(Xin lưu ư đọc giả bài này lấy từ một cơ quan ngôn luận Việt Cộng. Không hiểu Tướng Hiếu, đang là Phụ Tá Đặc Biệt của Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, đặc trách bài trừ tham nhũng vào thời kỳ bài này được phổ biến, có hay không đọc thấy bài này? Dù sao th́ những điều đăng trong bài này cũng đă được giới báo chí Sàig̣n đề cập tới một cách rộng răi, và Tướng Hiếu cũng rất am tường và nắm vững các vấn đề gai góc này. Nguyễn Văn Tín) Một Đảng Phái Lạ Đời Một đảng phái lạ đời khống chế sinh hoạt chính trị tại Sàig̣n. Đó là đảng quân đội, quen gọi là đảng Áo Kaki. Đảng này không có luật lệ, chương tŕnh, bản doanh hay phù hiệu, vậy mà là con cưng của mấy ông Mỹ. Các thành viên là các tướng lănh, đại tá và các sĩ quan khác, đă được thăng chức tước không dựa trên thành quả cá nhân mà là do sự tiến cử của đại sứ Bunker. Lẽ dĩ nhiên, đảng này nắm phần độc quyền trên tất cả mọi thương vụ lợi lộc và đă gây nên nhiều hiềm khích và ganh tị. Ông Phan Huy Quát, Thủ Tướng thời Nguyễn Khánh, có lần than phiền: Công việc của họ (các quân nhân) là đánh giặc, vậy mà họ xiá vào đủ chỗ. Họ là tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, tỉnh trưởng, vân vân... Bây giờ chỉ c̣n có một đảng chính trị duy nhất tại Nam Việt Nam: Đảng Áo Kaki. Đảng này đă đẩy lui tất cả các đảng khác vào hậu trường. Ông Đặng Văn Sung, một lănh tụ Đại Việt và là một người được Tướng Taylor ưa chuộng đă phát biểu cách cay cú trong một bữa tiệc tại nhà hàng Continental: Có ích tước ǵ mà đi lập một đảng chính trị? Đảng quân đội thống trị tất cả rồi. Đi tới đâu cũng chạm trán giới quân nhân. Các trung sĩ điều hành đường xá, các trung úy điều hành quận xă, các thiếu tá điều hành tỉnh lỵ, ngay cả thành phố th́ lại do một đại tá thị trưởng cầm đầu. Tại Hạ Viện Văn Hóa Quốc Gia, chính là những người mặc áo kaki phán quyết. Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, phó tổng thống, người chỉ quan tâm tới thú trọi gà như là sở thích văn hóa độc nhất, ban bố chỉ thị và các sĩ quan tâm lư chiến đề cao tận mây xanh các sáng tác văn chương của Đại Úy nhảy dù Nguyễn Vũ... Về mặt kinh tế, bàn tay của quân đội c̣n lộ liễu hơn nữa. Họ nắm lấy tất cả: kỹ nghệ hóa chất (Công ty Dosuki trên đại lộ Đồng Khánh là của các cựu tướng lănh Đôn, Xuân, Kim và Thuần); thương vụ xuất nhập cảng, với số nhập cảng hàng năm trị giá 500 triệu mỹ kim; ngân hàng (Tướng Nguyễn Hữu Có, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng, là chủ một ngân hàng quan trọng); độc quyền trên mọi nguồn lợi lộc: gỗ và lâm sản trên Cao Nguyên, vỏ quế và nhựa thông tại Quảng Nam và Lâm Đồng, cá và thủy sản tại Phan Thiết và Phú Quốc, tôm đông lạnh tại Vũng Tàu, vân vân..., ngành địa ốc, với các cao ốc, khách sạn sang trọng, biệt thự vương giả với sân quần vợt và hồ tắm tư, vân vân...Tất cả đều nằm gọn trong tay các chóp bu quân đội. Hạ tầng cơ sở trong hệ thống quân giai th́ làm chủ các quán ba, động măi dâm, nhà tắm hơi, tiệm giặt ủi cung phụng các lính Mỹ. Nhóm dân sự rất phật ư đối với các thế chèn ép này của giới quân nhân, nhưng họ đâu kêu ca ǵ được. Quân đội rêu rao là tự do buôn bán là luật của tṛ chơi và bất cứ ai có tiền và ham muốn đều có thể nhập cuộc. Họ có thể nói như vậy, v́ họ có thể lấy xác đè người, họ có thể biết các bí mật quân sự và kinh tế, nắm phần quyết định trên việc phân phối các trợ cấp Mỹ, và quan trọng hơn cả, có súng trong tay! Nhiều thương gia giàu có người miền Bắc, di cư vào Nam sau 1954, đă bại sản v́ sự cạnh tranh của các thương gia mặc áo kaki. Một chủ tiệm vàng lớn gốc Hànội đă tự vận bằng cách nuốt các viên thuốc ngủ. Cọp Biển và Ó Đen Phương pháp làm giàu mau của các tướng lănh thật là đặc biệt, và thành quả của họ thật chớp nhoáng. Vào khoảng 1970-71, họ đă trở nên rất giàu có, ngay cả theo tiêu chuẩn quốc tế, tài sản cá nhân của họ lên đến cả triệu mỹ kim. Đứng hàng đầu lẽ dĩ nhiên là hàng lănh tụ tỉ như Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Chúng ta hăy xét vấn đề cách sát gần hơn, nh́n vào các thủ đoạn của Đô Đốc Trần Văn Chơn, tư lệnh Hải Quân, chẳng hạn. Ông và vị tiền nhiệm, Đô Đốc Chung Tấn Cang, hiện giờ là tổng trấn Sàig̣n, cùng với giới đàn em thuộc lực lượng hải quân, đều trở nên giàu có "với tốc độ của các thủy lôi đỉnh" theo lời mô tả hoa mỹ của quân nhân Hải quân. Mỗi tam cá nguyệt, Đô Đốc Cang phái nhân viên sang Mỹ để tiếp thu các tàu chiến do Mỹ giao lại cho đồng minh Sàig̣n. Đây quả là nhừng cơ hội bằng vàng đối với những người được giao phó trọng trách và các ông xếp của họ ở quê nhà. Họ trú ngụ trong những khách sạn sang trọng nhất tại những thành phố nóng hổi dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương và có đầy dăy cơ hội làm quen với "văn hóa" Mỹ và t́nh huống thương trường. Các kiện hàng bạch phiến, á phiện và cần sa của họ sang tay cách mau lẹ, đem lại lợi lộc đến cả 500 phần trăm. Các chuyến đi Phi Luật Tân và Okinawa trong nhiều "công vụ" cũng rất lợi lộc và đầy tiêu khiển. Chẳng vậy mà thường xảy ra nhiều vụ đụng tàu bè được cố ư tạo nên để có dịp lái tàu sang Ma-ní để gọi là "sửa chữa". Các vùng ven biển thuộc Nam Việt Nam nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Hải Quân. Các chiến hạm hải quân có thể thả neo tại bất cứ bến cảng nào và ngoài ra c̣n có các khu vực "an ninh đặc biệt" tùy nghi xử dụng. Hải Quân cũng có vô số tàu bè khác tới lui trên các sông ngạch Nam Việt Nam. Phó Đô Đốc Lâm Ngươn Tánh có nhiều bạn bè và họ hàng trong giới thương gia Tàu Chợ Lớn. Thành thử thương vụ thủy sản lẽ dĩ nhiên nằm trong tay quư vị sĩ quan của Hải Quân và đồng bọn: cá, tôm hùm, nước mắm hảo hạng, yến bán với giá rất hậu tại thương trường Hồng Kông, vân vân... Các chiến hạm Hải Quân không những chở đầy ắp với các hàng hóa tỉ như vỏ quế từ Trung Bộ hay trái cây và rau cỏ từ miền đồng bằng, mà c̣n với đủ loại ma túy cho các lính Mỹ đồn trú tại Cam Ranh, Đà Nẵng, Cửa Việt, vân vân... C̣n phải cộng thêm các "chiến lợi phẩm" ăn cướp từ vùng dân cư ven biển và các cuộc bố ráp dân thuyền chài: vàng bạc nữ trang, quần áo, bàn ghế, đồng hồ, máy ra-điô, xe gắn máy, ngay cả thuyền đánh cá cùng đồ trang bị. Phần chia chác lẽ dĩ nhiên tùy thuộc vào cấp bậc của đương sự. Đám dân chúng đần độn, xanh mặt v́ ganh tị, gọi các thủy thủ là "bọn giặc cướp biển", không những cướp của dân chúng mà lẫn cả công quỹ. Thật vậy, tại các chợ trời Sàig̣n, bày bán đủ mọi thứ dụng cụ Hải Quân: phao, đồ bàn, chăn mền, vơng, máy phát điện, vân vân... Mặt khác, giới Không Quân có phương thức làm ăn riêng, với tốc độ và hiệu năng xứng với thời đại phản lực, dưới sự lănh đạo trước nhất của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và tiếp sau của Tướng Trần Văn Minh. Họ buôn bán loại hàng hóa nhẹ cân nhưng mắc tiền, vàng lá hay thẻ, kim cương, bạch phiến...Các chuyến công vụ đi Phnom Penh, Vạn Tượng, Băng Kốc, Ma-ní hay Đài Loan đều là những dịp làm giàu trong đó các chỉ huy trưởng căn cứ , không đoàn, và phi hành đoàn hợp tác chặt chẽ với các con buôn quốc tế hoạt động tại vùng Đông Nam Á. Hàng hóa được chuyên chở dưới sự bao che của cảnh sát không quân. Bọn này ngăn chận không cho phép các nhân viên hải quan và cảnh sát kinh tế bén mảng đến gần. Một khi tới phi cảng, các xe vận tải đặc biệt của Không Quân lại tiếp thu hàng hóa, hay ngay cả trực thăng được xử dụng khi bị đe dọa. Các sĩ quan không quân tại phi cảng lớn Tân Sơn Nhất c̣n có dịch vụ cho các con buôn nào muốn chuyên chở các mặt hàng đắt giá với một tốc độ nhanh chóng và an ninh tối đa. Lệ phí chuyên chở giá phải chăng: 200,000 đồng nếu chuyên chở một kílô bạch phiến từ Sàig̣n tới Nhatrang; 300,000 đồng tới Đà Nẵng; và 350,000 đồng tới Phú Bài xa hơn về phía bắc. Tiền được trả trước và không cần biên lai. Người gửi cho biết địa chỉ, thường là một chỗ công cộng hay một quán ăn sang trọng, dấu hiệu nhận diện người nhận mặt hàng. Các món tiền lớn cũng lọt vào tay các chỉ huy trưởng căn cứ từ việc bán các vật dụng không quân do Mỹ trợ cấp: bu-gi (2.000 đồng một cái), đồng hồ đặc biệt (40.000), đồ phế thải máy bay (50.000 một tấn)... Việc thờ cúng Thần Tài của Thủy Quân Lục Chiến không làm sao kín đáo được. Giới báo chí Sàig̣n đăng tải đầy dăy tin tức và phao đồn khiến cho Tư Lệnh TQLC Lê Nguyên Khang, một tướng lănh mũ nồi xanh mạ có bản doanh tại số 15 Lê Thánh Tông ngó ra bến sông, phải tức giận đến xanh mặt. Các sĩ quan mang phù hiệu ó đen vẫn c̣n vương vấn với thời vàng son của năm 1970: vụ xâm chiếm Cam Bốt trong vùng Neakluong. Nhóm người của họ vơ vét kho thực phẩm và vải vóc của đồng minh Lon Nol và tước đoạt tài sản của dân chúng địa phương: vàng, nữ trang, xe Vespa, xe gắn máy Honda ... được chất đầy trên các quân xa và đổ hàng xuống bán tại các chợ trời mọc lên như nấm dọc theo biên giới. Một trung đoàn trưởng TQLC, làm theo ư kiến của xếp Lê Nguyên Khang, phái bà vợ đi Neakluong thiết lập cùng với bà vợ của một đại tá Cam Bốt tên Tasavaat, một đường giây buôn á phiện và kim cương nối liền Sàig̣n và Phnom Penh qua ngă Neakluong. Như vậy t́nh thân hữu giữa hai quốc gia và hai quân đội của Nguyễn Văn Thiệu và Lon Non được thắt chặt. Ngẫm lại th́ năm 1970 là chóp đỉnh cơ may của Lê Nguyên Khang. Cuộc tŕnh diễn tồi bại của các Ó Đen tại Hạ Lào năm 1971 là do, theo tập đoàn tại Tổng Tham Mưu Sàig̣n, sự vắng bóng mănh lực của vàng và á phiện khan hiếm tại chiến trường rừng rú này. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua làm giàu mau lẹ, nhóm người thuộc Quân Tiếp Vụ (QTV) là chạy mau hơn cả. Cơ quan này trông coi việc tiếp vận cho toàn thể quân đội miền Nam: tất cả viện trợ quân sự và kinh tế do Mỹ cung cấp cho quân đội đều qua tay QTV. Nhóm người QTV học hỏi rất mau lẹ một số mánh khoé của các đồng nghiệp làm việc tại các dịch vụ tiếp vận PX Mỹ và quản đốc những sinh hoạt chợ đen. Chúng ta hăy thăm viếng chẳng hạn PX lớn nhất tại đường Nguyễn Tri Phương. Mặc dù các thông cáo chính thức bắn tin là các đơn vị Mỹ "rút lui", PX này vẫn chật ních khách hàng lính Mỹ. Những cô tiếp viên, son phấn loè loẹt trong bộ váy ngắn, nhiệt thành phục dịch các lính Mỹ, nh́n họ với con mắt mong mỏi được ban bố những món tiền típ rộng lượng. Các gian hàng đầy ắp với đủ loại mặt hàng: xe gắn máy, tủ lạnh, máy truyền h́nh, máy thu thanh, máy ảnh, vải vóc, những sản phẩm mới nhất từ Mỹ, Nhật, Pháp, Gia Nă Đại,..- được bày bán với giá thật hạ. Trên nguyên tắc dân chúng Việt Nam không được phép vào PX. Nhưng đừng có lo. Những anh lính Mỹ tốt bụng sẽ cung cấp cho bạn bất cứ món nào bạn muốn nếu được trả bằng tiền mặt. Những con lái buôn chợ đen d́nh dập ngoài cổng, với từng cọc tiền giấy 500 trong túi. Khi đem ra một máy truyền h́nh cỡ 19 inch th́ anh chàng lính Mỹ lời 15.000 đồng, một xe gắn máy Honda th́ lời 10.000 đồng. Mọi giao dịch chỉ đ̣i hỏi có 5 phút và 20 bước. Chẳng vậy mà mấy anh chàng lính Mỹ khen Sàig̣n là một Eldorado mới. Nhưng mà giới tiếp vận Hoa Kỳ th́ nh́n những dịch vụ cỏn con này với con mắt khinh bỉ. Dịch vụ của họ c̣n to lớn gấp trăm ngàn lần! Ta hăy theo dơi đoàn xe công voa quân đội Mỹ (thường là từ 5 đến 20 chiếc xe vận tải) chạy dọc theo các xa lộ chính từ Sàig̣n chảy xuôi đi Vũng Tàu, Tây Ninh, hay ngay cả Biên Ḥa. Tại một địa điểm đă được ấn định trước, đoàn công voa bất chợt ngừng lại và các mặt hàng được vội vă đổ xuống và được cất dấu đi, và đoàn công voa lại tiếp tục lăn bánh. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảng khắc dăm ba phút. Không có bàn căi, không có mặc cả. Giá cả đă được ấn định trước và "tiền trao cháo múc": 10.000 đồng cho một kiện hàng lớn, 6.000 cho một kiện hàng nhỏ. Mặt hàng không được biết trước, và điều này chính là điểm hứng thú cho các con buôn chợ đen Việt Nam, dân sự hay lính QTV. Nó như tṛ chơi súng ru lét. Khi kiện hàng được tháo gỡ, họ vui sướng khi mặt hàng là quần áo hay chăn mền; sướng rên khi các hộp chứa đựng đồng hồ, khóa điện tử, hay bật đá lửa. Đàng khác, kiện hàng chứa đựng sách vở dạy lính Mỹ, mũ sắt quân cảnh, hay giấy đi cầu th́ phải sa thải đi cách mau lẹ. Cũng có khi các kiện hàng chứa đựng vài món hàng kim loại hay plát tíc đủ h́nh thù: bộ phận của những máy móc huyền bí nào đó. Thật là xui xẻo cho bọn con buôn, nhưng thua keo này th́ bày keo khác. Lối buôn bán độc đáo này cũng được các chóp bu QTV thực hiện trên các trục lộ Sàig̣n-Bà Rịa, Sàig̣n-Lai Khê và Đà Nẵng-Chu Lai. Mới đây một vụ x́ căng đan bùng nổ tại Sàig̣n liên quan đến vụ đánh cắp 420 tấn vật liệu đồng kẽm và dụng cụ điện tử từ căn cứ tiếp vận khổng lồ Long B́nh. Các mặt hàng đánh cắp này được chất lên tàu Đồng Nai để chở đi Singapore, khi mà giá đồng kẽm tăng vọt trên thương trường quốc tế. Vụ này liên hệ tới các tai to mặt lớn thuộc nhiều cơ quan, Việt và Mỹ: Bộ Kinh Tế, QTV, giới chức thương cảng, hải quan, các sĩ quan cao cấp Mỹ, vân vân... Tiền đút lót, sau này được tiết lộ, lên tới 30 triệu đồng, nhưng vẫn không làm thỏa măn mọi người và đó là lư do con mèo xổ lồng. Mặt hàng - vỏ đạn và cụng cụ truyền tin mới toanh - được các xe vận tải Mỹ chở tới bến cảng trong suốt 15 đêm, trong giờ giới nghiêm! Nhân Vật Số Một và Lời Thề Thốt Vào cuối năm 1970, một số dân biểu họp tại Điện Diên Hồng để lên tiếng phản đối tệ trạng tham nhũng trong chính quyền, tên Tướng Đỗ Cao Trí, cánh tay mặt của Thiệu, được nhắc đến thường xuyên. Đỗ Cao Trí là ai vậy? Ông có tiếng tăm trong giới nhảy dù. Ông gia nhập quân đội thực dân Pháp khi mới 17 tuổi, được phái sang Pháp huấn luyện và nhảy dù lần đầu tiên lúc 18 tuổi, và được gắn lon trung úy. Đó là năm 1946. Sau này Trí thích nhắc nhở tới các cấp trên của ông vào thời đó, các đại tá Pháp Gilles, Ducourneau, Konal và nhừng người khác, và tới sự tham gia của ông vào các cuộc hành quân cùng với quân đội viễn chinh Pháp dọc theo biên giới Tàu-Việt và trong vùng tây bắc. Ông không bao giờ quên tự hào đă được ân thưởng Légion d'honneur vào năm 1951, nhấn mạnh rằng ông mới 23 tuổi vào thời buổi đó. Đối với cấp dưới, ông hănh diện lập lại là ông đă nhảy dù lần đầu tiên "trước Tướng Nguyễn Chánh Thi, và cả Tướng Cao Văn Viên!" Ông được gán cho biệt danh Vua Lính Nhảy Dù trong một buổi lễ nghi của Sư Đoàn Dù năm 1966. Nhưng những bí danh quen thuộc hơn của ông là "Vua Tham Nhũng", "Vua Cờ Bạc" hay "Vua Chơi Đĩ Điếm". Chúng ta hăy duyệt xét các cơ may ông gặp được trong đời binh nghiệp. Cơ may lớn nhất đến với ông khi ông được cử giữ chức chỉ huy đội quân xâm chiếm Cam Bốt. Khi đội quân của ông tiến vào khu rừng cao xu tại Chup và Minot, ông ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của các chủ đồn điền Pháp và dân chúng địa phương Miên. Việc hôi của này được thực hiện bởi các đơn vị đặc biệt ngay trong khi phần c̣n lại của lực lượng ông bị hao tổn dưới tay quân giải phóng. Của hôi được chuyên chở qua biên giới Nam Việt Nam bởi các đoàn công voa xe vận tải có Quân Cảnh hộ tống. Chẳng bao lâu, các bành cao xu thô mang nhăn hiệu bằng tiếng Pháp: "Plantation Chup" hay "Plantation Minot" được bày bán tại Sàig̣n. Sau khi hơn 200 vận tải làm sạch láng các kho hàng, phi cơ được phái tới để triệt hủy các kho hàng bằng bom na-pan. Khi các sĩ quan Miên kêu ca, Trí nhún vai trả lời: "Nhựa cao xu dễ bắt cháy. Chỉ một vài đạn pháo của Việt Cộng đủ biến tất cả ra tro. Tôi làm ǵ được. C̣n các đoàn ḅ th́ chúng chạy tán loạn bởi tiếng động của giao tranh và chúng tôi th́ quá bận để mà để ư tới chúng." Một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 18, trong một bữa nhậu nhẹt, cung cấp các chi tiết của cuộc hành quân: "Mọi sự đều xảy ra như dự định. Các đoàn công voa được tiếp đón tại biên giới bởi chính Tướng Lâm Quang Thơ, tư lệnh SĐ 18. Dưới sự bảo vệ của quân lính ông, các mặt hàng được đưa tới những địa điểm đă được đánh dấu trước trên bản đồ, và sau đó th́ được đưa tới những nhà kho chứa bí mật hoặc giao cho những trung gian đáng tin cậy. Các nhân viên an ninh không làm ǵ được v́ các chỉ huy trưởng hộ tống đoàn công voa mang cấp bậc cao hơn họ vả lại họ có sự vụ lệnh kư bởi chính Tướng Đỗ Cao Trí hay tham mưu trưởng của ông, Chuẩn Tướng Ân. Mỗi tờ sự vụ lệnh đó đáng giá cả triệu đồng!" Chưa hết. C̣n nhiều cái may mắn khác. Chẳng hạn hai va-li đầy cọc tiền bạc - mỹ kim, đồng Việt Nam, riel Miên, kip Lào ...- tổng cộng tương đương trên 4 tỉ đồng, rút tỉa từ các vườn cao xu Pháp và từ túi của dân chúng địa phương. Đó là một x́ căng đan lớn và nhóm dân biểu Sàig̣n hô hoán ầm ĩ lên. Nhưng Tướng Trí, sau đó ba ngày, phản ứng cách giận dữ: "Thật là lời lẽ nhục mạ các tư lệnh chiến trường không thể tha thứ được, làm tổn hại tới thể diện quốc gia!" Và ông thách thức dân biểu Phạm Nam Sách đến tranh luận tại bản doanh tại Biên Ḥa, và tiếp sau đó nếu cần sẽ là một cuộc đấu súng tay đôi! Khỏi phải nói, ông dân biểu dại ǵ mà bén mảng tới hang hùm. Kể ra th́ Tướng Trí gặp rất nhiều dịp may trong đời binh nghiệp ông. Khởi đầu là ông đă bỏ túi từng đống tiền trong các cuộc hành quân chống B́nh Xuyên do ông Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh vào năm 1955. Năm 1963, ông đang giữ chức tư lệnh Quân Đoàn 1 khi ông Diệm và ông Nhu bị thủ tiêu. Ông nhận được lệnh bắt ông Ngô Đ́nh Cẩn hồi đó đang trị v́ Huế và người mà ông thường kính cẩn gọi là "Ông Cậu". Trong số tài sản tịch thu của ông Cẩn có một hộp chứa đầy hạt kim cương (242 hạt cả thảy, trong số đó 30 hạt thuộc loại nước hạng nhất) mà Tướng Trí đă nhanh nhảu vồ chụp lấy cho riêng ḿnh. Sau 1965, khi chiến tranh lan rộng, cơ may Tướng Trí tăng vọt. Một người em của ông được bổ nhiệm chỉ huy trưởng khu Biên Ḥa, quê quán gia đ́nh ông. Một em khác được giao cho việc quản trị rừng gỗ trong khi đó người em thứ ba làm việc trong ngành an ninh quân đội. Gia tộc này nhắm trở thành lănh chúa kiêm tài chánh gia hạng gộc. Điều không may xảy đến cho Tướng Trí khi ông bị giết vào tháng 2/1971 khi trực thăng chở ông và các cố vấn Mỹ thân cận nhất bị các du kích quân bắn hạ khi mới cất cánh khỏi phi đạo Trang Lon. Ông Thiệu rất buồn v́ cái chết của Tướng Trí. Hai người liên kết nhau chặt chẽ v́ có những mối lợi chung về mặt tài chánh cũng như về các mặt khác. Vợ ông Trí, bà Nguyễn Thị Kim Chi, con của ông Nguyễn Hữu Trí, từng là Thủ Hiến Bắc Việt dưới thời Pháp thuộc, là bạn thân và đồng nghiệp buôn bán với vợ ông Thiệu. Không lâu trước khi ông chết, Tướng Trí có thốt lên một lời coi như là lời thề thốt của các quân nhân miền Nam Việt Nam. Trong một cuộc phỏng vấn với một phóng viên Pháp tên Jean Larteguy, sau khi hồi tưởng thời gian ông phục vụ với quân đội Pháp và nhắc nhở tới các cấp trên, đại tá Gilles và Vanuxem, Tướng Tri tâm sự: "Trong chiến tranh thường có hai loại người: những người tạo nên chiến tranh và những người làm giàu trên chiến tranh. Tôi thuộc cả hai loại!" Bốn ngày sau, quân du kích Tây Ninh kết liễu đời ông. Lănh Chúa Vùng Cao Nguyên Bí danh này được tặng cho Ngô Dzu, một cánh tay mặt khác của Thiệu, Tư Lệnh Quân Đoàn 2 từ năm 1968. Ông trị v́ Cao Nguyên, một vùng rộng lớn với nhiều tài nguyên, và nhiều sắc dân thiểu số. Giới báo chí Sàig̣n nhận xét: "Cánh tay mặt của Tổng Thống Thiệu, Tướng Đỗ Cao Trí, nắm Sàig̣n, trong khi đó cánh tay trái, Tướng Ngô Dzu, nắm Cao Nguyên." Sao ông lại thất sủng vậy? Câu chuyện được lưu truyền cách rộng răi tại các nhà hàng ăn sang trọng trong Chợ Lớn như sau: Tất cả bắt đầu với cơn giận lôi đ́nh của Tổng Thống Nixon vào tháng 5/1971. Nạn nghiện ngập đă tăng trưởng đến mức đáng quan ngại trong quân đội viễn chinh Mỹ. Các dân biểu Mỹ bấn loạn nghi ngờ địch đă xảo quyệt "đầu độc thanh niên chúng ta bằng cách bán cho chúng thuốc bạch phiến với giá rẻ mạt qua đường giây chằng chịt của bọn đồng lơa." Giới báo chí Sàig̣n cũng gióng lên tiếng chuông báo động: "Làn sóng bạch phiến đă dâng cao tại Việt Nam!" Tuy nhiên, không bao lâu sau, một tờ tŕnh mật của CIA kết luận: bạch phiến đă được cung cấp cho lính Mỹ không ai khác hơn là các tướng lănh Sàig̣n. Một danh sách đính kèm liệt kê 24 tên, tất cả là rường cột của chế độ Thiệu. Tên Ngô Dzu đội sổ danh sách. Sau buổi họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bàn căi mối đe dọa nguy hại đến tánh mạng quân lính Mỹ tại Nam Việt Nam, Tổng Thống Nixon gửi một lá thư riêng cho Thiệu trong đó ông quyết liệt đ̣i hỏi phải chấm dứt sự chuyển vận trắng trợn này và phải trừng phạt những kẻ nhân danh quyền lợi cá nhân dụ dỗ "đồng minh" Mỹ đi từ từ vào con đường tử. Nội dung lá thư thất thoát ra sao đó. Ngô Dzu vội vă xuống Sàig̣n để phát động một chiến dịch "tô điểm lại h́nh ảnh" trong đó ông đă không ngại thách đấu súng với kẻ nào dám "kéo xuống bùn đen những tướng lănh của Cộng Ḥa và làm bẩn thể diện quốc gia." Nhưng chẳng che mắt được ai. Ai cũng biết cách làm ăn của Tướng Dzu. Bất cứ ai đặt chân tới Đàlạt, một nơi nghỉ mát thời trang tại Cao Nguyên, cũng có thể nghe thiên hạ bàn tán cách làm ăn đó trong các khách sạn sanh trọng. Tại Đàlạt người ta có thể dễ dàng t́m thấy những thứ thường khó kiếm thấy ở Sàig̣n: các viên thuốc LSD màu vàng với giá 19.000 đồng một lọ; viên loại màu xanh lá cây với giá thấp hơn. Loại thuốc kém phẩm chất hơn th́ được bán với giá rẻ mạt: bạch phiến Red Rock trị giá 2 đô một lọ (100 đô bên Mỹ); một bao thuốc lá cần sa, với đầu lọc, 30 cents. Các ông giám đốc và con buôn dầu hỏa tới Đàlạt nghỉ ngơi giữa đám rừng thông và suối nước đều phải lấy làm sửng sốt! Vào đầu năm 1971, khi mà cuộc xâm chiếm Lào của quân đội Sàig̣n đang lâm vào t́nh trạng nguy khốn, Ngô Dzu, theo lệnh từ Ngũ Giác Đài, hai lần tới Pakse để thảo luận với Phasouk, tư lệnh vùng Lào. Họ đồng ư là một cuộc hành quân hỗn hợp vào Saravan-Attopeu sẽ là một thảm họa khác, và bác bỏ ư định đó. Nhưng Ngô Dzu đă không uổng phí th́ giờ, v́ ông đă thương thảo với Phasouk một đường giây á-phiện và bạch phiến giữa Pakse và Pleiku. Công việc làm ăn này sầm uất cho tới khi Đắc Tô và Tân Cảnh thất thủ khiến Dzu mất chức. |