Tuyên Dương Đại Tá Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22

Chỉ c̣n có một lữ đoàn thưa thớt ở lại trong vùng rộng lớn của hành quân Pershing trong thời gian này. Tôi mừng là đă dùng rất nhiều thời gian làm việc với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH liên quan đến chiến thuật di động không kỵ, v́ lẽ Sư Đoàn 22, dưới sự lănh đạo tài giỏi của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, phải cáng đáng gánh nặng chính trong Tỉnh B́nh Định trong một thời gian lâu dài.

Hành Quân Pershing Tiếp Diễn

Trong khoảng thời gian lâu dài của các cuộc hành quân trong Tỉnh B́nh Định, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đă khai triển một mối tương giao đặc biệt với các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 22 của QLVNCH. Các trung đoàn thuộc QLVNCH được giao phó những vùng hành quân tiếp giáp các vùng hành quân của lữ đoàn 1 Không Kỵ và, hợp lực với các trực thăng của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, các trung đoàn này trở nên thuần thục trong các thế phức tạp của chiến thuật tấn công không kỵ. Trong thời kỳ hành quân Pershing đă có trên 29 hành quân phối hợp đă được thực hiện với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH. Trung Đoàn 40 thuộc sư đoàn này đă đóng vai tṛ chính yếu trong Trận Tam Quan.

Trở lui về tháng 5/1967, khả năng của Sư Đoàn đă được gia tăng bội phần với sự tăng phái của ba đại đội thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia 816. Việc du nhập Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia vào vùng các cuộc hành quân Pershing đem lại một khí giới lợi hại chống lại hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Bây giờ, Sư Đoàn có thể thực hiện các cuộc hành quân bao vây và lục soát các làng xă một cách rất hiệu lực. Các đội toán của Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia rất quan trọng đối với các cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong Tỉnh B́nh Định.

Tam Quan

Trận Tam quan, 6/12 đến 20/12/1967, một trong số trận đánh lớn nhất trong thời kỳ Hành Quân Pershing, là một ví dụ điển h́nh cho chiến thuật "dồn đống" rất thành công khi dùng không kỵ phản ứng nhanh chóng chống lại địch. Trận đánh bắt đầu với một toán tiền thám ngẫu nhiên khám phá một cột ăng-ten của địch quân gần thành phố Tam Quan và một lực lượng nhỏ được tung vào trận địa ngày 6/12 lúc 4g30 chiều. Tuy cuộc đụng độ khởi thủy với địch xảy ra khi đă xế chiều, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ phản ứng bằng cách "dồn đống" với một tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 50 Bộ Binh Cơ Giới. Ngày hôm sau, các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ. Trong suốt trận đánh, lực lượng đồng minh nắm phần chủ động, nhờ vào xử dụng phi pháo, không yểm tác chiến, và tấn kích bằng trực thăng của các đơn vị Mỹ lẫn Việt, cách dồn dập. Có rất nhiều trận cận chiến ác liệt xảy ra trong các giao thông hào và trong các lô cốt. Sư đoàn xử dụng tới các lực lượng cơ giới để chận đứng địch quân và đánh bật chúng ra khỏi các vị trí kiên cố. Các đơn vị không kỵ truy kích địch quân khi chúng t́m cách di chuyển. Địch quân tổn thất 650 nhân mạng trong trận đụng độ ác liệt này.

Trung Tướng John J. Tolson
VII - The Peak Year, 1967
Airmobility 1961-1971
Vietnam Studies
Department of the Army

generalhieu