", và công việc ít nặng nhọc hơn trong khi họ làm giàu không trơ trẽn. Biển là vùng đi săn an toàn và các vùng sông rạch đem lại nhiều lợi lộc. Nếu họ thấy một làng trù phú đang khi tuần tiễu, họ chỉ việc hú c̣i báo động, giả bộ thấy địch, bắn mấy phát vu vơ, rồi xông vào làng hôi của - ḅ, heo, gà, xe gắn máy, vàng bạc, nữ trang, tiền của, vân vân. Các vùng này có thể được chọn lựa trước và ghi sẵn trên bản đồ mặc dù họ biết chắc là vùng không có bóng Việt Cộng. C̣n đối với những vùng do quân Giải Phóng kiểm soát, bọn hải tặc này sẽ bắn bừa băi không cần nhắm bắn và cũng chẳng thèm bước chân lên bờ. Mỗi khu vực, mỗi bến cảng quân sự là một vùng dành riêng cho một tướng tá: viện lẽ "an ninh quốc gia", hay "bảo mật quân sự", dân chúng không được bén mảng tới các khu tàu đậu. Trên thực tế, đó là những địa điểm gỡ hàng nhập cảng lậu. Hàng hóa càng thuộc loại quốc cấm bao nhiêu, th́ lại càng đầy dẫy tại những khu vực này bấy nhiêu. Thông thường, mỗi khi đồng bọn Thiệu hay Khiêm cần rượu quí để đăi khách, họ đều chạy chọt qua ngă Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Các Đô Đốc và Phó Đề Đốc, liên hợp với các con buôn, để chiếm độc quyền thương trường cá mắm tại một vài vùng, để cung ứng cho nội địa hay ngoại quốc. Những anh lính hải quân ngoan ngoăn nhất được bổ nhiệm làm tại các cơ quan này. Nếu họ không ngoan đủ, họ liền lập tức bị thuyên chuyển ra tiền tuyến để tác chiến trong một thời gian ngắn hay dài tùy theo trường hợp. V́ Hải Quân ít can dự vào tác chiến, những đứa cứng đầu cứng cổ bị tống qua dù, biệt kích hay thủy quân lục chiến. Trong mọi thứ h́nh phạt, các thủy thủ sợ loại này nhất. Những điểm lợi này của Hải Quân khiến Trần Văn Chơn đưa cả ba đứa con vào binh chủng này và trở thành sĩ quan hải quân, trong đó một anh là thiếu tá chỉ huy một tuần dương hạm. Tuy nhiên các tướng tá hải quân không hoàn toàn hài ḷng với t́nh trạng số lượng tàu bè có trong tay, mặc dù các cố vấn Mỹ đánh giá đứng hàng thứ tư trên toàn cầu. Họ cố gắng xin xỏ thêm những tàu có trọng tải lớn để dễ làm giàu hơn. Việc tan vỡ của chế độ Sàig̣n đă cáo chung mộng làm giàu kiểu này. Các Tỉnh Trưởng - Móng Vuốt Nhọn Trong Bao Tay Nhung Nhớ lại những ngày tháng ông là tỉnh trưởng tỉnh Phước Vinh, Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu thuật lại: "Tôi được bổ nhiệm tới Phước Vinh ngày 18/9/1961, khi chính sách "ấp chiến lược" đang thịnh hành. Không biết do ai khởi xướng, nhưng thôn làng Thượng Long, Tân Tích và Đạt Quốc bị Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 san b́nh địa, và tất cả dân cư khoảng 2.000 đàn bà con nít và người già cả được xe vận tải chở tới Phước Vinh. Tôi đưa họ vào ấp chiến lược Vinh Hoa vừa mới xây cất xong. Nhưng họ bỏ trốn. Tôi phải ruồng bắt họ lại và phải dùng tới những biện pháp mạnh để giữ họ khỏi bỏ trốn. "Phận sự của tôi là bảo vệ khu định cư vùng nông thôn và khai triển thêm những khu vực mới. Các túp nhà lẻ tẻ được dời tới quanh Phước Vinh. Để bảo vệ tỉnh lỵ, tôi ra lệnh san bằng các rừng cây kế cận và thiết lập một sân bay phía bắc tỉnh lỵ. Sư Đoàn 5 càn quét khu vực này, nhưng không mấy kết quả. Do đó chúng tôi phải liên miên thực hiện các cuộc hành quân. "Một số lợi khả quan bù đắp cho công việc nặng nhọc trong chức vụ của một tỉnh trưởng. Do đó người ta phải trả tiền để đổi lấy chức vụ này, từ 500 ngàn tới một triệu, hay ngay cả hai triệu đồng, tùy thuộc t́nh trạng và bề thế của một tỉnh." Lê Văn Tư, một Chuẩn Tướng khác, từng là tỉnh trưởng các tỉnh Phong Dinh, Hậu Nghĩa, G̣ Công và Long An. Theo ông, "Cái lợi của một tỉnh trưởng vượt xa cái lợi của một trung đoàn trưởng hay sư đoàn trưởng, v́ nắm cả một vùng trong tay." Ông giải thích: "Tỉnh trưởng bao gồm tất cả các chức vụ của một chỉ huy trưởng khu quân sự. Ông nắm tất cả các vấn đề hành chánh và quân sự. Ông quả thực là một lănh chúa, có cả quyền ban hành chiếu dụ áp dụng trong tỉnh dưới quyền. Ông dùng t́nh trạng này để trói buộc dân chúng trong tỉnh. "Ông lấy quyết định liên quan đến ngân sách tỉnh; và đề nghị số lượng viện trợ dân sự và quân sự Mỹ cho tỉnh. Ông tiếp nhận các vật liệu xây cất ấp chiến lược và các căn cứ quân sự. Ông có thể biển thủ để xây cất biệt thự riêng, hay bán cho các nhà thầu xây cất. Chẳng có ai kiểm soát được v́ là t́nh trạng chiến tranh. "Không như một chỉ huy trưởng của một đơn vị quân sự, ông sống an cư lạc nghiệp. Hầu hết các tỉnh trưởng đều sống trong các dinh thự cổ kính của thực dân Pháp để lại, được tân trang với các vật liệu và máy móc tân kỳ do Mỹ cung cấp. Một số dinh thự có hồ tắm và vườn nai. Khi Vĩnh Lộc c̣n cai quản Cao Nguyên, ông sắp xếp văn pḥng và tư dinh theo kiểu hoàng cung. Thỉnh thoảng ông cỡi voi đi kiệu. "Lẽ dĩ nhiên các chỉ huy trưởng một đơn vị không thể làm tiền bằng cách khai man về quân số: ghi tên lính thương vong và đào ngũ vào sổ phát lương sau khi chúng đă mất dạng. Nhưng các đơn vị phải thay thế những tổn thất mỗi lần hành quân xong trở về và phải kiểm kê quân số, do đó khai man không thể tiếp diễn măi được. Mặt khác, tỉnh trưởng có trăm cách ngàn kế để che dấu sự thật về quân số. Trước hết, những người chết riêng rẽ trong một cuộc bố ráp không bao giờ được liệt kê vào danh sách thương vong. Càng báo cáo c̣n sống bao lâu, càng lợi cho các nhân viên hành chánh và cho sĩ quan cao cấp bấy nhiêu. Tiếp đến, tỉnh trưởng ra ân cho các lính tráng con nhà giàu, cho phép họ sống tại gia và chỉ phải tŕnh diện khi được kêu lên mà thôi. Ngoài số tiền đút lót khá lớn, tỉnh trưởng c̣n bỏ túi tiền lương của lính tráng vắng mặt. Sau cùng, mỗi lần lính tráng địa phương quân được phái đi bổ sung cho các đơn vị chủ lực, con cái nhà giàu thường được tuyển chọn. Bọn này v́ sợ phải ra trận sẽ hiến một số tiền lớn cho tỉnh trưởng để được miễn. "Ngoài ra, tỉnh trưởng kư giấy phép buôn bán, giấy chiếu khán xuất hay nhập hàng họ, thẻ môn bài mở tiệm, nhà hàng, động măi dâm, ṣng bài và các thương vụ khác. Tiền đút lót được cộng thêm với tiền đóng góp cho số lời thu được. Nếu tiền đóng xét ra không đầy đủ, tỉnh trưởng có thể đóng cửa tiệm và giao cho một ai khác biết điều hơn. Trên hết, tỉnh trưởng dành phần béo bổ nhất cho vợ ḿnh. "Tỉnh trưởng có thể bắt giam, đánh đập và tra tấn bất cứ ai tùy ư. Chỉ việc nghi một người là Việt Cộng, là đủ mọi tai ương giáng xuống gia đ́nh người đó. Người đó chỉ c̣n cách đút lót cho tỉnh trưởng nếu muốn thoát nạn." "Sau cùng các tướng lănh ngụy đi đến kết luận sau: cấp quận quá bé nhỏ để có thể làm ăn lớn; các vùng quân sự, tuy khá khấm, nhưng lại chỉ có bốn vùng mà thôi, vả lại có quá nhiều cạnh tranh. Tỉnh tuy là cấp trung, nhưng lại béo bổ nhất. Nhiều tướng lănh đă làm giàu khi giữ chức tỉnh trưởng. Chỉ có một vấn đề là quyền lực tỷ lệ với số tiền đút lót hàng tháng cho tướng vùng và cho chính Thiệu. Tuy Tướng Lê Văn Tư đă tỏ ra sốt sắng trong tất cả bốn tỉnh ông cai quản, bằng những vụ bố ráp, bằng xây đắp các ấp chiến lược, bằng tập trung dân chúng, bằng đích thân hiện diện tại chiến trường, bằng những nỗ lực b́nh định dài hạn và ngắn hạn, ông cũng vẫn bị thất sủng v́ không đút lót đầy đủ cho thượng cấp. Năm 1962, ông bị mất chức tỉnh trưởng Phong Dinh khi ông ngự trị tại Cần Thơ. Năm 1965, ông lại bị cách chức tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Sau đó ông được thăng cấp bậc chuẩn tướng để rồi bị bỏ tù v́ tội "tham nhũng, thông gian, biển thủ xăng nhớt, và mạo giấy lính ma." Vietnam Courier #51 (Tháng 8/1976)
|