Tướng Ngô Quang Trưởng

Nhất Trưởng...

Như hầu hết bạn đọc đều biết, kể từ sau ngày chế độ Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ, giới tướng lănh lên cầm quyền chánh trị, lănh đạo đất nước. Trước tiên hết, tướng Dương Văn Minh, c̣n gọi là Minh Sún, Minh Bự, Big Minh... làm quốc trưởng rồi đến tướng râu dê Nguyễn Khánh cũng lên làm quốc trưởng ít lâu, cho đến tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống, tướng Trần Thiện Khiêm làm thủ tướng... toàn bộ guồng máy điều hành quốc gia và quân đội đều nằm trong tay các tướng lănh.

Các vị tướng ấy đi đến nhiệm sở nào, từ bộ tổng tham mưu, đến cảnh sát, an ninh, t́nh báo, bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng, v.v... đều đem theo một số đàn em thân tín, để tạo vây cánh, che chở lẫn nhau và để dễ dàng ăn chia trong những dịch vụ bất hợp pháp, như tổ chức buôn lậu, đóng hụi chết và thu tiền hụi sống trong ranh giới lănh thổ, và trong lănh vực thẩm quyền.

Người ta có thể nói: thời gian từ 1963 đến 1975 là thời gian tướng lănh độc quyền, từ trên xuống dưới, và từ trong ra ngoài. Chẳng nơi nào mà không có bàn tay quân đội.

Cộng thêm vào đó là sự hiện diện của hơn nửa triệu quân ngoại quốc, thuộc nhiều chủng tộc và văn hóa khác nhau, khiến cho nền tảng xă hội và văn hóa của miền Nam bị sáo trộn nặng nề. Câu vè sau đây đă cực tả thảm cảnh sáo trộn trật tự xă hội, và luân thường đạo lư cổ truyền của dân tộc: Nhất đĩ, nh́ cha, tam sư, tứ tướng. Nương theo câu vè đó, ít lâu sau mấy anh kư giả cà phê, nhà báo nghiện ngập, hút xách, muốn nâng bi mấy ông tướng Quảng Lạc đă phịa ra một câu vè tương tợ: Nhất Trưởng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Thắng.

Lấy công tâm mà phán xét, nếu đem so sánh các vị tướng đă được nêu danh trong câu vè rẻ tiền trên đây với các tướng như: Đặng Văn Quang, Nguyễn Văn Toàn, Ngô Dzu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Văn Thiệu, v.v... th́ quả thực 4 vị tướng ấy đáng được coi là sạch. Sạch hơn tham nhũng thối nát chút đỉnh!

Nhưng, nếu xét vấn đề này theo một nhăn quan khác, th́ ta thấy câu vè ấy chỉ có giá trị quảng cáo rẻ tiền cho một vài cá nhân, nhắm mục đích làm nổi bật tính chất thối nát bẩn thỉu đến cùng cực của một chế độ đă tới thời kỳ sắp bị tan vữa, như một xác chết đă chương ph́nh. Bởi bản chất của kẻ sạch thực sự, chẳng khác nào viên kim cương tinh khiết. Dù cho viên kim cương ấy có bị vùi trong đống bùn nhơ, tự bản thể nó vẫn sạch. Bùn nhơ không thể làm biến chất của kim cương được. Do đó kim cương chẳng cần ai phải quảng cáo cho cái đặc tính tinh khiết của nó làm ǵ. Ngược lại, nếu có kẻ nào cố gắng rêu rao, đề cao đặc tính vô song đó của viên kim cương, kiểu quảng cáo thuốc ho bà Lang Trọc, th́ lại càng khiến cho dư luận thêm ng̣ vực, nghi rằng thứ kim cương ấy chỉ là đồ dổm, đồ giả hiệu. Do đó giá trị thâm thúy của câu châm ngôn: Hữu xạ tự nhiên hương, bao giờ vẫn c̣n tồn tại.

Cũng bởi lư do vừa nêu trên, hôm nay tôi có dịp tŕnh bày cùng bạn đọc đôi điều hiểu biết đơn sơ về các vị tướng sạch.

Khi đề cập đến chuyện sạch hay bẩn của mấy vị tướng lănh có tên trong câu vè kể trên, tôi thấy vấn đề này rất tương đối, nên chỉ tường thuật trung thực những sự kiện và những điều mắt thấy tai nghe cách hoàn toàn vô tư, không b́nh luận. Quyền nhận định tối hậu thuộc về các giới độc giả đồng bào.

Thực sự câu vè kể trên đă ra đời từ năm nào tôi không biết rơ lắm, nhưng có điều chắc chắn là, chỉ có thể nảy sanh dưới chế độ Thiệu-Khiêm-Viên. Khi c̣n làm báo ở quê nhà, khoảng năm 1974, lúc phong trào "Nhân Dân Chống Tham Nhũng" của cha Trần Hữu Thanh, một trong số cán bộ CS nằm vùng, bộc phát rầm rộ ở Sài G̣n, tôi đă quan tâm theo dơi, th́ thấy trong những tài liệu tuyên truyền tố cáo tội ác tham nhũng của tập đoàn cầm quyền Thiệu-Khiêm-Viên và một số tướng lănh bẩn, chỉ biết có gái và tiền, chẳng nghĩ ǵ đến quốc gia dân tộc đang trên bờ vực thẳm, lại có đề cập chút đỉnh đến tướng Ngô Quang Trưởng. Tên của tướng Ngô Quang Trưởng được nêu lên, để đối chiếu với các tướng bẩn kể trên.
[...]

Vài nét về nhân dạng của tướng Trưởng

Bây giờ xin trở lại chuyện Phong Trào Chống Tham Nhũng với những truyền đơn đề cao "cái sạch" của tướng Trưởng. Tuy hành động của phong trào là đúng và cần thiết, nhưng tôi cũng như một số thân hữu vẫn dè dặt đề pḥng. Những tài liệu tuyên truyền ấy của phong trào đă gợi cho tôi nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ giữa tôi và đại úy Ngô Quang Trưởng.

Tuy lần gặp gỡ đầu tiên ấy đă diễn ra trong khung cảnh chiến tranh, khói súng c̣n khét lẹt, và mọi sự đổ vỡ, chết chóc c̣n ngổn ngang, nhưng nhân dạng đặc biệt của một sĩ quan nhảy dù nhỏ thó, ốm yếu, với gương mặt quắt queo, đă ăn sâu vào kư ức của tôi. Ông không phải là một sĩ quan nhảy dù to lớn, phốp pháp, hay đẹp mă, bảnh trai, như nhiều người lầm tưởng. Khổ người ông nhỏ thó, gầy g̣, đến tưởng chừng như khô đét. Làn da sạm đen. Đặc biệt nhất là dáng đi lom khom và bước thật nhanh như hấp tấp. Mái tóc hớt cao càng làm cho khuôn mặt của ông dài thêm ra. Với cái cằm lưỡi cày ch́a ra trước hới quá lố một chút, khiến cho người đối diện thoáng nh́n tưởng chừng như miệng ông móm. Một đặc điểm khác nữa đáng chú ư là: mặt tướng Trưởng sần sùi đầy mụn trứng cá bọc, với cặp mắt lúc nào cũng đảo nh́n lấm lét ngang dọc. Trên miệng ông lúc nào cũng "bú" điếu thuốc lá, ra chiều suy tư dữ lắm. (Tôi xin lỗi: bất đắc dĩ phải dùng chữ "bú điếu thuốc lá", v́ tôi đă có dịp ngồi hàng giờ sau lưng ông ta, để quan sát cách hút thuốc lá của ông. Từ cách ông dùng 2 ngón tay kẹp điếu thuốc, cách ông nhét điếu thuốc vào miệng, cho đến cách ông vênh mặt lên, méo miệng, rít một hơi thuốc thật dài, thật say sưa trông thật là ngon lành, tôi không thể nào t́m được chữ nào khác hơn để mô tả thích ứng với cung cách hút thuốc của ông hơn là chữ "bú thuốc"). Có dư luận đồn huyễn, tướng Ngô Quang Trưởng bị bịnh lao phổi, lại cũng có người cho rằng ông ta gầy đét là bị "đau khổ v́ bịnh trĩ."

Một lần khác, nhân dịp tháp tùng phái đoàn chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ đi thị sát Khe Sanh, tôi ngồi hàng ghế ngay sau lưng tướng Trưởng. Lúc ấy ông ta đă mang sao trên cổ áo, nên tôi quan sát ông kỹ càng hơn. Tôi thấy ông hút thuốc liên miên, hết điếu này sang điếu khác. Điếu thuốc ông kẹp vào giữa 2 ngón tay đen điu, gầy guộc, khẳng khiu, và đưa lên miệng hít những hơi thật dài có vẻ ngon lành lắm. Tuy tôi chẳng biết tí ǵ về khoa bói toán và tướng số, nhưng tôi nghe lóm mấy thầy bói mù thường nói chuyện và xem quẻ cho tướng Phan Trọng Chinh và một số bạn bè khác, nên cũng biết được rằng: con người có nhân dạng như thế th́ gọi là "Hầu tướng", tức là tướng giống như con cháu của ông Tề, tướng cầm tinh CON KH›. Đó cũng là một quư tướng. C̣n tướng của ông Diệm mập lùn, tṛn vo, bụng phệ, dáng đi ngoe ngoảy với 2 tay đánh đồng xa rộng ra ngoài, th́ người ta gọi là "Qui tướng", tức là tướng con rùa.

Tướng Ngô Quang Trưởng xuất thân là con nhà giàu, điền chủ của xứ dừa, mà cũng là quê hương đồng khởi. Tướng Trưởng c̣n có người anh làm chủ một tiệm buôn đồ phụ tùng xe hơi trên đường Trần Hưng Đạo. [...]

Ngô Quang Trưởng chưa học hết trung học, đă bỏ ngang để t́nh nguyện đi lính vào khoảng năm 1953. Vào thời điểm này, cuộc chiến Pháp và Việt Minh đă lên đến cường độ cao nhất. Trong Nam, những cuộc bố ráp, khám xét thanh niên diễn ra hằng ngày trên đường phố và trên các chuyến xe buưt, xe điện trong đô thành. [...]

Sau khi tốt nghiệp sĩ quan Đà Lạt tháng 3, năm 1954, Ngô Quang Trưởng mang lon thiếu úy nhảy dù và đă được gửi ngay ra bắc để bổ sung cho tiểu đoàn 5, đang tham chiến trong trận Điện Biên Phủ, giữa hồi vô cùng nguy ngập. Nhưng may mắn cho Ngô Quang Trưởng, vừa ra Bắc, trận Điện Biên Phủ đă kết thúc, nên chẳng phải đánh đấm ǵ. Khi trở vào Nam Trưởng cũng được hưởng tiếng thơm lây "anh hùng thoát chết về từ trận Điện Biên Phủ"!

Được biết rằng lúc bấy giờ tiểu đoàn 5 nhảy dù đặt dưới quyền chỉ huy của đại úy Phạm Văn Phú. Tướng Phú vốn xuất thân đi lính cho Tây, từ hàng binh sĩ. [...]

[...]Trở vào Nam, tướng Ngô Quang Trưởng được trao cho nhiệm vụ đại đội trưởng đại đội 1, của tiểu đoàn 5 nhảy dù. Đến năm sau, 1955, đơn vị dù của thiếu úy Ngô Quang Trưởng, dưới quyền chỉ huy của trung tá Nguyễn Chánh Thi, tham dự cuộc tiễu trừ phiến loạn B́nh Xuyên. Liên Đoàn dù coi như lực lượng chính, với sự tham dự của 4 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 1 do đại úy Trần Văn Đô chỉ huy, tiểu đoàn 6 do đại úy Đỗ Kế Giai chỉ huy, tiểu đoàn 5 do đại úy Ngô Xuân Soạn chỉ huy, c̣n tiểu đoàn 3 trừ bị, do đại úy Phan Trọng Chinh chỉ huy. Lúc này, thiếu úy Ngô Quang Trưởng đang giữ chức đại đội trưởng đại đội 1, thuộc tiểu đoàn 5 của đại úy Ngô Xuân Soạn. Sau khi chiến dịch đă kết thúc, thiếu úy Ngô Quang Trưởng được thăng cấp trung úy cách dễ dàng.

Đến năm 1960, sau khi đại tá Nguyễn Chánh Thi cùng các đại úy Phan Trọng Chinh, Ngô Xuân Soạn, Trần Văn Đô, trung úy Nguyễn Văn Thừa, v.v... làm cuộc đảo chánh lật đổ nhà Ngô thất bại, kẻ phải chạy trốn sang Nam Vang tị nạn, trung úy Ngô Quang Trưởng được thăng cấp đại úy (1963). Đến năm 1964, đại úy Ngô Quang Trưởng được thăng cấp thiếu tá và được cử giữ chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 5 nhảy dù. Thời gian này, tiểu đoàn 5 dù đóng ở Thủ Đức, lối quán "Con Gà Quay" đi lên một chút, nên đêm đêm Ngô Quang Trưởng thường lái xe ṃ về Đô Thành ăn nhậu và làm mưa làm gió trong các tiệm nhảy chẳng khác nào tướng Lịch Lùn!

Đến năm 1965, Ngô Quang Trưởng được thăng cấp trung tá và được cử giữ chức tham mưu trưởng Sư Đoàn Dù. Một năm sau, Ngô Quang Trưởng lại được thăng cấp đại tá và được bổ nhiệm làm tư lệnh phó Sư Đoàn Dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Dư Quốc Đống. [...]

Trong quân đội, tướng Đống là đàn anh lâu đời của tướng Ngô Quang Trưởng. Nhưng đến năm 1966, trong cuộc chạy đua danh lợi, đại tá Ngô Quang Trưởng đă thâu ngắn khoảng cách rộng lớn ấy bằng một thời gian kỷ lục. Một phần nhờ tướng Trưởng biết luồn lụy người Mỹ, và khéo lấy ḷng tập đoàn thối nát ngồi mát ăn bát vàng trong dinh Độc Lập. Về điểm này tướng Trưởng hoàn toàn khác hẳn với tướng Phan Trọng Chinh. Cái khác như thế nào, tôi sẽ đề cập tới trong đoạn sau, khi bạn đọc về tướng Phan Trọng Chinh với sự xung đột của tướng Chinh với cố vấn Mỹ ở sư đoàn 25.

Trong năm này, biến cố Phật Giáo đă xảy ra tại miền Trung, tướng Ngô Quang Trưởng được chỉ thị đem quân ra Huế và Đà Nẵng để dẹp... "loạn". Đây là ngôn từ và thành tích của Trưởng, Thiệu, Kỳ, Viên... Nhưng, bề trong phải thẳng thắn mà nói là nhờ công của tướng Nguyễn Ngọc Loan, c̣n gọi là tướng Sáu Lèo. Tướng Saú Lèo đă đem tiền ra Huế và Đà Nẵng để mua chuộc mấy đại úy Biệt Động Quân (tên tuổi những đại úy này tôi đă kể trong những chương trước, nên không nhắc lại nữa làm ǵ). Những vị chỉ huy cấp nhỏ này đă tham tiền, và ham được về Sài G̣n làm chức Trưởng Ty Cảnh Sát trong đô thành, tha hồ kiếm bạc và tha hồ chơi gái, theo lời hứa hẹn của tướng Loan tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia, nên đă cho lính tan hàng, thôi không chiến đấu nữa.

Trở lại chuyện đại tá Ngô Quang Trưởng. Sau khi loạn Phật Giáo miền Trung đă dẹp xong, Trưởng được Thiệu-Kỳ thưởng công bằng cách cho làm tư lịnh Sư Đoàn 1 bộ binh, dưới quyền của thiếu tướng Hoàng Xuân Lăm, lúc đó đang giữ chức tư lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Tướng Lăm người Quảng Trị, đồng hương với Nguyễn Văn Toàn và xuất thân thiết giáp.

Đến khoảng giữa năm 1967, Ngô Quang Trưởng được tập đoàn Thiệu-Khiêm-Viên thăng cấp chuẩn tướng.

Đến đây, tôi tưởng bạn đọc cần đặc biệt chú ư đến tài cầm quân của tướng Trưởng. Trong cuộc tổng tấn công "Tết Mậu Thân" (1968) của quân CSBV vào cố đô Huế và vùng 1 chiến thuật, thuộc trách nhiệm tướng Trưởng. Với tư cách tư lệnh Sư Đoàn 1 bộ binh, ông ta đă chẳng hay biết tí ǵ về động tĩnh của địch quân, v́ đang mải bận ăn nhậu say sưa, chè chén trong dịp tết nhất (hay v́ ông là người quê quán xứ Dừa, tỉnh Bến Tre, vốn là sào huyệt của CS, nên làm lơ?).

Hậu quả đau đớn là sư đoàn 1 BB của ông đă bị CSBV tiêu diệt đến 3 phần tư quân số. Cố đô Huế đă bị quân CSBV chiếm đóng, và làm chủ t́nh thế suốt 25 ngày đêm liền. Trong thời gian ngắn ngủi đó, quân CSBV đă tàn sát tập thể hàng mấy chục ngàn thường dân vô tội, chưa kể quân cán chính, mà xương khô đă chất đầy vùng Suối Máu. Tôi đă từng ra Huế, đến tận Suối Máu để chứng kiến thảm cảnh đau thương này của dân lành đất Thần Kinh. Họ đă quá khờ dại, đặt trọn niềm tin và sinh mạng vào tướng lănh bất tài, nhưng lại hay phô trương loè bịp, tạo huyền thoại rẻ tiền bằng cách đút nhét cho mấy anh kư giả cà phê, kư giả hít tô phe, để chúng bốc thơm và đánh bóng cho ra điều tướng giỏi, tướng sạch, tướng anh hùng, tướng cầm quân như Nă Phá Luân Đại Đế v.v... Tôi c̣n lạ ǵ sự cấu kết mua chuộc của mấy tướng bất tài với mấy anh kư giả hít tô phe của tôi. Có vài anh bị bắt đi quân dịch, rồi bị đày ra quân đoàn Một, muốn được yên thân, đành bán rẻ lương tri cho cấp chỉ huy thối nát, bất tài bằng cách viết tin, viết bài ca ngợi, bốc nhằng, che lấp tội vạ cho ông tướng, rồi gửi bài về toà soạn nhờ chủ báo đăng giúp. Chính tôi đă là chủ báo trong thời gian quằn quại đó của đất nước, và đă từng đăng những bài báo loại đó cho một vài kư giả đàn em, với tính cách giúp đỡ họ trong cảnh ngặt nghèo, để họ lấy điểm với thượng cấp.
[...]

Bây giờ tôi trở lại vụ tướng Trưởng đă để cho quân CSBV chiếm cố đô suốt 25 ngày và đă chôn sống hàng mấy vạn thường dân vô tội, tôi tưởng sau đó tướng Trưởng phải bị cách chức, và đem ra xét xử trước ṭa án binh, hoặc tối thiểu phải bị khiển trách như thế nào. Ai ngờ cái tội tày đ́nh của tướng Trưởng vẫn được tập đoàn tham nhũng, thối nát, Thiệu-Khiêm-Viên lờ đi. Bởi trong vụ tết Mậu Thân, cả thầy lẫn tớ đều để lộ chân tướng bất tài như nhau, chẳng c̣n kẻ nào có tư cách ǵ để thưởng phạt kẻ khác. May mắn cho Nguyễn Văn Thiệu hôm đó lại về quê vợ ở Mỹ Tho ăn tết. Chớ nếu Nguyễn Văn Thiệu c̣n ở trong cư xá tổng tham mưu th́ chắc đă bị bọn đặc công CSBV vào tận nhà, vồ được rồi!

Trớ trêu hơn nữa, chỉ vài tháng sau, quân kỳ của sư đoàn 1 BB của tướng Trưởng lại được vinh dự gắn huy chương "tổng thống Hoa Kỳ"!

Sự nghiệp binh bị của tướng Trưởng, tôi chẳng hiểu làm sao mà sau đó cứ phát lên như diều gặp gió. Một năm sau, tướng Trưởng lại được đặc cách cử giữ chức tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4. Rồi tiếp theo lại được thăng cấp trung tướng giả định.

Khoảng đầu năm 1972, quân CSBV mạo hiểm mở cuộc tấn công quy mô vào vùng 1 chiến thuật, nhắm mục đích thăm ḍ khả năng tự vệ của quân đội VNCH trong chương tŕnh "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ. Lúc bấy giờ quân đoàn 1 đang đặt dưới quyền tư lệnh của tướng Hoàng Xuân Lăm, và cũng vừa mới được tăng cường thêm một sư đoàn thứ 3, đặt dưới sự chỉ huy của chuẩn tướng Vũ Văn Giai, bạn đồng khóa, rất thân cận với tướng Trưởng. Kết quả, quân CSBV đă chiếm được các ải địa đầu của VNCH và thành phố Quảng Trị. Các đơn vị của tướng Lăm bị tan vỡ, rút chạy về Huế và Đà Nẵng. Lần thất bại chua cay này của tướng Lăm, tuy không thiệt hại nặng nề bằng biến cố Tết Mậu thân, nhưng tướng Lăm và tướng Vũ Văn Giai đă không có số hên như tướng Ngô Quang Trưởng. V́ thế tướng Lăm liền bị cách chức, và tướng Giai bị cầm tù, chấm dứt luôn cuộc binh nghiệp. Để tái chiếm Quảng Trị, dinh Độc Lập lại đem Ngô Quang Trưởng ra xài, và ra lịnh chuyển tướng Trưởng từ vùng 4 chiến thuật ra Huế, với nhiệm vụ tư lệnh quân đoàn 1 và quân khu 1. Khi vừa đặt chân lại cố đô, tướng Trưởng đă đi một đường tuyên truyền huê dạng, màu mè cải lương: "Đồng bào ở Huế từ nay đừng lo sợ ǵ. Tụi giặc Cộng muốn chiếm được Huế phải bước qua xác chết của tui!"...

Chẳng dè 3 năm sau, tháng 4, năm 1975, tướng Trưởng đă suưt chết đuối trên đường chạy trốn CSBV...

Trưởng đá đàn anh

Nên nhớ: lúc bấy giờ Quân Đoàn 1 đă có đến 3 sư đoàn chủ lực, nhưng vẫn không đủ khả năng đương đầu với áp lực nặng nề của quân CSBV. Bởi thế, tướng Trưởng đă đ̣i hỏi phải cung cấp thêm các đơn vị tăng phái, gồm Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù, cùng với một hỏa lực tối tân và hùng hậu nhất chiến trường miền Nam. Về phương diện vơ khí, tướng Trưởng được thỏa măn dễ dàng, nhưng tướng Trưởng c̣n bị lấn cấn với các đơn vị tăng phái. Trưởng thấy khó xử trước một sư phụ là trung tướng Dư Quốc Đống, đương kim tư lệnh Sư Đoàn Dù, và một bậc đàn anh khác là trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.

Hai tướng Đống và Khang đều đă mang lon trung tướng thực thụ, khi Trưởng c̣n mang lon đại tá. Bây giờ tuy Ngô Quang Trưởng cũng mang lon trung tướng, nhưng chỉ là trung tướng nhiệm chức. Bản chất của tướng Trưởng vốn là một người có nhiều mẹo vặt, nên ông ta đă khôn khéo lợi dụng t́nh thế éo le, để bắn một mũi tên độc, hạ bốn, năm con chim cùng một lúc.

Chẳng biết giữa ông ta với các tướng Lê Nguyên Khang và Dư Quốc Đống có lấn cấn ǵ không, nhưng Ngô Quang Trưởng đă khôn khéo lợi dụng hoàn cảnh, tâu ngay với tổng thống Thiệu rằng: ông ta sẽ chẳng làm ăn ǵ được trước 2 vị tướng thâm niên hơn đang chỉ huy 2 lực lượng tăng phái quan trọng. Sau đó vài ngày, TT Thiệu đă hợp thức hóa lệnh thăng cấp trung tướng thực thụ cho Ngô Quang Trưởng, và phổ biến rộng răi trong quân đội, để cho Trưởng có đủ uy quyền mà làm tṛn nhiệm vụ đă được giao phó. Kết quả, tướng Trưởng đă được thăng cấp dễ dàng và nhanh chóng chỉ cần tốn có chút xíu nước bọt thay v́ phải đổ mồ hôi hay nhiễu vài giọt máu trên chiến trường.

Nhưng mục đích của tướng Trưởng đâu phải chỉ có thế. Tham vọng của ông ta là phải vinh vang về thẳng Bộ Tổng Tham Mưu, với chức Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, thay thế đại tướng Cao Văn Viên.

Bấy giờ Trưởng biết con cá Nguyễn Văn Thiệu đă cắn phải lưỡi câu, nên ông ta làm khó dễ thêm. Ngô Quang Trưởng kỳ kèo đ̣i TT Thiệu phải thay luôn tướng Đống, tư lệnh Sư Đoàn Dù bằng đại tá Lê Quang Lưỡng, và thay tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Thủy Quân Lục chiến, bằng đại tá Bùi Thế Lân. Tướng Trưởng đă dồn TT Thiệu vào con đường phải chấp nhận, để c̣n hy vọng tái chiếm cổ thành Quảng Trị.

Thế là bây giờ bạn đọc, nhất là các bạn trong quân đội, không c̣n lấy làm lạ tại sao bỗng dưng nửa đường Thiệu thay ngựa, và đột nhiên chẳng có công trạng ǵ đặc biệt mà hai ông đại tá Lê Quang Lưỡng và Bùi Thế Lân lại được "vinh thăng" chuẩn tướng, đồng thời được nắm luôn quyền chỉ huy hai Sư Đoàn Lưu Động Chiến Lược, quan trọng bực nhất của QLVNCH. Hơn thế, bạn đọc lại c̣n thấy thêm được một nguyên nhân khác nữa đă làm cho quân đội miền Nam ngày thêm ung thối, dẫn đến hậu quả thất trận như chơi, tướng bỏ quân chạy như tṛ đùa...

Trong những ngày hỗn loạn ở Nha Trang, Đà Nẵng, và Huế, v.v... binh sĩ cùng một màu cờ sắc áo đă bắn giết lẫn nhau. Lính của tướng Trưởng đă tha hồ bắn giết, cướp của, giành chỗ chạy trốn với thường dân, trong khi ông tướng mải lội b́ bơm, trốn chạy ra tàu Hải quân.

Trưởng sạch hay bẩn?

Trong thời buổi nhiễu nhương, một câu vè ngộ nghĩnh, tán tụng cái "sạch" của mấy ông tướng đă xuất hiện trong dân gian: Nhất Trưởng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Thắng !

Vậy tướng Trưởng có sạch thật hay không, ta hăy nghe chuẩn tướng Vũ Văn Giai tiết lộ. Tướng Giai vốn là một bạn đồng khóa, thiết thân nhất với tướng Trưởng, đă từng hoạt động chung với Trưởng trong cùng một đại đơn vị. Khoảng cuối năm 1967, khi Trưởng được thăng cấp chuẩn tướng, làm tư lệnh Sư Đoàn 1 bộ binh, đóng ở Huế, th́ đại tá Vũ Văn Giai làm trung đoàn trưởng Trung Đoàn 2 BB thuộc Sư Đoàn 1, đóng ở Quảng Trị, tức dưới quyền của Trưởng. Năm 1972, sau khi Cổ Thành Quảng Trị đă bị thất thủ về tay quân CSBV, tướng Hoàng Xuân Lăm, tư lệnh Quân Đoàn 1 bị huyền chức, c̣n tướng Vũ Văn Giai bị bỏ tù. Khi bị tù, tướng Vũ Văn Giai mới khui hết những hành vi bẩn thỉu của mấy ông tướng. Theo lời khai của chuẩn tướng Vũ Văn Giai, trong thời gian tướng Trưởng làm tư lệnh Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, miền Tây Nam Việt, mới hơn môt năm, tướng Trưởng cũng đă noi gương vợ chồng tướng Nguyễn Văn Mạnh, "thâu hụi chết" được khoảng 40 triệu đồng, do các sĩ quan tỉnh trưởng và thị trưởng trong vùng đóng góp hàng tháng.

Hỏi làm sao tướng Giai có thể biết được con số khá đích xác như thế. Tướng Giai đă trả lời: Chính đương sự là tướng Trưởng, trong một lúc tâm t́nh, đă kể chuyện đó cho Giai biết!

Như vậy, huyền thoại tướng sạch của Ngô Quang Trưởng chỉ là một thứ giấy bạc giả!

[trang 154-171]

Đặng Văn Nhâm
Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam (1999)

Ghi chú - Vương Hồng Anh nêu những điểm sai trong bài này như sau: (1) Ông Trưởng xuất thân khóa 4 Thủ Đức ra trường vào tháng 6/1954, chứ không phải là xuất thân trường Đà Lạt ra trường vào tháng 3/1955; (2) ông Trưởng đă có bằng Thành Chung, trước khi nhập ngũ là giáo học ở Bến Tre, chứ không phải là chưa học hết trung học; (3) ông không phải là bạn cùng khóa với Tướng Giai (khóa 10 Đà Lặt).

Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu