Tướng Ngô Quang Trưởng

Sự nghiệp của Tướng Trưởng khởi sự năm 1964, khi ông chỉ huy một tiểu đoàn. Trong một cuộc hành quân, ông đă anh dũng cứu mạng một cố vấn bị trọng thương, Đại Úy Thomas B. Thockmorton, con của Trung Tướng John Thockmorton, chỉ huy phó trong MACV. Nhiều sĩ quan ư thức tới năng khiếu của Trưởng, họ biểu lộ mối cảm t́nh và hỗ trợ ông.

Dựa vào thành quả tốt, Tướng Cao Văn Viên cũng hỗ trợ Trưởng khi ông c̣n là Chỉ Huy Trưởng Sư Đoàn Dù. Do đó, Trưởng có rất nhiều cơ hội để tiến thân trong đời binh nghiệp. Năm 1967, ông được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 trong Vùng Chiến Thuật 1, rồi năm 1971, ông được đề cử vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn IV tại Cần Thơ. Năm 1972, ông được chỉ định thay Tướng Hoàng Xuân Lăm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng. Mối liên hệ giữa Trưởng và Viên rất thắm thiết. Đêm 20/2/1975, Tướng Viên chuyển lệnh của Tổng Thống Thiệu cho Tướng Trưởng nói là chỉ có thể bảo vệ một khu vực v́ thiếu quân. Tướng Trưởng không xa lạ ǵ đối với những lệnh lạc kỳ cục hay quoai lư, nhưng lần này ông đâm ra lúng túng và bất b́nh đến độ ông xin từ chức ngay trong khi chiến trận đang tiếp diễn.

Sau chiến tranh và khi tới trại di cư trên đất Mỹ, cả hai Tướng Viên và Trưởng được một tổ chức mang tên General Research Corporation tiếp xúc. Họ được Ban Quân Sử của Bộ Quốc Pḥng Mỹ trả tiền viết tài liệu liên quan đến chiến cuộc Việt Nam. Mối bất đồng giữa Viên và Trưởng biểu lộ rơ rệt. Có một lúc trong một buổi họp thu thập dữ kiện cho Mỹ, Trưởng gán sự thất bại vào "Lănh Đạo Tồi, Chính Phủ Trung Ương Thiếu Nhân Tài." Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đứng về phía Tướng Viên và lên tiếng phản đối. Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ, Phụ Tá Tham Mưu Trưởng G3, tranh luận, "Bộ Tham Mưu đă làm hết sức ḿnh. Mỗi khi có phương tiện, là Quân Đoàn 1/Quân Khu 1 được ưu tiên yểm trợ. Cả hai Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, hai lực lượng trừ bị, đều được tăng phái cho Quân Đoàn 1. Ngay sau khi đă đạt được mục tiêu, Tướng Trưởng dùng họ như lính địa phương thay v́ gửi trả lại Tổng Tham Mưu để điều quân cho các vùng khác. Có ǵ mà phải chỉ trích?"

Trong khi tranh luận gây cấn, Tướng Viên không hề lên tiếng. Nhưng sau buổi họp, Tướng Viên kéo Khuyên và Thọ lại và nói, "Tụi nó học đ̣i thói mới! Nếu c̣n ở Việt Nam loại này đă bị vặn cổ toi mạng." Sự rạn nứt càng bành trướng đến một ngày vào năm 1985, khi Tướng Viên triệu các Tướng Lănh về Hoa Thịnh Đốn để bàn thảo về Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, Tướng Trưởng tỏ thái độ bất phục ṭng từ cách chọn ghế ngồi cho ḿnh đến việc chọn lựa đề tài thảo luận. Sau đó không thấy Tướng Trưởng xuất hiện trong các buổi họp kế tiếp.

Tướng Trưởng không khi nào có thái độ đó trước nay, đặc biệt là đối với Tướng Viên, người mà ông mang ơn nhiều. Khi được hỏi về điểm này, Tướng Trưởng thổ lộ, "Niềm tin đă mất, khi tới xứ này, chỉ c̣n tâm t́nh, bổn phận và t́nh thương."

Hơn nữa, Trưởng trách cứ Viên đă không duyệt xét và theo dơi t́nh h́nh xoay đổi theo chiều hướng mới. Trong khi đó, một số tướng lănh khác cũng cay cú chỉ trích Trưởng. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh, cựu Tham Mưu Trưởng của Trưởng, nghiêm nghị nhận xét, "Tầm hiểu biết của Trưởng rất kém cỏi; trong một buổi họp hay thuyết tŕnh ông không khi nào ra lệnh hay chỉ thị. Ông chỉ hữu danh vô thực."

Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, đồng khóa với Trưởng nghiêm nghị góp ư, "Khi giáp mặt hiểm nguy (rút lui khỏi Đà Nẵng), mới lường được ḷng dũng cảm và thực lực của một cá nhân."

Từng là Tư Lệnh Phó của Trưởng, tôi góp ư, "Mặc dù Tướng Trưởng kém kiến thức, nhưng ông biết chọn cộng sự viên và dùng tới tài chuyên môn của họ. Đó là điều rất đáng khen. Khi phải đương đầu với hiểm nguy, nếu ai ở trong hoàn cảnh của Trưởng, khi mà vợ trẻ con thơ bị CIA lôi kéo đi trước đó vài tháng, th́ dù có trái tim sắt đá cũng phải ngă gục."

Tiếp đó tôi bồi thêm, " cả hai anh đă được thăng từ cấp Đại Tá lên Chuẩn Tướng rồi Thiếu Tướng trong một thời gian ngắn, nhờ vào công trạng cá nhân đă đành, nhưng phần lớn cũng là nhờ vào sự nâng đỡ hết ḿnh của Trưởng. Tôi không thiết tiền bạc hay cấp bậc, nhưng tôi chỉ muốn thốt lên tiếng nói của lương tri. Tôi cần nói thêm là năm 1960 khi tôi đă là Đại Tá thực thụ, Trưởng mới là Thiếu Úy. Nếu tất cả các tư lệnh bốn Quân Đoàn có được tính cần mẫn như Trưởng (Tổng Tham Mưu Trưởng cũng như Tổng Thống Tổng Tư Lệnh QLVNCH) và chu toàn nghĩa vụ họ, th́ Mỹ đă không bỏ Việt Nam, Cộng Sản đă không thể đẩy chúng ta ra. Chính sự lầm lẫm của chúng ta đă khiến chúng ta thua trận. Chính lỗi không thể tha thứ được này của chúng ta đă khiến chúng ta bỏ rơi quê hương, đồng đội (sống cũng như chết), và dân tộc ta để trốn chạy và sống một cách tủi hổ nơi đất khách quê người.

QLVNCH ít có được một tư lệnh làm việc 7 ngày một tuần, không khi nào yêu cầu hay xin xỏ các đơn vị dưới quyền bất cừ cái ǵ cho ḿnh. Trưởng san sẻ mọi lợi lộc, mọi tài chánh, mọi thăng chức, vv... Ít ai nêu gương sáng như Trưởng. Khi c̣n ở trại tị nạn Fort Chaffee, Arkansas, ông chỉ có vỏn vẹn tấm giấy 20 đô trong túi do một người bạn (cố vấn) tặng. Dân chúng bên nhà cũng như hải ngoại trông mong ông tổ chức kháng chiến. Nhưng đó chỉ là giấc mơ. V́ cũng như phần đông trong chúng ta, Trưởng không phải là người chạy theo hư danh cho cá nhân ḿnh.

Sự kiện những tướng lănh đă chọn lựa viết tài liệu cho Trung Tâm Quân Sử Mỹ khiến cho nhiều người phải lấy làm thắc mắc. Không hiểu Tướng Viên và Tướng Trưởng nghĩ ǵ khi nhận công tác tủi hổ này.

Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt
Blind Design (1996)

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu