Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ
Quốc gia : Nam Việt Nam
1. Ngày 23/4/1975, Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, cựu Tư Lệnh Vùng 4 tiết lộ ông đă được tái trưng dụng ngày 22/4. Ông phải tŕnh diện Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trần Văn Đôn ngày 23/4 để được bổ nhiệm. Ông nói ông đă đệ đơn xin được tái trưng dụng sáu tháng trước, nhưng Tổng Thống Thiệu và một số người khác cho là ông quá nguy hiểm và bác đơn yêu cầu của ông. 2. Thắng nói là đă tới lúc phải có những biện pháp cứng rắn trong quân đội, những dấu chỉ bấn loạn đă xuất hiện tại Sàig̣n. Nhiều sĩ quan làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu đă bắt đầu ráo riết chuẩn bị di tản cho gia đ́nh họ và cho chính họ và đă thôi không vào nhiệm sở hai hôm nay. Thắng không tin là Bộ Tổng Tham Mưu và Chính Phủ nhận thức các vấn đề khó khăn và mầm mống bấn loạn khả dĩ tiêu diệt mọi sự. Ông dự tính bàn luận những điểm này với Đôn ngày 23/4. Thắng không mấy kính nể Tổng Tham Mưu Trưởng, Đại Tướng Cao Văn Viên, mà Thắng cho là phải lănh chịu trách nhiệm về cuộc đổ vỡ tại Vùng 1 và Vùng 2. Ông đă không lưu ư Tổng Thống về những nguy cơ tiềm ẩn. Viên chỉ vỏn vẹn là phường múa rối của Tổng Thống. Viên hoàn toàn bất lực trong việc nắm quyền hành chỉ huy v́ quân đội không c̣n tin tưởng vào ông. 3. Thắng nói là t́nh h́nh quân sự lâm vào t́nh trạng tuyệt vọng nhưng quân đội phải hiệp nhất và đứng vững để Chính Phủ tránh đổ vỡ trước khi thương thuyết với Cộng Sản có thể bắt đầu. Nếu t́nh trạng hiện tại cứ theo đà này, Chính Phủ sẽ đổ vỡ và ngay cả nếu Bắc Việt muốn thương thuyết th́ cũng chẳng có lấy Chính Phủ thật sự để mà thương thảo. Trong cuộc đàm luận riêng tư với Đôn ngày 22/4, ông nhận xét có rất nhiều hỗn độn trên b́nh diện quốc gia v́ thiếu vắng một sự lănh đạo thật sự trong nội các của tân Tổng Thống Trần Văn Hương. Thắng nói là chỉ nội trong đôi ba ngày sẽ chẳng c̣n ai nữa để chính phủ cai quản. Ông đă cố gắng nhấn mạnh điểm này với Đôn trong ngày 22/4 và dự định sẽ nhấn mạnh điểm này lại vào ngày 23/4. 4. Thắng nói là ông khổ tâm v́ t́nh trạng nghèo nàn của các lực lượng QLVNCH. Sư Đoàn Dù đă bị tan ră với kiểu đánh nhỏ giọt của Thiệu và giờ này hầu như không c̣n hiệu lực chiến đấu nữa. Tư lệnh Dù, Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, đă xin nghỉ phép dài hạn ngày 22/4 để tỏ thái độ bất măn đối với Tổng Tham Mưu Trưởng và hiện đang từ chối gặp với Viên. Tư Lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, có gần một sư đoàn khá đầy đủ. Lân không báo cáo cho Tổng Tham Mưu Trưởng t́nh trạng thật sự để tránh kiểu đánh nhỏ giọt khả dĩ đi đến kết quả là bị tẩu tán và hủy diệt. Thắng nói ông có thể thu nạp cả Lưỡng lẫn Lân và có thể kích động phần c̣n lại của quân lực v́ họ tin vào sự liêm chính và ư muốn cải tổ xă hội của ông. Thắng xác tín là nếu không mau mắn thực hiện một hành động ǵ trên b́nh diện quốc gia, Chính Phủ sẽ tan vỡ v́ bấn loạn trước khi thương thuyết có thể bắt đầu. Nhất nhiết phải nêu rơ các mục tiêu của một lập trường mạnh mẽ cho cả dân chúng và quân đội. Ông không tin là Cộng sản sẽ chịu thương thuyết với Hương. Ông nói nếu ông được phép đóng một vai tṛ hệ trọng trong Bộ Tổng Tham Mưu, ông sẽ tranh đấu để phần điều hành quân đội phải đặt để vào tay của quân đội để làm ổn định t́nh thế lâu đủ để cho phép thương thuyết khởi sự. Quân đội phải lấy những "biện pháp mạnh" để tái tạo ổn định và đưa các sĩ quan trở lại làm việc. Việc bắt giữ các Tướng Tá của Vùng 1 và Vùng 2 không mạnh đủ; họ phải được đưa ra xét xử ngay lập tức để làm gương. Ông chống đối đảo chánh chống Hương nhưng sẽ ủng hộ thay Hương bằng một nhân vật lănh đạo dân sự khả dĩ thương thuyết với Cộng sản như thượng nghị sĩ Trần Văn Lắm. Ông cảm thấy cựu Phó Tổng Thống Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cần đóng một vai tṛ trong một tân chính phủ nhưng không tin là Kỳ thích hợp cho ghế Thủ Tướng. 5. Phân phối cho: Tùy Viên Quốc Pḥng, Sứ Quán tại Sàig̣n: gửi cho CINCPAC và USSAG (Trung Tướng Burns mà thôi). Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
|