Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương V
Sư Đoàn 1 Bộ Binh

Bản tướng mạo Tướng Hiếu do giới chức Sứ Quán Hoa Kỳ soạn thảo viết:

9. Ngày 13 tháng 8 năm 1963, Hiếu được bổ nhiệm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tư Lệnh Sư Đoàn vào thời buổi đó là Tướng Đỗ Cao Trí, vừa lên lon Chuẩn Tướng. Tướng Trí trở nên Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùng 1 Chiến Thuật một vài ngày sau đó, nhưng dường như vẫn giữ quyền chỉ huy Sư Đoàn 1 vì tân tư lệnh Sư Đoàn chỉ được chỉ định mãi cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1963 khi Tướng Trí trở nên Tư Lệnh Quân Đoàn II/ Vùng 2 Chiến Thuật.

10. Trong tư cách Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1, Hiếu là sĩ quan cao cấp trong việc chỉ huy các toán quân tại Huế trong lúc lật đổ Tổng Thống Diệm năm 1963. Theo lời thuật của ông, Tướng Trí giữ kín không cho ông biết về cuộc đảo chánh cho đến khi đã tiến hành.

Trung Tá Dương Diên Nghị kể:

Nhận quyền được vài tháng, Đại Tá Đỗ Cao Trí đề nghị Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Pḥng 3 Vùng I Chiến Thuật về giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 thay chỗ Trung Tá Nguyễn Hộ. Thiếu Tá Hiếu về Sư Đoàn 1 chưa được bao lâu, vụ treo cờ Phật Giáo nhân ngày Phật Đản xảy ra (tháng 5, 1963). Phật tử tập trung biểu t́nh trước Đài Phát Thanh Huế trong đêm Phật Đản, và tiếp tục đấu tranh, xáo trộn đời sống xă hội kéo dài.

Lúc đầu, chính quyền địa phương (Tỉnh-Tiểu Khu) trực tiếp ngăn chận, ổn định t́nh h́nh, nhưng dần dần vượt khỏi khả năng của Tỉnh-Tiểu Khu, nên Trung Ương đă chỉ thị Tư Lệnh Sư Đoàn 1 kiêm Khu 11 Chiến Thuật toàn quyền hành động nhằm văn hồi trật tự, an ninh.

Đây là biến cố xảy ra đầu tiên dưới chế độ Đệ Nhị Cộng Ḥa, và cũng lần đầu tiên Quân Đội trực tiếp ứng phó.

Chúng tôi gọi cuộc chiến này là tâm lư, văn hóa, tinh thần. Đôi bên lời qua tiếng lại bằng loa phóng thanh, bằng các phương tiện truyền thông nhằm tranh thủ quần chúng, đánh bật luận điệu tuyên truyền của lực lượng chống đối cũng như Cộng Sản nằm vùng.

Đại Tá Đỗ Cao Trí họp Bộ Tham Mưu, ra kế hoạch, và vai tṛ Tâm Lư Chiến của tôi được coi là vai chính với sự phối hợp, hỗ trợ của các Pḥng 2, 3, 4, An Ninh Quân Đội, đồng thời Tư Lệnh Sư Đoàn giao cho Thiếu Tá Hiếu và tôi linh động thi hành kế hoạch.

Ngoài lực lượng, phương tiện tại địa phương, như Đại Đội Tâm Lư Chiến, Đài Phát Thanh Huế, Ty Thông Tin Thừa Thiên, Nha Thanh Tra Thông Tin Trung Việt, cấp Trung Ương c̣n tăng phái cho Sư Đoàn một số toán t́nh báo Tâm Lư Chiến, trà trộn vào quần chúng…v.v. Tôi gần gũi và biết Thiếu Tá Hiếu từ ngày đó.

T́nh h́nh mỗi ngày một trầm trọng. Nhóm sinh viên Đại Học Huế, thiên Cộng đă lộ diện, dưới sự chỉ đạo của Thượng Tọa Trí Quang chùa Từ Đàm; cũng qua tin tức t́nh báo thu nhận, th́ Cộng Sản nằm vùng đă len lỏi khích động quần chúng theo Phật Giáo đấu tranh có lợi cho chính họ.

Có nhiều lúc, Thiếu Tá Hiếu và tôi thức suốt đêm để giải quyết những vấn đề cấp bách. Sinh viên sách động nơi này, hội thảo tập trung các chùa khác. Hơn nữa, Huế là cái nôi của Phật Giáo, nên ảnh hưởng tác động không phải nhỏ.

Tuy rất bận rộn, căng thẳng, Thiếu Tá Hiếu lúc nào cũng b́nh tĩnh, tự tin. Tôi theo ông trong công việc đến quên ăn, bỏ ngủ. Có nhiều đêm khuya, ông ngồi trong văn pḥng một ḿnh, tôi đề nghị cho nhân viên chiếu phim để ông giải trí, nhưng ông dịu dàng bảo: "Để xong việc hăy hay, chiếu phim bây giờ sẽ làm mất giấc ngủ binh sĩ cắm trại."

Lúc nào ông cũng tế nhị giao tiếp, không hề nặng lời, cau có với một ai. Trưa, dùng cơm tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, và chiều, ông chỉ tạt về nhà một tiếng đồng hồ rồi trở lại văn pḥng làm việc, bên cạnh chiếc ghế bố và cái máy thu thanh nhỏ để theo dơi tin tức.

Hàng ngày, buổi sáng, tôi tŕnh lên ông và Tư Lệnh Sư Đoàn bản điểm báo trong nước và ngoại quốc, liên quan đến vấn đề Việt Nam, vấn đề đang xảy ra tại Huế. Ông tỏ vẻ dè dặt, hoài nghi, nhưng ông khuyên tôi giữ vững tinh thần, đừng quan ngại những khi quân đội cần phải thi hành lệnh thượng cấp.

Có lần ông bảo tôi nên gợi ư cho các cố vấn Mỹ (Dân Sự Vụ) xem họ có ư kiến ǵ về vấn đề Phật Giáo đang xảy ra. Tôi t́m dịp gợi chuyện cho Đại Úy Cố Vấn cùng ngồi chung pḥng với tôi. Ông ta vừa cười nửa đùa, nửa thật rằng, chính tôi là cố vấn cho ông ta. Tôi hiểu được mặt sau câu trả lời đó, tŕnh lên Thiếu Tá Hiếu và Đại Tá Tư Lệnh, hai ông cũng chỉ cười.

Đại Tá Đỗ Cao Trí thường dặn kỹ tôi nên cẩn thận các bài viết b́nh luận phát thanh cũng như nội dung truyền đơn rải trong quần chúng, tham khảo với Thiếu Tá Hiếu. Có một lần Đại Tá Tư Lệnh cử tôi đại diện đến chùa Từ Đàm, để nhà chùa thương lượng việc bị cúp điện, nước. Tôi nhận lệnh và tŕnh Thiếu Tá Hiếu rằng cấp bậc của tôi khiêm tốn quá, nên có một sĩ quan cấp cao hơn, để tôi tháp tùng. Thiếu Tá Hiếu khuyên tôi yên tâm,. "Tư Lệnh tin tưởng anh, anh có quyền và ứng xử với các vị Thượng Tọa, Đại Đức. Công việc chung, nhưng cẩn thận, coi chừng họ giữ anh làm con tin th́ phức tạp thêm, nhớ báo cho các toán công tác gần đó biết, trước khi đi."

Tiếp cận hàng ngày với công việc, những cuộc tiếp đón phái đoàn báo chí trong nước cũng như báo chí nước ngoài, Thiếu Tá Hiếu đă tŕnh bày lưu loát tiếng Anh, và tôi được biết ông c̣n thông thạo tiếng Pháp, Quan Thoại và tiếng Đức nữa. Ông rất cần mẫn, hiền lành mà cũng rất kỷ luật. Giới trẻ cấp Thiếu Úy, Trung Úy như chúng tôi thời đó, coi ông như thần tượng và mơ ước được như ông. Đầu tóc cắt ngắn, quân phục chỉnh tề, thân thiện với mọi cấp, ông c̣n giản dị trong ăn uống, không hút thuốc. H́nh như ông không có một hứng thú nào nhất định.

Nỗ lực chấp hành kế hoạch đă đẩy lùi được phe chống đối. T́nh h́nh có vẻ lắng dịu vào khoảng tháng 9/1963, cũng là lúc Đại Tá Đỗ Cao Trí được vinh thăng cấp Thiếu Tướng. Nhưng chỉ khoảng hai tháng sau, ngày 1 tháng 11, biến cố trọng đại xảy ra. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Ngô Đ́nh Nhu bị thảm sát. Hội Đồng Quân Đội quản lư đất nước. Phật Giáo Huế, tương kế, tựu kế vùng dậy, nhận thành tích của họ, góp vào lật đổ chính quyền, nên họ tấn công những nhân vật thuộc Sư Đoàn 1, cái mà họ gọi là "đàn áp Phật Giáo đồ." Tôi lại phải đối phó với t́nh h́nh. Trung Ương đề cử tôi kiêm nhiệm luôn chức vụ Quản Đốc Đài Phát Thanh Huế.

Hội Đồng Tướng Lănh Trung Ương đă thăng cấp cho Tướng Đỗ Cao Trí thêm một sao. Thiếu Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng, thăng cấp Trung Tá; Đại Úy Tôn Thất Khiên, Trưởng Pḥng 3 thăng Thiếu Tá; và tôi, Trung Úy thăng Đại Úy.


Dương Diên Nghị

Tôn Thất Khiên

Trung Tướng Đỗ Cao Trí vào Sàig̣n họp với Hội Đồng Tướng Lănh. Tại sư đoàn, Trung Tá Hiếu tháo cấp hiệu Thiếu Tá trên vè áo gắn cho Tôn Thất Khiên. Tôn Thất Khiên tháo cấp hiệu Đại Úy của anh gắn cho tôi. Cả ba chúng tôi cũng chẳng lấy ǵ làm vui mừng khi nhận cấp hiệu mới mà lẽ phải có. Trung Tá Hiếu im lặng suy nghĩ. Thiếu Tá Khiên và tôi đang nghĩ tới một bi kịch của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, về sự sụp đổ và xót đau cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Sinh viên Đại Học Huế và giới Phật Giáo vẫn nhắm vào chúng tôi tố cáo, đặc biệt là tôi, kẻ đă đàn áp Phật Giáo mạnh mẽ nhất dù không bằng bạo lực.Tôi lại phải đối đầu với những luận điệu ấy, gay go, phức tạp, tuy nhiên cũng đă học được rất nhiều điều bổ ích khó quên.

Mặc dù Hội Đồng Cách Mạng đă nắm chính quyền, nhưng xem chừng t́nh h́nh Huế c̣n phải đề pḥng, nên khi Trung Tướng Đỗ Cao Trí được lệnh nhận chức Tư Lệnh Vùng I thay Tướng Lê Văn Nghiêm, th́ Tướng Đỗ Cao Trí đề nghị Trung Tá Hiếu quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1 và Trung Tá Hiếu được mang lon cấp Đại Tá, và Thiếu Tá Khiên được mang Trung Tá, đảm nhiệm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn. Cuộc thăng cấp đặc biệt này chỉ trong ṿng 3 tuần lễ sau ngày đảo chánh.

Ghi chú: Thay vì “trong vòng 3 tuần lễ sau ngày đảo chánh”, hợp lý hơn là “trong vòng 3 ngày sau ngày đảo chánh”, vì lẽ ngày 11/11/1963, anh tôi đã rời Sư Đoàn 1 đi nơi khác.

Theo hai tài liệu trích dẫn trên, anh tôi có vẻ không đồng ý với việc đảo chánh Tổng Thống Diệm:

Trong tư cách Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1, Hiếu là sĩ quan cao cấp trong việc chỉ huy các toán quân tại Huế trong lúc lật đổ Tổng Thống Diệm năm 1963. Theo lời thuật của ông, Tướng Trí giữ kín không cho ông biết về cuộc đảo chánh cho đến khi đã tiến hành.

Cả ba chúng tôi cũng chẳng lấy ǵ làm vui mừng khi nhận cấp hiệu mới mà lẽ phải có. Trung Tá Hiếu im lặng suy nghĩ. Thiếu Tá Khiên và tôi đang nghĩ tới một bi kịch của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, về sự sụp đổ và xót đau cho Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cũng như ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu.

Khi được cất nhắc lên làm Tư Lệnh Quân Đoàn I thay Tướng Lê Văn Nghiêm ngày 21/8/1963, Tướng Đỗ Cao Trí rời Sư Đoàn 1 ở Huế đi vào Đà Nẵng, nhưng vẫn kiêm nhiệm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Tướng Trí bèn đề nghị thăng cấp Đại Tá cho anh tôi và giao cho chức quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1 (một sự kiện không mấy ai biết). Cho đến ngày 3 tháng 11, Sư Đoàn 1 mới có Tư Lệnh mới là Đại Tá Trần Thanh Phong. Một sự kiện khác cũng không mấy ai biết đến – ngay cả tài liệu Sứ Quán Mỹ trích dẫn ở đầu chương cũng nói sai - là tiếp sau đó anh tôi dời Sư Đoàn 1 đi lãnh nhận chức vụ mới gì? Câu hỏi này sẽ được giải đáp ở chương sau.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 10 tháng 1 năm 2015


trở về mục lục

general hieu