Quân Đoàn II Đối Phó Với Các Cuộc Tấn Công Việt Cộng
Tại Các Tỉnh Lỵ Kontum, Phú Bổn Và Pleiku

[...] Việt Cộng tung các trung đoàn Bắc Quân mới xâm nhập qua một loạt cuộc tấn công nhắm vào các quận lỵ, các tiền đồn và các trại Lực Lượng Đặc Biệt cô lập. Đồng thời địch quân cũng sắp đặt các ổ phục kích quy mô để loại khử các lực lượng phản ứng di động của QLVNCH trên đường chu toàn sứ vụ tiếp cứu và để làm chủ t́nh h́nh toàn thể các quận lỵ trong phạm vi của các tỉnh Kontum, Pleiku và Phú Bổn.

Loạt tấn công đầu tiên đáng kể của địch nhắm vào các đơn vị chính phủ bắt đầu ngày 16 tháng 5 dọc theo Quốc Lộ 7 tại vùng đông nam Tỉnh Phú Bổn (xem bản đồ). Hiển nhiên là các loạt tấn công này có mục đích chiếm đoạt Quận Phú Túc. Cuộc giao tranh này khởi sự khi một đơn vị Việt Cộng tấn công làng Buôn Mroc và đánh bật các đơn vị Lực Lượng Nghĩa Quân. Khi hay tin cuộc tấn công này, quận trưởng Quận Phú Túc phái một trong các đại đội Lực Lượng Địa Phương Quân tới trợ lực các trung đội Lực Lượng Nghĩa Quân để chiếm lại làng Buôn Mroc. Khi tới Buôn Mroc đại đội Lực Lượng Địa Phương Quân gặp hỏa lực mạnh của Việt Cộng và gọi điện xin tăng viện. Một toán tuần tiễu Lực Lượng Đặc Biệt ở vùng lân cận, từ trại Lực Lượng Đặc Biệt Phú Túc, di chuyển tới trợ lực đại đội Địa Phương Quân và cũng gặp hỏa lực mạnh.

Tiếp đó toán tuần tiễu gọi về trại xin trợ lực và một lực lượng tiếp viện DSCĐ được phái đi. Trên đường tới làng Buôn Mroc, đơn vị DSCĐ bị phục kích và rút lui trở về trại Lực Lượng Đặc Biệt. Địa điểm phục kích quả đă cắt đôi đường lộ giữa các lực lượng bạn tại ven biên Buôn Mroc và các lực lượng chính phủ tại Phú Túc. Chỉ huy trưởng đơn vị Địa Phương Quân lại kêu gọi về quận bằng máy vô tuyến yêu cầu trợ lực, nói là ḷng tin tưởng của đơn vị ông bị lung lay đến mức độ ông không khiến họ di chuyển được.

Vào lúc này chỉ huy trưởng trại DSCĐ và quận trưởng đều gọi về tỉnh trưởng Phú Bổn xin thêm trợ lực. Tới lượt tỉnh trưởng xin trợ lực từ bản doanh Vùng 24 Chiến Thuật Đặc Biệt tại Kontum. Các chiến đấu cơ lập tức được phái tới để oanh kích địch quân tại địa điểm phục kích trong khi toán Eagle Flight của quân đoàn - một trung đội gồm 36 lính thượng được huấn luyện kỹ càng chỉ huy bởi một đại úy Lực Lượng Đặc Biệt và ba hạ sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt - được trực thăng vận từ Pleiku đến tăng viện cho các đơn vị bạn bị tách lià tại ven biên Buôn Mroc. Trong khi đó, một kế hoạch tấn công phát động một cuộc tấn kích phối hợp bởi một đại đội Địa Phương Quân tăng phái tại Buôn Mroc tiến tới Phú Túc yểm trợ bởi không tập, trong khi các đơn vị DSCĐ tại Phú Túc phát động một cuộc tấn công giới hạn yểm trợ bởi hỏa lực súng cối chống lại vị trí nút chận trên đường lộ của Việt Cộng. Kế hoạch được thi hành cách trơn tru. Các đơn vị Việt Cộng tháo lui trước các cuộc oanh kích và cuộc tấn công hai mặt của các đơn vị bạn. Các lực lượng chính phủ chắp nối gần địa điểm phục kích và sau đó rút về các vị trí pḥng thủ tại Phú Túc.

An ninh tại Tỉnh Phú Bổn tiếp tục suy giảm nhanh chóng trong những ngày kế tiếp. Các báo cáo trông thấy các đơn vị Việt Cộng cấp đại đội và cấp tiểu đoàn tuôn về từ khắp cùng tỉnh lỵ. Các đơn vị Việt Cộng này đón chận mọi xe cộ, cô lập hóa hoàn toàn thủ phủ tỉnh lỵ Cheo Reo khỏi các quận lỵ trong tỉnh. Để ngăn chận thế suy yếu nhanh chóng về mặt tinh thần của nhóm dân sự và bán quân sự, tư lệnh Quân Đoàn II ra lệnh đưa một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 40 bằng đường hàng không đến Cheo Reo để tăng phái cho quân đồng trú Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân địa phương.

Tiếp sau đó Việt Cộng đánh phá cùng một lúc hai vùng cách biệt xa nhau tại phía bắc Kontum và phía nam Phú Bổn khi chúng tấn công hai chiếc cầu then chốt trên đường lộ giữa hai thủ phủ tỉnh lỵ và các tỉnh ven biên (xem bản đồ). Tại Tỉnh Kontum, vào lúc 23 giờ ngày 20 tháng 5, đồn trú quân bảo vệ chiếc cầu then chốt tại Pokaha báo cáo là bị uy hiếp bởi một tiểu đoàn địch quân. Chẳng mấy chốc liên lạc với tiền đồn này bị cắt đứt và coi như tiền đồn này bị tràn ngập. Nửa tiếng sau trung tâm hành quân quân đoàn tiếp nhận được báo cáo từ Tỉnh Phú Bổn là một cuộc tấn công của Việt Cộng được phát động nhắm vào một đơn vị Địa Phương Quân bảo vệ chiếc cầu Lệ Bắc. Đồn trú bảo vệ chiếc cầu này tiếp đó báo cáo là trong khi họ bị ghim xuống bởi hỏa lực súng cối và súng không giựt 75 ly, một toán phá hoại địch quân khai hỏa chất nổ trên cầu.

Mất hai chiếc cầu này là một cú đấm nặng nề. Với tiền đồn cầu Pokaha tràn ngập và vùng lân cận bị Việt Cộng chiếm đóng, các trại quân chính phủ tiếp tế bởi Quốc Lộ 14 khắp vùng tây bắc Kontum bao gồm cả trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Pok, tiểu khu Dak Sut và trại huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt bị cắt lià khỏi thủ phủ tỉnh lỵ và phải cộng thêm vào danh sách dài thêm của các vùng được tiếp tệ bằng đường hàng không. Tại Tỉnh Phú Bổn thiệt hại tại cầu Lệ Bắc trên Quốc Lộ 7 và sinh hoạt của Việt Cộng tại vùng đông nam của Cheo Reo cô lập hóa vùng này, ép buộc trại Lực Lượng Đặc Biệt và trại quân quận Phú Túc cũng phải được tiếp tế bằng đường hàng không.

Tiếp đó Việt Cộng tăng gia hoạt động tại Quận Phú Túc, uy hiếp các toán tuần tiễu và các tiền đồn bao quanh các làng mạc. Quận trưởng gửi thêm một yêu cầu xin tăng viện lên tỉnh trưởng, nhấn mạnh là ông bị bao vây hoàn toàn và ở trong t́nh trạng mong manh v́ tinh thần sa sút của các Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ngày 31 tháng 5, đáp lại yêu cầu tăng viện này, tỉnh trưởng gởi một tiểu đoàn tới Phú Túc bằng trực thăng, tiểu đoàn trước đây đă được di chuyển từ Kontum tới Cheo Reo, với hy vọng làm như vậy sẽ ổn định hóa t́nh h́nh tại đó. Khi tới bản doanh quận, tiểu đoàn này lập tức di chuyển về hướng bắc của làng Buôn Mroc và khởi sự càn quét Việt Cộng khỏi vùng bao quanh.

Cú đấm thứ ba của Việt Cộng trong bốn ngày xảy ra ngày 1 tháng 6, lần này tại phía tây Tỉnh Pleiku (xem bản đồ). Sáng sớm ngày hôm đó, tỉnh trưởng Pleiku cùng một số giới chức tỉnh lỵ và một nhóm giới chức dân sự từ Sài G̣n lên đi viếng tiểu khu Quận Lệ Thanh tại phía tây Pleiku và các trung tâm phát triển nông thôn xung quanh. Các trung tâm phát triển nông thôn này do chính phủ thiết lập nhằm nới rộng sự kiểm soát và khai triển kinh tế tại cao nguyên, được đặt vào mức quan yếu cần tăng gia hỗ trợ trong chương tŕnh của chính phủ.

Tỉnh trưởng tổ chức một đoàn xe được bảo vệ bởi các phần tử từ Lực Lượng Địa Phương Quân đủ mạnh để pḥng ngừa các vụ bắn sẻ hay các lực lượng du kích nhỏ thường hoạt động trong vùng. Đoàn xe khởi hành sớm ngày 1 tháng 6 để tới tiểu khu Quận Lệ Thanh, cách Pleiku 63 cây số về hướng tây. Ngay sau khi đoàn xe này lăn bánh, bản doanh Tiểu Khu Pleiku, v́ không liên lạc được với Quận Lệ Thanh bằng vô tuyến đâm ra lo âu và phái một máy bay thám thính ngơ hầu thiết lập liên lạc vô tuyến với bản doanh quận. Không liên lạc được với bản doanh quận, phi công bay trên Lệ Thanh và khám phá là quận đă bị Việt Cộng tràn ngập và bản doanh quận và các ṭa nhà kế cận bị thiêu hủy. Phi công lập tức điện về bản doanh Tiểu Khu Pleiku thông báo t́nh h́nh. Tiểu Khu Pleiku t́m cách chuyển tin này bằng vô tuyến cho tỉnh trưởng. Rủi thay, tin này không được chuyển đạt kịp thời và phái đoàn của tỉnh trưởng bị phục kích bởi một lực lượng lớn. Kháng cự tiên khởi mạnh mẽ của các đơn vị an ninh Địa Phương Quân tháp tùng đoàn xe và ḷng dũng cảm của cá nhân các chiến binh chận đứng cuộc tấn công tiên khởi của Việt Cộng và tạo thời gian cho phép một loạt vụ oanh kích chống lại địch quân tại địa điểm phục kích. (Trong vụ này Thiếu Tá Bernard Dibbert, mới được bổ nhiệm cố vấn tiểu khu, bị giết khi xung phong một vị trí súng liên thanh). Các cuộc oanh kích này gây thiệt hại nặng cho địch quân và ngăn cản địch quân tràn ngập các người sống sót của cuộc phục kích. Hỏa lực địch tạm thời bị dập tắt bởi các cuộc oanh kích, một số người sống sót của đoàn xe tỉnh trưởng quay đầu lại và t́m cách trở lui về Pleiku.

Khi hay tin cuộc phục kích, toán Eagle Flight Quân Đoàn lập tức đặt trong t́nh trạng báo động và được phái đi bằng trực thăng. Toán này đáp xuống lộ đường và tiếp cứu các người sống sót bị thương. Tiểu Khu cũng phái một lực lượng phản ứng để nối tiếp với thành phần đoàn xe trở lui về Pleiku. Rủi thay, hai đơn vị này gặp nhau tại giữa đèo nơi Việt Cộng đă chuẩn bị một ổ phục kích lớn khác. Ổ phục kích này khép lại và dồn ép cả hai đơn vị vào vùng tử địa. Chẳng mấy chốc hỏa lực của các súng không giựt 57 ly và các súng phóng hỏa tiễn từ các vị trí địch trên các đồi núi bắn cháy các xe vận tải và phân tán các người sống sót. Các trực thăng vũ trang của Tiểu Đoàn 52 Không Lực Bộ Binh Mỹ bay đến t́m cách dập tắt các hỏa lực địch uy hiếp đoàn xe cũng gặp phải hỏa lực pḥng không nặng của địch và hai chiếc trực thăng bị bắn hạ.

Toán Eagle Flight, và các người sống sót được tiếp cứu, báo cáo là các đơn vị địch quân là những lực lượng chính quy Bắc Quân được trang bị với những bản sao Trung Quốc của loại súng ống 7.72 ly tân tiến Nga số. Giáp mặt tại phía tây Pleiku với những lực lượng ít nhất cấp trung đoàn mới này của Bắc Quân, tư lệnh quân đoàn ra lệnh chiến đoàn dù lập tức phát động một cuộc hành quân nhằm tái chiếm Quận Lệ Thanh và tập trung lại các đơn vị Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân từng đồn trú tại bản doanh quận và các trung tâm phát triển nông thôn xung quanh và giờ này bị tản mác trong rừng bởi cuộc tấn công của Việt Cộng. Cuộc hành quân này khởi sự tiến hành cách êm xuôi và các đơn vị Bắc Quân tháo lui, từ chối chiến đấu với chiến đoàn dù. Bản doanh Quận Lệ Thanh được tái chiếm. Các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân bị phân tán từ trong rừng nơi họ lẩn trốn các đơn vị Bắc Quân trở về mang theo súng ống với họ và sát nhập vào chiến đoàn dù.

Bằng chứng mới này của mức gia tăng xâm nhập đưa thêm một trung đoàn vào vùng tây Pleiku gia nhập vào các trung đoàn của Sư Đoàn 325 đă có sẵn trên cao nguyên, khiến tư lệnh quân đoàn lượng xét lại lực lượng của ḿnh trong viễn ảnh gia tăng quân số địch nhanh chóng phô trương trong các giai đoạn mở màn của cuộc tấn công mùa hè. Tướng Vĩnh Lộc quyết định ông cần tái phối trí lực lượng, dẹp bỏ Quận Lệ Thanh cũ và thiết lập lại một bản doanh quận lỵ mới tại một vùng dễ tăng viện từ Pleiku hơn. Vào lúc này ông cũng lấy quyết định phải giữ vững tại LLĐB Đức Cơ v́ vị trí chiến lược nút chận đường lộ dọc theo Quốc Lộ 19 từ biên giới Cam Bốt tới Pleiku. Một số đơn vị Lực Lượng Địa Phương Quân đóng tại Quận Lệ Thanh được lệnh tăng phái Đức Cơ; số c̣n lại được rút về Pleiku để tái tổ chức và tái huấn luyện. Chiến đoàn dù tại Lệ Thanh tiếp đó được lệnh chuyển thành lực lượng trừ bị di động tại Pleiku để sẵn sàng đối phó cuột tấn công kế tiếp của Việt Cộng.

Sân khấu hoạt động chuyển về phía nam Tỉnh Phú Bổn nơi tiểu đoàn của Trung Đoàn 40 đang hành quân vùng lân cận Buôn Mroc (xem bản đồ). Ngày 3 tháng 6 tiểu đoàn này phát động một cuộc hành quân về hướng tây bắc dọc theo Quốc Lộ 7 nhằm khai quang đường lộ đi tới cầu Lệ Bắc trong một nỗ lực tái thiết lập một trục lộ liên lạc với thủ phủ tỉnh lỵ. Nửa đường tới cầu Lệ Bắc, tiểu đoàn bị sa vào bẫy và hứng chịu tổn thất nặng trong một ổ phục kích chải dài nhiều cây số dọc theo đường lộ. Những người sống sót của tiểu đoàn bị tàn sát rốt cuộc tái tập trung tại Phú Túc và sau đó được di tản về Cheo Reo bằng trực thăng và sát nhập vào các vị trí pḥng thủ tĩnh động trong thủ phủ tỉnh lỵ. Những người sống sót ước lượng địch quân đông cấp một trung đoàn Bắc Quân cũng được trang bị với các bản sao Trung Quốc của các loại súng ống bộ binh Nga Sô.

Trận phục kích này của địch bẻ gẫy sự kháng cự của chính phủ trong quận, và lực lượng bán quân sự c̣n lại rút vào trong Phú Túc. Bị bao vây hoàn toàn, tỉnh trưởng và trại LLĐB tổ chức các vị trí pḥng thủ bên trong phạm vi quận lỵ, bao gồm các ṭa nhà hành chánh quận trại LLĐB, và phi trường. Ngay cả việc tiếp tế bằng máy bay cũng trở nên khó khăn trong những tuần lễ kế tiếp trong khi các lực lượng Việt Cộng thắt chặt ṿng kiểm tỏa tại Phú Túc và thiết lập những vị trí gần phi trường từ đó chúng khai hỏa vào các phi cơ tiếp tế.

Trong vài tuần lễ kế tiếp nhiều cuộc quấy nhiễu nhỏ thường xuyên tiếp tục trong khi địch quân tái phối trí chuẩn bị cho một loạt tấn công kế tiếp. Quận kế tiếp bị sách nhiễu là quận lỵ Toumorong trong dăy núi tây bắc Kontum (xem bản đồ). Cuộc tấn công được phát động ban đêm với một lực lượng mạnh đến độ Lực Lượng Địa Phương Quân bị tràn ngập nhanh chóng và các chiến binh pḥng thủ bị phân tán. Rủi thay, thời tiết rất xấu vào lúc đó làm ngăn trở việc thám thính bằng phi cơ. Trong khi bản doanh tỉnh lỵ cố gắng biết thêm tin tức về cuộc tấn công, những người sống sót lê gót nhỏ giọt trở về Quận Dak Tô và Tân Cảnh kế cận, nơi trú đóng của Trung Đoàn 42. Những người sống sót cho biết là cuộc tấn công được trù liệu và thực hiện kỹ lưỡng bởi một lực lượng lớn mạnh. Những người di tản cũng báo cáo là các lực lượng mạnh mẽ của Bắc Quân, ước lượng khoảng hai tiểu đoàn, đang bố trí tại các vị trí dọc theo đường lộ dẫn tới Toumorong nằm chờ phục kích đoàn quân tiếp cứu.

V́ đây là một trong những quận lỵ đă được phân tách là có tầm không mấy quan yếu trong cuộc họp chiến lược đầu mùa xuân, tư lệnh quân đoàn quyết định không phát động một lực lượng phản ứng vào lúc này. Ông cảm thấy quan trọng hơn là bảo tồn các đơn vị để đối phó với cuộc tấn công kế tiếp của địch quân trong các điều kiện thuận lợi hơn về mặt thời tiết và địa thế, trong đó ông có thể xử dụng thế di động trực thăng vận và hỏa lực cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, các đơn vị được điều động như thể chúng dự tính một cuộc hành quân tiếp cứu. Mưu kế này nhằm khiến các đơn vị Bắc Quân ở lại các vị trí phục kích của chúng dọc theo đường lộ. Các cuộc oanh kích được hoạch định tiếp đó không những bắn phá các tỉnh lỵ bỏ hoang và trung đội 105 đă bị tràn ngập, nhưng cũng c̣n bắn phá các địa điểm phục kích của Bắc Quân dọc theo đường lộ từ Dak Tô đến Toumorong.

Trong cùng thời buổi này, tại phía tây Phú Bổn, an ninh cũng suy giảm nhanh chóng (xem bản đồ). Việt Cộng tăng gia áp lực vào quận lỵ Thuần Mẫn, vây chặt các tiền đồn. Các tuần tiễu cô lập hóa hoàn toàn đồn trú khỏi Cheo Reo. Vào cuối tháng 6 quận trưởng báo cáo về tỉnh lỵ ông khô cạn lương thực và đạn dược và ông cảm thấy trại binh sẽ sụp đổ nếu không được tiếp cứu. V́ thiếu quân, tỉnh trưởng lại kêu gọi đến Khu 24 Chiến Thuật Đặc Biệt để xin trợ lực. V́ Biệt Khu 24 đă hoàn toàn dấn thân vào Kontum và Pleiku, nên Biệt Khu 24 phải kêu gọi đến Quân Đoàn II để xin thêm tài lực. Một kết quả của lời yêu cầu này là vào cuối tháng 6 quân đoàn phái một chiến đoàn dù gồm nhiều tiểu đoàn tăng phái bởi một tiểu đoàn bộ binh tới Cheo Reo. V́ t́nh h́nh nghiêm trọng tại Thuần Mẫn, chỉ huy trưởng chiến đoàn được lệnh phát động một cuộc hành quân giải tỏa các Lực Lượng Địa Phương Quân bị cắt ĺa khỏi Quận Thuần Mẫn ngay khi có thể khả thi khi vừa đặt chân tới Cheo Reo.

Một cuộc hành quân tiếp cứu được phát động bởi chiến đoàn dù sáng ngày 29 tháng 6. Chiến đoàn tiến bước nhanh chóng trong ngày đầu, di chuyển trên cao điểm của cả hai bên đường lộ dẫn tới bản doanh Quận Thuần Mẫn. Vào xế chiều các tiểu đoàn của chiến đoàn thiết lập các vị trí pḥng thủ qua đêm và lại di chuyển sáng ngày 30. Tiểu đoàn bộ binh dẫn đầu chiến đoàn đụng ngay vào một ổ kháng cự nặng từ các vị trí địch quân đào hầm hố tại sườn đồi giáp mặt đường lộ đi tới Quận Thuần Mẫn. Đồng thời các tiểu đoàn dù gặp hỏa lực từ các súng cối nặng và các súng không giựt và các súng nhỏ. Tiếp sau là các cuộc tấn công dữ dằn của Việt Cộng từ các đồi núi về hướng bắc và tây bắc đánh vào mạn sườn của các lực lượng bạn. Một phần của tấn công đánh vào tiểu đoàn bộ binh của Trung Đoàn 40 và trọc thủng vào giữa tiểu đoàn bộ binh và chiến đoàn dù. Cuộc tấn công này xô đẩy phần c̣n lại của tiểu đoàn bộ binh về hướng đông nam. Một cuộc xung phong khác đến từ hướng bắc và đẩy lui các đơn vị bảo vệ pháo binh và các xe vận tải tiếp tế. Lần này các khẩu pháo bắn trực xạ vào Việt Cộng. Chận đứng bởi pháo trực xạ, Việt Cộng tiếp đó nă súng cối vào pháo binh, làm các xe chở đạn dược phát nổ. Lượt tấn công kế tiếp, Việt Cộng tràn ngập pháo binh và các xe vận tải tiếp tế và cắt đứt đường lộ tới Cheo Reo. Cuộc đụng độ nhanh chóng biến thành trận chiến xáp lá cà trong khi các tiểu đoàn của chiến đoàn chiến đấu để kết hợp lại và thiết lập chu vi pḥng thủ. May thay, thời tiết sáng tỏ và các chiến đấu cơ của Không Quân thao diễn một pha đẹp mắt. Các chiến đấu cơ thả bom và nă đạn vào trung đoàn tấn công Việt Cộng mạnh đến độ cuộc xung phong giảm bớt và các lực lượng QLVNCH rốt cục có thể nối kết và tạo được một chu vi pḥng thủ. Trong phần c̣n lại của buổi chiều t́nh h́nh tiếp tục suy sụp. Chiến đoàn báo cáo đang giáp mặt với khoảng một trung đoàn được tăng phái bao vây hai tiểu đoàn dù và các phần tử của tiểu đoàn bộ binh và cắt đứt họ khỏi Cheo Reo. Sau khi chiến đoàn dù thiết lập chu vi pḥng thủ và tái phối trí, họ điện về cho biết gần cạn đạn dược và cần tải thương cấp bách. Nỗ lực tiếp tế chiến đoàn và tải thương thương binh bằng trực thăng thất bại khi địch quân khai hỏa với các súng pḥng không 12.7 ly từ các vị trí trên đồi ngó xuống khu vực chiến đoàn bị bao vây. Vào lúc đó trời xầm tối và cường độ giao tranh giảm thiểu.

Tư lệnh quân đoàn giáp mặt với một t́nh h́nh đen tối. Cộng thêm vào trung đoàn Việt Cộng đụng độ trong trận chiến trong ngày, các nguồn tin t́nh báo cho biết một trung đoàn địch thứ hai đang trú tại phía nam Cheo Reo tại một khoảng cách khả dĩ tăng viện cho trận chiến đang tiếp diễn. Quân đoàn đă xung vào trận lực lượng trừ bị di động của ḿnh và chỉ có thể tung thêm vào một chiến đoàn gồm hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH để tăng viện cho các đơn vị giao tranh tại phía tây Cheo Reo. Trước viễn ảnh lực lượng tiềm ẩn của địch quân, lực lượng này không đủ. Trong cảnh huống này, tư lệnh quân đoàn, Tướng Vĩnh Lộc, kêu gọi đến Bộ Tổng Tham Mưu để xin thêm viện binh từ Lực Lượng Tổng Trừ Bị tại Sài G̣n.

Giờ đây kế hoạch cho trường hợp khẩn trương chuẩn bị trước đó có hiệu quả. Chiến đoàn gồm hai tiểu đoàn TQLC lập tức đưởc chuyển tới Cheo Reo bằng máy bay tiếp sau là lữ đoàn tổng trừ bị dù tăng phái cho bản doanh quân đoàn và một chiến đoàn dù khác từ Sài G̣n. Kích động bởi tin một chiến đoàn Việt Nam bị bao vây và nguy cơ bị tràn ngập, việc chuyên chở các đơn vị bởi các phi cơ vận tải thuộc Không Quân Hoa Kỳ trong thời kỳ này thật ngoạn mục. Họ chuyển quân và tiếp liệu không ngừng tới phi trường Cheo Reo 24 trên 24 tiếng. Các phi công của các phi cơ đang được xuống hàng đảm nhiện việc điều hành phi đạo cho tới khi phi cơ của họ trống trơn. Khi các phi cơ này chuẩn bị cất cánh th́ sứ vụ của họ được đảm nhiệm bởi các phi công kế tiếp. Công việc này tiến hành thâu đêm. Kết quả là trong khi các đơn vị dù c̣n đang được đổ bộ, chiến đoàn TQLC, quân tăng viện tới nơi đầu tiên, đă có thể phát động một cuộc tấn công ngày 1 tháng 7 để giải cứu chiến đoàn dù bị bao vây. Việc nối kết được hoàn tất vào khoảng xế trưa và các đơn vị tái phối trí để sẵn sàng ứng chiến cho ngày hôm sau.

Chiều hôm đó, quận trưởng Thuần Mẫn báo cáo bằng vô tuyến là các đơn vị của ông sẽ không thể cầm cự qua một đêm nữa. V́ theo ước tính đoàn quân tiếp viện phải mất ít nhất hai ngày nữa mới tới được Thuần Mẫn, quyết định được chọn lựa là di tản các chiến binh bằng trực thăng chiều hôm đó. Nỗ lực này thất bại. Ngay sau khi các trực thăng dẫn đầu xà xuống băi đáp gần các vị trí pḥng thủ quận, Việt Cộng rót hỏa lực súng cối nặng vào băi đáp mà các phi cơ chiến đấu yểm trợ không tài trừ khử. May thay, các trực thăng dẫn đầu cất cánh lên được một cách vô sự. Các trực thăng c̣n lại phải hủy bỏ sứ vụ và quay trở về Cheo Reo.

Khi được thông báo không thể di tản các đơn vị bằng trực thăng, quận trưởng xin phép thử phá ṿng vây về hướng tây. Cuộc hành quân này được phối hợp qua Sư Đoàn 23 với trại DSCĐ tại Buôn Brieng. Trại Buôn Brieng được lệnh phái quân tới vùng phía đông của Quốc Lộ 14 để bảo an và tiếp đón quân lính đến từ trại quân thuộc Quận Thuần Mẫn. Để đánh lừa Việt Cộng, lệnh được chuyển đi cách công khai trên vô tuyến là trại quân phải cầm cự cho đến khi đoàn quân tiếp cứu đến vào ngày hôm sau. Thêm vào đó, một loạt oanh kích giáng xuống các vị trí Việt Cộng vào xế chiều. Kế hoạch cũng đưọc thiết lập để cung ứng yểm trợ bằng trực thăng vơ trang và chiến đấu cơ vào sáng sớm hôm sau dọc theo đường rút quân cho đến địa điểm bảo ninh của các đơn vị DSCĐ Buôn Brieng. Tiếp đó họ di chuyển lui về trại DSCĐ tại Buôn Brieng và rồi được di tản bằng máy bay vận tải Caribou trở về Cheo Reo.

Hồi tưởng lại, đây là một cuộc đụng độ quyết liệt tại Phú Bổn. Các báo cáo t́nh báo sau này cho biết trung đoàn Việt Cộng đă bị tổn hại trầm trọng trong trận chiến này khiến họ bị loại khỏi ṿng chiến cho đến hết phần c̣n lại của mùa mưa. Tuy chính Cheo Reo được cứu văn, Việt Cộng đă thu nhiều thắng lợi tại Tỉnh Phú Bổn trong thời gian một tháng cố gắng chiếm đoạt tỉnh lỵ. Các lực lượng chính phủ không những chỉ mất trọn quận Thuần Mẫn, mà hầu hết các làng xă rải rác trong tỉnh lỵ. Vào cuối tháng 6, trong Phú Bổn QLVNCH chỉ nắm giữ khu vực bao quanh sát thủ phủ và hai quận c̣n lại.

Ngày 7 tháng 7, Việt Công chuyển hướng trở lại phía bắc Tỉnh Kontum nơi quận Dak To trở thành mục tiêu (xem bản đồ). Cuộc tấn công vào bản doanh quận Dak To, chỉ vài cây số cách trại quân của Trung Đoàn 42 ở Tân Cảnh cũng được phát động giữa đêm. Cuộc tấn công khởi sự với một cuộc xung phong vào các công sự chiến đấu và các vị trí pḥng thủ ven biên của các ṭa nhà hành chánh quận. Ngay sau khi cuộc tấn công được phát động, trại quân Lực Lượng Địa Phương Quân, với tinh thần giao động bởi sự thất thủ của Toumorong và các thắng lợi mới đây của Việt Cộng tại phần bắc Kontum, rời bỏ chu vi pḥng thủ và tháo chạy về sự che chở của trại quân của Trung Đoàn 42 ở Tân Cảnh.

Trung Đoàn 42 lập tức được đặt trong t́nh trạng báo động và chỉ huy trưởng trung đoàn, Trung Tá Lại Văn Chữ, một trong số chỉ huy trưởng trung đoàn thượng thặng của QLVNCH, chuẩn bị tái chiếm quận lỵ vào ngày hôm sau. Khi trung đoàn di chuyển th́ gặp một nút chặn Việt Cộng chỉ cách trại quân hai cây số và bị tấn công từ hai mạn sườn. Tuy Trung Đoàn 42 chỉ tổn hại một số thương vong nhỏ trong cuộc đụng độ này, kết quả tổng kết rất trầm trọng. Trung Tá Chữ và viên cố vấn trưởng, Thiếu Tá John R. Black, đều bị thương nặng. Trong khi tin trung đoàn trưởng bị thương được truyền miệng qua các đại đội, trung đoàn khởi sự rút lui trở về Tân Cảnh. Cái chết của Trung Tá Chữ chiều hôm đó khiến tinh thần của trung đoàn, trước nay nâng cao bởi tài lănh đạo của trung đoàn trưởng, suy giảm thấy rơ.

Khi tư lệnh quân đoàn bay tới vùng để nhận định t́nh h́nh, ông thấy cần phải hành động quyết liệt để chận đứng mức độ suy sụp tinh thần nhanh chóng gây nên bởi loạt thất bại. Ông quyết định là những đơn vị này cần đến một người chỉ huy kinh nghiệm và nhiệt huyết. Ông lập tức ra lệnh cho Đại Tá Đàm Văn Qui, cựu tư lệnh Đặc Khu B́nh Lâm, phía bắc Kontum lên nắm quyền. Cựu cố vấn của Đại Tá Qui, Trung Tá Thomas Perkins, cũng được lệnh tới Kontum để hợp lực với Đại Tá Qui. Ông hy vọng là đội toán này đă từng làm việc đắc lực với nhau tại Đặc Khu B́nh Lâm có thể tái thiết lập t́nh h́nh tại Kontum. Ông cũng tăng phái cho Tân Cảnh với một tiểu đoàn Biệt Động Quân và một chiến đoàn gồm hai tiểu đoàn TQLC. Đại Tá Qui lập tức thảo kế hoạch tái chiếm Dak To và phát động một cuộc hành quân sáng sớm trong ngày. Trước cuộc tấn công mạnh mẽ này, Việt Cộng rút lui và quận Dak To được phục hồi.

Đại Tá Theodore Mataxis
Trích từ VC Summer Monsoon Offensive [May 1966]
(Vietnam Center Archive)

generalhieu