1. Vén Bức Màn Bí Mật Về Trận Đánh Khốc Liệt K'Nak Căn cứ biệt kích K'Nak nằm trên 3 quả đồi chạy dọc Bắc-Nam, có nhiều lợi thế quân sự. Nơi đây đồi núi lô nhô, thuận lợi cho việc xây dựng phòng thủ và bố trí binh lực, hỏa lực, xuất phát tiến công. Lại có nhiều thung lũng sình lầy, có sông Ba và khe suối bao bọc, cản trở khi bị đối phương tiến công. Mỹ ngụy đã xây dựng ở đây một cụm cứ điểm bao gồm đồn lũy bảo vệ, sân bay dã chiến và trại pháo nhằm chận cắt đường giao liên giữa Bình Định và Gia Lai. Quân ta đã nhiều lần tập kích căn cứ này nhưng đều không thành công. Mùa xuân năm 1963, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên quyết định tập trung lực lượng trên quy mô lớn tấn công căn cứ này. Lực lượng ta gấp 3 số lượng địch, gồm: Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu 5, một đơn vị đặc công của tỉnh Bình Định, Trung đoàn số 10 và Bộ phận chỉ huy tiền phương Quân khu 5. Tổng quân số lên tới gần 750 người. 14 giờ ngày 7-3-1965, bộ đội ta xuất quân từ Kông Hà Nưng, cách K'Nak hơn 20 km. 18 giờ, cách suối khô 500m. 19 giờ, bắt đầu tiếp cận. Đến 23 giờ, quân ta đã chiếm lĩnh xong các vị trí quy định. Theo kế hoạch, đặc công mở cửa diệt các vị trí trọng yếu. Sau đó, bộ binh dùng xung lực mạnh giải quyết trận địa. Song, do quá trình trinh sát địa hình chuẩn bị trận đánh trước đó một tháng đã để lộ dấu vết nên địch biết trước kế hoạch tấn công của ta. 23 giờ 30 phút, bộ đội vấp phải mìn nổ, mìn sáng. Địch lập tức nổ súng trùm lên toàn bộ đội hình của ta. Pháo sáng, chúng bắn sáng rực như ban ngày. Ta tiến công cưỡng hành. Bộ đội chiến đấu cực kỳ dũng cảm, đã đánh chiếm được điểm cao phía Bắc và phía Nam nhưng hướng chủ yếu ở giữa chỉ chiếm được "đầu cầu". Lô cốt cố thủ của địch bắn chận quyết liệt. Đến 0 giờ 30 phút ngày 8-3, quân ta bị thương vong gần hết. Xác các chiến sĩ nằm la liệt trắng cả ven suối và chân đồi K'Nak. Lực lượng còn lại buộc phải rút lui. Địch vẫn bắn truy kích dữ dội. Gần 500 thương binh và tử sĩ của ta không mang theo được. Một phần địch gom lại, đổ xăng đốt. Số còn lại, chúng dùng xe ủi đào từng hố hất các liệt sĩ xuống rồi san phẳng. Đồng chí Nguyễn Văn Ẩm, chính trị viên phó Tiểu đoàn 409, phụ trách công tác thương binh ở Trạm Trung phẩu (cách vị trí địch khoảng 8 km) cho đào sẵn 50 huyệt mai táng. Mỗi hàng 10 huyệt, cách nhau 60-80cm nhưng duy nhất chỉ mai táng được 8 đồng chí, trong đó có tiểu đoàn trưởng Ngô Trọng Đãi và liệt sĩ Phạm Văn Thành. 8 đồng chí này bị thương ngay từ đầu trận đánh nên mới đưa ra được phía sau. Lực lượng cứu thương và dân công hỏa tuyến đều là người dân tộc thiểu số cũng hy sinh hết nên không còn người cấp cứu và tải thương ra cứ được. Nếu tính cả lực lượng này, hơn 1.000 người đã để lại xương thịt ở trận địa K'Nak. Hoàng Anh Sướng
2. Việt Cộng Đánh Căn Cứ Lực Lượng Đặc Biệt Kannak Bị đánh bại dọc theo Quốc Lộ 19, tiếp sau Việt Cộng t́m cách tràn ngập căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak. Căn cứ nằm phía bắc Quốc Lộ 19 này, và căn cứ song đôi phía nam Quốc Lộ 19 tại Plei Ta Nangh, được đặt để trong Thung Lũng An Khê như những tiền đồn cho Quốc Lộ 19. Tuy không ngăn chận được sự xâm nhập của các đơn vị tấn công Quốc Lộ, 19, hai tiền đồn này uy hiếp mặt hậu của các đơn vị Việt Cộng hành quân dọc theo quốc lộ. Chúng đặc biệt là mối đe dọa cho việc tiếp tế và di tản thương binh Việt Cộng từ các cuộc giao tranh dọc theo các quốc lộ. Việt Cộng phát động cuộc tấn công vào căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt tại Kannak vào 1 giờ 50 ngày 8 tháng 3. Các tài liệu tịch thâu được cho thấy là các phần tử của hai tiểu đoàn tham chiến. Chúng tấn công trong một hành động đẫm máu giống như trận đánh cay chua tiền đồn bên Triều Tiên tại Pock Chop, T-Bone và Old Baldy vào mùa xuân năm 1953. Hai tiền đồn nhỏ bé hơn của căn cứ bị tràn ngập trước. Một trong hai tiền đồn nhỏ này sau này được tái chiếm bởi một cuộc phản công của nhóm DSCĐ. Khu vực trung tâm của căn cứ đứng vững và Việt Cộng bị đánh bật tan tành ra khỏi trại. Chúng bỏ lại 126 xác chết vắt vẻo trên giây kém gai và bên trong những vị trí của tiền đồn mà chúng đă xâm nhập. Ngoài rất nhiều súng ống mới bao gồm cả các súng liên thanh, các súng không giựt 57 ly, các súng cối hai chân 82 ly và vô số lựu đạn, c̣n là vô số ống chứa chất nổ và ḿn phá hoại bị bỏ lại bởi các quân Việt Cộng khi chúng bị đánh bại và tẩu tán. Tác động này sau cùng đă bẻ găy giai đoạn đầu của cuộc tấn công đông-xuân của Việt Cộng. Đại Tá Theodore C. Mataxis
|