Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh

Tướng Hiếu được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh hai lần: lần thứ nhất, vào ngày 10 tháng 9 năm 1964 từ chức vụ Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II dưới quyền Tướng Đỗ Cao Trí, thay thế Chuẩn Tướng Linh Quang Viên; và lần thứ hai, vào ngày 23 tháng 6 năm 1966 cũng từ chức vụ Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II dưới quyền Tướng Vĩnh Lộc, thay thế Chuẩn Tướng Nguyễn Thanh Sằng. Lần thứ nhất Tướng Hiếu chỉ tại chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trong ṿng năm tuần th́ lại trở về chức Tham Muu Trưởng Quân Đoàn II. Lần thứ nh́, Tướng Hiếu nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh trong ba năm. Trong thời gian này, Tướng Hiếu được thăng trật hai lần, từ Đại Tá lên Chuẩn Tướng năm 1967, rồi lên Thiếu Tướng năm 1968. Cuối tháng 2 năm 1968, Tướng Vĩnh Lộc chuyển giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Tướng Lữ Lan. Đến ngày 14 tháng 8 năm 1969 th́ Tướng Hiếu rời khỏi chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh để về B́nh Dương nhận lănh chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

Các cộng sự viên chính của Tướng Hiếu tại Sư Đoàn 22 gồm có:

* Trung Tá Vy Văn B́nh, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 47. Trung Tá B́nh là người gốc Nùng; ông từng phục vụ tại Sư Đoàn 3 dưới quyền Đại Tá Ṿng A Sáng trước đây.

* Trung Tá Nguyễn Bá Th́n tự Long, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 40. Trung Tá Long là thủ khoa Khóa 8 Vơ Bị Đà Lạt. Trung Tá Long đă cùng Đại Tá Rattan, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, chỉ huy trận đánh Tam Quan, kéo dài từ mồng 6 đến 20 tháng 12 năm 1967. Trong trận này, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 22 thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Biệt đă bị liên quân bao gồm các đơn vị của Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, Tiểu Đoàn 1/50 Cơ Giới Mỹ và Trung Đoàn 40 Việt Nam đánh tan tành. Tướng Tolson, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, đă ghi nhận là trong trận đánh này "các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ." Sau này Đại Tá Long được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng tỉnh Kontum.

* Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 41. Trung Tá Dzần đă giúp Tướng Hiếu thực hiện chiến thuật nhử mồi "Điệu Hổ Ly Sơn" dụ một trung đoàn của Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt xuống núi trong trận dạ chiến Đại Bàng 800. Sau này, ông theo Tướng Hiếu về Sư Đoàn 5 giữ chức Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8.

* Thiếu Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng Nh́. Thiếu Tá Trịnh Tiếu là người có công khai thác được tù binh Việt Cộng tiết lộ chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Tướng Hiếu đă chuyển tin t́nh báo này tới Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ thuộc Bộ Tổng Tham Mưu qua điện thoại một ngày trước khi cuộc tổng tấn công khai hỏa. Sau này Đại Tá Trịnh Tiếu chuyển qua giữ chức chỉ huy trưởng Pḥng Nh́ Quân Đoàn II. Vài năm sau khi qua đến Mỹ theo diện HO, vào tháng 5 năm 1995, Đại Tá Trịnh Tiếu là người đầu tiên giới thiệu Tướng Hiếu cho quần chúng qua bài "Chân Dung Một Tướng Lănh Tài Đức Vẹn Toàn".

* Trung Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Sau này, Đại Tá Lư chuyển qua giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I Tiền Phương dưới quyền Tướng Lâm Quang Thi vào năm 1972, và tiếp sau đó, giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II dưới quyền Tướng Phạm Văn Phú vào năm 1974. Đại Tá Lư tiết lộ khá nhiều giai thoại về Tướng Hiếu trong bài "Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22".

Trong thời gian làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22, Tướng Hiếu phối hợp hành quân thường xuyên với các đơn vị đồng minh Hoa Kỳ và Đại Hàn sau đây: Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK, Sư Đoàn Mănh Hổ ĐH, Sư Đoàn 4 Bộ Binh HK, Lữ Đoàn 173 Dù HK, Tiểu Đoàn 1/50 Bộ Binh Cơ Giới HK, Trung Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến ĐH, Tiểu Đoàn 52 Không Quân Tác Chiến, Phi Đội 174 Trực Thăng Tấn Kích HK, Tiểu Đoàn7/15 Pháo Binh Dă Chiến và Tiểu Đoàn 19 Công Binh Tác Chiến.

Tướng Tolson, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK, nhắc tới Đại Tá Hiếu trong cuốn Airmobility 1961-1971 như sau: "Tôi mừng là đă dùng rất nhiều thời gian làm việc với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH liên quan đến chiến thuật di động không kỵ, v́ lẽ Sư Đoàn 22, dưới sự lănh đạo tài giỏi của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, phải cáng đáng gánh nặng chính trong Tỉnh B́nh Định trong một thời gian lâu dài."

Ngoài ra, một số cựu chiến binh Mỹ cũng c̣n nhớ tới Tướng Hiếu như sau:

* Chúng tôi nhiều lần chở Tư Lệnh Sư Đoàn 22 khứ hồi trong những lần ông họp hỗn hợp với lực lượng Đại Hàn. Bí danh của trực thăng chúng tôi là Pelican 644. Nếu tôi không nhớ lầm, vị Tư Lệnh có viếng thăm một ngôi nhà kế bên gian hàng PX Mỹ tại Qui Nhơn và tôi nhớ ông có một Trung Úy tùy viên trẻ và thường có trẻ con chơi trước nhà. Tôi đoán là ông ngụ tại đó hay chắc là gia đ́nh ông ở tại đó. Ông thường hay gặp Tư Lệnh của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn và chúng tôi thường chở ông. Tôi tin chúng tôi đă có nhiều dịp chở ông tới Tuy Ḥa phía Nam Qui Nhơn nơi Trung Đoàn 9 TQLC Đại Hàn trú đóng. Tôi dời Việt Nam đă lâu lắm rồi. Tuy nhiên, tôi nhớ rơ nhất ông là một con người rất hiên ngang được binh sĩ ông rất kính nể. (Jason Kaatz, Phi Đội 161 Trực Thăng Tấn Kích, Tiểu Đoàn 52 Trực Thăng Tác Chiến)

* Tôi nhớ có gặp anh ông tại một buổi họp thuyết tŕnh nào đó. Tướng Hiếu đầy hấp lực. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh Tướng Hiếu quan sát, chăm chú nghe, với chỉ một hay hai câu hỏi xướng lên để làm sáng tỏ vấn đề. (Robert Reilly, Sĩ Quân Công Binh, Sư Đoàn 4 HK)

* Tôi đă chiến đấu với Tướng Hiếu khi tôi thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh năm 1967 và 1968. Tôi chỉ huy một chi đội trực thăng CH-47 và tôi nhớ trận Đại Bàng 800 rất rơ và sự phối hợp với các đơn vị Việt Nam và Đại Hàn. Chúng tôi chiến đấu tại Thung Lũng Bồng Sơn và tiến vào Thung Lũng An Lăo. Tôi rất thất vọng tôi không hề gặp Tướng Hiếu. Tôi biết rất rơ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Khi ông chỉ huy Trung Tâm Hàng Không Quân Đội tại Fort Rucker Alabama, tôi thu xếp và dạy lớp điều chỉnh pháo binh trên không mà Tướng Tolson nhờ tôi soạn. Khi ông và rồi Đại Tá Putnam đi Việt Nam, họ mời tôi đi theo họ. Vũ Trụ này to lớn nhưng nhỏ đủ để tôi phục vụ cạnh bên một anh hùng cỡ này. (Carle "Gene" Dunn, LTC (retired), Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK)

* Tôi có tham dự trong bốn cuộc hành quân do Tướng Hiếu chỉ huy khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tôi không biết Tướng Hiếu nhiều. Nên nhớ là anh ông là cấp tướng và tôi chỉ là một thiếu tá vào thời buổi đó. Tôi có thể không một tí ngần ngại nói là tôi rất khâm phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu đă đảm nhận nhiều công tác gay go và bằng chứng của tinh thần trách nhiệm và nhiệt tâm của Tướng Hiếu là Tướng Hiếu đă luôn gặt hái thành công. (Jim Shrader, Thiếu Tá, Phi Đội 174 Trực Thăng Tấn Kích)

Dưới tài lănh đạo của Tướng Hiếu, Sư Đoàn 22 đă đạt được thành quả cao theo nhận định của bản lượng giá tam cá nguyệt đầu năm 1969 của ban cố vấn Mỹ tại Quân Đoàn II:

Sư Đoàn 22 dùng nhiều th́ giờ hành quân tác chiến cao hơn hết so với bất cứ một sư đoàn nào khác trong nước trong thời gian này. Thời giờ dùng vào việc b́nh định chỉ chiếm có khoảng 10 phần trăm tổng số ngày tiểu đoàn có được. Đó là nhờ vào chỉ thị của Quân Đoàn II dùng NQ và ĐPQ vào công tác b́nh định thay cho lực lượng chính qui. So với toàn quốc, Sư Đoàn 22 dùng ít th́ giờ nhất vào công tác an ninh. Số lượng đụng độ địch trên đơn vị từng tiểu đoàn của sư đoàn này cao nhất trong Quân Đoàn, và số lượng địch chết tại mặt trận tăng gấp ba so với tam cá nguyệt trước.

Trong vùng hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, ngoài các đơn vị du kích quấy phá nhỏ, địch hoạt động mạnh với Sư Đoàn 3 Sao Vàng BV, gồm các Trung Đoàn 2, 18 và 22 BV thuộc chủ lực quân.

Nguyễn Văn Tín
21 tháng 04 năm 2003

generalhieu