Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh

Kính thưa Quư Bà, Quư Ông trong gia đ́nh Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh

Kính thưa Quư Vị Tướng Lănh,

Kính thưa Quư Bà, Quư Ông thuộc các Đoàn Thể và các Hiệp Hội Cựu Chiến Binh,

Kính thưa Quư Bà và Quư Thân Hữu,

Ḷng tín nhiệm của chiến hữu, cũng như chức vụ chỉ huy trưởng khiêm tốn trước kia của tôi trong quân đội Việt Nam đă dành cho tôi niềm danh dự đầy nỗi ưu tư là đọc điếu văn để chào vĩnh biệt Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh. Một nhiệm vụ không cho phép bất cứ một điều sai sót nào.

Thật thế, tiền sảnh danh dự này của Điện Invalides là một nơi mà những cựu binh thuộc Lực Lượng Viễn Chinh sẵn ḷng lui tới và t́nh thế nghiêm trang của nơi này đă làm cho tôi cảm thấy yên tâm.

Ngày 7 tháng 5 vừa qua, chúng ta đă đến đây để vinh danh kỷ niệm của những anh hùng Điện Biên Phủ, trong đó có quân sĩ của "Bavan 5", đa số xuất thân từ chiến đoàn dù của vệ binh Nam Phần.

Mấy năm trước đây, chúng ta đă đến chính tại nơi này để vĩnh biệt lần cuối cùng Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm, người đứng đầu chính phủ trung ương Việt Nam. Một con người đă từng lừng danh là "Hùm Xám Cai Lậy" trong thời kháng chiến chống Nhựt, rồi sau đó nổi tiếng là Clémenceau của đất nước ḿnh bên cạnh Thống Chế de Lattre de Tassigny.

Hôm nay đây, chúng ta lại tề tựu nơi tiền sảnh này của những người vị quốc vong thân để nghiêng ḿnh lần cuối trước một người có diễm phúc xứng danh là con trai của bậc tiền bối nói trên, trong danh sách của những kẻ nổi danh.

Đối với những ai thường quan tâm đến những đặc điểm quân sự th́ ông c̣n có được phẩm chất độc đáo là đă lănh đạo Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, rồi sau đó lại nắm giữ một vai tṛ cao cấp trong Không Quân Pháp.

Sự nghiệp phi thường đó đă bắt đầu với ngày 20 tháng Chín năm 1915, khi ông chào đời tại Thắng Tam ở Nam Kỳ. Nói về âm lịch th́ hôm đó là ngày mùng 8 tháng 8 năm Ất Măo. Sinh vào can chi đó, tuổi Ất Măo phải tung hoành trong một không gian cao rộng và phải nắm vững tư tưởng của ḿnh.

T́nh huống đặc biệt của đất nước ông lại c̣n cho ông được mang quốc tịch Pháp. Một quốc tịch ngày nay không c̣n ai muốn khoe khoang nhưng lúc bấy giờ lại là một tước quư tộc, như dưới thời vua chúa của chúng ta.

Đứng vào t́nh cảnh đó, những ai dám chấp nhận nguy hiểm và bổn phận th́ sẽ trở thành một công dân đúng nghĩa và sẽ đạt được những chức vụ cao cấp nhất.

Đó là sự lựa chọn của Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm ở Tây Ninh và về sau, đến lượt hậu duệ của ông cũng làm như thế.

Theo cung cách đó và trên đà phấn khởi mà cuộc triển lăm thuộc địa năm 1931 đă đem lại, chàng trai Nguyễn Văn Hinh đă đi Pháp để theo đuổi nền học vấn nổi tiếng trong các trường học của chúng ta.

Nhờ các lớp dự bị của trường trung học Louis le Grand tạo điều kiện nên ngày 1 tháng Mười năm 1936 ông nhập học trường Không Quân, mới vừa thành lập. Tại Versailles, từ thời kỳ đóng quân ở trại Petites Ecuries cho đến khi về căn cứ Villacoublay, ông mang cấp bực hạ sĩ và trung sĩ, những cấp bực cần thiết cho một binh nghiệp đầy hứa hẹn.

Tốt nghiệp phi công ngày 11 tháng Mười năm 1937, người sinh viên sĩ quan ưu tú đó chọn ngành oanh tạc. Một sự chọn lựa đầy nguy hiểm khi mà một số phi cơ của chúng ta, v́ chưa được hoàn chỉnh nên thường được coi như là những chiếc áo quan biết bay.

Được thăng cấp thiếu úy ngày 1 tháng Mười năm 1938, trong khi khá nhiều mây mù che phủ bầu trời nước Pháp, ông được thuyên chuyển đến phi đoàn 23 tại Toulouse, nơi mà ông được xác định khả năng trưởng phi cơ vào ngày 6 tháng Mười năm 1939.

Ở những chức vụ đó, ông tham dự các cuộc hành quân mùa xuân 1940 trên chiến trường Đông-Bắc và trên mặt trận núi Alpes. Ông được tuyên dương và tặng thưởng chiến công bội tinh v́ đă cứu vớt được phi hành đoàn của ông trên chiếc phi cơ bốc cháy ngày 18 tháng Sáu. Được vinh thăng trung úy ngày 1 tháng Chín năm 1940, ông Nguyễn Văn Hinh nằm trong nhóm phi hành đoàn mà một vài người chỉ huy, biết lo xa, đưa đi phân tán ở khắp nơi trên vùng đất thuộc địa. Ông đến Bamako vào dịp lễ Giáng Sinh của năm bi thảm đó, sau một chuyến đi khá vất vả.

Tháng Giêng năm 1942, từ Soudan ông đi Sénégal, đảm nhiệm chức sĩ quan quân báo cho liên phi đoàn II/62 ở Thies . Sau khi quân Đồng Minh đổ bộ lên Bắc Phi, ông được thuyên chuyển về trường Không Quân Marrakech với cấp bực đại úy. Đến tháng Tư năm 1944, sau khi hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện viên, ông được thuyên chuyển về liên phi đoàn oanh tạc 1/32, hoạt động trong một lănh vực xứng đáng với tầm vóc của ông. Các cuộc hành quân của lực lượng viễn chinh ở Ư Đại Lợi, kế đó là hành quân đổ bộ lên Provence đă chứng minh được phẩm chất phi công dẫn đạo và sau đó là phi đội trưởng của ông. Ông được tuyên dương cấp quân đội hai lần và được tặng thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh và c̣n được tặng thưởng Air Medal của Lục Quân Hoa Kỳ.

Sau khi Đệ III Đế Quốc Đức đầu hàng, ông phục vụ ở vị thế trưởng Pḥng 3 của phi đoàn 34 tại nước Đức bị chiếm đóng. Từ đó, ông theo học trường không quân cao cấp hồi năm 1946, rồi về phục vụ ở pḥng truyền tin bộ tư lệnh Không Quân tại Paris.

Được thăng cấp thiếu tá hồi tháng Ba năm 1948, ông giả biệt môi trường nhiều bí ẩn của quảng trường Balard để đáo nhậm liên phi đoàn vận tải 2/62, lúc bấy giờ đóng ở Algérie.

Thời kỳ hoạt động kế tiếp của ông được dành cho Việt Nam, nơi mà sự hiện diện của cộng sản Trung Quốc ở biên giới Bắc Kỳ làm cho t́nh h́nh trở nên vô cùng tồi tệ.

Đến nơi vào tháng Mười năm 1949 và được giao phó pḥng 3 bộ tư lệnh Không Quân Viễn Đông, ông đă nhận thức được mức độ nguy cơ. Ông c̣n có được vị thế tốt hơn để nhận thức rơ t́nh h́nh đó khi được bổ nhiệm chánh vơ pḥng của Hoàng Đế Bảo Đại, với cấp bực trung tá.

Thế là đương nhiên, người ta nghĩ đến việc đưa nhân vật tài ba này lên chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, khi "Vua Jean " không thấy c̣n có cách nào khác hơn để ngăn chận thế mạnh đang lên của Việt Minh.

Với chức vụ này, ông gặp ngay khá nhiều khó khăn khi, vào năm 1951, có quyết định biến vài mươi ngh́n quân lính thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau thành một tập thể liên quân 142.000 người, thậm chí có thể cạnh tranh với những toán quân thiện chiến của lực lượng viễn chinh. Cùng với dự án khá nhiều tham vọng này c̣n thêm một dự án nữa là vào năm sau sẽ h́nh thành cho tài khoản 1954 tám mươi tiểu đoàn bộ binh và từng ấy tiểu đoàn "khinh quân", với sự yểm trợ của chín tập đoàn pháo binh và mười chi đội thiết giáp.

Nếu như viện trợ Hoa Kỳ cho phép thỏa măn phần nào nhu cầu quân dụng cho số quân đó th́ trái lại chuyện cán bộ chỉ huy là cả một vấn đề. Về phương diện này, sơ khởi chỉ có chừng mươi sĩ quan cấp tá và khoảng hai trăm trung và đại úy được đào tạo một cách gấp rút.

Thế nhưng, điều kỳ diệu về nhân sự kia đang được h́nh thành tốt đẹp th́ kế hoạch Navarre lại phân tán nỗ lực cho thung lũng Nam Ou và vùng duyên hải của chiến dịch Atlante.

Sau hiệp định Genève và cuộc phân chia Việt Nam theo kiểu nước Đức th́, buồn thay, cuộc chiến tranh giữa các phe phái lại tăng thêm hiểm họa là sẽ có một cuộc huynh đệ tương tàn trong t́nh thế bấp bênh kia.

Từ tháng Mười năm 1954, khi bị lâm vào một thế giằn co giữa những âm mưu viển vông của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và những ư đồ khích động đảo chính, Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh vẫn hành động trong ṿng hợp pháp. Việc chuyển giao những trách nhiệm cuối cùng của chúng ta trong quân đội Việt Nam cho M.A.A.G . của Tướng O'Daniel ngày 13 tháng 12 năm 1954 đă giải tỏa cho ông khỏi những ảo tưởng cuối cùng. Trong khi ông phải đắn đo th́ những lănh chúa chiến tranh miệt Hậu Giang cũng cùng một tâm trạng như thế.

Tuy nhiên, trong những biến thiên đầy hoang mang như vậy, ông lại được tặng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh và Chiến Công Bội Tinh TOE với hai nhành dương liễu. Ông cũng được tặng thưởng Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương Việt Nam và anh dũng bội tinh với tuyên dương trước quân đội.

Ngày 7 tháng 5 năm 1955, sau khi hoàn trả cấp bực tướng lănh lại cho những nhà lănh đạo mới của Sài G̣n, Trung Tá Nguyễn Văn Hinh trở lại với bầu không khí ấm êm hơn của căn cứ không quân 117, không chút mặc cảm nào. Đương nhiên, ông vẫn c̣n duy tŕ các quan hệ cuối cùng với những quốc gia liên kết mà hồ sơ ngày một ngày hai cứ thu hẹp lại.

Năm 1956, ông có dịp thay ngành đổi nghề với nhiệm sở mới ở trung tâm bay thử Brétigny và khu thử nghiệm hàng không Mont Marsan, nơi ông được vinh thăng đại tá.

Để bắt kịp những kỹ thuật mới, năm 1960, đại tá Nguyễn Văn Hinh được chỉ định chỉ huy bộ chỉ huy tiền tiêu Colomb-Béchar. Một vị trí vừa phải chiến đấu chống quân phản loạn Algérie, vừa phải lo yểm trợ tiếp vận những địa điểm thí nghiệm vùng Sahara. Ông được tuyên dương hai lần trước quân đội nhờ tích cực tham dự các hoạt động tảo thanh vùng Sahara.

Tiếp theo sau quân công bội tinh với hai nhành dương liễu, đến tháng Tám 1961 Bắc Đẩu Bội Tinh của ông lại được nâng lên cấp đệ tam đẳng.

Ngày 1 tháng 3 năm 1962, được thăng cấp tướng, ông Nguyễn Văn Hinh đảm nhiệm chức vụ tham mưu phó ở bộ tham mưu quân lực trong hai năm, với nhiều cải cách sâu rộng đang được thực hiện.

Sau khi tốt nghiệp một cách khả quan tại học viện quân sự cao cấp hồi năm 1964, năm sau ông được thăng cấp Trung Tuớng. Kỳ thăng thưởng đầy phấn khởi này đưa ông lên địa vị giám đốc không cụ trung ương của Không Quân hồi năm 1968. Một nhiệm sở nằm trong hệ thống những đại đơn vị phải ứng phó với vũ khí hạch nhân và sự xuất hiện nhiều phi cơ có hiệu năng cao. Năm 1970, v́ không c̣n là nhân viên phi hành nữa và sau khi được tặng thưởng huy hiệu công trạng cao cấp, Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh được xếp vào nhân viên loại 2 ngày 19 tháng 9 năm 1975.

Như thế không có nghĩa là ông bị hạ tầng công tác. Măi về sau, ông vẫn c̣n là một chuyên viên vũ khí được thiên hạ lắng nghe. Ông vẫn tích cực tham dự sinh hoạt của hiệp hội những cựu phi hành đoàn "Maraudeurs". Lúc nào ông cũng tích cực quan tâm đến nhân viên dưới quyền trước kia trong lực lượng quân sự quốc gia Việt Nam và nỗi gian truân của họ sau khi Sài G̣n sụp đổ.

Tất cả những sinh hoạt quân sự và xă hội đó xứng đáng để ông được tặng thưởng huy hiệu công trạng quốc gia thượng đẳng.

Sau một cuộc chiến đấu tối hậu chống lại lăo hóa và bệnh tật, ông vĩnh viễn ra đi ngày thứ bảy 26 tháng 6 vừa qua (2004) tại bệnh viện Foch, nhằm ngày mùng 9 tháng 5 năm Giáp Thân, năm con khỉ, một con vật hay bông lơn với những tṛ bốc đồng dễ sợ.

Đối với những quân nhân mà tôi được hân hạnh đại diện hôm nay, Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh sẽ lưu lại h́nh ảnh của một cấp chỉ huy táo bạo và dũng cảm, kết hợp hài ḥa tính kỹ thuật và tính hiện đại mà vẫn bảo tồn được tinh thần Quốc Gia và tôn trọng trật tự đă an bài.

Ngoài những đức tính đương nhiên đó, ông c̣n có óc hóm hỉnh, làm cho ông vượt qua được khá nhiều trường hợp khó khăn.

Thế nên, cá nhân tôi, một trung úy khiêm nhường thuộc quận Vàm Cỏ trước kia, xin kính chào vĩnh biệt Trung Tướng. Cùng với tôi, tất cả những người trong bóng tối và binh sĩ trong đơn vị xin kính cẩn nghiêng ḿnh. Tất cả những ai tên Kheo, Ngô, Trương, Trốc hay Phó đă từng cùng tôi chia sẻ niềm hy vọng hay nỗi nhọc nhằn trong một cuộc chiến mà lẽ ra chúng ta không được thua./.

Tướng Beaudonnet
Điếu văn đọc tại điện Invalides
nhân lễ tang của Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh

(Trích từ Bạn Già Không Quân. Xin cám ơn ông trang chủ Nguyễn Quang.)

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu