Phần II.- HQ ngoại biên (1970-71) – Cảm nghĩ về ‘Cái Chết Của Một Chiến Tướng’ (!)

[Phần I- http://tunhan.wordpress.com/2013/03/08/tro-lai-voi-chien-truong-ngoai-bien-1970-71/]

Nguyễngọc Tùng

Bài viết được lấy từ tựa đề của bản tin “Cái Chết Của Một Chiến Tướng” đăng trên báo Time Magazine (*) Monday, Mar. 08, 1971 [generalhieu.com].

Gen DC TRI 2Tác giả, với một nhận xét sơ đẳng, muốn đề ra một giả thuyết trái ngược, ‘nếu tai nạn không xẩy ra !’ để thử quan sát và lạm bàn xem mức độ ảnh hưởng ra sao, đối với cuộc hành quân ngoại biên tại QK 3, năm 1970-71 (?)

Trước hết xin trích đăng một đoạn cảm nghĩ về cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí trong bài viết “Trở lại với chiến trường ngoại biên 70-71” (chữ in nghiêng).

“Đúng là một sự hụt hẫng, mất mát lớn lao trước sự trông đợi của từng người dân hậu phương. Riêng với cá nhân tôi, lúc nhận được hung tin vị Tướng Tư lệnh mặt trận tử nạn, nhất là trong đó có anh Tuấn (K.18 VBQG), một bạn đồng ngũ- đồng nghiệp – khiến tôi sửng sốt bàng hoàng trong khoảnh khắc. Cái khoảnh khắc chỉ ngắn gọn trong gang tấc so với tiếng tích tắc của cây kim đồng hồ, đủ khiến chiếc trực thăng phát nổ, bốc cháy và rớt xuống mặt đất; Tiếp theo đó, “khi ngọn lửa được dập tắt, người ta nh́n thấy được phần c̣n lại sau đó chỉ là một vật thể không có h́nh thù trong t́nh trạng tan nát, gẫy vụn.” (Lời Tr. Úy Hiếu)

[H́nh minh họa]

[H́nh minh họa]

Đó chính là chuyến bay ‘định mệnh’ bao gồm những nhân mạng t́nh cờ được sắp xếp, khiến xui cùng có mặt ở giây phút đó. Nỗi bất hạnh thực sự gây ra cho tập thể Quân đội VNCH; hay vận nước không nhẽ sắp đến hồi cáo chung (?). Chiếc trực thăng C&C chở Trung Tướng Đỗ-cao-Trí và những quân nhân tháp tùng gặp nạn khi mới cất cánh lên cao trên bầu trời Tây-ninh vào sáng ngày 23 tháng 2 năm 71.

1. Diễn tiến quanh buổi hội kiến tại Dinh Độc lập.

Đúng vậy, cũng chỉ là một giả thuyết! Nếu máy bay chở Trung Tướng Đỗ Cao Trí không bị rớt tại phi trường Trảng Lớn (Tây Ninh East) vào sáng ngày 23-2-71; th́ Chiến dịch Toàn Thắng, theo dự đoán, sẽ tiếp tục đi tới đâu ? và ngưng ở chỗ nào? Cuộc cờ trên phương diện chính trị và quân sự của “mặt trận Sàig̣n” sẽ biến chuyễn ra sao?

Nguôn tin cho hay, một cuộc hội kiến giữa Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh QĐ III & QK 3 kiêm TL cuộc Hành quân Ngoại biên; diễn ra tại Dinh Độc Lập sáng sớm ngày 23-2-71.

Theo báo Time Magazine, trong buổi gặp gỡ này, Tướng Trí được nghe quyết định ‘chuyển vùng trách nhiệm’ của thượng cấp. Một sự kiện, trên nguyên tắc, ông không thể cưỡng lại (quyết định của Tổng Thống) để được tự do hành động theo ư muốn !

Quả nhiên câu chuyện diễn ra tại phủ tổng thống được kể như bất thường v́ tính cách ‘khẫn cấp’ của nó. Người viết mạo muội tự đưa ra vài lư do để được lạm bàn sau đó:

- Phần phụ (mở đầu): Trung Tướng Tư Lệnh QĐ III & QK 3 tường tŕnh lên Tổng Thống, tóm lược về t́nh h́nh chiến trường ngoại biên, tại lănh thổ Cam-bốt. Có thể Tướng Trí cũng không quên đề cập đến kế hoạch tấn công lên Kratié, và cũng (không quên) nhắc lại việc Bộ TTM từ chối tăng phái lực lượng Tổng trừ bị, Sư đoàn Dù (-) cho QĐ III cho dự định này.

- Phần chính: Tổng Thống Thiệu quyết định điều động Tướng Trí ra Vùng I, chỉ huy cuộc HQ Lam Sơn 719, tức nắm chức vụ Tư Lệnh QĐ I & QK 1; thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm.

Dân chúng chờ đọc tin tức trên báo chí ở Thủ đô để hiểu rơ sự việc. Theo lịch tŕnh phát hành, hễ xong phần ấn loát các nhật báo được chuyển tới tay đọc giả vào mỗi chiều (cùng ngày) c̣n kèm theo cả tin tức chiến sự sốt dẻo. Lúc bấy giờ, có thể do cách viết tin ‘hai hồi nhập một’ của kư giả, nên biến cố “Tư Lệnh QĐ III bị tử nạn máy bay”, đă lấn át mất đoạn tường thuật buổi hội kiến bất thường diễn ra trước đó không lâu, tại Tổng Thống phủ.

Cái chết đột ngột, bí ẩn! kế tiếp một buổi họp bất thường vừa mới chấm dứt khoảng vài giờ? Đúng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng lại khó giải thích!

Tin về tai nạn máy bay c̣n gây thêm sôn sao trong giới truyền thông quốc tế, v́ sự có mặt kư giả nổi tiếng François Sully (phóng viên Newsweek) trong nhóm tháp tùng Trung Tướng Đỗ Cao Trí.

Kết cuộc, theo bản tin, hết thẩy mọi người trên chuyến bay định mệnh đó không một ai sống sót!

Trích đoạn bài viết đăng trong một tờ báo ngoại quốc như sau (Tạp chí Time, số Ngày Thứ Hai 08-03-1971):

Cái Chét Của Một Chiến Tướng

“’Quan ngại’ bởi bước tiến chậm chạp xâm nhập vào Hạ Lào, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lấy một quyết định nan giải đầu tuần trước. Ông phải đặt để một người chỉ huy mới. Vào 7 giờ sáng, ông triệu Trung Tướng Đỗ Cao Trí, 41 tuổi, một quân nhân mang nhiều huy chương nhất và danh tiếng nhất nước, đến dinh tổng thống tại Sài Gòn. Và ông ủy thác cho Tướng Trí công việc này. Hai người thảo luận ngắn ngủi thể thức và lúc nào Tướng Trí sẽ nắm quyền chỉ huy Lam Sơn 719 thay tư lệnh Quân Đoàn I Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm. Sau buổi đàm đạo, Tướng Trí đáp trực thăng đi thị sát quân lính của ông đang hành quân vượt biên trong một cuộc săn đuổi địch quân ngay tại các mật khu nằm trong vùng đông nam Căm Bốt. Không đầy 2 tiếng rưỡi sau, xác Tướng Đỗ Cao Trí được lôi ra khỏi thân xác tan tành của trực thăng trong tỉnh lỵ Tây Ninh.

Cả thảy mười người tử nạn trong chuyến bay, gồm có một vài cộng sự viên của Tướng Trí và phóng viên Newsweek, François Sully.

….….”

(Theo: generalhieu.comhttp://www.generalhieu.com/danhtuong-u.htm)

(Ngưng trích)

Đối diện với một sự kiện quan trọng xẩy ra, được coi như ‘biến cố’! Cá nhân tác giả có dịp chia sẻ nỗi xúc động với mọi người. Ngày hôm trước ‘tin vui chiến sự’ gửi về từ mặt trận, th́ bữa sau bỗng dưng hung tín thông báo tư lệnh chiến trường tử nạn!

Điều bất hạnh chính là ở chỗ đó! Mối hệ lụy không ai trông đợi th́ lại đă xẩy đến, khiến che lấp mất các tin vui chiến thắng, vinh quang!

Do ảnh hưởng sâu đậm bởi cái chết đột ngột của vị chủ tướng lúc đó, khiến tinh thần lẫn nhuệ khí của quân sĩ các cấp, bị sa sút trầm trọng!

Nhân đó người viết phát hiện ra một số thắc mắc (dưới dạng câu ḥi). Sau khi cất công sưu tầm, t́m hiểu trong mớ tài liệu đáng tin cậy, tác giả hy vọng sẽ trả lời được những ǵ do tự ḿnh phát hiện.

Sau đây là các câu hỏi cần có lời giải đáp:

- Cuộc nói chuyện tại Dinh Độc Lập (23-2-71) có kết quả ra sao (?)

- Trên nguyên tắc có đạt được sự thỏa thuận nào không (?)

- Nội dung câu chuyện, không lẽ chỉ diễn ra giữa hai người thôi sao (?) đó là vị Nguyên thủ Quốc gia và một ông Tướng Tư lệnh Vùng! C̣n có thêm ai nữa không (?)

2. Những sự việc diễn ra (từ) trước đó, cho đến ngày 23-2-71.

3rd corpQuân lực VNCH trước kia cũng từng tổ chức các cuộc hành quân, âm thầm tấn công vào các mật khu ở biên giới Việt/ Miên; tức địa điểm bị t́nh nghi là nơi cộng quân đang trú ẩn. Sau khi chính phủ Cam Bốt được cải tổ (Thủ-tướng Lon-nol  thân Mỹ), cho nên kế hoạch “lùng và diệt địch” của quân lực VNCH và đồng minh (HK), từ đó mới chính thức cho công bố.

Chiến dịch Toàn Thắng (1,2..), như đă mô tả trong bài viết trước, là chỉ danh của các đợt (giai đoạn) hành quân vượt biên giới; chính thức coi như khởi đầu từ Tháng 4 năm 1970, do sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Quân khu 3 và QK 4.

Song song kế hoạch hành quân của các đơn vị bộ binh, binh chủng Hải quân VNCH cũng đă hoàn tất nhiệm vụ yểm trợ (sau hai tháng ṛng ră), hộ tống đoàn tầu chở nhiên liệu giúp chính phủ Cam Bốt, từ hải cảng KampongSom về tới Thủ đô Phnompenh.

Cuộc điều quân vừa đề cập, c̣n có sự tham dự với số lượng tương đương của quân đội (Hoàng gia) Cam Bốt. Thoạt tiên cũng có các trận đụng độ gay go xẩy ra, khi đơn vị Bạn tấn công vào BCH (?) thuộc Sư đoàn CT 9 của địch, lúc đó đang trú đóng tại đồn điền Chup…..

Tuy nhiên kế hoạch vượt biên, mục đích “lùng và diệt địch”, chỉ được thuận lợi lúc khởi đầu. Một năm sau, cuộc truy lùng công quân trong lănh thổ Cam Bốt của các đơn vị VNCH và Đồng minh, lại là nguyên nhân tạo rắc rối cho nội t́nh nước Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của TT Nixon lúc đó đă quyết định thay đổi mục tiêu chính trị; muốn bắt tay với Trung cộng. Mục đích khai thông cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) giữa hai nước (HK/TC), vốn dĩ đă kéo dài từ vài chục năm trước.

Phần tóm lược sau đây, là một số sự kiện đáng ghi nhận, đặc biệt diễn ra từ đầu năm 1971 cho tới ngày trực thăng của Trung Tướng Đỗ Cao Trí gặp nạn trên vùng trời Tây Ninh:

Trích đoạn:

The Vietnam war. An Almanac (World Almanac Publications):

  • Ngày 01-01-71: Quốc hội HK quyết định không cho phép lực lượng Bộ binh Mỹ tham dự các cuộc hành quân trên đất Lào và Cam Bốt, nhưng lại không đề cập (ngăn cản) đến các phi vụ oanh tạc trên vùng lănh thổ của hai quốc gia này.

Vấn đề nêu trên. thật ra chỉ nhắc lại lời TT Nixon đă tuyên bố khoảng nửa năm về trước, (5-5-70):

Nixon cam kết: “Rút lui lực lượng Mỹ khỏi lănh thổ Cambốt trong ṿng từ 3 đến 7 tuần lễ”, đồng thời ra lệnh cho quân lính Mỹ (trong thời gian đó) “không được tiến xâu quá 21 miles (tức 33.6 km) trong nội địa Cambốt.”

Mặc dù giữ vai tṛ tham chiến và yểm trợ, quân đội Mỹ đă bị chi phối trực tiếp bởi ‘giới hạn 21 Miles’ (khoảng 33 Km, trong nội địa Cambốt), theo công bố của chính-phủ Hoa-Kỳ! Sự giới hạn hoạt động hành quân, được kể cả Bộ binh lẫn Không lực, về phía quân đội Mỹ, đă không những làm trở ngại cho sự phối hợp điều quân mà c̣n hủy hoại cả mục đích của cuộc hành quân “lùng và giệt địch”, đă hoạch định ngay từ lúc khởi đầu.” ….

  • Ngày 17-01-71: Tướng Trí được yêu cầu điều động kế hoạch (đánh) cướp tù binh (HK), t́nh nghi bị giam giữ trên lănh thổ Cam Bốt.

(Trích đoạn):

“Hành quân ngoại biên (70-71)”

http://www.generalhieu.com/hanhquan_ngoaibien.htm

Dư luận dường như chỉ biết đến cuộc đột kích Sơn-tây mà ít được biét đến một sự kiện đáng chú ư khác, đó là việc Trung tướng Đỗ-cao-Trí được yêu cầu đích thân chỉ huy một cuộc đột kích nhắm giải thoát tù binh trong nội địa lănh thổ Cambốt. Kế hoạch ‘giải cứu’ bí mật này, được yểm trợ trực tiếp của lực lượng Không kỵ Hoa-kỳ.

“Ngày 17-01-71, Tướng Trí bất chợt xử dụng trực thăng vận (có trực thăng vơ trang yểm trợ), tung khoảng 1 Tiểu đoàn Nhẩy Dù (300) đột kích vào một trại đóng quân của địch, thuộc phía Tây của Thị trấn Memot (vào khoảng 10 cs, từ biên giới phía Bắc Tỉnh B́nh-long). Nơi đây c̣n được t́nh nghi là BCH của T.Ư.Cục Miền nam của cộng quân. Cuộc đổ quân và lục soát diễn ra trong ṿng 3 giờ đồng hồ gồm có cả vấn Hoa-kỳ tham dự; tuy nhiên không phát hiện được một tù binh nào của quân bạn. Khu trại bị bỏ trống hoàn toàn! Kết quả sau đó chỉ phát hiện và bắt giữ khoảng 30 tên VC làm tù binh.

“Sự kiện‘không thành công’ vừa nêu, lại một lần nữa được xác nhận qua lời một cấp chỉ-huy thuộc Lực lượng Không Kỵ Hoa-kỳ: “Phe địch luôn luôn bắt được trước nguồn tin mật của ta và đă hành động trước ta một bước” (?) Tức địch quân đă kịp thời tránh né, di chuyển để bảo vệ nhũng tù binh bị chúng bắt giữ, đặc biệt là tù binh Mỹ; Những “sinh mạng” sẽ giúp cho phe CS Bắc việt lợi dụng tích cực để “mặc cả” trong các cuộc điều đ́nh, thương thuyết suốt thời gian Hội-nghị Ḥa đàm đang tiếp diễn tại Ba-lê. “

(Ngưng trích)

  • Ngày 21-01-71, Quốc Hội Mỹ từ chối ngân khoản chi dụng cho chiến trường Cam Bốt (‘…deny money to provide US air or sea combat support for any military operations in Cambodia’..); đồng thời đưa giải pháp chấm dứt tức khắc (to end at once) ‘hành động gây chiến tranh’ tại Đông nam Á, đễ rút hết quân về Mỹ trong ṿng Tháng 6 (71).
  • Đầu Tháng Hai (03 và 04), nhằm củng cố cho cuộc hành quân ‘lùng và diệt địch’ tại vùng ngoại biên, một đơn vị khoảng 2500 binh sĩ VNCH được lệnh vượt ranh giới tiến vào khu vực Tỉnh Kampong Cham; để bắt tay với quân Bạn, một lực lượng hiện đang có mặt tại đây gồm khoảng 7500 người. Được biết cánh quân vượt biên, lúc đó c̣n nhận được sự yểm trợ hỏa lực của các phi vụ thuộc không lực HK. ……….

Trong phần Bút (hồi) kư của cựu Đại Tá Trần Quang Khôi (71), Chỉ huy trưởng LLXK QĐ III; một trong những Chiến đoàn Đặc nhiệm được Tướng Trí tin cẩn, xử dụng làm tiên phong cho cuộc hành quân ngoại biên. Theo Đại Tá Khôi, ông là người độc nhất (?) được Tướng Trí tiếp xúc (điện đàm) tại mặt trận vào buổi chiều ngày hôm trước, kịp đến sáng ngày hôm sau th́ tai nạn máy bay xẩy ra.

Nỗi trăn trở của vị Tư lệnh chiến trường, được nghe kể lại, dường như ư định tiến quân lên Kratié của ông bị cản trở (?) Kế đến tai nạn trực thăng của Tướng Trí bỗng chốc xẩy ra một cách bí ẩn, rút cuộc mọi kế hoạch, theo dự trù, đă bị tan theo mây khói (!)

(Trích đoạn):

http://www.generalhieu.com/danhtuong-u.htm

-“ Ngày 20-2-1971: Ông gặp tôi (Đ/T Khôi) ở Chlong. Ông lắc đầu, mặt có vẻ buồn rầu lo lắng. Ông cho tôi hay là Sư Đoàn Nhảy Dù đă được Bộ Tổng Tham Mưu điều động ra Đông Hà (tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào), làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Ông. Mặc dù vậy, Ông không bỏ ư định đánh Kratié. Ông ra lệnh cho tôi sẵn sàng. Ông định sẽ sắp xếp và điều động 1 trong 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III để thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù trong giai đoạn tấn công tới này.

- Chiều ngày 22-2-1971: Vào khoảng 18:00 giờ, Ông c̣̣n bay trên bầu trời Đambe-Chlong gọi tôi trên máy truyền tin hẹn gặp ngày mai tại căn cứ hành quân của tôi — Dambe. LLXKQDIII đă được không vận thả dù tái tiếp tế xong xuôi, hàng ngũ sắp xếp chỉnh tề chuẩn bị lên đường. Tôi biết sắp tới là những ngày chiến đấu quyết liệt nhất.

- Sáng ngày 23-2-1971: Tôi và Đại Tá Lê Văn Nghĩa, Liên Đoàn Trưởng LĐ 30 Công Binh chờ đón Ông ở Đambe ……

………”

(Ngưng trích)

Sáng sớm hôm đó (23-2-71), sau cuộc hội kiến với Tổng Thống Thiệu ở dinh Độc lập, như thường lệ Phi hành đoàn đón Tướng Trí lên BCH Tiền phương, bản doanh đặt ở Tây Ninh.

Nơi đây ông chủ tọa buổi thuyết tŕnh, cùng duyệt xét t́nh h́nh ghi nhận trong đêm với bộ Tham mưu Hành quân. Trước khi dời pḥng hội ra máy bay, Tướng Trí c̣n kêu thêm một vài SQ Tham mưu cùng đi theo ông trong chuyến bay (định mệnh) thị sát mặt trận ngày hôm đó, là Trung Tá Châu, Truyền Tin, Trung Tá Sỹ, Trung Tâm HQ Quân Đoàn.

Dư luận đặc biệt chú ư đến nhà báo Francois Sully, đă có mặt rất sớm tại văn pḥng Đại Tá Cầm (CVP Tổng Thống). Sau đó được bay theo Tướng Trí từ Dinh Độc Lập lên BCH Tiền phương QĐ III, Tỉnh Tây Ninh.

Kết cuộc chỉ sau đó vài giờ đồng hồ, người dân hậu phương nhận được hung tín: Trực thăng chở Tướng Trí đột nhiên bị phát nổ lúc cất cánh khỏi sân bay, sau đó bốc cháy và rớt. Tướng Tư lệnh cùng tất cả đoàn tùy tùng đều tử nạn!

Một loại cầu nổi - H́nh minh họa.

Một loại cầu nổi – H́nh minh họa.

Hậu quả của tai nạn trực thăng xẩy ra quá đột ngột vào buổi sáng ngày 23-2-71, khiến Trung Tướng Đỗ Cao Trí đă lỡ cái hẹn (!) với hai vị SQ cộng sự, tức Đại Tá Trần Quang Khôi (LLXK QĐ III) và Đại Tá Lê Văn Nghĩa (LĐ 30/CB) cùng với hàng quân, hiện đang chờ đón vị Tổng Tư lệnh mặt trận tại bờ sông Chlong!

3. Ảnh hưởng chính trị đè nặng trên vai Tướng Trí.

Thực sự tựa đề của tiểu đoạn phải viết như thế này mới đúng: “Ảnh hưởng chính trị đè nặng trên vai vị nguyên thủ Quốc gia” (Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Nội các thuộc Chính phủ VNCH).

(i)- Giả thuyết Trung Tướng Đỗ Cao Trí vẫn c̣n sống:

Đề cập đến quyết định chuyển vùng đối với Tướng Trí; dư luận tự hỏi, sau đó diễn tiến cuộc hành quân ngoại biên thuộc QK.3 sẽ ra sao? Vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực VNCH, tức Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, đă có trù liệu một kế hoạch nào khác chưa?

Người viết xin được tản mạn đưa ra 2 giả thuyết, để lạm bàn sau đây:

(Một)- Tiếp tục tiến quân’ (Rất khó thực hiện kế hoạch của Tướng Trí ?), hay:

(Hai)- Tự động ‘ngưng’ để thay đổi kế hoạch hành quân, nhằm đáp ứng đ̣i hỏi (áp lực) của chính phủ thuộc TT Nixon (?)

[Theo dơi tiểu mục b/ kế tiếp, trong Nhật kư Hành quân QĐ III]

Trong mục tiêu thứ hai, coi như chính phủ Sàig̣n đành chấp nhận sự ép buộc gián tiếp từ phía HK (?)  Một s kiện, trên thực tế khó ḷng từ chối; tức thay đổi kế hoạch tiến quân, (theo nguyên tắc nếu “không tiến” ắt sẽ “lui” !); Kế hoạch do thượng cấp lựa chọn, tất nhiên sẽ được ủy thác cho người kế nhiệm Tướng Trí.

(ii)- Dư luận quan tâm đến nội dung cuộc hội kiến tại Dinh Độc lập (23-2-71). Câu chuyện giữa Tổng Thống Thiệu và Trung Tướng Trí liệu đă được chung quyết chưa (?) Đối với việc chọn người thay thế (Tư Lệnh QĐ III & QK 3), Tướng Trí có đề cử người nào kế nhiệm không (?)

*

Trở lại diễn tiến “bữa ăn sáng bất thường” tại Dinh Độc Lập.

Trong buổi hội kiến giữa Tổng Thống Thiệu và Tướng Trí, (xin nhắc lại) cả hai đă thảo luận những ǵ (?) kết quả ra sao (?) Hết thẩy sự việc, dĩ nhiên chưa kịp công bố, v́ tai nạn xẩy ra quá đột ngột. Căn cứ bản tin của một tờ báo Mỹ nổi tiếng, đăng tải về “cái chết của một chiến tướng” (ám chỉ Trung Tướng Đỗ Cao Trí)! đă tiết lộ một nguồn tin nội bộ của chính phủ Sàig̣n. Thông thường tin này được đánh giá vào loại ‘Mật’ (personnel / confidential)  [giữ ‘kín’ cho tới khi được công bố]. Người ta tự hỏi, “đâu là lư do của mọi

lư do” (?) khiến gây cái chết đột ngột và bí ẩn của Tướng Trí, đương kim TL QĐ III và QK 3; trong lúc cuộc Hành quân Ngoại biên chưa tới hồi kết thúc!

Do biến cố đưa đến sự ra đi vĩnh viễn của Tướng TL Vùng 3 CT, khiến người ta nhớ lại một vài sự việc, xẩy ra trước đó mấy ngày tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn III, tại Biên Ḥa:

Trích đoạn trong tài liệu Chiến Thắng An Lộc 1972”- Do nhóm quân nhân QL VNCH Texas thực hiện. Nhật Kư Hành quân QĐ III, trang 120 /413 (chữ in nghiêng)

Cái chết đột ngột của Tướng Trí, được kể như không một lời “dặn ḍ” hay “hướng dẫn” những điểm nội t́nh bi ẩn”; [cho bất cứ vị Tư Lệnh kế nhiệm nào] bao gồm các sự việc sau đây:

a/ Việc vào giờ chót, Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Sư Đoàn Dù (-) cấp thời di chuyển ra vùng hoả tuyến (Quân khu I), để tham dự vào cuộc hành quân Lam Sơn 719.

[Kết quả lời yêu cầu của Tướng Trí, xin ‘sử dụng SĐ Dù’ không được thượng cấp chấp thuận].                               

b/ Việc viên Tướng Tư Lệnh Phó, Lực Lượng 2 Dă Chiến Hoa Kỳ (2nd Field Forces), đến tận bản doanh của Quân Đoàn III tại Biên Ḥa vào gặp Tướng Trí, khuyên nên đ́nh chỉ việc tiến quân đến Kratié. Nếu chịu rút quân về, th́ Không Quân Hoa Kỳ, từ Trực thăng đổ quân, tản thương, đến Chinook tiếp tế săng dầu cho đơn vị Thiết kỵ, ngay cả sẽ có không quân chiến thuật cũng như B.52 yểm trợ tối đa khi có sự yêu cầu (x).

Tướng Trí hỏi lại: “tại sao LL 2 Dă Chiến trước đây đă hứa giúp chúng tôi trực thăng đổ quân và tiếp tế đủ cho cấp sư đoàn, bây giờ sao lại nói ngược như vậy (?) V́ nguyên do ǵ.(?)”.

Tướng Mỹ trả lời:” Riêng tôi được biết là do lệnh ở cấp trên, cao hơn chúng tôi, chỉ thị. Ông nên suy đoán ra th́ sẽ hiểu, Sorry Sir !!!”.

[Nói như vậy tức BTL MACV đương nhiên sẽ từ chối yểm trợNếu’ BTL QĐ III vẫn muốn tiến đánh Kratié. Trên thực tế, v́ thiếu yểm trợ, lực lượng VNCH đành phải chấm dứt cuộc tiến quân (kế hoạch của Tướng Trí không thể thực hiện!)]

c/ Ư định của cố Đại Tướng Trí sẽ dùng Sư Đoàn 18 BB VNCH (*) thay thế sư đoàn Dù; tiếp tục đổ quân tấn công Kratié.

[Không rơ kế hoạch điều động, ‘gom quân’ của các đơn vị của SĐ18/BB đă được soạn thảo và diễn tiến ra sao ? (Lúc đó các đơn vị cơ hữu này đang c̣n hoạt động rải rác trong vùng trách nhiệm). Cần được xác nhận của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, cựu TL SĐ 18 BB.]

d/ Việc cố Đại Tướng Trí liên lạc với Trung Tướng Trần Văn Minh (*), TL Không quân QL VNCH, cho gom hết các trực thăng “đổ quân” cũng như các “Chinook” của cả 3 sư đoàn, Vùng 4, Vùng 3 và sư đoàn 5 KQ tại Tân Sơn Nhất, để

thay thế các trực thăng của LL 2 Dă Chiến HK. Những điều bí ẩn đó, người kế nhiệm (dù cho bất cứ ai) không hề được biết, khi lên nắm chức vụ Tư Lệnh QĐ III và QK 3.

……..”

[Liệu KQVN (SĐ 5 KQ / Biên Ḥa) có đủ trực thăng (Chinook) và đặc biệt là nhiên liệu để thực hiện cuộc ‘không vận’ quan trọng này không ? (tấn công Kratíe)

Được biết tổng kho Long B́nh (Tiếp Liệu), trong thời gian đó Mỹ chưa chuyển giao cho VN, việc ‘xuất, nhập’ kho dĩ nhiên chỉ biết thi hành theo lệnh của Bộ TL MACV.]

(Ngưng trích).

Mặt khác, Hoa Kỳ trong nhiệm vụ yểm trợ cuộc ‘hành quân ngoại biên’ của quân lực VNCH, cũng đă gánh chịu những rắc rối xẩy ra cho hiện t́nh chính trị.

(Một)- T́nh h́nh trong nước trở nên xôi động với các nhóm biểu t́nh thuộc phong trào Phản chiến của Mỹ như, “đốt thẻ Trưng binh”, “hô hào việc đào ngũ” và “chống bành trướng chiến tranh qua Cam Bốt”…; đang bùng lên mạnh mẽ tại một số trường Đại học danh tiếng…

(Hai)- Ngoại vụ, Hoa Kỳ quyết định chuyển hướng cho đường lối ngoại giao. Theo đó, xin nhắc lại, chính phủ của TT Nixon muốn ‘khai thông’ cuộc chiến tranh lạnh, ‘b́nh thường hóa’ ngoại giao với Trung cộng (Mao) để được rảnh tay đối đầu cùng Liên Xô, (“con gấu đen Bắc cực”!)

Trên thực tế, nhằm dọn dường cho sự thay đổi cục diện chính trị, căn cứ vào chủ trương (đại ư) ‘Nước Mỹ không có kẻ thù nào lâu dài, v́ mục tiêu chỉ nhắm đem lại lợi ích cho đất nước HK!‘ Tất nhiên mọi đường lối của kẻ đứng đầu Hành pháp sẽ được chấp nhận, miễn sao không đi ngược với chủ trương vạch sẵn; không cần biết chính phủ đó thuộc đảng Dân chủ hay Cộng ḥa!

Ai nấy đều biết, việc đầu tiên TT Nixon muốn chấm dứt chiến tranh tại VN (!) giúp thực hiện kế hoạch nhanh chóng rút quân đội về nước, như lời ông ta tuyên bố trước đó. V́ thế, BTL MACV sẽ t́m đủ cách giúp chấm dứt sớm cuộc hành quân ngoại biên của quân lực VNCH; đó là quyết định ngưng nhiệm vụ cố vấn và yểm trợ cho chiến trường!

Trong Nhật kư Hành quân QĐIII, phần b/; chứng tỏ như một ‘thông điệp’ (hay ‘tối hậu thư’!) của MACV, do viên Tướng TL Phó, Lực Lượng 2 Dă Chiến Hoa Kỳ (2nd Field Forces) đến BTL QĐ III, Biên Ḥa, đă đích thân được gặp, đối diện với cá nhân Trung Tướng Đỗ Cao Trí (ba mặt một lời).

Ảnh hưởng lời “giao hẹn” của Tướng Tư Lệnh Phó, 2nd FF, được dẫn giải như sau:

Trường hợp BTL MACV từ chối yểm trợ, sẽ khiến cuộc hành quân ngoại biên của QL VNCH khó có thể tiếp tục, v́ thiếu mất những yếu tố sau đây:

a/ Không có phương tiện Không vận: chuyển quân, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí, lương thực, tản thương…

b/ Không có Yểm trợ Hỏa lực, Phi pháo của KQ chiến thuật và không cả các phi tuần chiến lược (B.52)…

c/ Không cả …

Tóm lại, trong lănh vực quân sự, chỉ cần thiếu một trong mấy yếu tố quan trọng nêu trên, th́ bất cứ một cuộc hành quân nào cũng sẽ không thể thực hiện được! 

Sự kiện HK (MACV) từ chối vai tṛ cố vấn yểm trợ ‘cuộc hành quân ngoại biên’ trong lúc c̣n đang tiếp diễn, khiến gây trở ngại cho phía quân lực VNCH, đối với Quân đoàn III và Quân khu 3, nói riêng.

Thành thử, nếu thiếu sự yểm trợ, th́ dù cho Tướng Trí hăy c̣n sống (giả thuyết tai nạn không xẩy ra vào buổi sáng ngày 23-2-71), hay bất cứ một vị kế nhiệm, Tướng lănh tài ba nào khác, thí dụ như Tướng Hiếu, Tướng Thịnh, Tướng Thơ… hoặc ngay cả Tướng Minh; cũng đành bó tay v́ không hội đủ điều kiện để tiếp tục tiến quân, Dĩ nhiên không giám nghĩ bàn đến kế hoạch tấn công Kratié (!)

Do áp lực chính trị ngày càng đè nặng lên phía chính phủ Sàig̣n, khiến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không c̣n muốn kéo dài cuộc hành quân trên phần đất Cam Bốt. Vốn dĩ là một cựu Tướng lănh của QL VNCH, ông Thiệu chấp nhận một trong hai giải pháp quân sự giữa ‘công và thủ’, ‘tiến và lùi’. Trong một trận chiến, nếu một đơn vị không đủ yếu tố để ‘tiến’ (quân) th́ ắt sẽ phải ‘lui’ (!), để bảo toàn lực lượng tới mức độ tối đa, có thể cho phép.

*

Dư luận đưa ra một nhận xét, có thể ông Thiệu đă rất khôn ngoan, chọn giải pháp thuyên chuyển Tướng Trí dời khỏi Vùng 3, để tiện bề thay đổi chiều hướng cho cuộc Hành quân Ngoại biên (?).

Với vị thế Nguyên thủ Quốc gia của một “tiểu quốc” (không có ngoại lệ cho bất cứ cá nhân nào lên thay thế), Tổng Thống Thiệu dường như cũng bị ràng buộc bởi một số “điều kiện bất thành văn”! Có lẽ v́ không c̣n cách nào khác (tất nhiên!), ông Thiệu đành phải nhắm mắt thuận theo, cốt làm vừa ḷng nước ‘bạn’ đồng minh (sic)! Hơn nữa, hành động này c̣n giúp thực hiện được vài điều rất có ích lợi cho cá nhân ông, thí dụ:

(1)- Thứ nhất, với cách  hành xử mềm dẻo, ‘chịu’ thay đổi mục đích cuộc HQ ngoại biên, thuận theo đường lối của MACV (HK), sẽ giúp TT Thiệu có điều kiện để vận động chính phủ Mỹ, yêu cầu cho tăng thêm ngân sách quân viện (bị tiếp tục cắt giảm từ những năm 69/70-71);

(2)- Thứ hai, cá nhân ông Thiệu lợi dụng sự thuận lợi nêu trên, nhằm sửa soạn kế hoạch tái ứng cử của ông cho nhiệm kỳ thứ II sắp tới, vào Tháng 11 năm 1971. Được biết cuộc vận động tranh cử sẽ chính thức khởi sự tại Thủ đô Sàig̣n (trung tâm đầu phiếu), bắt đầu khoảng vài tháng sắp tới.

- H Ế T -

bugle2

Nguyễn Ngọc Tùng
Ngày 30 tháng 11 năm 2014

Các bài của Nguyễn Ngọc Tùng
Tướng Hiếu gặp Tướng Minh sau cuộc rút quân từ Snoul (6/1971)
Hành Quân Ngoại Biên (70-71)
Đường Về Biên Giới - QL.13
Ngày Dời Biệt Khu
Hệ lụy quanh cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí
Tướng Giáp (VC) ĐánhThua Trận An Lộc
Hệ Lụy Cuộc Lui Binh Từ SNOUL (71)
Cuộc rút quân từ Snoul '71 [2]

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu