Từ Tổng Trấn Sàigòn Bước Sang Tư Lệnh Quân Đoàn III

Sàigòn "Không Ngủ Yên"!

Trước tiên tôi muốn đuợc dịp viết để nhắc lại tên một thành phố thân quen, chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm đáng ghi nhớ của hết thẩy mọi người; Đó là Sàig̣n, thủ-đô của miền nam, trong thời kỳ thanh b́nh với hai mùa mưa và nắng ấm. Hơn thế nữa, điều tôi muốn ghi nhận đặc biệt ở đây là một Sàig̣n “không ngủ yên” trong những tháng ngày trước và sau Tết Âm-lịch năm Tân-hợi, 1971.

Lúc nghĩ được ra cái đề tựa này tôi cảm thấy được đôi chút thoải mái, v́ muốn tránh không trùng hợp với “Mặt trận ở Sàig̣n”; Một bài viết, Bút-kư được đăng trên Đặc-san Tŕnh Bầy số 34 cùng năm (71), của Nhà văn, Bác-sĩ Trung-úy Ngô-thế-Vinh (Một đồng môn, cựu học-sinh CVA). Tôi nhớ đă gặp tác-giả (nhưng không có dịp nói chuyện) vào đầu tháng 4 năm 72 tại Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân Đoàn III, lúc đó đang tạm đóng tại Lai-khê (chứ không gặp tại ‘Mặt trận’ ở Sàig̣n !); Nơi đây đồng thời cũng là BCH Hậu cứ của SĐ 5 Bộ Binh.

Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù lúc đó được Bộ TTM điều động về Quân Đoàn III, nhằm yểm trợ cho chiến trường B́nh-long; Đặc biệt là phối hợp với các đơn vị bạn để tiến vào giải tỏa Thị trấn An-Lộc. Bác-sĩ Trung úy Ngô-thế-Vinh, trong chức vụ Y-sĩ trưởng của đơn vị, đă tháp tùng vị Liên Đoàn trưởng, Trung tá Phan-văn-Huấn, và TMT kiêm Phụ tá Hành quân, Thiếu tá Nguyễn-văn-Lân; đến căn cứ Lai-khê tham dự buổi họp hành quân tại BCH Tiền phương QĐ III, trước khi theo Toán nhẩy vào vùng mặt trận An-Lộc, lúc đó đang xẩy ra những cuộc giao tranh đẫm máu với cường độ pháo kích từ 5 đến 6000 trái đạn trong một ngày, của quân CS Bắc việt; Đă được coi là khốc liệt nhất từ trước tới giờ. Kề từ bận đó trở đi tôi không có dịp nào khác để gặp lại tác-giả Ngô-thế-Vinh.

Sau này mới biết anh cần phải có mặt tại ‘hậu phương’ thủ-đô, v́ một vấn đề liên quan đến pháp đ́nh ở Sàig̣n; do nội dung của một bài viết, thuộc loại ‘Bút kư’ mang tựa đề là 'Mặt Trận ở Sàig̣n', như vừa được nhắc tới. Trong mục ‘Thay lời tựa’ của nhà xuất bản Văn-nghệ lúc đó, có đoạn viết như sau :"Nhà văn Ngô-thế-Vinh, tác-giả truyện dài “Ṿng Đai Xanh” vừa nhận được giải thưởng Bộ môn Văn trong giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc 1971 trước Tết, th́ sau Tết lại nhận được trát gọi ra Ṭa về bài “Mặt Trận Ở Sàig̣n..” với lư do được viện dẫn là “..Làm suy giảm kỷ luật, tinh thần chiến đấu của quân đội" …. Do sự vắng mặt của tác-giả tại đơn vị, và cũng để phần công vụ không bị gián đoạn; Bác-sĩ Quân y Trung-úy Lê-thanh-Châu, lúc bấy giờ đă được tức khắc (?) bổ nhiệm về để thay thế, phục vụ tại LĐ 81 Biệt cách Dù.

Tiêu đề ‘Sàig̣n không ngủ yên’ được dùng để miêu tả một thành phố thân quen đang chập chờn trước giấc ngủ v́ những xáo trộn (như đă từng xẩy ra trước kia) đang lại tái diễn trên đường phố. Chứng kiến được cái h́nh ảnh đó chắc chắn người dân Sàig̣n khiến không khỏi liên tưởng đến nhiều hoạt cảnh các Sư, Săi cầm đầu những cuộc biểu t́nh hô hào “Cứu nguy Đạo Pháp”… Kể từ dạo đó, sau Cách mạng tháng 11- 63, xuất hiện thêm những vụ SV, HS xuống đường đ̣i xóa bỏ Hiến chương Vũng tàu, sản phẩm của Hội Đồng QN Cách Mạng. Tiếp theo, vở tuồng cũ vẫn được tái diễn với những cuộc tụ tập đông đảo của vài nhóm người trong những buổi thuyết Pháp thuộc các tổ-chức Phật giáo ‘không ḥa thuận’ lẫn nhau, lần lượt xẩy ra tại Viện Hóa đạo và VN Quốc-tự v…v… Thử hỏi Iúc bấy giờ có ai đă nghĩ được rằng chính những biến động tương tự như vậy ở hậu phương đă tạo thêm cơ hội thuận tiện cho các phần tử VC nằm vùng lén đưa vũ khí, chất nổ và các nhóm đặc công của chúng xâm nhập vào nội thành ngày càng thêm dễ dàng (?).

Đồng bào ai nấy vẫn c̣n nhớ, một sự kiện đă được ghi đậm nét đen tối trong lịch sử dân tộc, đó là biến cố Tết Mậu-Thân 68; CS Bắc việt và Mặt trận GPMN thảm sát hơn 6 000 đồng bào vô tội ở Cố đô Huế. Điều mà dư luận không thể hiểu nổi, sự xáo trộn chính trị ở hậu phương Sàig̣n, lại vẫn thường được tái diễn; không khác những ǵ đă xẩy ra trước kia. Mỗi ‘sự kiện’ cũng vẫn lại được bất đầu bằng mọi cách xách động dân chúng, những người nhẹ dạ, kêu gọi tụ họp, hô hào mít tinh; cuối cùng để dẫn đến biểu t́nh của vài nhóm người quá khích (Tất nhiên không sao tránh khỏi có xuất hiện phía đằng sau bởi những tay đạo diễn, thầy dùi loại con buôn chính trị thời bấy giờ). Vài sự việc xẩy ra khoảng gần cuối năm 70 tại thủ-đô, lại trùng hợp với t́nh h́nh chiến cuộc lúc bấy giờ đang được hy vọng sẽ nhanh chóng tiến tới hồi kết thúc. Giới quan sát viên quân sự chú ư vào kết quả khả quan thu lượm được từ những cuộc Hành Quân Ngoại Biên. Cuộc hành-quân đại quy mô này được mang tên Chiến dịch Toàn-thắng, lúc đó được khởi sự với mục đích “Lùng và giệt địch”; Do sự phối hợp đặc biệt giữa hai Quân khu, QK 3 và QK 4; nhằm tiến đánh vào ngay cơ sở Hậu cần VC với chủ đích đẩy những cuộc giao tranh ra khỏi vùng lănh thổ VNCH. Địa điểm này được địch tự coi là ‘mật khu an toàn’ của chúng; Nằm dọc theo vùng biên giới Miên-Việt. Theo nhận định của các Quan sát viên quốc-tế, đó là nơi ém quân của những đại đơn vị bộ đội chính quy do CS Bắc việt vận chuyển vào nam lén lút theo đường ṃn HCM. Những vị-trí này, lúc đó cũng được luân phiên dùng làm địa điểm cho Bộ chỉ huy (di động) của Trung ương Cục miền Nam (tức Cục R) của tập đoàn CSVN.

………..

Vào thời điểm đó, Sàig̣n “không ngủ yên” v́ những cuộc xuống đường của Thương phế binh; Đó là những quân nhân quả cảm đă anh dũng hy sinh ít nhiều một phần thân thể, trong nghĩa vụ bảo vệ quê-hương đất nước. Tất nhiên chính phủ VNCH, lúc bấy giờ đă có nguyên một Bộ Cựu Chiến binh đặc biệt quan tâm, lo lắng đến thành phần Thương phế binh và Cô nhi Qủa phụ. Theo dơi sự kiện, dân chúng nhận thấy có hai nhóm TPB chính, tương đối quy tụ được khá đông người tham dự lúc đó. Một nhóm được cầm đầu bởi TPB Nguyễn-Rô, nhóm thứ hai dưới sự hướng dẫn của TPB Nguyễn-bỉnh-Thinh; bấy giờ c̣n được biết với cái tên khác là “Nhà văn An-Khê” (?). Tiếp theo những diễn tiến trong các buổi hội họp, thảo luận cùng với đại biểu TPB, Bộ Cựu Chiến binh đă đáp ứng hầu hết những yêu sách của tập thể này. Đồng thời Bộ cam kết nhắc nhở Khối Gia cư xúc tiến nhanh việc cấp phát nhà ở và Nha Chỉnh h́nh phải hoàn tất ngay những dịch vụ cần thiết cho TPB, như gắn chân, tay gỉa, cấp phát xe lăn cho mỗi người v…v…

Tuy nhiên một số cuộc biểu t́nh tương tự vẫn c̣n tiếp diễn sau đó. Theo dư luận, có thể các hành động này đă được chuyển qua một chiều hướng không giống trước đó. Mặc dầu họ vẫn trương biểu ngữ của hai nhóm TPB này, nhưng có sự tham dự thêm của một số xe Lam. (Có thể là loại xe ba bánh được cấp phát qua chương trinh ‘bán trả góp’ mang tên “Hữu sản hóa xe Lam ba bánh- Đợt tự chủ”; do ‘ông Phó’ đứng ra tổ chức). V́ thế trong dân chúng đă có lời đồn đăi, x́ xầm kiểu ‘Bà Tám’ rằng: “Đấy chắc là ngón đ̣n do ông số 2 chơi ông số 1“ ?

Qua báo cáo của lực lượng Cảnh sát Công lộ th́ trong mỗi nhóm biểu t́nh, có chừng vài người tập tễnh chống nạng, hoặc ngồi xe lăn; c̣n tất cả đều b́nh thường, bao gồm một số đông là đàn bà và con nít. Thêm một chi tiết nữa được ghi nhận là trong số những ‘Phế binh’ ngồi trên xe Lam, phần lớn thuộc loại khuyết tật bẩm sinh (!). Một thời gian ngắn sau đó, Sàig̣n lại rộ lên một hiện tượng Thương phế binh “Cắm Dùi”! Khí thế của phong trào này tương đối khá mạnh nhờ núp dưới danh nghĩa TPB như vừa kể. Thứ nữa lực luợng Cảnh sát Công lộ chưa nhận được lệnh rơ rệt để có thể can thiệp thích ứng và kịp thời ngay lúc bấy giờ. Với mục đích là “cắm dùi”, nên nhóm người biểu t́nh dành chiếm những khoảng đất trống, khang trang ở hai bên lề đường, kể cả chỗ sát với hàng rào các biệt thự tư gia. Thậm chí có những nơi vỉa hè rộng răi chỗ được tráng xi măng, cũng bị những người trong nhóm chiếm cứ để chia chác cho nhau. ‘Chiến dịch cắm dùi’ của TPB lúc đó hầu hết đă lan tràn tại một số những địa điểm; rơ rệt nhất như tại khúc đường Hồng thập tự (gần khu Bảo sanh viện Từ-dũ) tới khúc đường rầy xe lửa gần rạp Cải lương Kim-chung); Khúc đất chống dọc Lư-thái-tổ (men theo hàng rào trước kia thuộc khu Ủy hội Quốc-tế dẫn tới trường Đại-học Khoa-học); đường Nguyễn-tri-phương, Trần-quốc-toản, Vơ tánh (chợ-lớn), đại lộ Hùng vương, v…v… Nhóm người này đem theo que, gậy và giây nhợ để hễ cứ chiếm được đến đâu là ‘Lô đất’ đó họ cắm cọc, căng dây để ‘xí phần’ đến đó. Cẩn thận hơn nữa, họ c̣n gắn thêm một miếng b́a các-tông, phía bề mặt được viết nguệch ngoạc (cho chắc ăn như bắp) tên một TPB, thí dụ như Vơ-văn-‘X’ hay Hùynh-văn-‘Z’ …Có điều chắc chắn là phải đi kiếm hai ông ‘lănh đạo’ Nguyễn-Rô hay Ng. bỉnh-Thinh th́ mới biết là tên Phế binh ghi trên là thật hay gỉa? Lúc bấy giờ có nhiều ‘lô’ (đất) mà diện tích chỉ che kín vừa vặn khoảng ba bốn chiếc chiếu, bỗng nhiên ngay trước Tết Tân-hợi nơi đây được trở thành những Quán ăn nhậu có đèn mầu, c̣n kèm thêm ca nhạc phát thanh qua máy thu băng. Thậm chí có những bản tân nhạc c̣n ‘nóng hổi’ vừa do những ca-sĩ nổi tiếng mới tŕnh diễn trên đài truyền h́nh hoặc các pḥng trà, ca nhạc tại Sàig̣n. Nhiều địa điểm ‘giải khát’ như vừa kể, tất nhiên có thể đă biến thành những quán ‘bia ôm’, một cách dẫn mối măi dâm trá h́nh.

Các ‘bất động sản’ thuộc thể loại này, mặc dù không hề được đăng bộ vă lưu trữ trong họa đồ Thiết kế Đô-thị Thành-phố Sàig̣n Chợ-lớn, nhưng vẫn lén lút được sang nhượng dưới danh nghĩa của nhóm TPB. V́ thế chỉ trong một thời gian ngắn, các địa điểm này được nhanh chóng chuyển qua tay một ‘sở hữu chủ’ khác, với một số tiền mặt, trị giá có thể lên tới hàng chục ngàn lúc bấy giờ.

………..

Từ câu chuyện khởi đầu, tập thể Thương phế binh lên tiếng để bênh vực quyền lợi của họ, đến việc TPB biểu t́nh “chiếm đất cắm dùi”, bỗng dưng gây nên ít nhiều sáo trộn trong cảnh sinh-hoạt b́nh thường hàng ngày của thành phố. Sự kiện này lẽ tất nhiên, đă gây ảnh hưởng bất lợi cho một hậu phương đang đ̣i hỏi phải được tích cực duy tŕ sự ổn định, nhất là về mặt chính-trị; Trong khi tại tiền tuyến, bọn CS Bắc việt vẫn không từ bỏ gia tăng cuộc chiến tranh xâm lược trong mưu đồ; Theo đúng chủ trương của Hồ-chí-Minh đă vạch sẵn là phải “Bằng mọi giá, phải chiếm cho được miền Nam để có dịp bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản trên toàn cơi đất nước VN ! ”.

* * *

Trong thời gian Thương phế xuất hiện binh biểu t́nh tại Sàig̣n; chúng tôi được lệnh ở nhiệm sở phải theo dơi mọi diễn biến xẩy ra suốt 24 giờ trong ngày. Do đó vào giờ làm việc, chúng tôi phải mở sẵn máy âm thoại Motorolla, theo dơi sát các diễn tiến bằng tần số làm việc của Cảnh-lực (của lực lượng Cảnh-sát Công lộ thuộc Đô-thành Sàig̣n và Chợ-lớn). Qua tin tức được kiểm thính, Cảnh-sát Công lộ có bổn phận báo cáo, ngay từ lúc sơ khởi, những địa điểm tập trung của các nhóm TPB, trước khi xẩy ra cuộc tuần hành trên đường phố. Họ thường tụ họp tại những nơi tương đối xa khu trung tâm thị tứ; Lúc th́ tại vùng Phú thọ Ḥa, khi th́ đường Nguyễn-văn-Thoại, hay hoặc Ngă ba Ông Tạ .v…v…Tuy nhiên, theo “chiến thuật’ do phe nhóm hoạch định, mỗi cuộc tuần hành chỉ được xẩy ra khi đă đạt tới một con số thành viên đáng kể; như thế mới tạo nên được một ‘khí thế hùng hậu’ cho nhóm biểu t́nh.

Bỗng dưng một hôm, có thêm một sự kiện khá quan trọng đă xẩy ra, khiến tôi vẫn c̣n nhớ; Đó là việc xuất hiện của một nhóm, khoảng hơn một trăm TPB, kéo nhau lên tận khu nhà Thờ Đức Bà Sàig̣n, để tập họp, mít tinh. Ngay khi văn pḥng nhận được báo cáo từ Cảnh-sát Công lộ, tôi vội tức khắc vào tŕnh với Xép. Chỉ một lát sau, trong khi chúng tôi c̣n đang chăm chú nghe đài vô tuyến, th́ chợt có tiếng điện thoại reo vang, Tôi là người ngồi gần máy nhất, nên tiện tay nhấc ống nghe:

--“ A lô, Tr/U Th., Văn pḥng Tư Lệnh, tôi nghe đây!”

--“ A lô, Đ/T Nh. đây, Th. đó hả. Xếp mới nói chuyện với moa xong, vào tŕnh Xếp là có Đ/T Nh. gọi lại”.

--“ Dạ, xin Đ/T giữ đầu máy.”

Tôi vội gơ cửa vào văn pḥng tŕnh xếp, đoạn hấp tấp quay ra. Nhưng chưa ngồi được nóng chỗ th́ đă nghe tiếng chuông điện báo hiệu kêu SQ Tùy-viên; Tôi cầm lấy quyển sổ tay rồi nhanh chân mở cửa pḥng.buớc vào.

Xếp, trên tay vẫn c̣n đang cầm ống nghe, quay qua bảo tôi:

--“ Anh kêu tụi nó sửa soạn xe cho tôi đi ngay; chỉ cho một chiếc Honda hộ tống đi theo, để xe jeep ở nhà. Khi nào sẵn sàng, th́ vào cho tôi hay.” – Vừa dứt lời, Xếp tiếp tục nói qua máy điện thoại:

--“ Nh. à, bọn ḿnh gặp nhau ở phía sau nhà Thờ. Anh đến đó trước chờ tôi nghen”.

Kết quả là thầy tṛ Xếp và các viên chức tháp tùng Xếp thuộc loại VIP (gồm Đô-trưởng, Giám-đốc, Chánh-Sở, Chỉhuy trưởng…v…v) cùng dắt nhau ra đứng cho có mặt tại trước Dinh Tổng-thống; Quan sát đám TPB mít tinh, đang tụ tập tại công viên có tượng Giáo-sĩ Bá-đa-Lộc, tọa lạc trước Bộ Ngoại Giao (khu đất đối diện sau hông nhà Thờ Đức Bà Sàig̣n).

…….

Thấy cảnh vật đă ngả mầu trong tia nắng xế chiều, tôi ngưng theo dơi nhóm người biểu t́nh, bước lại gần và nói khẽ với Xếp:

-- “Thưa Xếp, đă đến giờ cơm chiều, tôi xin chỉ thị để kêu lính về tư gia lấy bánh ḿ ?” Ông đưa mắt nh́n tôi biểu đồng t́nh, đoạn quay qua nói với Đ/T. Nh. đang đứng kế bên:

- “Này anh Nh., ḿnh kiếm cái ǵ ăn đi chớ? Cũng trễ rồi”.

Đ/T. Nh. như vừa xực tỉnh trong lúc bận tâm suy nghĩ cách đối phó với tập thể TPB cố t́nh gây huyên náo tại khuôn viên trước Dinh Độc-lập lúc bấy giờ- Ông đáp:

- “ Vâng, tôi cũng thấy đói bụng rồi đấy. Để tôi biểu tụi nó đi kiếm cái ǵ ăn đỡ.”

Xếp quay lại nói với tôi:

- “ Th. à, anh biểu một đứa ghé về nhà kêu làm bánh ḿ ổ đem ra đây liền- Đoạn ông bắt qua tiếp lời Đ/T Nh. “Bọn ḿnh ăn ‘cơm tay cầm’ đi nha!”

- “ Thôi khỏi Tr. Tuớng, để tôi biểu Th. Úy Tấn qua mua bánh ḿ ở quán Hương-Lan cho tiện. (Đó là một trong những kiosks được phép bán hàng ở phía trước nha Bưu-Điện Ság̣n thời bấy giờ).”

(Đoạn ghi chép trên đây là một mẩu đối thoại riêng tư và ngắn ngủi được nghe giữa hai VIP; Tuy khác nhau ở cấp bậc lẫn chức vụ nhưng lại là bạn đồng Khóa SQ Hiện dịch (K-4 VBĐL-1951)- Nội vụ này được xẩy ra vào một buổi chiều sau giờ tan sở, trên khoảng đất công viên phía trước Dinh của vị Nguyên Thủ Quốc-gia VNCH, ngă tư đường Thống-nhất và Duy-tân, Thời gian vào khoảng trung tuần Tháng 2 năm 1971.)

Cái Chết Của Trung Tướng Đỗ Cao Trí

Như thường lệ, mỗi buổi sáng đến văn pḥng làm việc; Hay hoặc lúc xuống ca trực (phải ngủ tại nhiệm sở qua đêm trước) sau bữa ăn sáng ở Câu lạc bộ về, chúng tôi dùng khoảng nửa giờ để duyệt đọc các đề tựa tin-tức được đăng trong Việt Tấn-xă và bao gồm trên cả hơn hai chục tờ nhật báo phát hành ở Sàig̣n. Số lượng báo do văn pḥng Tổng Trấn, ở trên lầu ba cung cấp đem xuống cho VP Tư lệnh. Những tin chiến sự quan trọng hoặc những vấn đề ‘liên quan’ đến vùng lănh thổ do Xếp đảm trách, SQ trong văn-pḥng phải đánh dấu bài viết đó, tŕnh lên để ông theo dơi đọc. Trong tuần lễ vừa qua, sau sự kiện một nhóm biểu t́nh kéo nhau đến tụ họp làm náo loạn ở một khúc công viên phía trước Dinh Độc-lập; Bộ Cựu Chiến binh đă đích thân triệu tập một buổi họp đặc biệt với những đại diện của TPB để đuợc nghe chính các nhóm này xác nhận sự hỗn loạn xẩy ra không thuộc phần trách nhiệm của bất cứ một Tập thể TPB nào. Do đó nhân viên Công lực sẽ được tùy nghi xử dụng biện pháp thích ứng nhằm duy tŕ an ninh và trật tự công cộng. Kết quả t́nh h́nh tại Sàig̣n v́ thế dường như đă trở nên khá hơn sau khi một số người cầm đầu xách động biểu t́nh bị tạm giữ để sẽ qua một cuộc thẩm vấn.

Sáng ngày 23-02-71, thông thường chúng tôi vẫn mở máy để kiểm thính hoạt động của các xe Mô-tô Cảng sát Cộng lộ hiện đang làm việc; Bất chợt Xếp cho gọi tôi vào văn pḥng, trong lúc đó h́nh như cuộc điện đàm giữa ông và Đại tướng Cao-văn-Viên, Tổng tham mưu trưởng QL VNCH, sắp sửa được chấm dứt qua máy Hot line (loại điện thoại trực tiếp, tương đối được bảo mật):

--“ Dạ vâng, thưa Đại Tướng tôi sẽ có mặt vào khoảng 20 phút sau ”.

Dường như có việc ǵ không ổn đă xẩy ra?

Tôi cảm nhận được như thế! Nhưng chưa dám dự đoán là chuyện ǵ?

Tôi giữ im lặng, nghiêm trọng bước nhanh trở ra nơi làm việc. Nhận lệnh của Xếp, tôi cấp tốc liên lạc các nơi. Chỉ nội trong ṿng vài phút phải sắp đặt xong công chuyện, thí dụ như:điện thoại lên Quân đoàn III gọi Phi hành đoàn và xe đưa đón tại băi đáp trực thăng ở Bộ Tổng Tham Mưu... Đúng ngay lúc đó, Đ/Tá Tham mưu trưởng Biệt-khu Thủ-đô (CMD- Capital Military District) và Th./Tá thuộc Trung Tâm Hành quân BKTĐ đă hấp tấp có mặt để xin tŕnh lên Xếp một tin ‘Khẩn’; hay được coi là ‘Tối khẩn’ (mà Xếp mới vừa được Đại tướng Cao-văn-Viên trực tiếp gọi điện thoại báo cho biết); Nguồn tin được mang ám số ‘Tối Khẩn và Mật’ đó là “Trực thăng chở Trung tướng Đỗ-cao-Trí, Tư lệnh Q Đ III và Vùng 3 Chiến thuật bị rớt cháy tại BCH Tiền phương, Tây-ninh vào buổi sáng khoảng gần 10 giờ ngày hôm nay (tức ngày 23-2-71) !”

…….

H́nh như từ trưóc tới giờ, hầu hết những sự kiện quan trọng xẩy ra mà không được báo trước hay hoặc không có dự trù, luôn gây nên một nỗi thất vọng, hụt hẫng trước cảm ứng đón nhận của dư luận. Thật vậy, một sự kiện không may, đột ngột xẩy ra được báo tin về từ tiền tuyến: “Trung tướng Đỗ-cao-Trí bị tử nạn trực thăng”; vào giữa lúc cuộc hành quân do ông chỉ huy ở vùng ngoại biên đang tiếp diễn khả quan. Đúng là một sự ‘hụt hẫng’, mất mát lớn lao trước nỗi mong đợi của từng người dân tại hậu phương. Riêng với cá nhân tôi, lúc nhận được hung tin vị Tướng Tư lệnh mặt trận tử nạn, nhất là trong đó có Đại úy Tuấn, một bạn đồng ngũ- đồng nghiệp - khiến tôi sửng sốt bàng hoàng trong khoảnh khắc. Cái khoảnh khắc chỉ ngắn gọn trong gang tấc so với tiếng tích tắc của cây kim đồng hồ, đủ khiến chiếc trực thăng phát nổ, bốc cháy và rớt xuống mặt đất; Kèm theo, khi ngọn lửa được dập tắt, người ta nh́n thấy được phần c̣n lại sau đó chỉ là một vật thể không có h́nh thù trong t́nh trạng tan nát, gẫy vụn. Đấy chính là chuyến bay của những nhân mạng t́nh cờ được ‘định mệnh’ sắp xếp khiến đă cùng có mặt trong đó. Một nỗi bất hạnh thực sự đă gây ra cho toàn thể Quân lực VNCH; Hay nói chung, cho vận nước, không nhẽ đă đến hồi không may (?). Chiếc trực thăng CNC chở Trung Tướng Đỗ-cao-Trí và những quân nhân tháp tùng gặp nạn khi vừa mới cất cánh lên bầu trời Tây-ninh vào sáng ngày 23 tháng 2 năm 71.

Theo thông lệ, Trung Tướng Đỗ-cao-Trí mỗi lần từ Bộ CH Tiền phương Tây-ninh, hay từ đơn vị (Biên ḥa) về thăm gia đ́nh ở Sàig̣n, ông cho lệnh máy bay đáp thẳng xuống ngay sân cờ trại Lê-văn-Duyệt (BKTĐ- tên cũ là Quân Khu Thủ Đô) để nhân tiện ghé thăm Trung Tướng Nguyên-văn-Minh (đuơng kim Tổng-trấn Đô thành SàiG̣n và Gia-định); sau đó ông mới di chuyển bằng xe hơi về tư thất, tọa lạc trên đường Phùng-khắc-Khoan, Quận 1 (gần khu ṭa Đại sứ Mỹ).

Trước đấy không lâu, vào một buổi sáng Thứ Bẩy, tôi được dịp tham dự buổi thuyết tŕnh của Tướng Tư Lệnh Mặt trận Ngoại biên cùng với Xếp và toàn bộ tham mưu tại pḥng Hội của BKTĐ. Trong phần cập nhật tin tức chiến trường, Trung tướng Đỗ-cao-Trí, TL QĐ III, lần lượt kể lại những diễn tiến và kết quả của “Chiến dịch Toàn Thắng’ đang xẩy ra trên vùng hành quân tại biên giới giữa hai nước Cao-miên và Việt-nam. Khi diễn tả lại cảnh lực lượng VNCH và Đồng minh rượt đám bộ đội CS Bắc việt và VC phải tháo chạy có cờ; Tướng Trí cất cao giọng, nhấn mạnh, ư muốn để mọi người có mặt trong Hội trường ngày hôm đó cùng nghe rơ:

--“ Ta phải đuổi cổ bọn chúng ra khỏi lănh thổ. Không có một lư do ǵ để cho bọn Cộng sản ngang nhiên gây chiến tranh trên phần đất nước của chúng ta”-- Ông ngắt lời, tay nhịp nhịp trong không khí cây gậy chỉ huy (Cane), đoạn nói tiếp:“ Tôi sẽ dùng cái này. Cái này này… Cây gậy này dùng để khỏ lên đầu bọn CS Bắc việt và đám Trung ương Cục miền Nam…”

Trung tướng Đỗ-cao-Trí nổi tiếng về trận mạc. Ông có tác phong của một vị vơ tướng, đă từng đánh thắng nhiều trận. Một số các bài viết trong nước lẫn báo ngoại quốc (trong đó có báo Time Magazine..) đă có một đoạn viết về ông như sau: “Tướng Trí thường được định giá là chiến tướng cừ khôi nhất của QLVNCH, và các thành tích dũng cảm của ông đă được thần thoại hóa. Trong chiến dịch vượt biên Căm-Bốt trong tháng 5 vừa qua, Tướng Trí thường đáp trực thăng xuống đất để nắm lấy quyền chỉ huy một đơn vị đang lâm nguy. Một lần nọ, sau khi người đứng cạnh ông bị mảnh pháo kích đốn hạ , Tướng Trí can trường nhẩy lên một thiết vận xa và thôi thúc chiến xa tiến thẳng vào nơi phát xuất hỏa lực, "Tiến tới, tiến tới !" Một nhận xét khác đă viết: “Trong quân đội VNCH, Trung Tướng Đỗ-cao-Trí thuộc lớp tướng lănh đàn anh của Tổng Thống Nguyễn-văn-Thiệu và Tổng Tham Mưu Trưởng Cao-văn-Viên. ông được đánh giá là vị Tướng Lănh có tầm nh́n chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị”. Tướng William Westmoreland đă nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam."

Mọi người vẫn thường nghe nói “Thầy nào, tṛ nấy”; ngẫm xem cũng không có sai là bao nhiêu, nếu áp dụng trong trường hợp được nêu ra sau đây. Tướng Trí luôn luôn giữ đúng quân phong, quân kỷ cho chính cá nhân ông và cho cả thuộc cấp; Từ phong cách, trang phục lẫn lối hành xử công việc. Tóc ông lúc nào cũng được cắt ngắn, gọn. Những Sĩ quan tháp tùng, sách cặp theo ông, chẳng hạn như Đ/U Tuấn, Th./U Hiếu, tất nhiên cấm có dám để tóc ḿnh dài hơn tóc ông thầy. V́ thế mỗi lần gặp hai Sĩ quan Tùy viên này ghé vào văn pḥng tại BKTĐ, họ gỡ nón ra là trông y như các sinh-viên SQ c̣n đang thụ huấn trong quân trường. Tóc của các SQ này luôn luôn được cắt ngắn cũn ngắn cỡn, cỡ một mi-li-mét quanh chân tóc và dài 1 phân (cm) trên đỉnh dầu. Chúng tôi trái lại, được tháp tùng Trung Tướng Minh, nên may mắn hơn hai anh Tuấn và Hiếu về viêc giữ ǵn tóc tai. Ít ra nếu có hớt ngắn hơn tóc của Xếp, bọn tôi cũng vẫn c̣n có thể ‘chải kiểu’ mỗi khi có dịp mặc thường phục.Trong suốt bấy nhiêu năm trời phục vụ trong Ban Tham mưu Đặc biệt của Xếp tại Bộ Tư lệnh (Biệt khu Thủ-đô vả QĐ III, sau này là Trường Bộ Binh Thủ-Đức/ Long-Thành) cá nhân tôi chưa hề bị ông cằn nhằn về chuyện râu tóc và quân phục.

* * *

Tại Bộ TTM, trong cuộc hội đàm khá lâu với Đại tướng Cao-văn-Viên, Trung tướng Nguyễn-văn-Minh đă nhận thêm được khẩu lệnh trực tiếp từ Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu qua cuộc điện đàm tay ba, tại VP của Đại tướng Tổng tham mưu trưởng QL VNCH. Sau buổi họp, tôi tháp tùng Xếp ra ngay trực thăng lúc đó đang chờ sẵn tại sân Bộ TTM. V́ biết là máy bay trên Quân đoàn về không kịp, nên tôi hẹn sẽ gặp trên Bộ CH Tiền phương Tây-ninh. Trực thăng hiện Xếp đang xử dụng thuộc loại CNC, cho riêng chức vụ Tư lệnh BKTĐ (CG of CMD= Commanding general of Capital Military District), với nhóm Phi hành đoàn Hoa kỳ; Gồm có Phi công chính và phụ cộng hai Hạ sĩ quan Cơ khí kiêm Xạ thủ Đại liên M60, được trang bị hai bên hông tầu.

Máy bay chầm chậm cất cánh rời khỏi băi đậu. Độ cao của trực thăng tăng dần trên bầu trời Sàig̣n.

Thoắt chốc, mới đó đă qua một cái Tết, nhưng tiết trời vẫn c̣n giữ lại một chút âm hưởng d́u dịu của mùa Xuân. Bầu trời vào khoảng gần 11 giờ sáng, ánh nắng hồng ban mai c̣n tràn ngập trên đường phố Sàig̣n trong phần không gian phía dưới thân máy bay. Trao đổi vài câu với Phi công chính, tôi cho biết Landing Zone, băi đáp thuộc phi trường Trảng Lớn “Tây-ninh East”; Trước khi mở tần số Không Lục bắt liên lạc với Trung tâm Hành quân, cho biết: -(1) Trực thăng Tư -Lệnh vừa cất cánh từ Bộ TTM, bay theo hướng hơn 10 giờ, đường bay trực chỉ hướng núi Bà Đen, Tây-ninh, -(2) Tôi sẽ liên lạc Đại tá Tham Mưu trưởng QĐIII trong ṿng 10 phút nữa; hiện giờ phải nhường hệ thống cho Phi công liên lạc, xác nhận để nhằm giải tỏa tác xạ Pháo binh, nếu có, của những đơn vị Bạn hiện đang hoạt động ở dưới đất; Dọc theo Quốc lộ1, từ Chi-khu Củ chi, Trảng Bàng, G̣ Dầu Hạ..v…v Trực thăng sau khi ra khỏi không phận Bà Điểm, Hóc Môn tiếp tục lên cao măi; sau đó Phi công giữ con tầu ở trên một độ cao hơn 4000 Bộ, tương đối an toàn so với loại vũ khí pḥng không của địch đă từng được phối kiểm trước đó. Tiếp tục nói chuyện với Phi hành đoàn trong tần số nội bộ, tôi yêu cầu giữ máy bay qua mé tay trái của QL.1 thay v́ hơi xa qua phía bên phải; để trực thăng tránh khỏi xuất hiện trên không phận của các Mật Khu địch; được mang tên như MK Dương Minh châu, Hố Ḅ Bời lời…đă được Pḥng 2 ghi nhận; Đó là khu vực nằm giữa ba Chi khu, Quận Khiêm-hanh, Trị-tâm và Bến cát. Đương nhiên cộng thêm những ‘tên’ vừa được nêu ra, chúng tôi, kể từ giờ phút này, c̣n phải nhớ thêm rất nhiều những địa danh khác, để c̣n phải tường tŕnh tin tức chiến sự trong ngày, hay hoặc dự trù sẽ có khi bị Xếp bất chợt ‘khảo bài’.

Thoáng một giây, tôi để ư khi nghe thấy tiếng động cơ lẫn cánh quạt máy bay nghe không được êm như b́nh thường; Âm thanh thỉnh thoảng rộ lên tiếng phành phạch giống tiếng quạt gió xay lúa. “Chúng ta đang bay ‘ngược gió’ (head-wind), rất có thể đến Tây-ninh East trễ khoảng hơn 5 phút ” Tiếng Phi công trưởng tiết lộ để trả lời thắc mắc vừa được tôi phát hiện. Trải qua khoảng nửa đường bay, mọi người đă nh́n thấy núi Bà Đen. Một chỏm nhọn h́nh nón mầu xậm có chiều cao 3200 Bộ, đo từ đỉnh, dần dần lộ rơ trong làn mây mỏng trước mũi tầu. Bay ở độ cao hơn 4000 Bộ khiến nhiều lúc trực thăng chao qua một đám mây mỏng như đang bay trong sương mù. Trong lúc đó Trung Tướng Nguyễn-văn-Minh tân Tư-lệnh Quân đoàn III, ngồi ngay ngắn và im lặng ở hàng ghế giữa Phi công và SQ tháp tùng. Giáng ông trầm ngâm, với tư thế ngồi hướng thẳng về phía trước. Đầu óc Xếp không có ǵ khác hơn là chú tâm, dơi mắt nh́n về Thị trấn Tây-ninh; một nơi chốn vị Tướng tiền nhiệm của ông mới vừa ngă xuống; khiến xáo trộn hết thẩy mọi kế hoạch điều quân liên hệ. Âu cũng lại thêm một sự rủi ro thứ hai; v́ Xếp đă không hề nhận được một lời nhắn nhủ hay một lần bàn giao thỏa đáng từ vị Tướng tiền nhiệm (!). Tướng Trí ra đi ngay lúc chưa kịp hoàn tất được hoài băo của riêng ông, vào giây phút chót của cuộc đời một vơ tướng !! Trong ḷng Xếp, tất nhiên tôi đoán biết, đă rất buồn trước cái tin tử nạn máy bay của Trung Tướng Đỗ-cao-Trí; một Tướng lănh thuộc khóa đàn anh mà Tướng Minh từng nể phục về cả sự thâm niên lẫn khả năng quân-sự. Hơn thế nữa, ở vào địa vị của một người được đột ngột chỉ định kế thừa chức vụ, trong thâm tâm (về phương diện cá nhân, theo ông không cần để nói) Tướng Minh không khỏi đầy dẫy những suy nghĩ, đắn đo, xâu đậm trên mọi khía cạnh. Tuy nắm chức vụ mới là Tư-Lệnh Quân-đoàn III, ông vẫn c̣n tiếp tục giữ trách nhiệm là Tư lệnh BKTĐ và Tổng trấn Sàig̣n/ Gia-định. Trong vị thế Tư lệnh QĐ, hiện t́nh của cuộc ‘Hành-quân Ngoại biên’ là ưu tiên một. Theo khẩu lệnh, Xếp phải tŕnh bầy tức khắc những điều ông quan sát và ghi nhận về t́nh h́nh lực lượng bạn tại mặt trận, để lấy quyết định tối hậu từ thượng cấp..

Tưởng cũng cần phải nhắc lại, có một điều quan trọng khiến chính-phủ VNCH và dư luận không thể bỏ qua; đó chính là sự rối loạn về nội bộ chính trị đặc biệt xẩy ra tại Hoa-kỳ lúc bấy giờ. Ngày 5 tháng 5-1970 tại Thủ-đô Hoa-thịnh-đốn, trước sự cực lực phản đối của dư luận, Tổng thống Nixon xuất hiện trước Quốc-hội Hoa-kư với một lời cam kết (a firm commitment) “sẽ rút hết quân-đội Mỹ ra khỏi lănh thổ Cam-bốt (cuộc Hành quân Ngoại Biên đă và vẫn c̣n đang tiếp diễn) trong ṿng từ 3 đến 7 tuần lễ”. Nixon c̣n hứa (pledges) “sẽ không cho phép lực lượng Hoa-kỳ hoạt động (vào khoảng) quá 30 cây số (21 miles) trong nội địa nước Cam-bốt ”. Sự kiện ‘can thiệp’ và ‘yểm trợ’ bị giới hạn của lực lượng Đồng-minh Hoa-kỳ, đă khiến Chính-phủ VNCH: Tổng-thống Nguyễn-văn-Thiệu, Quốc-hội lưỡng Viện và Tổng Tham Mưu Trưởng QL VNCH không khỏi phải suy ngẫm kỹ lưỡng để hành xử theo một chiều hướng được coi là thuận lợi hơn (?).//

Nguyễn Ngọc Tùng
Ngày 28-10-2010

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu