Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương III
Bước Đầu Quân Ngũ

Sau khi tốt nghiệp, anh tôi ngã bệnh lao phải vào nhà thương Lanessan ở Hà Nội điều trị một thời gian. Tướng Lữ Lan hồi tưởng:

Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm vào đơn vị đóng quân ở Quảng Trị và liên tiếp tham dự vào nhiều cuộc hành quân lớn. Sau khi được thăng cấp Đại Úy, tôi được cử về Hà Nội theo học lớp Tham Mưu. Tôi liền tới gặp anh Hiếu, lúc đó đang dưỡng bệnh lao ở nhà thương Lanessan. Anh em rủ nhau ra một quán ăn ở hàng Đào hàn huyên. Anh Hiếu lắng nghe tôi say sưa kể những chiến công của tôi một cách thèm thuồng và thiểu năo than thở:"Moa bây giờ đă là một phế nhân, không biết cuộc đời ḿnh sau này sẽ ra sao?"

Khi nằm trị bệnh tại nhà thương, anh tôi làm quen với một cô gái tên Hương tới thăm viếng một người anh tên Long nằm chung phòng với anh tôi. Hai người tặng hình cho nhau.

Sau khi lành bệnh, anh tôi được bổ nhiệm vào Sàigòn làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu và khả năng thông thạo Pháp, Anh và Hoa ngữ của anh tôi được tận dụng khi làm việc chung với các sĩ quan của các phái đoàn quân sự Pháp, Mỹ và Đài Loan. Trong thời gian làm việc tại đây, anh tôi trú ngụ tại khu câu lạc bộ dành cho các sĩ quan độc thân. Cựu đại tá và nghị sĩ Trần Ngọc Nhuận ghi lại trong cuốn Đời Quân Ngũ (trang 59):

Tôi ở Câu lạc bộ Tổng Tham Mưu chung pḥng với Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu. Chúng tôi quen nhau từ đó. Anh là một Sĩ Quan hiền lành, đức độ và nhă nhặn, đối với bạn bè hết sức giúp đỡ.

Anh tôi làm việc tại Bộ Quốc Phòng cho tới ngày 30 tháng 9 năm 1952 thì được bổ nhiệm vào Bộ Chỉ Huy Cao Cấp, cũng trong ban tham mưu, tại Vùng 3 Chiến Thuật (vào thời buổi đó, Vùng 3 Chiến Thuật bao gồm Bắc Việt).


Hànội 13-1-1953

Anh tôi lên lon trung úy ngày 1 tháng 7 năm1953,

và ở lại Bắc Việt cho tới ngày 16 tháng 5 năm 1954.

Hè năm 1954 anh tôi trở ra Hànội cưới vợ.


Hà Nội 6/7/1954

Khi trở lại Sàigòn, anh tôi được bổ nhiệm vào Ban Hành Quân của Bộ Tư Lệnh QLVNCH tại Sàigòn, lên lon đại úy ngày 1 tháng 4 năm 1955 và thiếu tá chừng hai năm sau ngày 15 tháng 10 năm 1957.

Lúc đầu, giống như các sĩ quan khác, anh tôi cư ngụ tạm thời tại khách sạn Nghĩa Hiệp bên Khánh Hội, sau rồi dọn về ở căn 25 của cư xá Khánh Hội.

Cựu Đại Tá Quan Minh Giàu:

Sau ngày đất nước chia đôi, tôi được thuyên chuyển về Pḥng Ba Bộ Tổng Tham Mưu để phụ trách ban Nghiên Cứu Tổng Quát; ít lâu sau anh Hiếu cũng thuyên chuyển về đây để đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Pḥng. Mừng rỡ lại có ngày tái ngộ. Điểm đầu tiên tôi nhận thấy là phong độ, tính t́nh anh Hiếu vẫn như xưa. Trong thời gian làm việc với anh tại Pḥng Ba, tôi nhận thấy anh Hiếu rất thông minh lanh lợi, quyết định mau chóng trong các công tác tham mưu. Các sỹ quan trong pḥng đều nể phục anh.

Thời gian anh tôi làm việc trong chức vụ Phó Trưởng Phòng 3 thì Trưởng Pḥng 3 là Thiếu Tá Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng Pḥng 4 là Thiếu Tá Cao Văn Viên, Trưởng Pḥng 5 là Thiếu Tá Trần Thiện Khiêm, Đại Tá Trần Văn Đôn là Tham Mưu Trưởng vàTham Mưu Phó là Thiếu Tá Đặng Văn Quang


Bộ Tổng Tham Mưu, Chợ Quán, 1954

Ngày 16 tháng 2 năm 1958, anh tôi được bổ nhiệm làm Tham Mưu Phó Hành Quân tại Quân Đoàn I cho tới tháng 01 năm 1963. Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Trần Văn Đôn.

Đại Tá Lê Khắc Lư kể:

Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957, khi Tướng Hiếu c̣n là Trưởng Pḥng 3 Quân Đoàn 1, và tôi là Trưởng Pḥng 3 Sư Đoàn 1. Chúng tôi đă phải khéo léo đồng tâm làm việc với nhau trong t́nh huống hết sức tế nhị và khó khăn gây nên bởi sự xung khắc giữa Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Tướng Tôn Thất Xứng, Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Vào các ngày nghỉ cuối tuần, thú giải trí của anh tôi là bắn súng tại xạ trường. Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi kể:

Tôi có dịp gặp anh Hiếu thường xuyên ở Đà Nẵng, khi hai anh em cùng là Thiếu Tá thuộc Quân Đoàn I: anh Hiếu là Trưởng Pḥng 3, tôi là Trưởng Pháo Binh. Cuối tuần nào, hai anh em cũng cùng nhau đi bắn súng lục. Anh Hiếu bắn giỏi hơn tôi nhiều v́ ảnh mài rũa cho súng bén nhạy dữ lắm.

Và cựu Đại Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh hồi tưởng:

Thiếu Tá Hiếu luôn hết ḷng giúp đỡ các nhu cầu Sư Đoàn 1 cần đến. Ngoài ra, Thiếu Tá Hiếu nổi tiếng là một tay thiện xạ súng lúc. Bắn mười phát th́ chín phát vào hồng tâm. Hơn nữa, khi tập bắn, Thiếu Tá Hiếu không dùng loại đạn thông thường mà lại xài loại đạn tự chế biến. Thiếu Tá Hiếu dùng giấy bản nhai nghiền nát trong miệng rồi viên cho chắc nịch thay cho đầu đạn bằng đồng. Điều lạ là đầu đạn giấy này cũng cứng như đầu đạn đồng và vẫn đạt được độ chính xác của đường đạn.

Chắc hẳn anh tôi phụ tá đắc lực cho Tướng Đôn trong việc thiết lập các đường chiến lược và các đồn chiến lược cùng tổ chức các cuộc hành quân thao dượt của Quân Đoàn I theo như lời thuật của Tướng Đôn trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng tại trang 148-149 sau đây:

Điều khiển Quân Đoàn I, tôi cho làm nhiều đường chiến lược rất quan trọng. Ông Diệm muốn mở thêm Quốc Lộ 14 nối Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum với Thừa Thiên. Quân Đội và Công Binh của Quân Đoàn I và Quân Đoàn II - lúc đó do ông Tôn Thất Đính điều khiển - cùng nhau hoàn thành những con đường chiến lược đó. Năm 1959, tôi thường dùng xe Jeep đi trên con đường mới làm đó từ Huế xuống Kontum, qua Mộ Đức (Quảng Ngăi) Plateau G.

Tôi cũng thường đi đường bộ từ Huế hoặc Đà Nẵng lên sát biên giới Lào quan sát địa thế, và lập 14 đồn, từ vĩ tuyến 17 dọc theo biên giới đến Kontum, như A Lưới, A Shau, Tabat, Ba Choc... Ba Choc ở ngay sau vĩ tuyến 17. Mỗi đồn, tôi cho một Trung Đội khoảng 35 binh sĩ trú đóng.

Tôi lập xong 14 đồn này vào năm 1960. Đồng thời, Quân Đoàn I và Quân Đoàn II tổ chức hành quân thao dượt với giả thuyết địch vượt vĩ tuyến 17, tiến thẳng hoặc đánh bên hông, và kế hoạch tản cư dân chúng. Cuộc hành quân này điều động 7 Sư Đoàn của hai Quân Đoàn này cùng một lúc. Sau này không ai huấn luyện binh sĩ quy mô như vậy nữa.

Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Trang viết:

Lúc bấy giờ, Đại Tá Nguyễn Xuân Trang, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn và Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Phó, phối hợp chặt chẽ các Pḥng, Ban, của Bộ Tham Mưu Quân Đoàn để chỉ thị cho các đơn vị trong Vùng Chiến thuật hợp đồng tác chiến.

Năm 1961, để chận đứng cuộc xâm nhập người và vũ khí từ Bắc vào Nam, Quân Đoàn chỉ thị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu cùng với 10 Đại Đội Bảo An của Tiểu Khu Thừa Thiên, tảo thanh vùng thung lũng A Shau để thiết lập 3 trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau, A Lưới và Tà Bạt trấn giữ các điểm then chốt trên đường xâm nhập. Trại A Shau nằm cách Đà Nẵng 97 cây số, cách Huế 48 cây số về phía Tây Nam, và cách biên giới Lào-Việt 2 cây số rưỡi.

Trong dịp này, Đại Tá Trang và Thiếu Tá Hiếu đều có mặt tại Lao Bảo, biên giới Lào-Việt, trên Quốc Lộ 9 Đông Hà - Sê Nô - Savannakhet.

Năm 1962, trọng tâm công tác quay về b́nh định vùng Tín-Ngăi (Quảng Tín-Quảng Ngăi). Sư Đoàn 2 Bộ Binh của Đại Tá Lâm Văn Phát được Quân Đoàn chỉ thị phối hợp với Bảo An hành quân tảo thanh trong vùng Quế Sơn - Nông Sơn. Trong dịp này, Đại Tá Trang và Thiếu Tá Hiếu đều có mặt tại Tam Kỳ, Quảng Tín và Đức Phổ, Quảng Ngăi.

Tác giả Richard Tregaskis của cuốn Vietnam Dairy (1963) ghi:

Thiếu Tá Wagner giới thiệu với tôi viên Chỉ Huy Phó Hành Quân Việt Nam trong Vùng Quân Đoàn 1, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, một người tầm thước nhỏ bé, tinh anh, ăn mặc tươm tất. Thiếu Tá Wagner kéo tôi qua bên và nói nhỏ vào tai tôi, "Anh chàng này cừ khối lắm đấy". Viên Chỉ Huy Trưởng hành quân Việt Nam này đề cao chương tŕnh ấp chiến lược: "Tại mỗi vùng tác chiến, Quân Đội có trách nhiệm về yểm trợ, cung cấp giây kẽm gai và súng ống. Chúng tôi đang tiến bộ. Các cuộc bầu cử được xúc tiến tại các ấp chiến lược."


Nhatrang năm 1959

Tôi trở về trại và bắt đầu nói chuyện với Rathbun về đề tài nóng bỏng của các sĩ quan: làm sao phía bên ta thắng trận chiến này. Anh ta nói, "Điều chính yếu là phải lấy được ḷng dân, chúng ta phải thực hiện được điều đó." Tôi nói với anh ta là tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Wagner và đồng nghiệp Nguyễn Văn Hiếu, đang nỗ lực tháo gỡ một số tiền đồn bất động và vô tích sự cùng biến cải một số đơn vị thành lực lượng trừ bị di động. Tôi cũng nói là Wagner đưa ư kiến có ba hay bốn phi đội trực thăng hơn là một phi đội tại Quân Đoàn. Tôi cũng nhắc tới là hiện các chiến lược gia cấp trung tại O Club đang bàn định tới khái niệm một trạm cứu hỏa gọi tên là Lực Lượng Mănh Hổ luôn có trực thăng túc trực sẵn sàng can thiệp tiếp ứng.

Bản tướng mạo Tướng Hiếu do giới chức Sứ Quân Hoa Kỳ soạn thảo viết:

Trong tháng 8 năm đó, Hiếu tiếp nhận một bản lượng giá từ một Cố Vấn Mỹ. Bản tường trình cho thấy rõ là trong thời gian sáu tháng tại Quân Đoàn I, Hiếu đã để lại một ấn tượng rất khả quan cho Nhóm Cố Vấn Mỹ tại Đà Nẵng. Hiếu được nhiệt liệt đề cử theo học US Army Command and General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas; được khen ngợi về khả năng hành chánh; về tài nghệ và xử dụng đúng mức nhân sự; và về thái độ thượng đẳng đối với việc tiếp nhận và chấp nhận ý kiến của các cố vấn Mỹ. Các cố vấn kết luận trong bản tường trình như sau: “Ông là một người có tiềm năng lên tới bậc cao nhất trong Quân Đội Việt Nam. Ông đáng được gửi sang học một trường bên Mỹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là Ft. Leavenworth. Ông đáng được bổ nhiệm vào các công việc chỉ huy chiến trường để có thêm kinh nghiệm chỉ huy. Sĩ quan này, nếu được xử dụng và khai triển đúng mức, rất có thể trở nên một sĩ quan tướng lãnh tài giỏi tương lai nếu không là xuất chúng trong Quân Đội Việt Nam. Thái độ của ông đối với Hoa Kỳ rất mạnh, và khả năng thông thạo ngoại ngữ rất quan yếu cho các cuộc hành quân liên hợp của Đồng Minh.”

7. Khoảng hơn một năm sau, ngày 6 tháng 10 năm 1959, Hiếu tiếp nhận một bản lượng giá khác cũng tương tự như bản lượng giá trước. Ông lại được nhiệt liệt tiến cử đi học Trường Command and General Staff. Mới gần đây, Tướng Hiếu nói với một viên chức cao cấp Mỹ tại vùng 3 Chiến Thuật là ông bị từ chối không được lên lon trong một thời kỳ lâu dài vì ông nghĩ là một sĩ quan quân sự không nên gia nhập Đảng Cần Lao của Tổng Thống Diệm tuy là ông đã bị thôi thục gia nhập. Đây có lẽ giải thích ông đã bị qua mặt nhiều lần đi tu nghiệp tại Leavenworth. Hiếu được lên lon thiếu tá thực thụ ngày 26 tháng 10 năm 1961.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 7 tháng 1 năm 2015


trở về mục lục

general hieu