Thức Tỉnh

Cụôc xung đột trong thế hỏa mù giữa CĐHN và CSVN vẫn tiếp diễn theo gịng lịch sử. Hậu quả là hai phe vẫn chưa t́m ra một lối thoát để cùng nhau xây dựng một nước VN độc lập hùng cường và tự do dân chủ. Bài tiểu luận nhỏ bé này không có tham vọng giải tỏa thế cờ đang ở ngõ bí, mà chỉ cố gắng t́m kiếm một vài biến số chủ yếu liên hệ trực tiếp đến thế cờ. Dĩ nhiên trách nhiệm giải tỏa thế cờ là do toàn dân VN nói chung, và cấp lănh đạo của hai phe nói riêng.

Chuyến viễn du Trung Cộng vào tháng 2/1972 và Liên Sô tháng 5/1972 đă mở đầu cho một chiến lựơc đổi mới của Hoa Kỳ. Hậu quả đầu tiên là sự chiến thắng của khối CS ở miền nam VN. Mặc dù bị hạn chế quyền lực tham chiến ở VN do nghị quyết của quốc hội năm 1973, T/T Ford vẫn có lư do để nhập cuộc với QLVNCH trong năm 1975 bằng cách công bố bức thư hứa hẹn của T/T Nixon với T/T Thiệu. Trong thực tế T/T Ford đă dấu kín bức thư lịch sử trên, và phủi tay cho CSVN xâm chiếm miền nam VN. Tuy nhiên T/T Ford đă cố gắng làm những ǵ Ông có thể làm đựơc để thỏa mãn lương tâm của một vị T/T Hoa Kỳ; Ông đă di tản một số ít quân cán miền NVN; Ông đă chủ động gởi thư cho ông Lê Duẫn vào đầu tháng 6/75 để xác nhận rằng HK không bao giờ xem VN là một nước thù nghịch; Ông cũng đă cho tôi một cơ hội để đựơc tiếp xúc với ông Đinh Bá Thi, QSV thường trực tại LHQ để tôi được dịp tŕnh bày cái di chúc của tướng Nguyễn Văn Hiếu, với hy vọng CSVN sẽ không tù tội các quân chính của chính phủ VNCH. Sau này các vị Tổng Thống Hoa Kỳ kế vị vẫn tiếp tục đi theo đường lối của T/T Ford. Gần đây những chuyến viếng thăm của hai Bộ trưởng ngọai giao và Quốc pḥng Hoa Kỳ trong năm 2006 chứng tỏ chính sách nhập cuộc của Hoa Kỳ để đương đầu với chính sách bành trướng của Trung Cộng hiện nay. Tuy nhiên trong năm 2007 có nhiều hiện tượng mới của Hoa Kỳ như nỗ lực đàm phán chính trị với các nước ở Trung Đông, cắt bỏ 2/3 ngọai viện cho Phi Luật Tân, từ chối tham gia vào cuộc hôp thượng đỉnh ASEAN. Phải chăng Hoa Kỳ đang theo vết chân lịch sử của Nixon để thay đổi chiến lược mới, từ chính sách “Cao Bồi, Ngự Trị, Dân Chủ Hóa” đến một chính sách ngọai giao chính trị để chuẩn bị cho chính sách “Bỏ Cuộc”? Phải chăng các hiện tượng Thiên An Môn hay việc đàn áp phe đối lập ở Trung Cộng hay ở VN đă làm Hoa Kỳ nản ḷng về thực lực của ḿnh? Phải chăng ông chủ nợ Trung Cộng có đủ quyền lực để bảo Hoa Kỳ phải từ bỏ cái thế cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á, để cùng nhau hưởng lợi kinh tế mà thôi? Phải chăng Hoa Kỳ chủ động thay đổi chiến lược mới để đem lại lợi ích cho ḥa b́nh thế giới? Chờ xem!

Trung Cộng vẫn tiếp tục chủ nghĩa CS và kinh tế tư bản bán phần. Hiện nay Trung Cộng là chủ nợ của nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong tương lai Trung Cộng sẽ gặp rất nhiều trở ngại cho việc phát triển kinh tế và kỹ nghệ quá nhanh, như sự ô nhiễm, cũng như sự xáo trộn xă hội cũng như tư tưởng của giới trẻ. Về phương diện quân sự, Trung Cộng vẫn chưa bắt kịp được kỹ thuật của Hoa Kỳ, tuy nhiên bộ binh và tinh thần là một điều lo ngại cho Hoa Kỳ. Những cuộc thử lửa thăm ḍ giữa T/T Bush và Trung Cộng đă cho thấy Trung Cộng không phải là một cọp giấy. Các hiện tượng xâm lấn biên giới và hải phận giữa VN và Trung Cộng, việc xây đập trên sông Mekong cũng như xây dựng các xa lộ rộng lớn về hướng nam là biểu hiệu chính sách “Xâm Lấn” của Trung Cộng. Các cuộc tranh chấp hải phận giữa Trung Cộng và các nước ở Đông Nam Á cho thấy ĐNA vẫn chưa lọt vào quỹ đạo của Trung Cộng. Tuy nhiên nếu Hoa Kỳ từ bỏ Đông Nam Á th́ Trung Cộng sễ đạt đựơc cái mong muốn “ Châu Á Thuộc Về Châu Á” hay “Châu Á Thuộc Về Trung Quốc” trong tương lai. Chờ xem!

CSVN cố gắng biến thể bán phần từ năm 1975 đến nay, từ thái độ cô lập, kiêu ngạo khiêu khích cho đến các hiện tượng đổi mới bán phần về phương diện kinh tế cũng như chính trị. Tuy nhiên VN vẫn c̣n chậm tiến và nghèo khổ hơn cả trước năm 1975 từ hơn ba thập niên nay. Chính sách kiêu ngạo và cô lập đă làm CSVN mất ít nhất hai cơ hội để thiết lập bang giao không ở thế hạ phong trong thập niên 70 hay 80 với Hoa Kỳ, một lần với Tổng Thống Ford và một lần với Tổng Thống Carter. Hậu quả của chính sách khiêu khích là cuộc chiến “Châu Chấu Đá Voi” với Trung Cộng dọc theo biên giới hướng bắc, để rồi phải mất đất cho Trung Cộng, cũng như mất hải phận về sau cho Trung Cộng. Chính sách tù tội các quân cán chính phủ VNCH là một chính sách sai lầm và vô nhân đạo, gây nên sự chia rẽ giữa hai phe cho đến ngày hôm nay, làm mất vô số tài nguyên về nhân lực và vật lực. Sự tham nhũng từ hạ tầng cơ sở đến thựơng tầng là kẻ nội thù kinh tế và chính trị của CSVN, gây nên hiện tượng nghèo khổ và bất ổn xă hội. Các cuộc tranh chấp giữa CSVN và Trung Cộng về lãnh thổ, hải phận và kinh tế đă cho thấy CSVN vẫn c̣n giữ đựơc chủ quyền và ḷng yêu nước theo cách riêng của họ. Gần đây CS đă cố đưa ra một số cán bộ mới để sửa đổi lái guồng máy chính quyền, tuy nhiên khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng thiên Trung Cộng vẫn tiếp tục cản đường một cách có hiệu quả các cố gắng đổi mới toàn phần. Sự sai lầm của chính sách cộng sản vô thần, độc tài đă mở lối đưa đường cho khuynh hướng hướng ngọai hay dễ bị đầu độc bởi các đ̣n phép tôn giáo hay mua chuộc của ngọai bang trong kế hoạch khuynh đảo CSVN. Nếu VN bị mất nước sau nầy th́ CSVN sẽ là kẻ trách nhiệm trực tiếp, và CĐHN chỉ là kẻ gián tiếp, bởi v́ CSVN đang ở thế thượng phong hiện nay. V́ thế CSVN là kẻ hoàn toàn có trách nhiệm chủ động một cách thành tâm và biết nhân nhượng với CĐHN trong việc “Ḥa Hợp Ḥa Giải” giữa hai phe. Tuy nhiên các hiện tượng hiện nay như tu bổ lại các nghĩa trang QLVNCH, giúp đỡ đồng đều cho thương phế binh của hai phe hay miễn “visa” cho các Việt kiều đă chứng tỏ chính sách ḥa hợp của CSVN chỉ là một bánh vẽ, và sự thiếu chân thật của chủ nghĩa chính sách. Gần đây các cuộc chống đối CS của tu sĩ và trí thức trong nước cũng như các cuộc biểu t́nh của nông dân trong nước là những biểu hiệu cho sự bất ổn của xă hội và thiếu chính nghĩa của chủ nghĩa CS, cũng như người dân quốc nội đă hoàn toàn mất niềm tin ở chủ nghĩa CS. Phải chăng người dân đang khao khát một chủ nghĩa yêu nước tự do dân chủ tự tồn để họ có quyền tham gia vào sự sống c̣n của đất nước? Phải chăng chủ nghĩa mới nầy có đủ quyền lực để chống đỡ bất cứ một âm mưu khuynh đảo nào của ngoại bang hiện nay và trong tương lai? Chỉ có hiện tượng tu bổ lại các nghĩa trang QLVNCH bởi chính tay chính phủ VN cũng như giúp đỡ các thương phế binh của hai phe mới chứng minh được CSVN chân thành trong chính sách ḥa giải. Chờ xem!

CĐHN đă biến thể trong ba thập niên nay, từ những kể lạc lõng bơ vơ nơi đất khách quê người đến một tập thể lớn mạnh trên phương diện kinh tế và giáo dục, tuy nhiên vẫn sống trong mê hồn trận trên phương diện tổ chức và chiến lựơc đấu tranh cho chính sách dân chủ. Về phương diện tổ chức CĐVN có hàng trăm hội đoàn riêng biệt, thiếu phối hợp và hợp tác, cùng lập trường chống chủ nghĩa CS, tuy nhiên khác biệt về phương cách và chiến lựơc. Nhiều khi họ lại chống nhau v́ va chạm quyền lợi hay tư tưởng khác biệt, gây nên sự chia rẽ và nghi kỵ nội bộ. CSVN đă lợi dụng khe hở nầy để chen lẫn vào hàng ngũ CĐ để khích động thêm sự đánh phá. Hậu quả là cho đến nay CĐHN chưa được thống nhất cũng như có một cấp lănh đạo duy nhất. Điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành của CĐHN và chính sách ḥa hợp là CĐHN phải có một cấp lănh đạo duy nhất và một chiến lược đấu tranh. Chừng nào CĐHN thiếu điều kiện chủ yếu nầy CSVN luôn luôn ở thế thượng phong để thi hành các đ̣n phép chính trị. Đă đến lúc CĐHN phải tự đặt nhiều câu hỏi để khẳng định một chủ thuyết cho ḿnh. Chính sách HK có tùy thụôc vào ư muốn của CĐHN hay tùy thuộc vào lợi ích của HK mà thôi? CĐHN có nên núp bóng dưới lá cờ HK để tranh đấu chống CSVN hay không? CĐHN có đủ đường lối chiến lược thống nhất chống CSVN hay không? CĐHN có nên chống CSVN chỉ theo một chiều hay không? CĐHN có nên đối thọai hay tranh luận với CSVN hay không? Chính sách chống CSVN một chiều có thể gây nên sự phân hóa trong CĐHN hay không? Giới trẻ và trí thức nghĩ sao về phương cách chống CSVN một chiều và không chịu đối thọai hay tranh luận về chính nghĩa của CĐHN và CSVN? Trong thực tế các câu hỏi trên chỉ đựơc trả lời khi CĐHN đoàn kết lại thành một khối với một cấp lănh đạo đựợc toàn thể bầu cử. Chờ xem!

CĐHN và CSVN đều có mẫu số chung, yêu nước theo cách riêng của họ và không chịu giải thóat những nội thù thông thường của một con người như lòng hận thù, tham nhũng, tham danh, kiêu ngạo, chủ quan, hướng ngọai, kỳ thị, nghi kỵ…Chừng nào con người được giác ngộ th́ mới có những cuộc đối thọai lương thiện và hợp tác chân thành giữa hai phe, chừng đó mới có một sự ḥa hợp hòa giải chân t́nh giữa hai phe để cùng nhau xây dựng một nước VN hùng mạnh và độc lập từ ngọai bang. Dĩ nhiên CĐHN là một lực lượng hùng hậu về phương diện kinh tế và ngoại giao trong việc thi hành quốc sách của một nước VN dân chủ tự tồn trong tương lai. Mong thay!

Trần Văn Thưởng
Ngày 28 tháng 7 năm 2007

Chính Nghĩa QLVNCH

generalhieu