Chính Trị Bạch Phiến Tại Đông Nam Á

Độc Quyền Á Phiện Mới

Sự nghiệp không quân của Thủ Tướng Kỳ bắt đầu khi ông trở về nước sau khi hoàn tất khóa học về dụng cụ trên phi cơ tại Pháp với chứng chỉ phi công vận tải và với một bà vợ người Pháp. Khi người Mỹ bắt đầu hất cẳng người Pháp ra khỏi vai tṛ cố vấn không quân năm 1955, người Pháp cố gắng tăng cường ảnh hưởng suy yếu của họ bằng cách tiến cử các sĩ quan có liên hệ chặt chẽ với họ, ông Kỳ được "cấp tốc" thăng cấp đại tá và trở nên người Việt đầu tiên nắm chức tư lệnh không quân Việt Nam.

Bà vợ người Pháp của trung úy Kỳ là bằng chứng của ḷng trung kiên của ông, và mặc dù c̣n trẻ và thiếu kinh nghiệm, ông được bổ nhiệm chỉ huy trưởng Không Đoàn Vận Tải 1. Năm 1956, Kỳ cũng được bổ nhiệm chỉ huy trưởng Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhất tại Sàig̣n, và không đoàn của ông được tăng lên gấp đôi với ba mươi hai chiếc C-47 và được cải danh là Liên Đoàn Vận Tải 1. Tuy bay máy bay loại C-47 khắp cùng mọi nơi trong nước không mấy gọi là vẻ vang đối với một phi công, nhưng cũng có cái lợi của nó. Trách vụ chuyên chở các viên chức và tướng tá trong chính phủ đưa tới cho ông nhiều cơ hội tốt tiếp xúc chính trị, và với ba mươi hai phi cơ trong tay, Kỳ có một đoàn phi cơ vận tải to lớn nhất tại Nam Việt Nam. Kỳ mất chức vụ chỉ huy Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt, v́ ông bị chỉ trích về lối quản trị câu lạc bộ tại căn cứ của bà Nguyễn Thị Lư, chị ông. Nhưng ông vẫn nắm Liên Đoàn Vận Tải 1 cho đến ngày đảo chánh ông Diệm tháng 11/1963. Kỳ dùng tài giựt giây chính trị, và mặc dù không mấy giỏi trong lănh vực âm mưu đảo chánh, ông đă trở thành tư lệnh không quân Việt Nam chỉ sáu tuần lễ sau ngày ông Diệm bị lật đổ.

Với tư cách tư lệnh không quân, Thiếu Tướng Không Quân Kỳ trở nên một trong những thành viên đắc lực nhất trong nhóm "Tướng Trẻ". Nhóm này đă khiến chính trường trở nên hỗn độn dưới sự lănh đạo ngắn ngủi và tùy hứng của Tướng Khánh. Tuy không quân không có sức mạnh để tự ḿnh khởi xướng một cuộc đảo chánh, như một sư đoàn thiết giáp hay bộ binh, nhưng với khả năng khống chế các trục lộ dẫn vào Sàig̣n và ngăn chận mọi di chuyển của các sư đoàn của bất cứ phe nhóm nào âm mưu đảo chánh, Kỳ hầu như nắm lá phiếu định đoạt tuyệt đối trong tay. Sau khi không quân dẹp tan mưu toan đảo chánh bất thành ngày 13/9/1964 chống Tướng Khánh, ngôi sao chính trị của Kỳ bắt đầu sáng chói. Ngày 19/6/1965, Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia gồm 10 tướng cầm đầu bởi Tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Kỳ vào chức vụ Thủ Tướng, một chức vụ cao nhất tại Nam Việt Nam.

Tuy Kỳ rất được giới không quân ưa chuộng, ông không có một bàn tọa chính trị riêng biệt và không thu hút thật sự được đám đông quần chúng khi ông lên làm thủ tướng. Một gương mặt tương đối mới trên chính trường, không mấy ai biết Kỳ ngoài ṿng một số người quen thuộc. Lại nữa, Kỳ coi bộ thiếu thốn tiền bạc, các đường giây móc nối, và khả năng giựt giây cần thiết để tạo một thành phần lănh đạo hữu hiệu và tái tạo nền an ninh tại Sàig̣n. Nhưng ông giải quyết các vấn đề này một cách rất ư theo truyền thống Việt Nam bằng cách chọn lấy một tay môi giới quyền lực, đắc lực như Machiavellian và tham nhũng như Bẩy Viễn hay Ngô Đ́nh Nhu - Tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Loan không mấy khó trở nên một trong những sĩ quan không quân sáng chói nhất. Sự nghiệp ông được đánh dấu bởi sự thăng tiến mau lẹ và sự bổ nhiệm vào những chức vụ nặng tính chất kỹ thuật như chỉ huy trưởng Liên Đoàn Quan Sát Nhẹ và chỉ huy phó Trung Tâm Hành Quân Tác Chiến. Loan cũng phục vụ với tư cách chỉ huy phó cho Kỳ, một người bạn đồng khóa, sau vụ đảo chánh ông Diệm. Ngay sau khi nhậm chức, Kỳ bổ nhiệm Loan vào chức vụ giám đốc ngành Anh Ninh Quân Đội (ANQĐ). V́ ANQĐ có trách nhiệm điều tra chống tham những trong quân đội, Loan có một địa vị rất tốt để bảo vệ cho các đàn em của Kỳ. Sau vài tháng quyền thế của Loan gia tăng rơ rệt khi ông được bổ nhiệm thêm chức vụ giám đốc Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (TBTƯ), một CIA Việt Nam, mà không bị đ̣i buộc phải từ chức ANQĐ. Sau cùng, vào tháng 4/1966, Thủ Tướng Kỳ tuyên bố Tướng Loan đă được bổ nhiệm thêm vào chức vụ tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Chỉ sau khi Loan củng cố xong địa vị ḿnh và chính tay chọn những người kế vị, ông mới nhượng lại chức vụ giám đốc ANQĐ và TBTƯ. Ngay cả dưới thời ông Diệm, chưa có ai từng nắm nhiều cơ quan cảnh sát và t́nh báo như vậy.

Khi bổ nhiệm Loan vào cả ba chức vụ đó, quyền lợi của Kỳ và của Mỹ trùng hợp nhau. Trong khi Thủ Tướng Kỳ dùng Loan để tạo dựng một guồng máy chính trị th́ Mỹ lấy làm hài ḷng thấy một người hùng mạnh chỉ huy lấy giới cảnh sát và t́nh báo Sàig̣n để tống khứ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra khỏi thủ đô. Trung Tá Lucien Conein nói Loan được Mỹ ủng hộ hết ḿnh v́

Chúng ta muốn an ninh hữu hiệu tại Sàig̣n trên hết, và Loan có thể cung ứng sự an ninh đó. Không có ǵ đáng chê trách đối với các hoạt động của Loan và cả ba tầng lớp cố vấn Mỹ tại quận, tỉnh và toàn quốc được giao đặt vào tay ông để tùy nghi xử dụng.

Lối nh́n ngây ngô của các nhà ngoại giao thời Kennedy trong những tháng cuối của chế độ ông Diệm tuyệt nhiên không c̣n nữa. Sự tranh luận liên quan đến chiến thuật "cảnh sát trị" và sự mơ hồ cho là Sàig̣n có thể an ninh và chính trường có thể ổn định mà không cần tới ngân khoản bắt nguồn từ các mánh mung làm tiền tại Sàig̣n không c̣n có thế đứng nữa.

Được Kỳ khích lệ và Mỹ ngấm ngầm ủng hộ, Loan (mà Mỹ gọi là "Laughing Larry" v́ ông hay cười thé lên) hồi phục phương thức của B́nh Xuyên dùng tham nhũng để chống lại du kích chiến trong thành thị. Thay v́ trừ khử các văn pḥng cảnh sát và t́nh báo, Loan liên hợp với các chuyên viên đă từng điều khiển các cơ quan này trong mười, mười lăm năm cuối đây. Theo Trung Tá Conein, "cũng chính những chuyên viên tổ chức tham nhũng cho Diệm và Nhu vẫn c̣n nắm cảnh sát và t́nh báo. Loan chỉ việc bắn tiếng cho họ và tái tạo hệ thống cũ lăn bánh trở lại."

Dưới sự điều khiển của Loan, an ninh tại Sàig̣n tiến bộ khả quan. Với việc tái áp dụng mạng lưới theo dơi từng nhà một theo phương pháp do bác sĩ Tuyến hoàn bị, cảnh sát thu thập được vô vàn tin tức. Một viên chức sứ quán Mỹ, Charles Sweet, lúc đó làm việc trong lănh vực b́nh định thành thị, nhớ lại là năm 1965 Mặt Trận Giải Phóng thường tổ chức tụ tập dân chúng trong các quận 6, 7 và 8 thuộc Chợ Lớn và các vụ khủng bố xảy ra trên 40 vụ một tháng chỉ duy trong quận 8. Phương pháp của Loan hữu hiệu đến nỗi, từ tháng 10/1966 cho tới tháng 1/1968, không có vụ khủng bố nào xảy ra trong quận 8. Tháng 1/1968, phóng viên Robert Shaplen báo cáo Loan "đă đem lại thành quả trong việc truy lùng các quân khủng bố Cộng Sản trong Sàig̣n..."

Lẽ dĩ nhiên "tái dùng hệ thống cũ" có nghĩa là phục hồi tham nhũng đại qui mô để tài trợ tiền mặt tưởng thưởng các điệp viên bán thời gian mỗi khi họ cung cấp tin tức. Loan và các tay nhà nghề t́nh báo cảnh sát hệ thống hóa tham nhũng, ấn định mỗi cơ quan có quyền thu tiền bao nhiêu, mỗi sĩ quan được phép cất giữ xài riêng bao nhiêu, và phải giao lại bao nhiêu phần trăm cho guồng máy chính trị của Kỳ. Tham nhũng cá nhân thái quá bị triệt tiêu, và các mánh mung tứ đổ tường tại Sàig̣n-Chợ Lớn, việc bảo vệ chúng và đút lót đều được kiểm soát kỹ lưỡng. Sau nhiều năm quan sát hệ thống của Loan, Charles Sweet nhận thấy có bốn nguồn hối lộ chính tại Nam Việt Nam: (1) buôn quan bán chức của các tướng tá và mấy bà vợ của họ, (2) tham nhũng trong giới hành chánh (hối lộ, đút lót, vân vân), (3) tham nhũng trong giới quân đội (ăn cắp của công , gian lận trả lương lính ma) và (4) buôn á phiện. Và trong bốn thứ đó, Sweet kết luận là buôn á phiện là nguồn lợi quan trọn nhất không thể chối căi được.

Với tư cách môi giới thế lực cho Thủ Tướng Kỳ, Loan chỉ quản đốc các phương thức tham nhũng khác nhau trên b́nh diện hành chánh tổng quát; ông thường nhường lại việc tổ chức và quản trị các mánh mung làm tiền cho các đàn em thân tín.

Đầu năm 1966 Tướng Loan bổ nhiệm một chính trị gia Sàig̣n có bộ mặt bí mật tên là Nguyễn Thanh Tùng (biệt hiệu là "Mai Đen") vào chức vụ giám đốc Sở T́nh Báo Hải Ngoại thuộc Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương. Mai Đen là một trong số những chuyên viên âm mưu đảo chánh đă nhiều lần thay đổi phe nhóm trong thời gian 25 năm sau này mà không ai biết mấy về hành tung của nhóm người này. H́nh như Mai Đen bắt đầu sự nghiệp trong ngành t́nh báo Việt Minh vào cuối thập niên 1940, rồi trở nên một điệp viên làm việc cho Pháp tại Hà Nội vào những năm 1950, tiếp đến ông gia nhập sở mật vụ của Bác Sĩ Tuyến sau khi Pháp rút lui. Khi chế độ Diệm đổ vỡ, ông trở nên cố vấn chính trị thân cận của tư lệnh Quân Đoàn I, Tướng Nguyễn Chánh Thi. Tuy nhiên, khi Tướng Thi xung khắc với Thủ Tướng Kỳ trong vụ khủng hoảng Phật Giáo năm 1966, Mai Đen cung cấp cho Tướng Loan những tin tức về hành tung và kế hoạch của Thi. Sau ngày Tướng Thi bị thất sủng vào tháng 4/1966, Loan đền ơn Mai Đen bằng cách bổ nhiệm ông vào Sở T́nh Báo Hải Ngoại. Tuy ngoài mặt Mai Đen phụ trách về t́nh báo hải ngoại, nhưng công việc thật sự của ông là tái tổ chức đường giây buôn á phiện và vàng giữa Sàig̣n và Lào.

V́ Mai đen nắm quyền bổ nhiệm các chức vụ sứ quán và t́nh báo tại hải ngọai, nên ông không gặp khó khăn khi gài một số tay chân tại Lào. Tuy nhiên, tùy viên quân sự tại Vạn Tượng, Trung Tá Khư Đức Nùng, và chị của Thủ Tướng Kỳ tại Pakse, bà Nguyễn Thị Lư (quản lư Khách Sạn Sedone Palace), hầu như chắc là bộ hạ chính của Mai Đen.

Á phiện được mua, đóng thành kiện hàng và giao tại một địa điểm tại Lào (thường là Savannakhet hay Pakse). Một số phương pháp được xử dụng để đưa á phiện vào Nam Việt Nam. Tuy không c̣n quan trọng như trong quá khứ, phương pháp thả dù vẫn tiếp diễn. Vào tháng 8/1966, chẳng hạn, các lính mũ xanh Mỹ đang hành quân tại các đồi núi phía bắc Pleiku ngạc nhiên khi đồng minh người thượng của họ tặng cho họ một bó á phiện thô do một phi công bay ngang qua đầu họ thả xuống v́ ngỡ đám phục kích quân người thượng này là nhóm người tiếp nhận hàng. Bộ hạ của Kỳ trên Cao Nguyên là Tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh Quân Đoàn II. Tướng Vĩnh Lộc được đưa lên đó vào năm 1965 và thừa hưởng tất cả những lợi lộc của chức vụ này. Người tiền nhiệm của ông, một tướng lănh khét tiếng tham nhũng, khoe khoang với đồng nghiệp, ông được năm ngàn mỹ kim cho mỗi tấn á phiện thả dù xuống Cao Nguyên.

Khi mà phương cách thả dù tại Cao Nguyên giảm thiểu và đường giây qua ngă đường bộ chưa được phát triển th́ á phiện thô được đưa vào Sàig̣n qua các chuyến bay dân sự thông thường xuất phát từ Lào. Ngành hải quan tại Tân Sơn Nhứt đầy dăy tham nhũng, và Giám Đốc Hải Quan, Nguyễn Văn Lộc là một cơ phận quan trọng trong guồng máy kinh tài của Loan. Trong một bản báo cáo tháng 11/1967, George Roberts, thời đó là trưởng ban đội toán cố vấn Mỹ cho cơ quan hải quan, mô tả t́nh trạng tham nhũng và buôn lậu tại Nam Việt Nam:

Mặc dù theo dơi quan sát Sở Hải Quan, một cơ quan tham nhũng điển h́nh của chính phủ Việt Nam, trong suốt bốn năm, tôi vẫn chỉ có thể đưa một số rất ít người ra ṭa án pháp luật với những bằng chứng cụ thể tôi có trong tay và không hy vọng có thể kết tội họ với những bằng chứng đó. Tham nhũng đă trở nên một thể chế ăn sâu vào quá tŕnh làm việc của chính phủ khiến nó bất khả xâm phạm v́ đă lan tràn quá sâu rộng, đến độ không c̣n có thể phân biệt đâu là hành động "chính" đâu là hành động "tà". Thế nào là tham nhũng tại Việt Nam? Theo nhận xét riêng, tham nhũng là:

+ Giới chức cao cấp làm ngơ, và tham dự vào việc buôn lậu, không những mặt hàng đáng nghi ngờ, mà c̣n hủy hoại kinh tế quốc gia bằng cách buôn lậu vàng và tệ hại hơn cả, á phiện và bạch phiến;
+ Giới chức cảnh sát biến các "trạm kiểm soát" thành các "trạm moi tiền";
+ Giới chức chính quyền khuyến cáo các nhân viên cấp dươi phải "điếu đóm" hàng tháng cho ḿnh...
+ Nhân viên hải quan đấu giá các chức vụ kiếm lời nhất và bán các chức vụ đó cho ai ra giá cao nhất.

Coi bộ giám đốc hải quan Lộc dốc toàn lực vào việc tổ chức buôn lậu vàng và á phiện giữa Vạn Tượng, Lào, và Sàig̣n. Khi 144 kí lô vàng bị phát giác tại phi trường Tân Sơn Nhứt trên chuyến bay tư Vạn Tượng tới, George Roberts báo cáo cho cơ quan hải quan Mỹ tại Washington là "Có vết tích chính trị và có sự đồng lơa của giới chức cao cấp dính vào vụ này." Giám Đốc Lộc cũng dùng những móc nối chính trị để cho đứa cháu gái xinh đẹp của ông được làm tiếp viên hàng không trong hăng máy bay Vương Quốc Lào, có nhiều chuyến bay mỗi tuần giữa Vạn Tượng và Sàig̣n, và dùng cô cháu gái này làm giao liên các dịch vụ chở vàng và á phiện. Khi các cố vấn hải quan Mỹ ra lệnh lục soát hành lư của cô vào tháng 12/1967 khi cô vừa bước xuống chuyến bay Vương Quốc Lào từ Vạn Tượng đáp xuống, họ khám phá hai trăm kílô á phiện thô. Trong bản tường tŕnh hàng tháng gửi về Washington, George Roberts kết luận Giám Đốc Lộc "khuyến khích hệ thống thường nhật đút lót hối lộ tại một số địa hạt trong guồng máy Hải Quan."

Sau khi Roberts đệ tŕnh một số bản báo cáo tố giác mạnh mẽ với sứ quán Mỹ, Đại Sứ Ellsworth Bunker cho triệu ông và các thành viên của đội toán cố vấn hải quan Mỹ tới Sứ Quán thảo luận về "sự thông dự của Việt Nam trong vụ buôn lậu vàng và bạch phiến." œy Ban mang tên The Public Administration Ad Hoc Committe on Corruption in Vietnam được thành lập để đối phó với vấn đề này. Tuy Roberts khuyến cáo ủy ban "phải bỏ thái độ bưng bít đút đầu xuống cát như những con đà điểu" khi giáp mặt với tham nhũng và buôn lậu, và van lạy, "Điều tối quan trọng, xin quí vị đừng liệt kê đề tài này vào loại hồ sơ mật và như thế đóng ḥm chôn vùi đi,", Sứ Quán Mỹ lại quyết định làm đúng như thế. Giới chức sứ quán mà Roberts mô tả như những biện hộ viên với "tấm ḷng vàng" đă quyết định không can thiệp vào vụ buôn lậu và tham nhũng đại qui mô này v́ "áp lực tới từ những quyền lực khỏi phải nêu xuất xứ mà ai cũng biết tới."

Bực tức Sứ Quán Mỹ đă không chịu hành động, một nhân viên hải quan Mỹ tiết lộ các báo cáo của Roberts về tham nhũng cho tiểu ban do Thượng Nghị Sĩ Albert Gruening của Tiểu Bang Alaska thuộc Thượng Nghị Viện Mỹ. Khi Thượng Nghị Sĩ Gruening tuyên bố tháng 2/1968 là chính phủ Sàig̣n "tham nhũng và hối lộ đến độ không c̣n được dân chúng kính nể và trung tín nữa," giới chức Mỹ tại Sàig̣n chống đỡ cho chế độ Thiệu-Kỳ bằng cách nói là "không có ǵ chứng minh rằng các nhà lănh đạo Nam Việt Nam có tội ăn hối lộ." Một tháng sau Thượng Nghị Sĩ Gruening phân phát bằng cớ Kỳ buôn lậu á phiện trong những năm 1961-1962, nhưng Sứ Quán Mỹ che chở cho Kỳ khỏi phải bị điều tra thêm bằng cách ra một bạch thư phủ nhận lời buộc tội của ông nghị sĩ.

Trong khi những bản tin động trời về buôn lậu tại khu dân sự phi trường Tân Sơn Nhứt được đăng tải với những tít giựt gân, th́ cách đó có vài trăm thước những chiếc máy bay C-47 của KQVN đang xuống các kiện hàng á phiện từ Lào chở qua mà không ai để ư tới. Kỳ không nhường lại chức tư lệnh không quân đến măi tháng 11/1967, và ngay cả sau đó ông vẫn dành quyền thăng chức và bổ nhiệm trong mạng lưới gồm các sĩ quan bộ hạ thân tín; giới này vẫn coi ông là tư lệnh đích thực của họ. Ngay khi giữ cả hai chức vụ thủ tướng và phó tổng thống, Thiếu Tướng Không Quân Kỳ từ chối các tư dinh chính thức đă được hiến dâng cho ông và thay vào đó ông xử dụng 200 ngàn đô tiền chính phủ để xây cất một lâu đài tân thời và có trang bị hệ thống máy lạnh ngay trong Căn Cứ Không Quân tại Tân Sơn Nhứt. Ngôi "biệt thự phó tổng thống," một quái vật màu sặc sỡ giống như một biệt thự tại Los Angeles, chỉ cách phi đạo Tân Sơn Nhứt có vài bước, nơi các trực thăng ngồi trực hai mươi bốn trên hai mươi bốn, và chỉ cách bản doanh của đơn vị cũ ông, Liên Đoàn Vận Tải 1, có một phút. Điều dễ hiểu là những người ủng hộ ông quyết liệt nhất thuộc Liên Đoàn Vận Tải 1 này. Chỉ Huy Trưởng của đơn vị này, Đại Tá Lưu Kim Cương, được giới quan sát viên hiểu biết coi như là "quyền tư lệnh" bán chính thức của toàn đơn vị không quân và là nhân vật chính trong vụ buôn lậu á phiện. Từ khi quyền hành chỉ huy của Liên Đoàn Vận Tải 1 và của Căn Cư Không Quân Tân Sơn Nhứt được sát nhập với nhau nằm 1964, Đại Tá Cương không những có máy bay bay từ nam Lào và Cao Nguyên (đường bay chính của á phiện), nhưng ông cũng kiểm soát các lính anh ninh căn cứ không quân và như vậy ông có thể ngăn chận mọi lục soát những chuyến bay của các C-47.

Một khi á phiện tới Sàig̣n an toàn, á phiện được bán cho các tổ hợp người Tàu, là những người lo dịch vụ tinh lược và phân phối. Cảnh sát của Loan dùng tổ chức hữu hiệu này để "cấp giấy phép" và đóng cửa cả ngàn động tiên bất hợp pháp tập trung trong các quận 5, 6 và 7 thuộc Chợ Lớn và rải rác đồng đều tại phần c̣n lại của các quận trong thủ đô.

Tuy thương vụ xuất cảng bạch phiến qua Âu Châu tương đối nhỏ bé dưới thời chế độ Diệm, nhưng nó đă tăng trưởng dưới chế độ Kỳ từ khi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt việc sản xuất bạch phiến vào những năm 1967-1968. Theo Trung Tá Lucien Conein, Loan thừa hưởng t́nh trạng thay đổi này:

Loan tái tổ chức việc xuất cảng á phiện như một thành phần của hệ thống tham nhũng. Ông tiếp xúc với bọn Corse và Tàu, và nói họ có thể bắt đầu xuất cảng á phiện Lào từ Sàig̣n nếu họ trả một giá nhất định cho tổ chức chính trị của Kỳ.

Hầu hết bạch phiến xuất cảng từ Nam Việt Nam - dù dưới dạng tinh lược qua Âu Châu hay dưới dạng á phiện thô tại các địa hạt khác thuộc Đông Nam Á - được chở từ bến cảng Sàig̣n trên các tàu chở hàng vượt trùng dương. (Đồng thời, Sàig̣n cũng có thể là bến nhập khẩu của á phiện từ Thái Lan du nhập vào Nam Việt Nam.) Giám đốc thương cảng Sàig̣n trong thời kỳ này là anh em rể của Thủ Tướng Kỳ và cũng là cố vấn của ông, Trung Tá Phó Quốc Chữ (Kỳ đă ly dị với bà vợ Pháp và cưới một người Việt). Dưới sự quản đốc của Trung Tá Chữ, tất cả những nhân viên thương cảng chuyên nghiệp bị sa thải, và tháng 10/1967 cố vấn trưởng hải quan Mỹ báo cáo, giới chức điều hành thương cảng là một "tập đoàn sĩ quan keo sơn với nhau." Tuy nhiên, so với tài sản có thể tạo nên bằng cách ăn cắp dụng cụ quân sự và hàng hóa th́ á phiện có lẽ không quan trọng bằng.

Chắc hẳn Loan và Kỳ quan tâm tới t́nh trạng an ninh tối hậu tại Sàig̣n khi mà họ lên nắm quyền, nhưng mục tiêu thật sự khi gầy dựng bộ máy cảnh sát trị là quyền lực chính trị. Xem ra họ thường quên "kẻ thù" của họ là ai, và xử dụng mạng lưới t́nh báo cảnh sát để tấn công các đối thủ chính trị và quân sự. Ngoài vụ bắn một nghi can thuộc Mặt Trận Giải Phóng trước ống kính của các đài truyền h́nh Mỹ trong trận Tết Mậu Thân 1968, có lẽ Tướng Loan được nổi tiếng trên thế giới về phương pháp độc đáo ông dùng tới để bẻ gẫy t́nh trạng bế tắc tại Quốc Hội trong kỳ tuyển cử năm 1967. Một dân biểu đề nghị một đạo luật không cho phép Kỳ tham dự vào những cuộc tuyển cử tới, bị ám hại. Vợ vị dân biểu này tố cáo Tướng Loan đă ra lệnh ám sát chồng bà. Khi hạ nghị viện không chịu chấp thuận liên danh Thiệu Kỳ nếu họ không chịu tuân theo luật bầu cử, Tướng Loan xông thẳng lên lầu trên của pḥng hạ nghị viện với hai lính cận vệ, thế là sự chống đối tan biến. Khi hạ nghị viện do dự chuẩn y các chiến thuật gian lận liên danh Thiệu Kỳ xử dụng để thắng phiếu trong cuộc bầu cử tháng 9, Tướng Loan và lính tráng ông tràn ngập lầu trên hạ nghị viện, và một lần nữa các dân biểu nh́n thấy họ sai lầm trong lề lối hành động của họ.

Dưới sự điều khiển của Tướng Loan, guồng máy Kỳ tái tổ chức guồng máy đút lót trong việc buôn lậu á phiện và tạo dựng một tổ chức mà nhiều quan sát viên cho là bao quát hơn là bộ máy mật của Nhu. Nhu lệ thuộc vào các tổ hợp Corse để quản lư hầu hết các đường giây buôn lậu á phiện giữa Lào và Sàig̣n, nhưng các hăng máy bay cho bao thuê bị tống khứ khỏi Lào đầu năm 1965. Điều này khiến bộ máy của Kỳ buộc phải can dự một cách trực tiếp hơn vào việc buôn lậu hơn là mật vụ của Nhu. Qua trung gian các tiếp xúc cá nhân tại Lào, số lượng lớn á phiện tinh lược và thô được chuyên chở từ các phi trường tại Nam Lào, nơi mà chúng được chất lên các máy bay vận tải của không quân dể du nhập vào Nam Việt Nam. Hải Quan Việt Nam cũng bị kiểm soát bởi bộ máy của Kỳ, và một số lượng lớn á phiện được chở thẳng tới Sàig̣n qua các chuyến bay dân sự từ Lào. Một khi á phiện tới thủ đô, á phiện được phân phối tới các động tiên rải rác khắp thành phố đă được cảnh sát của Tướng Loan che chở. Sau cùng, dưới sự kiểm soát của giới thương cảng Sàig̣n, bộ máy của Kỳ có thể kiếm trác lợi lộc lớn bằng cách đóng thuế trên các mặt hàng Corse xuất cảng sang Âu Châu và các mặt hàng Tàu chở sang Hồng Kông. Mặc dầu mặt hàng bạch phiến chiếm phần quan trọng hơn, nhưng bộ máy của Kỳ vẫn quan tâm tới thị trường á phiện nội địa. Dịch lính Mỹ tiêu thụ bạch phiến sẽ chỉ bộc phát năm năm sau này.

Thiệu Nắm Phần Chỉ Huy

Khi thế chính trị của Thiếu Tướng Không Quân Kỳ xuống dốc nhanh chóng, các sĩ quan cao cấp dưới quyền Tổng Thống Thiệu trồi hiện lên như những tay buôn bạch phiến chính tại Nam Việt Nam. Cũng như những vị tiền nhiệm, Tổng Thống Diệm và Thủ Tướng Kỳ, Tổng Thống Thiệu cẩn trọng tránh né liên hệ trực tiếp vào tham nhũng chính trị. Tuy nhiên, người môi giới quyền lực của ông, cố vấn t́nh báo phủ tổng thống Tướng Đặng Văn Quang, dính líu sâu đậm vào những hoạt động mờ ám này. Qua trung gian các sĩ quan cao cấp trong quân đội và hải quân trung tín đối với ông hay đối với Tổng Thống Thiệu, Tướng Quang đă tạo dựng một nền móng quyền lực to lớn. Tuy mạng lưới quốc tế của Tướng Quang có vẻ yếu hơn mạng lượi quốc tế của Kỳ, Tướng Quang kiểm soát hải quân Việt Nam, là đơn vị có một tổ chức tinh vi buôn lậu du nhập một số lượng lớn bạch phiến hoặc bằng cách che chở cho bọn buôn lậu đường biển Tàu hay bằng cách xử dụng chính các tàu chiến hải quân Việt Nam. Ảnh hưởng của Kỳ đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội suy yếu rất nhiều, và sự kiểm soát quân đội giờ này chuyển qua tay Tướng Quang. Giờ này quân đội quản lư hầu hết sự phân phối và bán bạch phiến cho lính Mỹ. Cộng thêm vào đó, một khối dân biểu theo phe Thiệu đă bị tố giác cho dân chúng biết là họ đă tích cực can dự vào việc buôn lậu bạch phiến, nhưng coi bộ họ hành sự một cách độc lập hơn đối với Tướng Quang là đối với quân đội và hải quân.

Ngày 15/6/1971, trong một bản tin của NBC Nightly News, phóng viên của đài này tại Sàig̣n, Phil Brady, nói với khán thính giả toàn quốc là cả Tổng Thống Thiệu lẫn Phó Tổng Thống Kỳ tài trợ cuộc tranh cử của họ bằng buôn lậu bạch phiến. Brady trích dẫn "những nguồn tin hết sức đáng tin cậy" và nói là cố vấn t́nh báo của Tổng Thống Thiệu, Tướng Đặng Văn Quang, là "tay buôn lớn nhất" tại Nam Việt Nam. Tuy phát ngôn viên báo chí của Thiệu phổ biến lời phủ nhận mạnh mẽ và tố cáo Brady "loan tin thất thiệt và bôi nhọ các nhà lănh đạo chính phủ, và như vậy tiếp tay cho địch Cộng Sản," viên chức này không chống đỡ cho Tướng Quang, là người có tiếng là tướng lănh tham nhũng nhất tại Nam Việt Nam khi ông c̣n là tư lệnh Quân Đoàn IV dưới đồng bằng sông Cửu Long.

Vào tháng 7/1969, phóng viên tuần báo Time điện về văn pḥng Nữu Ước bản báo cáo này về hoạt động của Tướng Quang tại Quân Đoàn IV:

Khi ở vùng đó, người ta nói ông kiếm cả triệu bằng cách buôn quan bán chức và hối lộ tiền trong việc sản xuất gạo. Có một vụ nổi tiếng, được mô tả trong hồ sơ tham nhũng cũ của Quang, khi Đại Tá Nguyễn Văn Minh nhận chức tư lệnh Sư Đoàn 21. Ông từng là tư lệnh phó quân đoàn dưới quyền Quang. Trong buổi lễ nhận chức bà vợ của vị tư lệnh bị thay thế đứng lên và hô hoán cho cử tọa biết là Minh đă trả cho Quang 2 triệu đồng (7,300 mỹ kim) để đổi lấy chức vụ này ... Rốt cuộc Quang bị cách chức khỏi Quân Đoàn Bốn v́ áp lực của Mỹ.

Tướng Quang bị thuyên chuyển về Sàig̣n vào cuối năm 1966 và trở nên bộ trưởng kế hoạch và phát triển, một chức vụ ngồi không ăn lương. Không bao lâu sau khi Thiệu được bầu lên làm Tổng Thống vào tháng 9/1967, Quang được bổ nhiệm phụ tác đặc biệt quân sự và an ninh. Tướng Quang trở thành môi giới quyền lực của Tổng Thống Thiệu, và giờ này làm kinh tài một cách bất chính cho guồng máy chính trị của Thiệu cũng giống như Tướng Loan từng làm cho guồng máy chính trị của Kỳ.

Tuy nhiên Tổng Thống Thiệu không tin cậy Quang như Thủ Tướng Kỳ tin cậy Tướng Loan. Loan được ḷng tin cậy tuyệt đối của Kỳ và được giao phó quyền hành vô giới hạn. Thiệu, ngược lại, cẩn thận tạo dựng nhiều trung tâm quyền lực cạnh tranh nhau bên trong guồng máy chính trị của ông để tránh Tướng Quang có quá nhiều quyền lực trong tay. Kết quả là Quang không nắm được các phe nhóm phân mỏng ủng hộ Thiệu như Loan từng nắm guồng máy của Kỳ. Khi quyền hành của bộ máy Kỳ suy yếu sau tháng 6/1968, các phe nhóm của Thiệu điền chám thay thế vào. Trong cuộc thay đổi chính trị này, Tướng Quang nắm lấy lực lượng đặc biệt, hải quân và quân đội, nhưng một nhóm khác của Thiệu, cầm đầu bởi Tướng Trần Thiện Khiêm, cũng nắm lấy đủ quyền lực để dần dần trồi lên như một phe nhóm độc lập. Tuy nhiên, hầu hết các quyền lực và ảnh hưởng thừa hưởng được do sự thất sủng của Kỳ h́nh như hoàn toàn lọt vào phe nhóm Thiệu dưới sự kiểm soát của Tướng Quang.

Có bằng cớ cho thấy một trong nhóm đầu tiên mới, bắt đầu du nhập á phiện vào Nam Việt Nam là các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt hoạt động tại Nam Lào. Vào tháng 8/1971 The New York Times báo cáo có nhiều máy bay chở bạch phiến vào Nam Việt Nam "dính líu tới các lực lượng đặc biệt mật của Nam Việt Nam hoạt động dọc theo mạng lưới Đường Ṃn Hồ Chí Minh tại Lào." "Lực lượng xung kích" thuộc lực lượng đặc biệt đặt căn cứ tại Tỉnh Kontum, bắc Pleiku, có một đoàn trực thăng, vận tải cơ, và máy bay hạng nhẹ thường xuyên bay qua Nam Lào để hoạt động phá hoại và thám thính. Một vài sĩ quan lực lượng đặc biệt nói là tư lệnh của đơn vị này bị thuyên chuyển tới một chức vụ khác giữa năm 1971 v́ can dự sâu rộng vào buôn lậu bạch phiên và sợ nội vụ bị phát giác.

Nhưng các phi vụ bí mật như vậy không mấy hữu hiệu cho việc buôn lậu, và h́nh như guồng máy của Tướng Quang chỉ can dự sâu đậm vào buôn lậu bạch phiến với việc xâm chiếm Cam Bốt vào tháng 5/1970. Lần đầu tiên sau nhiều năm quân đội Việt Nam hành quân bên trong Cam Bốt; các đơn vị Việt Nam đóng chốt các trục lộ giao thông bên trong Cam Bốt, quân đội biệt phái các sĩ quan liên lạc tại Phnom Penh, và các sĩ quan t́nh báo được phép làm việc bên trong vương quốc trung lập cũ này. Quan trọng hơn, hải quân Việt Nam bắt đầu tuần tiễu thường xuyên trên các nhánh sông Cửu Long bên trong Cam Bốt và đặt căn cứ tại Phnom Penh.

Hải Quân Việt Nam: Ngược Lên Sông Lạch

Hải Quân Việt Nam dùng cuộc xâm chiếm Cam Bốt để bành trướng vai tṛ của ḿnh trong vụ buôn lậu bạch phiến, mở thêm một đường giây mà trước nay không đả thông tới được. Ngày 9 tháng 5, một đoàn tàu chiến gồm 110 chiếc Việt và 30 chiếc Mỹ dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Thành Châu, vượt biên vào Cam Bốt, xông tiến lên sông Cửu Long theo đội h́nh chữ V trông rất tráng lệ. Ngày hôm sau chỉ huy trưởng Lực Lượng Giang Đoàn 211, Đại Tá Nguyễn Văn Thông đổ bộ vài trăm toán lính Việt Nam 20 miles phía thượng lưu tại Neak Luong, một bến phà tối hệ trọng nằm trên trục lộ số 1 nối liền Phnom Penh với Sàig̣n. Để lại đàng sau các cố vấn Mỹ tại đó, toán lính Việt Nam tới Phnom Penh ngày 11/5, và ngày 12/5 họ tới Kompong Cham, nằm cách thủ đô Cam Bốt 70 miles về phía bắc, và như vậy là hoàn toàn đả thông sông ngạch để tùy nghi xử dụng. Được các quảng cáo gia hải quân trưng lên như là một chiến tích và một "đoàn tàu quân sự nhân đạo", đoàn tàu này, theo nguồn tin bên trong của hải quân Việt Nam, c̣n có đặc điểm là chở lậu một số lượng lớn á phiện và bạch phiến vào Nam Việt Nam.

Một cộng sự viên của Tướng Quang, cựu tư lệnh hải quân Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, nổi bật lên trong cuộc xâm chiếm Cam Bốt. Phó Đề Đốc Cang từng là một bạn thân của Tổng Thống Thiệu từ ngày hai người cùng theo học Trường Hàng Hải tại Sàig̣n (khóa năm 1947). Khi Đề Đốc Cang bị cách chức tư lệnh hải quân năm 1965, sau khi bị buộc tội bán các đồ viện trợ dành cho các nạn nhân băo lụt cho bọn buôn chợ đen thay v́ phân phát cho các dân di cư đói khát, Thiệu đă can thiệp để tránh cho ông khỏi bị đưa ra ṭa và bổ nhiệm ông vào một chức vụ ăn không ngồi rồi.

Các nguồn tin từ bên trong hải quân Việt Nam nói là mạng lưới buôn lậu bạch phiến và á phiện từ Cam Bốt về Nam Việt Nam được giao phó cho giới sĩ quan cao cấp hải quân ngay sau khi hải quân Việt Nam cập bến tại Phnom Penh. Các kiện hàng được che chở chuyển từ tay này qua tay khác cho tới khi xuống hàng tại Sàig̣n: trạm giao liên đầu tiên là từ Phnom Penh đến Neak Luong; tiếp đến, từ Neak Luong đến Tân Châu, ngay bên trong nội địa Nam Việt Nam; kế tiếp, từ Tân Châu đến B́nh Thủy. Từ đó bạch phiến được chở tới Sàig̣n trên nhiều loại tàu hải quân và dân sự.

Khi cuộc hành quân Cam Bốt đến hồi kết thúc vào giữa năm 1970, tổ chức buôn lậu của hải quân (từng đem vào một số lượng hạn định vàng, á phiện và những mặt hàng mờ ám khác vào Việt Nam từ 1968) bành trướng mạnh thêm.

Đại tá hải quân Lâm Ngươn Tánh được bổ nhiệm phó tư lệnh hành quân của hải quân tháng 8/1970. Ông cũng đồng khóa với Thiệu tại Trường Hàng Hải (khóa năm 1947). Ông th́nh ĺnh bị cách chức tham mưu trưởng hải quân năm 1966. Các nguồn tin bên trong hải quân nói là giới chức cao cấp sĩ quan hải quân dùng ba căn cứ hải quân tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá hải quân Lâm Ngươn Tánh - Rạch Sỏi, Long Xuyên, và Tân Châu - như là những địa điểm xuống hàng bạch phiến đưa vào Việt Nam từ các tàu đánh cá Thái và các thuyền tam bản Miên. Từ ba căn cứ này, bạch phiến được chuyển lậu tới Sàig̣n trên các vận tốc đỉnh PCF. Khi bạch phiến được chở tới Sàig̣n trên các tam bản dân sự hay tàu đánh cá thông thường, th́ các đơn vị hải quân bảo vệ cho các chuyến tàu bè này.

Tuy các sự đề pḥng này phải nói là khá chu đáo, nhưng các biến cố và quyết định ngoài sự kiểm soát của Tướng Quang đưa tới một phát giác ô nhục được phô bày trước công chúng. Ngày 25/7/1971, toán cảnh sát chống bạch phiến Việt, với sự trợ giúp của các nhân viên Thái và Mỹ, bẻ gẫy một tổ hợp lớn người Tàu thuộc bang Triều Châu, bắt giam 60 tay buôn lậu bạch phiến, và tịch thâu một số lượng bạch phiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam - 51 kílô bạch phiến và 334 kílô á phiện. Được giới báo chí tuyên dương như một thắng lợi lớn của chính phủ Thiệu trong nỗ lực chống bạch phiến, các cuộc bố ráp này thật ra gây lúng túng cho Thiệu v́ đă phát giác phần nào tổ chức buôn lậu của hải quân.

Quân Đội Việt Nam: Buôn Á Phiện

Trong khi hải quân Việt Nam nhập cảng á phiện, các thành viên thân Thiệu trong quân đội Việt nam (QLVNCH) quản đốc phần phân phối và bán bạch phiến cho các binh lính Mỹ trong nội địa Nam Việt Nam. Nhưng thay v́ để cho các sĩ quan của ḿnh nắm các sắc diện lộ liễu của dịch vụ, các chóp bu của QLVNCH khôn khéo làm việc với các tay buôn Tàu Chợ Lớn. Do đó, một khi các kiện hàng bạch phiến nhập cảng lậu vào nước hoặc do chính quân đội hoặc do các con buôn Tàu dưới sự bao che của quân đội--chúng thường được giao cho các con buôn Chợ Lớn để được đóng thành gói và chuyên chở. Từ Chợ Lớn, các tay lái buôn Tàu và Việt rải ra khắp cùng nước, giao các lố hàng từng mấy kí lô bạch phiến cho các tư lệnh vùng từ Cà Mâu đến Khu Phi Quân Sự. Tại ba trong bốn vùng quân sự, sự phân phối tại địa phương được giám sát và bao che bởi các sĩ quan cao cấp. Trong Đồng Bằng sông Cửu Long (Quân Đoàn IV) sự mua bán được kiểm soát bởi các đại tá trung kiên của Tướng Quang; tại trung phần (Quân Đoàn II) sự phân phối bạch phiến đă trở nên một đề tài tranh chấp giừa hai vị tướng lănh trung kiên của Tổng Thống Thiệu, cựu tư lệnh QĐ II Tướng Lữ lan và đương kim tư lệnh Tướng Ngô Dzu; và tại phần cực bắc (Quân Đoàn I) việc mua bán được điều khiển của các tư lệnh phó quân đoàn. Tháng 6 năm 1971, cố vấn chỉ huy trưởng cảnh sát Mỹ nộp một văn thư về sự liên hệ của Tướng Ngô Dzu trong việc mua bán bạch phiến mô tả sự liên hệ giữa các con buôn lậu Tàu Chợ Lớn và các tướng lănh Việt:

"Bản Doanh Bộ Tư Lệnh Quân Sự Hoa Kỳ, Việt Nam KBC San Franscisco 96222 Văn Pḥng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng, CORDS MACCORDS-PS ngầy 10 tháng 6 năm 1971

Văn Thư Lưu Trữ, Đề Tài: Tố Giác Vụ Buôn Bạch Phiến

1. Một nguồn tin kín đă báo cho Cơ Quan này là thân phụ của Tướng Dzu, Tư Lệnh QĐ2, đang buôn lậu bạch phiến với ông Chánh, một người gốc Tàu ở Chợ Lớn.

2. Thân phụ của Tướng Dzu cư ngụ tại Qui Nhớn. Ông Chánh thường hay từ Sàig̣n tới Qui Nhơn bằng Air Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng bằng máy bay riêng của Tướng Dzu. Ông Chánh hoặc đi một ḿnh, hoặc cùng với những người gốc Tàu khác. Khi tới Phi Trường Qui Nhơn, thường có một toán hộ tống gồm có An Ninh Quân Đội và/hay Quân Cảnh tới đón ông Chánh; rồi ông được hộ tống đến nhà thân phụ Tướng Dzu, tại đó ông giao đổi từng kí lô bạch phiến lấy tiền mặt đô la Mỹ. Ông Chánh thường ở lại Qui Nhơn đôi ba ngày, và ông ngụ tại Khách Sạn Ḥa B́nh trên đường Gia Long, Qui Nhơn. Khi ông Chánh trở về Sàig̣n ông cũng được hộ tống từ Phi Trường Tân Sơn Nhất.

3. Cảnh Sát Quốc Gia tại Qui Nhơn, đặc biệt các nhân viên cảnh sát phục vụ tại phi trường, đều hay biết các hành động giữa thân phụ Tướng Dzu và ông Chánh, nhưng họ sợ hoặc báo cáo hay điều tra các vi phạm này e rằng họ sẽ bị trở thành vật tế thần nếu họ làm như vậy.

4. Ông Chánh (tục gọi là Mũi Đỏ) là một người gốc Tàu ở Chợ Lớn trạc tuổi 40.

[kư tên] Michael G. McCann, Giám Đốc Public Safety Directorate CORDS

Sau khi các kiện hàng bạch phiến được đưa tới các thành phố hay các căn cứ QLVNCH cạnh bên các cơ sở Mỹ, bạch phiến được bán cho các binh lính Mỹ qua trung gian một mạng lưới các tay lái dân sự (các cô người làm quét dọn pḥng ốc, các người bán hàng ngoài đường, các mụ tú bà, và các trẻ nít bụi đời) hay bởi các sĩ quan cấp bậc thấp. Tại Sàig̣n và quanh các Quân Đoàn hầu hết thị trường bạch phiến được quản trị bởi các mạng lưới dân sự, nhưng khi các binh lính Mỹ di chuyển xa khỏi thủ đô tới các căn cứ hỏa lực hẻo lánh dọc theo biên giới Lào và vùng Phi Quân Sự, vai tṛ của các tay buôn quân đội trở nên chính yếu hơn.

Guồng Máy của Khiêm: Tất Cả trong Gia Đ́nh

Sau bốn năm biệt xứ v́ lư do chính trị tại đài Loan và Mỹ, Khiêm hồi hương tháng năm 1968 và được chỉ định vào chức bộ trưởng nội vụ trong nội các tổng thống Thiệu. Khiêm, có lẽ một lănh tụ quân sự Việt Nam bất thường nhất, khởi công xây dựng một thế lực cho riêng ḿnh, trở nên thủ tướng năm 1969. Tuy Khiêm có một quá tŕnh phản bội các đồng minh của ḿnh khi phù hợp với mục tiêu riêng, tổng thống Thiệu đang kèn cựa tranh chấp ngầm với phó tổng thống Kỳ, và có lẽ bổ nhiệm Khiêm v́ ông cần đến tài lèo lái chính trị vô song địch của Khiêm. Nhưng trước tiên với tư cách bộ trưởng nội vụ rồi kế đó kiêm thủ tướng, Khiêm bổ nhiệm các anh em họ hàng vào các văn pḥng sinh lợi trong các cơ quan hành chánh dân sự và bắt đầu xây dựng một tổ chức chính trị càng ngày càng biệt lập. Tháng 7 năm 1968 ông bổ nhiệm em vợ của ông vào chức vụ đô trưởng Sài G̣n. Ông dùng ảnh hưởng lớn mạnh của ông để đặt để em trai, Trầng Thiện Khởi, vào chức vụ trưởng pḥng Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan, một em trai khác vào chức vụ giám đốc thương cảng Sài G̣n và em họ vào chức vụ phó tổng trấn Sài G̣n Sau khi lên nắm chức thủ tướng năm 1969, Khiêm đă có thể bổ nhiệm một thân thuộc bên vợ vào chức vụ tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia.

Một trong những người quan trọng nhất trong guồng máy của Khiêm là em ông, Trần Thiện Khởi, trưởng pḥng Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan. Không bao lâu sau khi các cố vấn nhà đoan Mỹ bắt đầu làm việc tại Phi Trường Tân Sơn Nhất năm 1968, họ phúc tŕnh các hồ sơ về tệ trạng trầm trọng và khuyến cáo các viên chức Việt Nam ra tay chỉnh trang. Tuy nhiên, theo như lời của một viên chức Mỹ phát biểu, "Họ vừa mới khởi sự dọn dẹp khi em ông Khiêm tới, và sau đó mọi sự đều được thảy qua cửa sổ." Trưởng pḥng Chống Gian Lận Trần Thiện Khởi giao cho phó trưởng pḥng của ḿnh làm công việc nhơ nhuốc, và hai người cùng nhau đ́nh chỉ mọi công việc chỉnh đốn có tính cách hữu hiệu. Viên phó trưởng pḥng này đă được mô tả cách sống động trong một bản báo cáo của cảnh sát trưởng Mỹ năm 1971:

Y nghiện thuốc phiện tốn phí khoảng 10 ngàn đồng một ngày [$35] và lê lết các động tiên ông địa phương theo một thời khóa biểu đều đặn. Y đă từng bị truy tố về nhiều tội phạm nghiêm trọng khoảng hai năm trước nhưng vụ đút lót và bề thế chính trị, đă được tha bổng. Khi y nắm chức vụ này y nghèo rách mồng tơi, nhưng bây giờ đă trở nên giàu có và cấp dưỡng hai ba bà vợ.

Bản báo cáo mô tả trưởng pḥng Khởi như "một vai chính trong vụ buôn á phiện" đă phá hoại nỗ lực đặt đ một đội toán chống buôn thuốc phiện trong Phân Bộ Chống Gian Lận. Dưới sự lănh đạo của Khởi, các vụ nhập cảng lậu vàng và á phiện đă trở nên lộ liễu đến đ vào tháng hai năm 1971 một cố vấn nhà đoan Mỹ đă báo cáo là "...sau ba năm họp hành kiểu này và vô số chỉ thị ban bố từ mọi cấp, công việc của Nhà Đoan tại phi trường đă tới mức độ các nhân viên Nhà Đoàn Việt Nam chỉ c̣n là tay sai của các con buôn lậu..." Bản báo cáo tiếp tục mô tả sự liên kết giữa các viên chức nhà đoan và một nhóm tay buôn lậu chuyên nghiệp coi như chúng nắm phần điều hành phi trường:

Trong thực tế, các viên chức nhà đoan coi bộ hết sức chiều ḷng bọn buôn lậu này và không những tháp tùng chúng qua các trạm kiểm soát mà c̣n đưa rước chúng ra tận xe taxi. Lối xử này ban bố cho dịch vụ một vẻ hợp lệ để tránh sự can thiệp có thể xảy ra do bởi một viên chức nhà đoan hay một cảnh sát viên mới vào nghề không thông thạo lề lối làm việc ở đây.

Một con buôn lậu quan trọng nhất tại Tân Sơn Nhất là một mụ đàn bà với các liên hệ chính trị đáng nể:

"Một trong những vấn đề lớn nhất tại phi trường từ khi các Cố Vấn thoạt tới đây và đề tài của một trong những bản báo cáo đầu tiên là Bà Chín, hay Chín Mập. Tên này hợp với bà ta v́ bà to xác đủ để có thể dễ nhận diện trong bất cứ nhóm người nào ... Mụ này chỉ huy một nhóm 10 hay 12 phụ nữ luôn có mặt tƠi mọi chuyến bay tới từ Lào và Singapore và họ tiếp nhận hầu hết các kiện hàng tới trong các chuyến bay này mà không ai đi theo ... Khi Bà Chín rời khỏi khu vực nhà đoan, bà như một con vịt mẹ dẫn đầu một đàn vịt con có 8 đến 10 phu khuân vác theo sau để chất các kiện hàng lên các xe taxi đang chờ đợi ...

Tôi nhớ một lần ... vào tháng bảy năm 1968 khi một phi cơ từ Lào tới ... tôi ngỏ ư muốn có cùng loại thuốc bắc Tàu mà bà này tiếp nhận và đă đem đi. Một trong số viên chức nhà đoan mới mở một trong các gói hàng và t́m thấy không phải là thuốc mà là các sấp vàng lá... Sự việc này được tŕnh lên ông tổng giám đốc nhưng trưởng pḥng Khu 2... nói là tôi chỉ phỏng đoán và tôi không nên cáo buộc Bà Chín làm bậy. Tôi nêu lên điều này để cho thấy bà này được bao che bởi mọi cấp trong Nhà đoàn của Chính Phủ Miền Nam."

Tuy là hầu hết các viên chức nhà đoan đều nhận các tiền mua chuộc từ các con buôn lậu, các cố vấn nhà đoan Mỹ tin là chức vụ của trưởng pḥng Khởi hưởng lợi tài chánh nhiều nhất. Trong khi các trưởng pḥng phân bộ chỉ nhận tiền mua chuộc của các thuộc viên, quyền lực thi hành luật pháp cho phép ông nhận các chia chác từ mọi phân bộ trong ngành đoan. V́ chưng một viên chức bé nhỏ như trưởng pḥng thâu thuế tại nhà kho kiện hàng Tân Sơn Nhất chia chác 22 ngàn đô một tháng cho cấp trên, lợi tức của trưởng pḥng Khởi phải là kếc xù.

Đầu năm 1971, các cố vấn nhà đoan Mỹ vận dụng nỗ lực để thay viên phó trưởng pḥng, nhưng trưởng pḥng Khởi rất khôn khéo trong việc bao che cho viên phó trưởng pḥng của ḿnh. Vào tháng ba, các viên chức Mỹ tại Vientiane biết được là Dân Biểu Phạm Chí Thiện sẽ đáp máy bay đi Sài G̣n mang theo bốn kí lô bạch phiến và báo cáo tin này đến Sài G̣n. Khi các cố vấn nhà đoan Mỹ yêu cầu Phân Bộ Chống Gian Lận chận bắt (các viên chức Mỹ không có quyền bắt giam), trưởng pḥng Khởi giao việc bắt bớ này cho viên phụ tá nghiện á phiện. "Người Hùng" sau này được gắn huy chương ân thưởng "thành quả" này của anh ta, và các cố vấn nhà đoan Mỹ, đang khi họ vẫn t́m cách sa thải hay thuyên chuyển anh này, đă phải cắn răng dự buổi tiếp tân mừng y.

Bực dọc trong bao nhiêu tháng v́ thái độ thờ ơ của sứ quán Mỹ và thái độ gian dối của giới chức Việt, các thành viên của đội toán cố vấn Mỹ tại nhà đoan lấy quyết định đưa sự vụ ra công luận Mỹ. Các bản sao của các cố vấn nhà đoan Mỹ trích dẫn trong phần trên được tiết lộ cho giới báo chí và trở nên nền tảng cho một bài viết xuất hiện trên trang đầu của nhật báo the New York Times ngày 22 tháng 4 năm 1972, dưới hàng tít, "Phi Trường Sài G̣n, Thiên Đường của Bọn Buôn Lậu."

Phản ứng phiá Mỹ bộc phát tức th́. Washington phái thêm cố vấn nhà đoan làm việc tại Tân Sơn Nhất, và Sứ Quán Mỹ cuối cùng đ̣i chế độ Thiệu phải hành động. Tuy nhiên khởi đầu chính phủ Sài G̣n lạnh nhạt đối với đ̣i hỏi của Sứ Quán Mỹ phải lành mƠnh hóa Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan. Chỉ đến khi vấn đề nhập cảng lậu trở nên một trái banh giữa phe Khiêm và phe Thiệu, giới chức Việt mới tỏ ra quan tâm giải quyết vấn đề này.

The Politiques of Heroin in SEA
Alfred W. McCoy (1973)
Harper Colophon Books
Adam Sadowski chuyển tới

generalhieu