(Xin lưu ư độc giả bài này lấy từ một cơ quan ngôn luận tuyên truyền của Việt Cộng. Nguyễn Văn Tín)

Cuộc Triệt Thoái Khỏi Cao Nguyên

Trần Văn Cẩm, 45 tuổi, quê quán tại làng Quảng Lương, quận Thiệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông phục vụ trong quân đội ngụy dưới thời Pháp trị từ năm 1950 tới 1955 và khi thực dân Pháp rút lui, ông tiếp tục binh nghiệp cho tới khi ông bị Quân Đội Giải Phóng cầm tù ngày 1/4/1975, xảy ra sau cuộc tháo chạy bán sống bán chết từ Pleiku qua Hậu Bổn tới Tuy Ḥa. Vào thời kỳ đó ông mang quân hàm Chuẩn Tướng, phụ tá cho Trung Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Những ngày lực lượng ông bị tấn công được chính miệng ông thuật lại như sau:

"Một buổi họp thuyết tŕnh được Trung Tướng Phạm Văn Phú triệu tập vào 11 giờ rưỡi sáng ngày 9/3/1975. Tôi hiện diện cùng với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn 23, Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23, Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Biệt Động Quân thuộc Quân Đoàn 2, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, và các đại tá chỉ huy các vùng quân sự tại Ban Mê Thuột và Pleiku. Tướng Phú báo cáo tin tức t́nh báo liên quan tới một cuộc tấn công gần kề của Quân Đội Giải Phóng tại vùng Cao Nguyên. Chúng tôi thảo luận chuẩn đoán các địa điểm nào có thể sẽ bị tấn công. Lúc đó chúng tôi đă được tin sự hiện diện của ba sư đoàn thuộc Quân Giải Phóng trong vùng, mà một sư đoàn - Sư Đoàn 2 - đang trực diện chúng tôi tại Pleiku. Một sư đoàn khác - Sư Đoàn 3 - được báo cáo là đang di chuyển tới Ban Mê Thuột, khiến chúng tôi phải cảnh giác, v́ chúng tôi biết là phải đương đầu với một địch thủ lợi hại.

"Ngoài ra, có những báo cáo chưa được phối kiểm cho rằng một sư đoàn khác của Quân Giải Phóng, Sư Đoàn 10, được tăng phái tới vùng Cao Nguyên.

"Tôi đề nghị cần phải tăng cường Ban Mê Thuột. Chuẩn Tướng Tường biểu đồng t́nh ư kiến này và đề nghị gửi trung đoàn chính của Sư Đoàn 23 - Trung Đoàn 45 tới. Nhưng Tướng Phú bác bỏ ư kiến này. Ông tin tưởng vào chiến thuật dùng không vận, và nói khi chúng ta bị tấn công, lực lượng tăng viện sẽ được trực thăng vận tới ngay, và đồng thời, các đơn vị trừ bị sẽ được duy tŕ tại Pleiku. V́ chúng tôi cho là chỉ có một lực lượng nhỏ thuộc Quân Giải Phóng tại Ban Mê Thuột, nên sau khi xét tới các khía cạnh khác, chúng tôi ngả theo quan điểm Tướng Phú cho rằng Pleiku là mục tiếu tấn công hàng đầu.

"V́ vậy chúng tôi sửng sốt khi Ban Mê Thuột bị tấn công mănh liệt vào 3 giờ sáng ngày hôm sau, 10/3. Bản doanh Đại Tá Quang báo cáo t́nh h́nh suy sụp từng phút, hỏa lực pháo tập của Quân Giải Phóng rất chính xác, các thiết giáp của Quân Giải Phóng đă càn quét Trung Đoàn 53 của Sư Đoàn 23, Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân, bảy tiểu đoàn địa phương quân, và trọn một trung đoàn thiết vận xa. Ngoài ra, tất cả các trục lộ đưa tới Ban Mê Thuột đă bị khóa chặt. Cùng trong ngày, Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đă được tăng phái từ Sàig̣n lên, nhưng bị Tướng Phú ra lệnh chuyển lên Pleiku lập tức v́ ông không mấy tin tưởng vào khả năng của Biệt Động Quân. Thay vào đó, Tướng Phú gửi Trung Đoàn 45 đóng tại Pleiku xuống thế. Chúng tôi nghĩ là lực lượng này sẽ được trực thăng chở tới nội trong ngày. Nhưng cuộc chuyển quân này mất đến bốn ngày trọn v́ hỏa lực từ dưới đất bắn lên quá mănh liệt.

"Ban Mê Thuột thất thủ khiến tinh thần chúng tôi bị giao động sâu đậm. Hầu hết các chiến binh thuộc Sư Đoàn 23 đều có gia đ́nh tại đó, và chúng tôi bị tràn ngập bởi những đơn xin nghỉ phép đến từ Trung Đoàn 44 đồn trú tại Pleiku. Có vô số ngàn quân nhân đào ngũ, hầu hết thuộc các đơn vị địa phương quân, nhưng cũng có một số thuộc các sĩ quan tham mưu. Tuy nhiên điều khiến chúng tôi lo sợ nhất là thiếu hụt về yểm trợ do t́nh trạng tan vỡ của lực lượng địa phương quân.

"Chúng tôi mất Ban Mê thuột v́ sự bảo mật hoàn toàn của thế chuyển quân của các ông, khiến chúng tôi nhầm lẫn và không biết phải phản ứng sao cho thích hợp. Ngay khi các chiến xa của các ông xuất hiện trong một thế đánh hoàn toàn khác lạ, chúng tôi cảm thấy bất lực trong nỗ lực thay đổi cục diện.

"Tướng Phú đi Cam Ranh sáng ngày 13/3 để hội thảo với các ông Thiệu, Khiêm và Viên. Khi trở về Pleiku ông triệu tập chúng tôi. Ông bắt đầu buổi họp bằng trịnh trọng tuyên bố, "Tôi đă được Tổng Thống Thiệu cho phép tôi thăng chức Đại Tá Phạm Duy Tất, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Biệt Động Quân tại Quân Đoàn 2, lên hàng Chuẩn Tướng. Và đây là ngôi sao của ông." Rồi ông nói tiếp: "Tổng Thống Thiệu cũng ra lệnh di tản Kontum và Pleiku." Thật là tin xét đánh, và nét mặt ai cũng tỏ lộ mối bấn loạn. Chúng tôi thắc mắc không hiểu lư do ǵ đă khiến họ lấy một quyết định điên rồ như vậy, và rất lấy làm quan ngại, ngoài lư do bảo mật quân sự, về trí khôn ngoan trong việc chọn lựa con đường thiên lư Pleiku-Phú Bổn đă lâu đời bỏ hoang. Tướng Phú đ̣i buộc phải thực hiện cuộc triệt thoái nội trong ba ngày kể từ ngày hôm sau. Ông và bộ tham mưu quân đoàn sẽ bay xuống Nha Trang để thiết lập bộ tư lệnh tiền phương ngơ hầu điều nghiên kế hoạch đánh chiếm lại Ban Mê Thuột. Đoàn quân c̣n lại sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của tôi và sẽ dùng đường bộ để rút lui ngày N. Cánh quân thứ nhất gồm ba Liên Đoàn Biệt Động Quân, một trung đoàn thiết giáp, một nhóm công binh. Trách vụ của cánh quân này là bảo vệ Phú Bổn và xây đắp con đường từ Phú Bổn đến Tuy Ḥa. Cánh quân thứ hai gồm phần c̣n lại của bộ chỉ huy quân đoàn, ba tiểu đoàn pháo binh, Trung Đoàn 21 Thiết Giáp trang bị toàn chiến xa M-48, hai đại đội cơ giới, và bộ binh. Cánh quân thứ ba gồm ba Liên Đoàn biệt động quân, một trung đoàn thiết giáp, và pháo binh yểm trợ. Không Quân có kế hoạch riêng.

"Ngày N được ấn định vào ngày 16/3, và nhóm tiền quân tới Phú Túc an toàn. Tuy nhiên, 5 giờ rưỡi chiều ngày hôm sau, các lực lượng của chúng tôi, gồm hàng ngàn xe cộ th́nh ĺnh bị tấn công mạn tây nam Phú Bổn, và các chiến xa của chúng tôi bị đẩy lui. Sáng ngày 18/3, địa bàn của Quân Giải Phóng gần Phú Bổn được tăng cường và không thể phá vỡ được mặc dù một đơn vị biệt động quân và một trung đoàn thiết giáp hợp lực tiến chiếm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Chuẩn Tướng Tất và Đại Tá Đông. Vào 5 giờ chiều, Tướng Phú gọi điện thoại từ Nha Trang cho biết : "Không xong rồi. Các anh đừng có ch́ hoăn lại, nếu không sẽ bị tiêu diệt. Hăy tháo chạy cho mau. Hay phá hủy xe cộ để dẽ đàng tẩu thoát." Ông ra lệnh tôi đem bộ tham mưu tới Tuy Ḥa và giao lại các đơn vị và xe cộ cho Chuẩn Tướng Tất. Lúc 6 giờ chiếu một máy bay do Tướng Phú gửi tới chở tôi và 14 sĩ quan khác đi. Trong suốt cuộc hành tŕnh phi cơ chúng tôi bị bắn theo không ngừng. Ngày hôm sau tôi bay trở lại Phú Bổn để quan sát. Súng đă ngưng bắn, nhưng từ trên cao chúng tôi có thể chứng kiện một cảnh tưởng thảm năo. Tất cả các xe cộ, xe vận tải, xe jíp, xe tăng và thiết vận xa đều bị án động; nhiều chiếc c̣n đang cháy. Rất khó duy tŕ liên lạc với các lực lượng dưới mặt đất, và chúng tôi chỉ biết chắc có duy một điều là Đại Tá Đông, chỉ huy trưởng Thiết Giáp, đă bỏ chiến xa và đă thất lạc trong rừng. Đó là kết thúc thảm thương của cuộc tháo lui. Toàn bộ Quân Đoàn 2 và tất cả các lực lượng trong vùng của Quân Đoàn 2 bị chôn vùi tại đây.

"Tinh thần chúng tôi xuống dốc hẳn khi chúng tôi được tin các tỉnh lỵ ven biển trong Vùng thuộc Quân Đoàn 1 lần lượt thất thủ. Ư chí kháng cự của chúng tôi hoàn toàn bị tê liệt. Chúng tôi sửng sốt trước sự tiến quân vũ băo của các Lực Lượng Quân Giải Phóng. Chiến xa của họ tiến nhanh hơn chiến xa của chúng tôi. Ngay cả bộ binh của họ cũng làm cho chúng tôi ngạc nhiên bằng cách băng ngang trong rừng..."

Vietnam Courier #39 (Tháng 8/ 1975)
do Adam Sadowski chuyển tới