Từ Trị Pháp Đến Svây Riêng

Tỉnh Svay Riêng của Cam Bốt tiếp giáp với Việt Nam ở cả hai Quân Khu 3 và 4 có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là h́nh thể khu vực biên giới với Việt Nam. Ngoài mũi tên nhọn chính chọc thẳng vào khu vực Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak) tiếp giáp với tỉnh Hậu Nghĩa của Quân Khu 3, chỉ cách thủ đô Saigon khoảng 50 km về phía tây bắc, c̣n có hai nhánh nhỏ đâm thẳng vào tỉnh Kiến Tường của Quân Khu 4 ở khu vực Chân Tượng (Elephant’s Foot) và biên giới hai tỉnh Tây Ninh và Hậu Nghĩa của Quân Khu 3 ở khu vực Cánh Thiên Thần (Angel’s Wing).

Khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) bắt đầu nổ lực xâm lăng Miền Nam bằng vũ lực, Hà Nội bắt đầu xây dựng khu vực căn cứ địa rộng lớn trong tỉnh Svay Riêng để làm bàn đạp tấn công vào lănh thổ Quân Khu 3 và 4 của Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH). Lợi dụng chủ trương trung lập nửa vời của ông hoàng Sihanouk ở Cam Bốt mà gia đ́nh hưởng lợi qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển vũ khí, quân dụng từ cảng Kompong Som (Sihanoukville) sang khu vực căn cứ địa này và bán lương thực thực phẩm, thuốc men cùng nhiều hàng hóa cần thiết khác cho CSBV, Hà Nội xây dựng hệ thống đường ṃn vận chuyển Sihanouk nối liền Kompong Som và khu vực căn cứ địa dọc theo biên giới chạy dài từ Hà Tiên lên đến khu vực Mỏ Vẹt. Mỗi khi bị liên quân VNCH-Hoa Kỳ rượt đánh tơi bời, Bắc quân rút chạy sang lănh thổ Cam Bốt để hồi phục và chờ cơ hội kế tiếp.

Khi liên quân VNCH-Hoa Kỳ mở chiến dịch vượt biên sang Cam Bốt trong năm 1970, họ khám phá hàng loạt kho tiếp vận và căn cứ địa của Bắc Việt nằm dọc theo biên giới. Nhưng sau khi các lực lượng Việt-Mỹ rút về th́ Hà Nội lại tái xây dựng trở lại khu vực quan trọng chiến lược này.

Sư Đoàn 5 (c̣n được gọi là "Công Trường 5") CSBV sau những tổn thất nặng nề trong chiến dịch An Lộc trong mùa hè 1972 rút về khu vực căn cứ địa trong tỉnh Svay Riêng để hồi phục. Đơn vị này sau đó đă gởi quân tăng cường cho chiến dịch Quăng Đức ở Quân Khu 2 cũng như khu vực Trị Pháp ở Quân Khu 4. Đầu năm 1974, mặt trận B-2 Cộng Sản ra lệnh cho đơn vị này tập trung ở phía nam tỉnh Svay Riêng, xung quanh Chi Phu. Từ vị trí thuận tiện này, Sư Đoàn 5 CSBV có thể tấn công vào các tỉnh Tây Ninh và Hậu Nghĩa ở Quân Khu 3 cũng như Kiến Tường ở Quân Khu 4.

Chân Tượng (Elephant' Foot)

Ngay tại khu vực Chân Tượng tiếp giáp với Cam Bốt trong tỉnh Kiến Tường, Quân Lực VNCH thiết lập căn cứ biên pḥng Long Khốt nằm sát biên giới. Sau thất bại ở khu vực Trị Pháp, Sư Đoàn 5 CSBV bắt đầu gây áp lực lên khu vực Long Khốt.

Trong lúc quân đội VNCH đang mở màn chiến dịch Svay Riêng th́ Bắc quân tấn công Long Khốt vào ngày 28 tháng 3, sử dụng Trung Đoàn 275 và Tiểu Đoàn 25 Đặc Công thuộc Sư Đoàn 5 CSBV được thiết vận xa M-113 và đại bác 105 ly tịch thu của quân đội VNCH cùng đại bác 122 ly, hỏa tiển chống chiến xa AT-3 và hỏa tiển pḥng-không SA-7 yểm trợ. Quân đội VNCH tiêu diệt 75 cộng quân và tịch thu nhiều vũ khí, được sự yểm trợ đắc lực của Không Quân VNCH, bay trên 100 phi vụ oanh kích yểm trợ cho chiến dịch Svay Riêng đang khai diễn.

Bắc quân duy tŕ áp lực lên khu vực Long Khốt nên Sư Đoàn 7 Bộ Binh (BB) VNCH di chuyển bộ chỉ huy tiền phương vào thị xă Mộc Hóa để chỉ huy hai chiến đoàn giải tỏa cho Long Khốt. Một chiến đoàn bao gồm Trung Đoàn 15 của Sư Đoàn 9 BB được Thiết Đoàn 16 Kỵ Binh yểm trợ trong khi chiến đoàn thứ hai gồm Trung Đoàn 10 của Sư Đoàn 7 BB được Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh yểm trợ. Sau 12 ngày chiến đấu trong khu vực biên giới, hai chiến đoàn tiêu diệt 850 cộng quân, bắt sống 31, tịch thu trên 100 vũ khí trong khi bị thiệt hại ít hơn 300, bao gồm 39 chết.

Cánh Thiên Thần (Angel’s Wing)

Khu vực Cánh Thiên Thần (Angel’s Wing) của tỉnh Svay Riêng đâm thẳng vào khu vực biên giới Việt Nam giữa hai tỉnh Hậu Nghĩa và Tây Ninh. Thị trấn G̣ Dầu Hạ nằm dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, ngay giao điểm của Quốc Lộ 1(nối liền Saigon và thủ đô Phnom Penh của Cam Bốt) và Quốc Lộ 22 (nối liền G̣ Dầu Hạ và thị xă Tây Ninh) và gần sát biên giới Cam Bốt (qua cửa khẩu Mộc Bài) có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Ở phía nam của khu vực Cánh Thiên Thần, quân đội VNCH duy tŕ một căn cứ biên pḥng quan trọng ở Đức Huệ trong tỉnh Hậu Nghĩa, cách biên giới Cam Bốt không đầy 5 km.

Ngày 27 tháng 3 năm 1974 sau khi được pháo binh gồm đại bác 105 ly tịch thu của quân đội VNCH từ trên đất Cam Bốt và súng cối 120 ly và DKZ yểm trợ tầm gần, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 6 thuộc Sư Đoàn 5 CSBV tấn công căn cứ biên pḥng Đức Huệ do Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Biên (BĐQ) Pḥng (BP) trấn giữ.

Mặc dầu tổn thất 30 chết, lính mũ nâu chống trả dử dội và giữ vững căn cứ khiến Bắc quân phải rút lui, để lại 95 xác cùng nhiều vũ khí. Không chiếm được Đức Huệ dễ dàng, Bắc quân chuyển sang phong tỏa căn cứ này, với sự tiếp sức của Tiểu Đoàn K-7 Đặc Công của tỉnh Long An từ phía nam, cắt đứt đường bộ liên lạc duy nhất với căn cứ trong khi tiếp tục dội pháo vào.

Quân Đoàn 3 phải cho một lực lượng đặc nhiệm của Sư Đoàn 25 BB gồm hai tiểu đoàn bộ binh được một chi đoàn M-48 của Thiết Đoàn 22 Chiến Xa và Không Quân VNCH yểm trợ hỏa lực để giải tỏa nhưng không thành công. Bắc quân dùng hỏa tiển địa không SA-7 bắn rớt một khu trục cơ A-1 và một phi cơ quan sát của Không Quân VNCH.

Cùng lúc này ở hướng đông của Quân Khu 3, Sư Đoàn 7 và 9 CSBV cũng bắt đầu gây áp lực lên tuyến pḥng thủ bảo vệ Saigon của quân đội VNCH, mở màn cho chiến dịch đột kích chiến lược của CSBV ở Miền Đông Nam Phần.

Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu 3 VNCH quyết định phải loại bỏ áp lực ở hướng tây Saigon dọc theo tuyến giao thông liên lạc Saigon-Tây Ninh khi c̣n cơ hội, trước khi mùa mưa bắt đầu, biến khu vực Đức Huệ và khu vực Cánh Thiên Thần thành một biển hồ ngập nước cũng như trước khi áp lực của CSBV ở hướng đông gia tăng thành mối đe dọa cho Saigon từ cả hai mặt.

Là người tin cẩn của Tổng Thống Thiệu từ ngày cùng phục vụ ở Sư Đoàn 5 BB, tướng Thuần không có nhiều kinh nghiệm tham mưu chiến đấu nhưng lại có tiếng tham nhũng (ông bị mất chức cùng lúc với các tướng tư lệnh quân đoàn khác là Toàn và Nghi vào cuối năm 1974). Nhưng Thuần biết dùng người và có hai phụ tá có tài là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó quân đoàn về hành quân và Đại Tá Trần Quang Khôi, tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh. Thuần tham khảo ư kiến với Hiếu và Khôi và Khôi đề nghị táo bạo là muốn giải tỏa cho Đức Huệ phải đánh bọc vào phía sau của Bắc quân và khu vực căn cứ địa của họ trên đất Cam Bốt. Kế hoạch hành quân của chiến dịch Svay Riêng, chiến dịch tấn công cuối cùng của QLVNCH trước khi quân đội này bị đẩy về thế pḥng thủ thụ động, do tướng Hiếu, Đại Tá Khôi và ban tham mưu hành quân Quân Đoàn 3 soạn thảo khá phức tạp nhưng hữu hiệu, sử dụng tổng cộng 18 tiểu đoàn và thiết đoàn của Quân Đoàn 3 với sự yểm trợ của 2 tiểu đoàn của Quân Đoàn 4. Tướng Thuần sau đó đă bay xuống Cần Thơ để tham khảo với tướng Nghi, tư lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu 4 về việc sử dụng 2 tiểu đoàn của Quân Đoàn 4 để yểm trợ cho chiến dịch này từ khu vực Kiến Tường.

Do tính chất chính trị cao của chiến dịch này (một cuôc hành quân lớn cấp quân đoàn sau ngày ngừng bắn và hoạt động chính diễn ra ngay trên lănh thổ Cam Bốt) kế hoạch hành quân đă được bảo mật tối đa. Ngay cả Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ và cơ quan DAO cũng chỉ biết được khi chiến dịch mở màn. Giai đoạn 1 của chiến dịch khai diển ngày 27 tháng 4 khi Không Quân VNCH thực hiện 45 phi vụ oanh kích vào các khu vực căn cứ địa của Bắc quân trong tỉnh Svay Riêng. Cùng lúc này hai tiểu đoàn Địa Phương Quân (ĐPQ) tảo thanh khu vực giữa sông Vàm Cỏ Đông và phía bắc khu vực Cánh Thiên Thần. Từ khu vực Hiệp Ḥa trong tỉnh Hậu Nghĩa, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 49 thuộc Sư Đoàn 25 BB cùng hai tiểu đoàn của Liên Đoàn 7 BĐQ truy quét về hướng Đức Huệ và biên giới Cam Bốt. Bảo vệ mặt nam, 3 tiểu đoàn ĐPQ cũng tảo thanh phía bắc tỉnh Long An, giữa kinh Bo Bo và sông Vàm Cỏ Đông.

Trên lănh thổ Quân Khu 4, một tiểu đoàn xuất phát từ Mộc Hóa, vượt biên giới Cam Bốt rồi thành lập một vị trí chốt chận trên Tỉnh Lộ 1012 trong tỉnh Svay Riêng. Tiểu đoàn thứ hai cũng vượt biên giữa khu vực Chân Tượng và Mỏ Vẹt, thành lập vị trí chốt chận thứ hai ở hướng đông nam của khu vực t́nh nghi là hậu cứ của Sư Đoàn 5 CSBV.

Trong hai ngày đầu 27 và 28 tháng 4 của chiến dịch Svay Riêng, Không Quân VNCH yểm trợ hết sức đắc lực, bay 188 phi vụ oanh kích và tiếp tế. Để yểm trợ hữu hiệu cho chiến dịch này, Sư Đoàn 3 Không Quân thành lập bộ chỉ huy không-trợ tiền phương ở Củ Chi, cạnh bên bộ chỉ huy tiền phương của Quân Đoàn 3.

Đến đêm 28 tháng 4 quân đội VNCH có tổng cộng 11 tiểu đoàn bộ binh, BĐQ và ĐPQ tham gia các hoạt động tảo thanh, truy quét chuẩn bị cho giai đoạn 2, giai đoạn chính của chiến dịch Svay Riêng. Giai đoạn 2 của chiến dịch Svay Riêng kéo dài 3 ngày, sử dụng 3 cánh quân Bộ Binh và Thiết Giáp tiến song song vào khu vực t́nh nghi là hậu cứ của Sư Đoàn 5 CSBV trong tỉnh Svay Riêng, sâu nhất là 15 km rồi chuyển về phía tây và tây nam, trở lại phần đất Việt Nam trong tỉnh Hậu Nghĩa.

Để bảo mật tối đa cho nỗ lực chính trước những đôi mắt nằm vùng của cộng sản trong khu vực tập trung, Đại Tá Khôi cho ba cánh quân thiết kỵ rời khu vực G̣ Dầu Hạ di chuyển về hướng tỉnh B́nh Dương rồi bí mật trở lại khu vực tập trung vào đêm 28 tháng 4, được Công Binh chiến đấu yểm trợ vượt sông Vàm Cỏ Đông rồi vượt biên ở phía tây thị trấn G̣ Dầu Hạ. Cánh bắc là nổ lực chính và tiến sâu nhất vào lănh thổ Cam Bốt do Chiến Đoàn 315 đăm nhiệm. Chiến Đoàn 315 gồm có Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh, một chi đoàn chiến xa M-48 và Tiểu Đoàn 64 BĐQ, được một pháo đội hổn hợp 105 ly-155 ly yểm trợ. Chiến Đoàn 315 vượt biên ở phía nam Quốc Lộ 1, tiến gần Chi Phu th́ chuyển về phía nam dọc theo Tỉnh Lộ 1012, truy đuổi các đơn vị Bắc quân về vị trí chốt chận của tiều đoàn thứ nhất từ Quân Đoàn 4 gần Chek.

Cánh giữa tiến song song với cánh bắc khoảng 2 km về phía nam do Chiến Đoàn 318 đảm nhiệm. Chiến Đoàn 318 gồm có Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh, một tiểu đoàn BĐQ và một chi đoàn chiến xa M-48 được một pháo đội 105 ly yềm trợ tiến sâu khoảng 10 km rồi cũng chuyển về phía nam trở lại phần đất Việt Nam, song song và ở phía trong cánh bắc.

Cánh nam vượt biên ở ngay bờ nam của khu vực Cánh Thiên Thần do Chiến Đoàn 310 đảm nhiệm, tiến dọc theo Tỉnh Lộ 1013 rồi chuyển về phía nam, dọc theo biên giới Việt Nam-Cam Bốt. Chiến Đoàn 310 gồm có Chi Đoàn 3/10 Kỵ Binh, hai tiểu đoàn Bộ Binh (một từ Sư Đoàn 18 BB và một từ Sư Đoàn 25 BB), được một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ. Cánh quân này không có chiến xa M-48 yểm trợ.

Nằm trừ bị ở G̣ Dầu Hạ, tướng Thuần có Chiến Đoàn 322 gồm có hai chi đoàn M-48 c̣n lại của Thiết Đoàn 22 Chiến Xa, một chi đoàn M-113 của Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, một tiểu đoàn Bộ Binh từ Sư Đoàn 18 BB và một pháo đội 105 ly. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh chỉ huy toàn bộ các hoạt động hành quân từ G̣ Dầu Hạ. Ngoài yếu tố bảo mật tối đa, 54 trực thăng UH-1 của Sư Đoàn 3 Không Quân cũng được sử dụng thực hiện các cuộc hành quân trực thăng vận xuống ngay khu vực hậu cứ t́nh nghi của Bắc quân để đạt yếu tố thần tốc và bất ngờ.

Trong ngày đầu tiên của giai đoạn 2 (29 tháng 4), Chiến Đoàn 315 tiến sâu vào trong lănh thổ Cam Bốt được 7 km, giết chết 50 cộng quân và bắt sống 1 tù binh trong khi chỉ thiệt hại 1 bị thương. Ngày kế đơn vị này tiếp tục tấn công, giết thêm 40 cộng quân với tổn thất nhẹ.

Ở phía nam, Chiến Đoàn 318 cũng có thành công tương tự, giết chết 60 cộng quân và bắt sống 5 tù binh với thiệt hại chỉ có 6 bị thương. Không Quân VNCH bay gần 200 phi vụ yểm trợ, giết chết khoảng 100 cộng quân cũng như tiêu diệt nhiều kho tiếp tế, công sự chiến đấu, vị trí pháo binh và súng pḥng không. Đến cuối tháng 4 năm 1974 th́ Bắc quân bị thiệt hại 300 chết trong các trận đụng độ trên bộ, trên 100 chết do các cuộc oanh kích của Không Quân VNCH cùng 17 tù binh bị bắt sống. Dùng yếu tố thần tốc, táo bạo và bất ngờ cũng như sự phối hợp tuyệt vời giữa Không Quân VNCH và các đơn vị bộ chiến của QLVNCH, quân đội VNCH chỉ có thiệt hại rất nhẹ: 21 chết và 64 bị thương. Do thành công vượt mức, tướng Thuần ra lệnh kéo dài cuộc hành quân thêm vài ngày.

Đối diện với mối đe dọa nghiêm trọng cho khu vực hậu cứ trong tỉnh Svay Riêng do Trung Đoàn 6 và 174 Cộng Sản bảo vệ đang hứng trọn gánh nặng tấn công của quân đội VNCH, cấp chỉ huy Bắc quân phân vân về việc rút Trung Đoàn 275 đang uy hiếp Long Khốt về trợ lực cho khu vực Svay Riêng. Tuy nhiên đơn vị này củng đang bị Sư Đoàn 7 BB đánh thiệt hại nặng ở Long Khốt.

Do các cuộc đụng độ tập trung nhiều hơn ở hướng nam, tướng Thuần rút Chiến Đoàn 315 về G̣ Dầu Hạ làm trừ bị, Chiến Đoàn 322 tham gia chiến dịch, vượt biên qua trung tâm khu vực Cánh Thiên Thần tiến sâu 4 km trong khi các tiểu đoàn của Sư Đoàn 25 BB tiếp tục tảo thanh khu vực biên giới giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ. Chiến Đoàn 322 sau đó chuyển về phía nam vào khu vực căn cứ địa Ba Thu, tây nam Đức Huệ và trở lại phần đất Việt Nam vào ngày 10 tháng 5, giết chết gần 300 cộng quân, bắt sống 17 tù binh và tịch thu trên 100 vũ khí.

Ngày 6 tháng 5 con đường độc đạo nối với căn cứ Đức Huệ được giải tỏa và Công Binh VNCH bắt đẩu tu bổ. Quân đội VNCH hoàn toàn kiểm soát chiến trường và mối đe dọa vào khu vực chiến lược G̣ Dầu Hạ bị loại bỏ.

Chiến dịch Svay Riêng là cuộc hành quân tấn công lớn sau cùng của Quân Lực VNCH trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch tấn công cấp quân đoàn này được thiết kế hoàn toàn từ phía VNCH và thi hành một cách khéo léo với sự phối hợp và yểm trợ tuyệt vời giữa bộ binh và thiết giáp với không quân và pháo binh, gây thiệt hại nặng cho Bắc quân trong khi quân đội VNCH chỉ bị thiệt hại nhẹ, khác biệt với chiến dịch Hạ Lào đầu năm 1971. Nó chứng tỏ khả năng trưởng thành nhanh chóng về tham mưu và chỉ huy của Quân Lực VNCH sau những năm tháng khói lửa nếu như tài năng được sử dụng đúng chổ.

Với quân viện bị cắt giảm trầm trọng cùng với việc sử dụng đạn dược, xăng dầu cũng như phụ tùng thay thế cho phi cơ, trực thăng và xe cộ bị hạn chế tối đa, Quân Lực VNCH bị mất đi tính cơ động và chủ động chiến trường, không c̣n khả năng tiếp cứu các khu vực xa xôi hẻo lánh, nằm ngoài tầm yểm trợ. Từ đầu năm 1974 sự suy yếu này ngày càng trở nên nghiêm trọng vào cuối năm 1974, tạo điều kiện thuận tiện cho cuộc tổng tấn công kết thúc cuộc chiến vào đầu năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt.


Mê Kông
Hòa Bình Vang Tiếng Súng (Phần 6)
Trích từ Việt Nam Chiến Tranh và Lịch Sử

(Ghi chú: Hiển nhiên là tác giả Mê Kông phỏng dịch đoạn "Elephant's Foot and Angel's Wing" của Đại Tá William Legro, với một ít thêm thắt. Nguyễn Văn Tín, ngày 13/12/2008)

generalhieu