Báo Cáo Tiến Triển Trong Quân Đoàn II

Trong văn thư đề ngày 11 tháng 8 năm 1967, Tướng Larsen, Tư Lệnh Lực Lượng Dă Chiến I, báo cáo hai năm tiến triển trong Quân Đoàn II, từ tháng 8 năm 1965 tới tháng 7 năm 1967, lên Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng. V́ Tướng Hiếu về nắm Sư Đoàn 22 ngày 23 tháng 6 năm 1966, văn thư này biểu dương các thành quả to tát do Sư Đoàn này thực hiện dưới sự lănh đạo thượng thặng của Tướng Hiếu :

Ngày 11 tháng 8 năm 1967

Văn Thư gửi Thứ Trưởng Bộ Quốc Pḥng

Đề Tài: Báo Cáo Thống Kê Tiến Triển trong Vùng Chiến Thuật của Quân Đoàn II, Việt Nam, từ Tháng 8 năm 1965 đến Tháng 7 năm 1967.

1. Văn thư này được tŕnh lên hầu đáp ứng đề nghị của ông Thứ Trưởng sáng nay muốn tôi liệt kê các thống kê cho thấy sự tiến triển trong vùng của Quân Đoàn II của Việt Nam trong hai năm cuối.

2. Vùng của Quân Đoàn II bao quát 46% đất đai của Việt Nam, với 2.9 triệu dân cư (20% dân số của Nam Việt Nam).

3. Trong tháng 8 năm 1965, gần nửa dân số của Quân Đoàn II nằm dưới sự thống trị của VC. Trong tháng 7 năm 1967, 89% dấn số nằm dưới sự kiểm soát của quân đội.

4. Trong tháng 8 năm 1965, khoảng 70% vùng ruộng lúa nằm dưới sự kiểm soát của VC. Ngày nay, 95% vùng ruộng lúa nằm dưới sự kiểm soát của Chính Phủ Nam Viêt Nam. Các thống kê này cũng đáp ứng cách chung cho các vùng ven biển.

5. Hai năm trước, không một quốc lộ quan trọng nào được xử dụng ngoại trừ trong trường hợp một nỗ lực quân sự lớn lao được phát động để mở đường trong một số ngày hạn định cho một mục đích rơ ràng. Ngày nay, 90% (1650 cây số) đường lộ quan trọng được khai quang (40% trong t́nh trạng màu xanh không cần bảo vệ cho xe cộ, và 50% trong t́nh trạng màu vàng chỉ cần bảo vệ tối thiểu cho đoàn xe, nhưng hầu như không có sự kháng đối của địch quân ). Quốc Lộ 1 th́ ở trong t́nh trạng màu xanh khoảng 350 miles. Chỉ 20% phần dưới ở trong t́nh trạng màu đỏ, và đoạn đường này có thể đi lại được, chỉ cần thông báo 48 tiếng để mở đường và có thể được bảo vệ bởi một lực lượng gồm năm đại đội địa phương quân. Đoạn đường này không được khai mở v́ vào lúc này không buộc phải xử dụng tới và các quân lính có thể được dùng cách hữu ích hơn tại những nới khác.

6. Một ví dụ điển h́nh khai lộ thành công là trường hợp Quốc Lộ 19, giữa Qui Nhơn và Pleiku, dài khoảng 100 miles. Năm 1965, nhiều giới hữu trách nghi ngờ là có thể hỗ trợ một sư đoàn trên Pleiku v́ con đường chiến lược tiếp vận dài và bất ổn này. Trong thời gian 20 tháng con đường này được khai mở, chúng ta chỉ có một lính Mỹ bị #273;ịch sát hại. Trọng tải tiếp vận hằng ngày trên con đường này thường là 2000 tấn. Một đường ống dẫn nhiên liệu lộ thiên hiện đang được xây cất trên suốt con đường lộ này.

7. Hai năm trước, hầu như không có xe lửa nào hoạt động cả. Ngày nay, 53% đường rày xe lửa, hay 365 cây số, đă được sửa chữa và xử dụng.

8. Trong 18 tháng qua, tỉ lệ các vụ biến động trong Quân Đoàn II ở mức thấp nhất trong toàn quốc và hiện nay ở mức ¼ con số của Quân Đoàn I và ½ của Quân Đoàn III

9. Trong năm 1966, 46% của tất cả Hồi Chánh Viên trên toàn quốc là ở trong Quân Đoàn II. Hiện nay, con số đó khoảng 32 % của tổng số, nhưng Quân Đoàn II tiếp tục thâu hoạch con số Hồi Chánh Viên cao nhất trên toàn quốc.

10. Trong năm 1966, Quân Đoàn II bắt làm tù binh 38% của tổng số tù binh toàn quốc, và trong năm 1967, con số đạt được là 42% của tổng số.Tỉ lệ toàn quốc của tù binh Bắc Quân và tù binh Việt Cộng là 1%. Tại Quân Đoàn II, 8,8% của tù binh thuộc Bắc Quân.

11. Có 64 sân bay trên khắp Quân Đoàn II. Các vị trí của chúng khiến có thể tiếp vận bằng đường hàng không, nếu cần, cho một cuộc hành quân tác chiến lớn tại bất cứ nơi nào trong phần đất rộng lớn này.

12. Trong năm 1966, gần nửa tất cả địch bị giết ngoài chiến trường xảy ra trong Quân Đoàn II. Trong năm đó, tất cả 11 trung đoàn Bắc Quân trong Quân Đoàn II bị tấn công và bị tổn thất nặng nề. Trên vùng Cao Nguyên, Bắc Quân bị mất khoảng 7000 bị giết tại chiến trường so với khoảng 800 Mỹ bị giết. Không có một sư đoàn hay một trung đoàn Bắc Quân nào phát động một cuộc hành quân thành công trong hai năm. Ngược lại, các lực lượng ta, trong mọi trường hợp, đă có thể tấn công địch cách bất ngờ trước khi chúng sẵn sàng. Bắc Quân không c̣n có thể tiếp vận các lực lượng của chúng tại các vùng ven biển, khả dĩ bổ xung đầy đủ nhân sự. Bốn trung đoàn Bắc Quân tại các vùng ven biển ở trong t́nh trạng túng thiếu, trong khi bảy trung đoàn trên cao nguyên phải lui về các khu an toàn để dưỡng quân cả mấy tuần và rất thường khi cả mấy tháng, giữa hai cuộc hành quân.

13. Các con số mới nhất cho thấy cứ mỗi 1500 Việt Cộng mất trong Quân Đoàn II, chỉ được thay thế bởi 500 phần tử tuyển mộ tại địa phương, và các phần tử này càng ngày càng trẻ hơn. Phần thiếu hụt c̣n lại phải được bù đắp với các phần tử từ Bắc Quân. Chúng tôi không tin là Bắc Quân hội đủ chỉ tiêu nhân sự trong Quân Đoàn II. Bằng chứng hỗ trợ cho điều này, lẽ đương nhiên, là sự kiện t́nh trạng trong Quân Đoàn II tiếp tục khả quan thấy rơ từng tháng một.

14. Có hai sư đoàn Việt trong Quân Đoàn II, cộng thêm một trung đoàn biệt lập. Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH chỉ có hai trung đoàn. Vùng hoạt động của Sư Đoàn này là nửa phần phía nam của Quân Đoàn II và rộng lớn hơn là Quân Đoàn III và gần gấp đôi Quân Đoàn I. Ngoại trừ một hai cuộc hành quân đặc biệt của Mỹ và Đại Hàn trong vùng, sư đoàn trừ này đă tự ḿnh kiểm soát được vùng này. Không có biến động khẩn trương nào xảy ra trong vùng này ngoại trừ quanh thành phố Phan Thiết ở phía nam nơi một tiểu đoàn Mỹ và hai tiểu đoàn Việt Nam đồn trú thường xuyên, và, hợp lực trong mười tháng qua kéo 150.000 dân về dưới sự kiểm soát của Chính Phủ Nam Việt Nam.

15. Sư Đoàn 22 Bộ Binh VNCH làm việc mật thiết và liên tục với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ trong mười tháng qua và đóng góp nhiều trong các thành quả vượt bực trong Tỉnh B́nh Định. Mức tiến bộ khả quan trong nỗ lực chiến đấu và trong tài lănh đạo của QLVNCH là hai lănh vực khích lệ đối với các chỉ huy trưởng Hoa Kỳ làm việc chung với các đơn vị này.

16. Các sư đoàn Nam Hàn đóng góp nhiều cho chương tŕnh b́nh định trong và quanh các vùng đông dân cư. Họ là một công ích vàng son cho nỗ lực chiến tranh và họ làm việc mật thiết và ḥa nhịp với các tư lệnh Hoa Kỳ và Việt Nam.

17. Vùng Phát Triển Cách Mạng Ưu Tiên Toàn Quốc thành công nhất tại Việt Nam là B́nh Định nơi mà hai năm trước, kể như là nằm trọn dưới sự kiểm soát của Việt Cộng ngọai trừ thành phố Qui Nhơn. Ngày nay vùng này bao gồm chừng 500.000 dân cư.

18. Tỉnh lỵ biểu hiện tiến triển nhất trong hai năm là Phú Yên. Trước Việt Cộng kiểm soát 75% ruộng lúa và chừng 80% dân cư trong năm 1965. Nay Tỉnh Phú Yên hầu như hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Chính Phủ Nam Việt Nam. Một tài liệu Bắc Quân mới bắt được nh́n nhận là, trong khi hai năm trước họ kiểm soát 265.000 dân cư, nay họ kiểm soát 20.000.

19. Theo thiển kiến tôi, các thống kê trên chỉ có thể hiểu duy nhất như sau – chúng cho thấy bằng chứng tích cực của mức tiến bộ của Quân Đoàn II. Trong tất cả các vùng đông dân cư đều có các đơn vị trú đóng thường trực, ngơ hầu truy lùng địch quân, và bảo vệ các vùng đă được giải phóng khỏi phải rơi lại vào tay Việt Cộng. Với công cuộc tấn công đang tiến hành của CORDS (Hành Quân Dân Sự Hỗ Trợ Phát Triển Cách Mạng), chẳng bao lâu sẽ đạt được tiến bộ lớn lao hơn trong việc hỗ trợ Phát Triển Cách Mạng và trong việc tiêu diệt hạ tầng cơ sở Việt Cộng. Tuy tôi không thể nói thay cho các vùng thuộc các Quân Đoàn khác, tôi có thể nói là ngày hôm nay có một luồng khí tươi mát lạc quan trong vùng Quân Đoàn II.

Stanley R. Larsen
Trung Tướng, Quân Đội Hoa Kỳ

Nguyễn Văn Tín
05 tháng 08 năm 2004

(Bản văn Anh ngữ được sao lại từ Virtual Archive của Vietnam Center)

generalhieu