(Xin lưu ư độc giả bài này lấy từ một cơ quan tuyên truyền Việt Cộng. Nguyễn Văn Tín)

Đặng Văn Quang, Cánh Tay Mặt Của Thiệu

Dưới chế độ thực dân, Đặng Văn Quang từng là một sĩ quan Pḥng Nh́ và năm 1954 ông được Pháp giao cho trọng trách giám sát việc tập kết của các đơn vị Việt Minh từ Nam Việt Nam ra Bắc. Rồi Pháp rút đi để nhường chỗ lại cho Mỹ, và Đặng Văn Quang nhanh nhảu t́nh nguyện phục vụ cho chế độ Mỹ-Diệm. Vào thời đó CIA theo dơi rất kỹ các sinh hoạt của các điệp viên t́nh báo do Pháp để lại tại Nam Việt Nam. Trong số đó, một số vẫn trung thành với Pháp và tiếp tục làm việc cho họ, một số khác là điệp viên hàng hai vẫn tiếp tục phục vụ cho Pháp nhưng đồng thời bí mật bán tài liệu cho Mỹ, trong khi đó một nhóm người sẵn sàng cắt đứt liên hệ với Pháp và cộng tác với Mỹ.

Đặng Văn Quang, ư thức được Mỹ giàu mạnh, nhanh chân chạy theo nhóm chủ mới. Ông là một trong số sĩ quan ngụy gắng sức làm đẹp ḷng Mỹ, tỉ như Đại Tá Lansdale, cố vấn chính trị đặc biệt của Diệm, Trung Tá Conein, chuyên viên quân sự, Smith, chỉ huy cơ quan thông tin... Những người này toàn là điệp viên t́nh báo chiến lược Mỹ thượng thặng đều nói trôi chảy tiếng Pháp. Đặng Văn Quang rêu rao với mọi người là ông thích công việc nghiên cứu, rằng ông thán phục và ham muốn học hỏi ngành t́nh báo Mỹ. Ông bán tài liệu mật của Pháp cho Mỹ, và tố giác những sĩ quan ngụy c̣n cộng tác với Pḥng Nh́ Pháp cho Mỹ.

Ngành t́nh báo Mỹ thử thách Quang qua nhiều trắc nghiệm, và dần dần nắm được lấy ông. Tài liệu Mỹ để lại nói là "cơ quan quân sự Mỹ tại Sàig̣n rất hài ḷng t́m thấy nơi Trung Tá Đặng Văn Quang một cộng tác viên thân cận biết nói tiếng Pháp trôi chảy, rất ham muốn học tiếng Anh và có một kiến thức khá về các vấn đề quân sự và chính trị tại xứ này."

Cho đến 1956, Đặng Văn Quang vẫn mang cấp bậc trung tá, tuy ông đă phục vụ đắc lực cho Pháp. Nhưng Quang đă t́m thấy con đường đưa tới quyền thế với chính sách Mỹ, và đặc biệt ông hăng say phục dịch cho nhóm chủ mới này. Do sự tiến cử của Đại Tá Lansdale, cố vấn chính trị đặc biệt, Ngô Đ́nh Diệm gửi Quang đi Đài Loan để thụ huấn thêm về ngành t́nh báo, rồi đi Hoa Kỳ thăm viếng các cơ sở quân sự và học hỏi thêm về chiến thuật phản du kích.

Trong những năm Mỹ tham chiến ở Nam Việt Nam, Quang là tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh VN đồn trú tại vùng đồng bằng Nam Bộ. Sau khi Dương Văn Minh bị Nguyễn Khánh hạ bệ, Maxwell Taylor khuyến cáo Tướng Khánh thăng chức lên hàng tướng cho một số tướng trẻ, và Quang được thăng lên chuẩn tướng và tổng tham mưu phó. Rồi đến lượt Khánh bị hạ bệ. Quang lên chức thiếu tướng và tư lệnh Quân Đoàn 4, khiến ông trở nên lănh chúa vùng đồng bằng ph́ nhiêu của sông Cửu Long. Tháng 11/1965, ông được thăng lên trung tướng.

Các tướng ngụy nói là Đặng Văn Quang thăng cấp bậc từ chuẩn tướng lên tới trung tướng trong thời gian kỷ lục: 15 tháng. Nội t́nh chính trị tại Nam Việt Nam đang trải qua một thơi kỳ hỗn độn: Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đ́nh Diệm để rồi bị Nguyễn Khánh lật đổ không bao lâu sau đó; rồi Nguyễn Khánh bị thay thế bởi nhóm Phan Quang Đán-Phan Khắc Sửu, nhóm này chẳng bao lâu sau lại bị tập đoàn Thiệu-Kỳ đá văng. Trong những ngày tháng đó, nhiều sĩ quan thuộc về nhóm này hay nhóm nọ bị thải hồi, ngay cả bị bắt hay thủ tiêu. Nhưng Đặng Văn Quang, một điệp viên CIA hữu hiệu th́ không gặp khó khăn và tiếp tục thăng chức tước.

Cố Vấn cho Tổng Thống

Thất bại trong "chiến tranh đặc biệt", Mỹ đổi qua "chiến tranh địa phương", với sự du nhập đông đảo các đơn vị chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam, để tham dự trực tiếp vào công cuộc đánh lại các lực lượng cách mạng. Đầu năm 1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, rồi đóng chiếm các vùng ven biển thuộc Quân Khu I và II. "Kỵ binh" Mỹ đồn trú trên Cao Nguyên. Giữa năm 1966, Mỹ chuẩn bị gửi quân tới đồng bằng Nam Bộ.

Westmoreland, Tổng Tư Lệnh đội quân viễn chinh Mỹ, có Nguyễn Cao Kỳ thời đó là "chủ tịch ủy ban hành pháp" - tức là thủ tướng chính phủ Sàig̣n - tháp tùng theo, đánh một chuyến thị sát vùng đồng bằng sông Cửu Long, "để điều nghiên tại chỗ t́nh h́nh và hoạch định chương tŕnh sắp đặt lực lượng Mỹ trong vùng". Nguyễn Cao Kỳ đưa Westmoreland xuống Cần Thơ nơi đặt bản doanh bộ tư lệnh Quân Khu 4. Tại đó, Đặng Văn Quang với tư cách tư lệnh địa phương là người hướng dẫn cấp trên đi thị sát. Các tướng ngụy từng là sĩ quan dưới quyền Quang tại Vùng 4 Chiến Thuật hồi đó kể lại rằng ông cựu tư lệnh của họ "với cái bụng phệ", đi đứng một cách khó khăn, nhưng lại rất ghét ngồi trên xe, v́ ông sợ "tai nạn". Chẳng may cho Quang, Westmoreland và Nguyễn Cao Kỳ, thừa dịp t́nh h́nh tương đối yên tịnh, từ Sàig̣n tới Cần Thơ bằng trực thăng, và cả hai đồng ư kiến dùng xe jíp để thị sát một sư đoàn đóng không cách xa mấy bản doanh của Quang. Lẽ đương nhiên, Quang phải tháp tùng họ. Trong chuyến đi, Quang cảm thấy bất ổn và không t́m ra những câu trả lời thích ứng cho một loạt câu hỏi của Westmoreland khiến Westmoreland bày tỏ sự không mấy hài ḷng của ông về thành quả chuyến thị sát này.

Westmoreland cũng nói với Kỳ là dựa vào tin tức của cơ quan T́nh Báo Quân Đội (DIA), Đặng Văn Quang, với tư cách tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, đă chứng tỏ là một sĩ quan tham nhũng lớn nhất (một tài liệu để lại tại sứ quán Mỹ liệt kê các hành vi tham nhũng của Quang tại đồng bằng sông Cửu Long). Và vị tướng Mỹ nhấn mạnh thêm: "Theo ư kiên tôi, Tướng Quang là một người chỉ thích ăn uống, một tên biếng nhác chẳng hiểu biết ǵ về vùng ḿnh phụ trách..." Do đó Westmoreland đề nghị Nguyễn Cao Kỳ "hành động ngay lập tức và phái tới Vùng 4 Chiến Thuật một tư lệnh tháo vát hơn và để tâm hơn đến việc đưa lực lượng Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long và có khả năng cộng tác cách hữu hiệu với Hoa Kỳ trong nỗ lực chận đứng sự bành trướng của cộng sản trong vùng này."

Vào thời kỳ đó, DIA và CIA ḱnh nhau liên miên, DIA tố giác CIA "mơ hồ, đánh giá thấp địch quân và đánh giá cao QLVNCH, do đó khiến cho chiến trận đặc biệt thối lui." Quang là một trong số tướng ngụy mà DIA khinh bỉ và coi như là "đă được hỗ trợ quá mức và được giao cho trọng trách quá cao."

Kỳ cũng không ưa ǵ Quang là người mà ông c̣n mang hận từ những năm 1958-1959. Quang, hồi đó là trung tá trong Vùng II Quân Sự, đă nịnh hót Ngô Đ́nh Diệm bằng cách theo đạo Công giáo và sau này gia nhập đảng Cần lao nhân vị; ông cũng tiết lộ cho Diệm-Nhu biết là Nguyễn Cao Kỳ, với tư cách phi công, đă du nhập á phiện từ Lào, và những khi chuyên chở đồ lậu, Kỳ thường tránh né các cuộc kiểm soát hải quan tại phi trường Sàig̣n, và, lấy cớ phi cơ bị trục trặc, phải đáp khẩn cấp phi cơ tại phi trường quân sự Tân Cảnh nơi đó ông giao hàng lậu cho các chiến sĩ và đồng lơa tại đó.

Nguyễn Cao Kỳ sung sướng v́ lời đề nghị của Westmoreland, nghĩ rằng ông có dịp trả thù Quang. Khi từ Cần Thơ trở về, ông liền mời Nguyễn Hữu Có, hồi đó là bộ trưởng quốc pḥng, tới hội họp tại tư dinh của Nguyễn Văn Thiệu, hồi đó là chủ tịch œy Ban Lănh Đạo Quốc Gia Sàig̣n; trong buổi họp đó Kỳ đề nghị sa thải Quang, theo lời yêu cầu của Tổng Tư Lệnh Mỹ William Westmoreland. Cả Nguyễn Văn Thiệu lẫn Nguyễn Hữu Có đều sửng sốt và ngượng ngùng trước lời đề nghị của Kỳ. Thiệu, Có và Quang là bạn nối khố, cả ba từng học khóa hạ sĩ quan của Pháp năm 1948 tại Huế, và tiếp sau đó vào năm 1952 cả ba được phái tới Phà Đen (Hànội) để tiếp tục học quân sự tại khóa sĩ quan tham mưu cũng do Pháp tổ chức. Nếu Thiệu và Có, sau khi đă leo lên tới địa vị tột đỉnh, lại đá văng Quang đi bây giờ, "dân chúng sẽ xầm x́". Hơn nữa, khi t́nh h́nh chính trị tại Nam Việt Nam c̣n hỗn độn với những phe nhóm đang ḱnh nhau, Thiệu và Có cần duy tŕ mối liên hệ thân hữu với Quang hầu củng cố địa vị và chuẩn bị cho mọi t́nh huống.

V́ vậy Thiệu và Có giải thích cho Kỳ là cách duy nhất thải hồi Quang là tố giác Quang tham nhũng. Nhưng như vậy sẽ khiến cả ba biến thành tṛ cười thiên hạ, khi mà họ mới leo lên tới chóp đỉnh. Hai ông nói thêm là nếu Kỳ khiêu khích Quang th́ sẽ nguy hiểm cho ḿnh v́ Quang sẽ không ngại tố giác các hoạt động buôn lậu của Kỳ. Sau cùng, Kỳ đồng ư với Thiệu là thành lập một cơ quan mới gọi là Cơ Quan Tổng Kế Hoạch và giao cho Quang điều hành. Họ sẽ nói với Westmoreland là chức vụ này chỉ có tiếng mà không có miếng, và vị Tổng Tư Lệnh Mỹ sẽ hài ḷng v́ Quang bị rút ra khỏi Quân Khu 4.

Các tài liệu Mỹ để lại tại Nam Việt Nam nói đại sứ Maxwell Taylor "đă để ư tới Nguyễn Cao Kỳ" và đại sứ Mỹ muốn "khiến Kỳ trở nên người hùng" để chế ngự nhóm tướng ngụy đang cắn xé nhau. Nhưng rồi Kỳ tỏ ra là một tay anh chị ăn nói hồ đồ. Cabot Lodge, Ellsworth Bunker và các viên chức Mỹ khác ưa thích Nguyễn Văn Thiệu hơn v́ ông này tỏ vẻ "cẩn trọng và khôn khéo" hơn Kỳ. V́ vậy sau vài năm tranh giành với Thiệu, Kỳ đă bị loại v́ sứ quán Mỹ đă chọn Thiệu. Khi Kỳ nắm chức chủ tịch œy Ban Hành Pháp Trung Ương, ông đă đặt để người của ông vào các cơ quan cảnh sát, quân cảnh, mật vụ và luôn kiện toàn nhóm không quân mà ông sử dụng như khí cụ để đảo chánh hay chống đảo chánh khi hữu sự. Trong t́nh huống này, điều tối hệ trọng đối với Thiệu là thành công trong việc loại trừ tay chân của Kỳ trong chính phủ và trong quân đội, và đặt để người của ḿnh vào các chức vụ then chốt.

Đặng Văn Quang là bạn chí thân của Thiệu và từng đóng vai tṛ cố vấn cho ông. Các tướng ngụy kể lại Quang thường khoe khoang là sau khi ông bị triệu hồi khỏi Quân Khu 4, ông được mời tới nhà Thiệu dùng cơm, và ông đă tṛ chuyện với Thiệu suốt buổi tối. Thiệu nói cho Quang biết ư đồ Kỳ muốn hất cẳng Quang, và giải thích là trong Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, có nhiều kẻ ghét Quang và chỉ có ông, Thiệu, là bảo vệ Quang. Thiệu cũng tiết lộ là Kỳ đă soạn thảo một sự vụ lệnh cho Quang giải ngũ, và ông đă từ chối kư vào.

Thiệu ra chiều là ân nhân của Quang và tuyên bố: "Anh và tôi là bạn với nhau từ thủa c̣n hàn vi. Tôi biết tài chiến lược của anh và tin là anh cần nắm một chức vụ cao hơn là tư lệnh một quân đoàn. Nhưng người ta bắt bẻ anh và sự thật là danh giá anh đă bị hủy hoại khi anh c̣n ở vùng đồng bằng. Tốt hơn tôi không nên giao cho anh một chức vụ quan trọng trong lúc này, dân chúng sẽ cho là tôi thiên vị người của ḿnh. Do đó anh hăy cứ ở Cơ Quan Tổng Kế Hoạch trong một thời gian và khi giờ thuận tiện đến, tôi sẽ giao anh một chức vụ tương xứng với khả năng anh."

Thật vậy, vào tháng 9/1968, Quang được bổ nhiệm cố vấn đặc biệt của tổng thống về vấn đề quân sự, và vào tháng 8/1969, ông có thêm chức vụ cố vấn đặc biệt về anh ninh quốc gia và kiêm chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Như vậy ông nắm quân cảnh, cảnh sát, mật vụ, t́nh báo trong và ngoài nước. Những chức vụ này cho ông nắm rất nhiều quyền thế trong tay và phù hợp với sở thích của ông trong lănh vực gián điệp mà ông đă được các ông thày Pháp và Mỹ đào tạo.

Chỉ Biết Có Đôla

Hầu hết các bạn hữu của Quang đều nói sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn đặc biệt của Thiệu về các vấn đề quân sự và anh ninh, Quang tỏ vẻ lạnh nhạt và có thái độ khinh khỉnh mọi người, ngoại trừ Mỹ và ông bà Thiệu. Tướng ngụy Trần Quang Khôi kể lại ông là bạn cũ của Quang và hai người sống chung pḥng một vài năm khi Quang c̣n mang lon trung úy và ông thiếu úy. Khi Quang trở nên cố vấn tổng thống, Khôi đến viếng thăm Quang nhưng Quang tiếp đón tẻ nhạt như hai người không hề quen biết nhau.

Tướng ngụy Nguyễn Hữu Có cũng than phiền là sau khi ông bị Thiệu và Kỳ cho ra ŕa, ông phải lưu vong tại Đài Loan và Hồng Kông vài năm. Khi trở về Sàigon, ông sống luôn bị theo dơi. Trước cổng nhà ông các nhân viên lính kín luôn túc trực, theo lệnh của Quang. Thỉnh thoảng, Quang triệu Có vào hỏi xem ông có "toa rập với ai để mưu toan đảo chánh không". Thực ra th́ Quang thừa biết Có đă chán ngấy theo đuổi quyền chức, và chỉ lo làm ăn buôn bán. Nhưng chính v́ công ăn việc làm của Có khấm khá nên thỉng thoảng Quang dọa nạt Có sơ sơ để kiếm trác ít tiền c̣m. Một lần, khi Có vừa ra khỏi nhà bằng xe, hai nhân viên lính kín bắm theo sát đít xe ông một cách lộ liễu đến khi ông trở về nhà. Lẽ dĩ nhiên, đó đâu phải cách theo dơi bất cứ ai. Nhưng Quang chỉ muốn dằn mặt Có, và nhất là để vợ Quang có thể moi tiền vợ Có!

Nhiều tướng ngụy nhận xét là vợ Quang là một người đàn bà rất qủy quyệt và ác độc. Bà thường đánh bài với các con buôn tại Chợ Lớn và với các vợ của các sĩ quan làm việc dưới quyền chồng bà. Bà xưng hô với các sĩ quan cấp bậc thấp hơn chồng bà là "em" tuy nhiều người trong họ lớn tuổi hơn bà. "Gọi thế cho thân mật," bà trơ trẽn giải thích. Và trong câu chuyện "thân mật" với vợ của các trung tá, đại tá hay tỉnh trưởng, bà có thể tâm sự: "Anh Quang nói với chị về có ǵ không ổn liên quan đến chồng em. Ông em chị có lo ngại điều chi không?" hay: "H́nh như ông em chị bị thuyên chuyển ra tiền tuyến. Nó có nhận sự vụ lệnh chưa? Chị chúc nó nhiều may mắn!" Các bà vợ chết đứng khi nghe hung tin như vậy, và do đó lạy lục bà Quang hối thúc chồng xin Tổng Thống Thiệu giữ chồng ḿnh "khỏi nguy hiểm", hay "khoan hồng" đối với họ nếu họ có tội t́nh ǵ. Nỗ lực Thiệu t́m cách "trong sạch hoá và kiện toàn tổ chức" là dịp tốt cho Quang và vợ thu góp bội tiền theo phương thức này v́ lẽ những ai bị thuyên chuyển hay nhận được lệnh phải thuyên chuyển phải đút lót bàn tay ông cố vấn nếu họ muốn được buông tha. Theo luật lệ, mọi thay đổi trong chức vụ tư lệnh quân đoàn là kéo theo sự thay đổi các tư lệnh quân đoàn hay tỉnh trưởng trong vùng tác chiến liên hệ, để bảo toàn sự phối hợp tốt đẹp giữa các lănh vực khác nhau", như được ghi trong các tài liệu để lại tại bộ tổng tham mưu ngụy. Nhưng điều này không áp dụng trong trường hợp của Quang. Tuy ông trông coi một cơ quan thuộc chính phủ trung ương, nhưng ông vẫn c̣n có nhiều bộ hạ tay chân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, và với tư cách cố vấn Thiệu về mặt anh ninh quốc gia, ông có thể đề nghị việc bổ nhiệm các tỉnh trưởng và tư lệnh sư đoàn.

Các tài liệu Mỹ tiết lộ là khi Quang c̣n giữ chức tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, ông đă tung ra khẩu hiệu "không để một hạt gạo rơi vào tay Việt Cộng", và đến mùa gặt hái lúa gạo, ông phái các đơn vị đi tảo thanh vùng đồng ruộng. Nối gót các đơn vị này là những lái buôn vô tâm từ Sàig̣n đem xe vận tải thu góp lúa gạo chở lên các vựa lúa trên Sàig̣n. Họ làm giàu cả triệu bạc sau khi đút lót cho vợ chồng Quang vài trăm ngàn đồng.

Đặng Văn Quang c̣n có những mánh khóe làm tiền khác. Với tư cách là cố vấn của Thiệu về vấn đề quân sự và anh ninh quốc gia, ông thường được phái tới sứ quán Mỹ để thảo luận các vấn đề mật. Do đó Quang có nhiều cơ hội tỏ ra nhiệt t́nh với Mỹ, chống đối cách mạng, đàn áp dân chúng và chèn ép thuộc cấp, và làm tiền. Vài tướng ngụy trong trại cải tạo nói là sau khi Quang trở nên cố vấn đặc biệt của Thiệu, ông và vợ ông tiếp tục buôn thuốc Tây tại Vùng 4 Chiến Thuật đem vào Sàig̣n, và độc quyền thị trường thuốc men tại các thành thị và bành trướng thương vụ sang các địa hạt khác. V́ Quang nắm dưới quyền hải quân và quân cảnh (lănh vực an ninh), các hàng lậu của Quang dễ dàng lọt qua các trạm kiểm soát, trong khi các mặt hàng (kể cả hợp pháp) của các nhóm khác gặp khó khăn trong khi di chuyển: rau cỏ và trái cây từ miền đồng bằng sông Cửu Long lên Sàig̣n phải xuống hàng và để mặc cho ung thối để "truy lùng các tờ truyền đơn Việt Cộng". Do đó, không ai muốn buôn rau cỏ và trái cây, và các đàn em của Quang chiếm độc quyền thương vụ thực phẩm này, bán với giá cắt cổ tại Sàig̣n, khi giá cả ở vùng quê rẻ mạt.

Các con buôn tại Sàig̣n đă khéo xử dụng sự bao che của Quang để làm lợi to lớn, trong khi vợ chồng tướng ngụy Quang đổi trác lấy được một số tiền khá lớn. Mỗi khi mách nước cho họ hay xin hộ họ một giấy phép, vợ Quang thường trắng trợn nói với họ: "Tôi muốn góp phần vào việc đầu tư này. Nhưng... tôi không kiếm ra được tiền bây giờ, làm sao mà th́nh ĺnh kiếm cho ra cả triệu bạc cơ chứ? Thôi th́ ta làm như vậy đi: cho tôi đóng góp 25% vào vốn (quí vị có thể cho tôi vay số tiền đó) và tôi sẽ được lời một phần tư hay chịu mất một phần tư nếu có lỗ!" Nghe ra th́ thật là công bằng, và ṣng phẳng! Nhưng mà dưới sự bao che của cố vấn an ninh Đặng Văn Quang, làm sao mà có thể lỗ lă được! Và như vậy, không phải giơ một ngón tay nào lên, bà Quang, chỉ tốn vài giọt nước miếng, cũng kiếm ra cả triệu bạc.

Một lần nọ Quang tâm sự với một sĩ quan cấp lớn làm dưới quyền ông: "Trong những thời buổi khó khăn đó, cơ xưởng và ruộng vườn không mấy lợi, và các ngân hàng địa phương không an toàn. Chỉ c̣n lại có đôla, hăy kiếm thật nhiều đôla và để chúng vào một ngân hàng của Thụy Sĩ trung lập. Đó là thượng sách!" Có lần vợ Quang nói với vợ trung tá Kiến, khi bà này t́m kiếm một áp phe cung cấp hàng hóa quân đội: "nếu em muốn làm ăn với chị, chị chỉ muốn vài ngàn đôla. Tiền của Thiệu chỉ là giấy lộn!"

Chống Đối Cách Mạng Cho Đến Cùng

V́ nằm trong cơ quan mật vụ và nắm trong tay những tin mật, Đặng Văn Quang biết rơ hơn ai hết về tính chất mong manh và không thể tránh bị đổ vỡ của chế độ ngụy tại Sàig̣n. Do đó Quang lợi dụng tối đa địa vị của ḿnh để làm giàu, thật giàu, không ǵ dơ bẩn đến mấy mà Quang bỏ qua, theo sự nhận xét của nhóm tướng ngụy.

Quang, vốn từng là điệp viên, rất khôn khéo trong mọi đường đi nước bước. Sau khi thuyên chuyển từ Vùng 4 Chiến Thuật lên Sàig̣n, ông khoe khoang là "v́ đă chống đối du nhập quân đội Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long mà ông làm phật ư Westmoreland, để chứng tỏ ông là một con người cứng rắn và bài Mỹ!

Khi Quang là cố vấn đặc biệt của Thiệu, ông tung tin đồn là gạo Mỹ viện trợ trộn lẫn hạt plát tích "rất độc hại". Dân chúng Sàig̣n sợ hăi không dám mua gạo Mỹ, và phải mua gạo nội địa với giá cắt cổ. Các tướng ngụy kể giai thoại này nhận xét: "Giá sản xuất hạt plát tich cao hơn gạo thật. Người ta có thể pha trộn gạo với cát hay sạn đá, nhưng không ai dại ǵ mà đi pha trộn hạt plát tích!"

Thiệu, khi địa vị ông bị yếu đi v́ nhiều vố thất bại, khai trừ khỏi nội bộ một số người không c̣n đáng tin cậy nữa. Trong số đó có cố vấn chính trị Nguyễn Văn Ngân. Nhưng Quang vẫn tại vị. Có tin đồn trong giới tướng ngụy Quang là nhân viên CIA do sứ quán Mỹ đặt để bên cạnh Thiệu để ngó chừng nhà độc tài. Cơ quan t́nh báo quân đội của Thiệu bắt được một tờ tŕnh mật của đại sứ Mỹ Martin gửi Washington, về "tâm trạng của các sĩ quan QLVNCH sau khi Hiệp Định Ba Lê được kư kết". Tờ tŕnh chứa đựng chi tiết "khá chính xác" chỉ có những người như chính Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên hay Đặng Văn Quang có dự các buổi họp "tối mật" mới biết. Có nhiều người nghi ngờ Quang đă bán đứng các tài liệu mật cho Mỹ. Mối ngờ vực càng gia tăng khi người ta thấy là Martin tin cậy Quang hơn là Thiệu, và các tờ tŕnh của cơ quan t́nh báo Mỹ về Việt Cộng, có đóng dấu "tối mật", được gửi thẳng tới Quang, mà không qua tay Thiệu.

Đôi lần, Quang tâm sự với một vài tướng lănh: "Ông Martin mới nói với tôi ..." Lẽ dĩ nhiên, một người như Quang mà làm sao có thể bật mí các tin tức mật một cách vô trách nhiệm như vậy được. Chẳng qua Quang muốn nhắc nhở cho các đồng nghiệp là ông "thân" với Martin, và ông muốn hù họ, kể cả Cao Văn Viên. Tại văn pḥng tổng tham mưu trưởng, người ta t́m thấy một lá thư mang chữ kư của Quang, đề ngày 19/4/1975, bắt đầu với hàng chữ này: "Tôi mới nhận được từ ông Martin ba tài liệu này, và tôi xin gửi đại tướng một bản để tùy nghi."

[...]

Cho đến giờ phút chót của chế độ tên phản động Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang vẫn ngoan cố chống cách mạng. Giờ đây ông đă "di tản" qua Mỹ và hiện làm việc tại bản doanh CIA tại Langley.

Vietnam Courier #49 (Tháng 6/1976)
Adam Sadowski chuyển tới

Ghi chú: Đặng Văn Quang hiện sinh sống tại Atlanta, Georgia.