Tướng Hiếu và các Cố Vấn Mỹ

Trước tháng 8 năm 1970, Tướng Hiếu được các Cố Vấn Mỹ khen ngợi.

Lượng Giá Tốt

Ngày 7 tháng 11 năm 1974, Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn ghi nhận:

6. Ngày 16 tháng 2 năm 1958, Hiếu được bổ nhiệm làm Tham Mưu Phó Hành Quân tại Quân Đoàn I. Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Trần Văn Đôn. Trong tháng 8 năm đó, Hiếu tiếp nhận một bản lượng giá từ một Cố Vấn Mỹ(*). Bản tường trình cho thấy rõ là trong thời gian sáu tháng tại Quân Đoàn I, Hiếu đã để lại một ấn tượng rất khả quan cho Nhóm Cố Vấn Mỹ tại Đà Nẵng. Hiếu được nhiệt liệt đề cử theo học US Army Command and General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas; được khen ngợi về khả năng hành chánh; về tài nghệ và xử dụng đúng mức nhân sự; và về thái độ thượng đẳng đối với việc tiếp nhận và chấp nhận ý kiến của các cố vấn Mỹ. Các cố vấn kết luận trong bản tường trình như sau: “Ông là một người có tiềm năng lên tới bậc cao nhất trong Quân Đội Việt Nam. Ông đáng được gửi sang học một trường bên Mỹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là Ft. Leavenworth. Ông đáng được bổ nhiệm vào các công việc chỉ huy chiến trường để có thêm kinh nghiệm chỉ huy. Sĩ quan này, nếu được xử dụng và khai triển đúng mức, rất có thể trở nên một sĩ quan tướng lãnh tài giỏi tương lai nếu không là xuất chúng trong Quân Đội Việt Nam. Thái độ của ông đối với Hoa Kỳ rất mạnh, và khả năng thông thạo ngoại ngữ rất quan yếu cho các cuộc hành quân liên hợp của Đồng Minh.”

11. Ngày 28 tháng 6 năm 1966, Hiếu được thuyên chuyển trở lại làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22. Ông giữ chức vụ này khoảng chừng hơn ba năm, và lên lon Chuẩn Tướng ngày 1 tháng 11 năm 1967. Tháng 9 năm 1968, Hiếu lại được lượng giá bởi một cố vấn Mỹ. Viên cố vấn này xác định Hiếu là một con người rất là thông minh, dễ mến và dễ làm việc chung. Ông xác định tiếp là “Tướng Hiếu là một lãnh đạo danh tiếng, nhưng đôi khi rất là bảo thủ trong kế hoạch và thi hành chiến thuật.”

12. Ngày 9 tháng 8 năm 1969, Hiếu lên lon thiếu tướng và hai ngày sau trở nên Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Trung Tướng Đỗ Cao Trì, Tư Lệnh Quân Đoàn III có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm này. Ngày 19 tháng 8 năm 1969, Tướng Hiếu lại được đánh giá bởi một cố vấn Mỹ(1): “Tướng Hiếu là một sĩ quan hết sức là tài giỏi, nổi danh trong chính quân đội ông và với các cố vấn cao cấp Mỹ. Tôi không am tường về tình trạng tài chính của ông nhưng xác tín là ông liêm chính và chỉ dựa vào lương lính mà sống. Tài giỏi và dầy kinh nghiệm về mặt quân sự, phải mô tả ông là một tư lệnh rất tài giỏi và hữu hiệu.” Những tâm tưởng này được lập lại trong tháng 5 năm 1970..

Viên cố vấn Mỹ nêu tên sau cùng là Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi tìm được hai bản báo cáo lượng giá của ông:

- Ngày 20/11/1969:

Hiệu năng tác chiến của Sư Đoàn 5 đang cải tiến. Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đă khởi công chương tŕnh đưa chiến tranh đến địch. Sáng kiến này là một yếu tố trọng yếu mà Sư Đoàn đă thiếu sót trước đây. Việc xử dụng Trung Đoàn Thiết Kỵ trong vai tṛ tấn công là một thay đổi lớn lao với sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây.

Thiếu Tướng Hiếu đă chứng tỏ ông sẵn sàng tiếp nhận những ư kiến thiết thực. Không thể nhấn mạnh cho đủ ông là một tướng dũng mănh, và ông chỉ đem ra ứng dụng những ư kiến khả dĩ đem tới cải tiến hiệu năng tác chiến cho Sư Đoàn.

Sư Đoàn đă cải tiến trên mọi b́nh diện. Trên căn bản, có thể gán các cải tiến đó cho sự lănh đạo tích cực đă buộc các đơn vị vận chuyển đi lùng và diệt địch.

Vị Tư Lệnh mới đă bứng tiệt gốc vấn đề nan giải về lănh đạo mà Tư Lệnh tiền nhiệm vấp phải.

[...] Qua chương tŕnh Đồng Tiến và sự ứng dụng chiến thuật tấn công của Tướng Tư Lệnh, các Trung Đoàn Trưởng đă buộc phải tuyển lựa những người lănh đạo đơn vị giỏi.

[...] Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu lên nắm quyền chỉ huy ngày 14/8/1969, các đơn vị Sư Đoàn 5 đă đổi từ thế thủ qua thế công.

- Ngày 7/2/1970:

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, NNC 1-11-67, 20 năm quân ngũ, Tướng Hiếu là một tư lệnh trên trung b́nh. Các điểm tốt gồm có nhiệt tâm, kinh nghiệm lănh đạo tác chiến, khả năng thôi thúc và duy tŕ tinh thần binh sĩ, và khả năng chế ngự thuộc cấp. Ông rất sùng đạo và ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén. Ông được đánh gía cao hơn mức trung b́nh của một tư lệnh Sư Đoàn Mỹ trong cung cách hành sự toàn diện của ông..

Thay Lòng Đổi Dạ

Điện tín của Tòa Đại Sứ Mỹ ghi nhận một sự thay lòng đổi dạ thình lình trong nhóm Cố Vấn Mỹ:

13. Tướng Hiếu và Sư Đoàn 5 tiếp sau đó can dự cách lớn rộng vào các cuộc hành quân, một tình trạng mà Tướng Hiếu không ưa thích vì ông xác tín là Sư Đoàn 5 chưa sẵn sàng cho vai trò chiến đấu tích cực như vậy. Vào tháng 8 năm 1970, ít nhất một cố vấn Mỹ bắt đầu lên tiếng chống đối mãnh liệt cách hành xử Sư Đoàn 5 của Tướng Hiếu. Viên Phó Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, một Chuẩn Tướng, nói: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này. Hy vọng là thời gian, với cơ may chiến dịch Căm bốt cống hiến, và với ý thức tăng trưởng là Sư Đoàn 5 có thể thi hành sứ mạng mới và nới rộng, sẽ biến cải viễn quan của Tướng Hiếu. Nếu không, ông phải bị cách chức khỏi quyền tư lệnh.” Đây là bản đầu tiên của nhiều bản tường trình mớm ý đẩy Tướng Hiếu ra đi. Nội trong một tháng rưỡi, thêm hai bản tường trìng chỉ trích Tướng Hiếu được đưa vào hồ sơ bởi cả hai cố vấn trưởng cũ và mới của Sư Đoàn 5, vị sau này mới có mặt tại sân khấu không đầy hai tháng..

Viên Cố Vấn Phó Quân Đoàn III nêu tên là Chuẩn Tướng Dennis McAuliffe. Khi mãn nhiêm kỳ, ông trở về Hoa Kỳ và thảo bản tường trình ngày 26 tháng 11 năm 1970 như sau:

Hai trong ba sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn III, Sư Đoàn 18 và 25 Bộ Binh, có khả năng chiến đấu hữu hiệu với cấp lãnh đạo và tinh thần tốt, và có thể tin cậy thi hành sứ mạng cách hoàn tất. Sư Đoàn 25, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, được sắp hạng cao nhất trong số ba sư đoàn trong toàn quốc. Sư Đoàn 18 cho thấy có tiến triển đều đặn dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, và đã đáp ứng tốt hảo trong sứ mạng di động mới bên Căm Bốt. Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã không thi hành cách hữu hiệu một cách lâu bền trong suốt năm. Trong đầu năm, có thể gán các thiếu sót của sư đoàn cho tình trạng xáo trộn gây ra trong khi sư đoàn tiếp thu vùng tác chiến của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ và căn cứ sư đoàn Lai Khê. Tuy nhiên, trong hai cuộc hành quân tiếp sau đó bên Căm Bốt (phía bắc Tỉnh Bìng Long), mức độ thi hành của các đơn vị thuộc sư đoàn tham gia vào các cuộc hành quân không xuất sắc, và phản ảnh lãnh đạo tồi và tính thụ động là hai đặc điểm của sư đoàn trọn năm. Sư Đoàn đã không khá lên qua cuộc hành quân vượt biên mới đây hơn, tới Snoul (tháng 11 năm 1970), mặc dù cho giới lãnh đạo hiện tại của sư đoàn sẽ nhờ vào các thành quả của cuộc hành quân để khá hơn lên, điều chắc không xảy ra. Có hai phương thuốc khả dĩ chữa trị cho căn bệnh của sư đoàn, cả hai đã được đề nghị cho Tướng Trí: (a) thay thế tư lệnh sư đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, và trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8; ; (b) cho các đơn vị của sư đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân vượt biên, ngõ hầu nâng cao tinh thần và huấn luyện các năng khiếu chiến đấu của các cấp chỉ huy đơn vị và binh sĩ tham dự. (Tướng Trí đã đề nghị thay thế Tướng Hiếu, và xem cách cho Sư Đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân.)

Hiển nhiên là lý do cho sự thay lòng đổi dạ không ở tại tài năng kém cỏi của Tướng Hiếu vì tài lãnh đạo quân sự của ông đã được công nhận cách rõ rệt trong cả giới sĩ quan QLVNCH và giới cố vấn Mỹ, nhưng chỉ vì Tướng Hiếu chống đối chương trình Đồng Tiến cách riêng và chương trình “việt nam hóa chiến tranh” cách chung của Hoa Kỳ: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này.”

Trong các cuộc hành quân liên hợp với quân Đồng Minh, Tướng Hiếu luôn đặt để khái niệm “tình báo và sinh hoạt trợ lực chung; chia sẻ khái niệm hành quân và kết quả” nhưng “tách biệt vùng hành quân; tách biệt chỉ huy; tách biệt điều động quân; tách biệt sinh hoạt; tách biệt trừ bị” (Why Pleime, chươngVIII); khái niệm này trái ngược với khái niệm chủ trương trong chương trình Đồng Tiến với vùng hành quân, chỉ huy, điều quân, sinh hoạt chung chạ, khiến cho – theo lời Tướng Hiếu - các chỉ huy trưởng các đơn vị QLVNCH có khuynh hướng ỷ lại quá nhiều vào các chỉ huy trưởng Mỹ:

Tướng Hiếu tiếp đó đề cập tới điều mà ông coi như là vấn đề chính các trung đoàn trưởng phải đương đầu khi họ tham dự vào các cuộc hành quân Đồng Tiến. Lấy trường hợp trung đoàn trưởng trung đoàn 7 làm ví dụ, ông nói là trung đoàn trưởng này nh́n tới Phú Hoà và thấy một trong những tiểu đoàn của ông hành quân với một tiểu đoàn Mỹ trong vùng đó, và cảm thấy ông không c̣n có quyền hành trên tiểu đoàn đó; và ông thấy một tiểu đoàn khác, tiểu đoàn 4/7, hành quân với một tiểu đoàn Mỹ ở vùng Tam Uyên, và ông này cũng thế, lại thấy ông mất quyền hành trên tiểu đoàn này. Do đó, khi Tướng Trí chỉ thị cho trung đoàn 7 tập trung nỗ lực vào chống trung đoàn Đồng Nai VC, trung đoàn trưởng phản ứng là ông chỉ có một tiểu đoàn cho sứ mạng này, và tiểu đoàn đó, tiểu đoàn 2/7, bị bận với sứ mạng tảo thanh tại miền Nam (tiểu đoàn 1/7 ở Sông Bé). Tướng Hiếu nói là quan điểm của viên trung đoàn trưởng là sai; tuy nhiên, các trung đoàn trưởng của ông cảm thấy họ mất đi một số quyền hành trên các tiểu đoàn của họ tham dự vào các cuộc hành quân Đồng Tiến.

Tướng Hiếu đồng thời cũng chống đối chương trình Việt Nam hóa chiến tranh của Tổng Thống Nixon mà ông cho là được ứng dụng cách quá hấp tấp.

Tôi [Tướng Trần Văn Đôn] chống đối Việt Nam hóa ... Tôi chỉ xin kể lại một mẩu chuyện. Tôi thăm viếng một số đơn vị tại chiến trường để t́m hiểu về chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh...Chuyện này xảy ra tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5. Tôi thảo luận vấn đề với tư lệnh của sư đoàn, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một tướng thanh liêm nhất, và đồng thời cũng tài ba nhất. Câu trả lời của Tướng Hiếu đă làm cho tôi phải lấy làm ngạc nhiên và bừng tỉnh con mắt. Tôi hỏi Tướng Hiếu, 'Anh nghĩ sao về Việt Nam hóa?' Tướng Hiếu nói với tôi, 'Không thể thực hiện nó được.' 'Tại sao vậy?' Tướng Hiếu đáp, 'Sư Đoàn 5 bao giàn một vùng mà trước đây có hai sư đoàn Mỹ khác, và bây giờ sau khi hai sư đoàn Mỹ đó đă bỏ đi tôi chỉ có một sư đoàn của tôi để bao giàn trọn vẹn vùng này. Tôi có ba trung đoàn trong vùng và phải dùng một trung đoàn thay thế cho một sư đoàn. Làm sao mà tôi có thể đối chọi với địch trong t́nh trạng này? Hẳn là tôi phải suy yếu đi nhiều.' Tướng Hiếu tỏ vẻ thất vọng. Tôi lấy làm ngạc nhiên; Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, rất lễ độ, và đă cố gắng hết sức ḿnh. Nhưng Tướng Hiếu đă khẳng định với tôi là không thi hành được. 'Làm sao mà tôi có thể bao giàn một vùng rộng lớn hơn với số lượng đơn vị bớt đi?' Thế có nghĩa là chương tŕnh Việt Nam hóa khiến cho chúng tôi suy yếu đi.

(Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins, Fall Of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders, 1980, trang36)

Thành thử, chỉ vì Tướng Hiếu không đồng thuận với các Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn III mà họ tìm cách thuyết phục Tướng Đỗ Cao Trí cách chức quyền tư lệnh Sư Đoàn 5. Họ hầu như không ý thức được rằng Tướng Hiếu là tay mặt của Tướng Trí. Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III viết:

Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 th́ t́nh cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể th́ Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt v́ Tướng Hiếu đă từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.

Quả thật vậy, khi Tổng Thống Thiệu muốn đưa Tướng Trí lên Quân Đoàn I thay thế Tướng Hoành Xuân Lãm, Tướng Trí ra điều kiện phải để Tướng Hiếu thay ông ở Quân Đoàn III thì ông mới chịu đi lên Bắc. Chẳng may Tướng Trí tử nạn trực thăng tháng 2 năm 1971. Các Cố Vấn Mỹ kiên trì trong nỗ lực đẩy Tướng Hiếu đi. Họ thành công trong ý đồ khi lập trình của họ trùng với lập trình của Tướng Nguyễn Văn Minh (hối lộ), người kế vị Tướng Trí tại Quân Đoàn III.

* 23/03/71 - WEYAND: Minh nói ông đă đệ tŕnh một tên, và Tướng Davison đệ tŕnh một tên, và Tướng Viên đă đệ tŕnh một tên cho tư lệnh mới của Sư Đoàn 5… Ông nói là tổng thống muốn một đại tá. Lư do ông muốn một đại tá là v́ ông quyết định các tư lệnh sư đoàn phải là nhừng người năng nổ và chiến đấu để tiến tới, và do đó ông không muốn đặt để cấp tá nắm chức chỉ huy tại các chức vụ giành cho sĩ quan cấp tướng. Ông muốn một người đang thành h́nh. Và đó là những tên mà họ đưa ra.

(Weekly Intelligence Estimate Update (WIEU))

Tuy nhiên, họ phải tìm một cớ mà cuối cùng họ có được trong cuộc triệt thoái quân khỏi Snoul xảy ra vào cuối tháng 5 năm 1971 để loại khử tướng tài giỏi nhất của QLVNCH:

15. Vào tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu chứng kiến các lực lượng của mình trong vùng Snoul giáp mặt với một đe dọa địch ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông xin phép rút ra khỏi Căm Bốt, nhưng Tướng Minh từ chối không cho phép cho mãi tới khi hai trung đoàn của Sư Đoàn 5 đối diện với một lực lượng hai sư đoàn địch. Hai trung đoàn bị sát hại trên đường rút lui từ Căm Bốt về và Tướng Hiếu bị khiển trách về cuộc thảm hại. Dưới áp lực thôi thúc của Mỹ, và với sự đồng ý của Tướng Minh, Tướng Hiếu bị cách chức tư lệnh Sư Đoàn 5 ngày 9 tháng 6 năm 1971.

Tuồng như một số Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn III có vấn đề cá nhân đối với Tướng Hiếu và do đó không hành xử theo lương tâm chức nghiệp khi lượng giá Tướng Hiếu. Họ là Tướng Dennis McAuliffe, Cố Vấn Phó Quân Đoàn III, Tướng Michael Davidson, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III và Đại Tá Raymond L. Kampe, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 Bộ Binh.

Tướng Dennis McAuliffe

Tướng McAuliffe gặp Tướng Hiếu lần đầu tiên ngày 1 tháng 9 năm 1969, khi ông còn là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Hoa Kỳ để thảo luận về chương trình Đồng Tiến. Ông coi bộ cảm thấy lép vế bởi tầm hiểu biết tình hình quân sự trội vượt của Tướng Hiếu tuy là người mới tới nhận việc.

Năm ngày sau đó, ngày 6 tháng 9, ông lại bị Tướng Hiếu lấn áp trong buổi họp bàn hành quân phối hợp giữa hai tư lệnh của Sư Đoàn 5 VN và Sư Đoàn 1 HK.

Đại Tá John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, nhận xét,

Thiếu Tướng Hiếu đă chứng tỏ ông sẵn sàng tiếp nhận những ư kiến thiết thực. Không thể nhấn mạnh cho đủ ông là một tướng dũng mănh, và ông chỉ đem ra ứng dụng những ư kiến khả dĩ đem tới cải tiến hiệu năng tác chiến cho Sư Đoàn.

Coi bộ Tướng McAuliffe không ưa tính khí dũng mãnh và độc lập của Tướng Hiếu.

Tướng Michael B. Davison

Ngày 14 tháng 7 năm 1970, Tướng Michael B. Davison phát biểu đồng quan điểm với Tướng McAuliffe về Tướng Hiếu:

Trên b́nh diện cấp sư đoàn, lănh đạo của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, vẫn cứng rắn và hữu hiệu như được minh họa bởi các cuộc hành quân vượt biên Cam-Bốt; ông là Tư Lệnh Phó của Hành Quân Toàn Thắng 42 và Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 225. Trong Sư Đoàn 18, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ đă cải tiến đều đặn trong cương vị lănh đạo và ảnh hưởng của ông lan tràn đến mọi cấp như đă được chứng tỏ bởi các thành đạt của sư đoàn trong tam cá nguyệt này - đặc biệt trong việc tuyển mộ của sư đoàn trổi vượt tiêu chuẩn của ban Tham Mưu Trưởng Liên Hợp (1200) với con số 1412 nhân sự tính đến ngày 25/6/1970. Trong Sư Đoàn 5, hiệu năng toàn diện của Thiếu Tướng Hiếu trên cương vị tư lệnh c̣n hồ nghi.

Tướng Julian J. Ewell, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III trước Tướng Michael Davidson coi bộ không đồng quân điểm khi ông phê ngày 2 tháng 2 năm 1970:

Hiện giờ chúng ta không có nhu cầu cấp bách về tư lệnh sư đoàn. Hiếu có thể thúc đẩy Sư Đoàn 5. Thơ cũng vậy đối với Sư Đoàn 18. Thịnh và Đống không có vấn đề đối với các Sư Đoàn 25 và Dù.

Nếu Sư Đoàn 5 không cho thấy sự cải tiến, theo nhận xét tôi, là v́ sự xáo trộn gây nên bởi: (1) việc tiếp thu căn cứ Lai Khê trong tháng 2; (2) việc đảm nhiệm các cuộc hành quân trong khu vực lưỡng tỉnh sau sự triệt thoái của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ; và (3) sự thay đổi của hai trung đoàn trưởng trong cùng một thời gian. C̣n cần thêm thời gian để sư đoàn này tăng trưởng thêm về mặt hiệu năng và tự tin, nhưng đă có những dấu chỉ đơn vị này khởi sự thăng tiến bây giờ.

Đại Tá Raymond L. Kampe

Đại Tá Raymond L. Kampe thay thế Đại Tá John Hayes trong chức vụ Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5. Trong một buổi điện đàm vào tháng 9 năm 2003, Đại Tá John Hayes cho tôi biết là Đại Tá Kampe làm khó dễ với Tướng Hiếu.

Trong chiến dịch Pleime năm 1965, Kampe là một trung tá phục vụ trong Ban 4 Tiếp Vận tại Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ.

Tướng Hiếu nhận thức là ông bị loại khử không vì kém tài mà vì ông “liêm chính” và “thương lính mãnh liệt”:

16. Việc cách chức Tướng Hiếu, theo như một viên chức Sứ Quán tường trình ngày 17 tháng 6 năm 1971, là một tin động trời, trước hết vì Tướng Hiếu nổi danh là một nhân vật liêm chính và vì lòng thương lính mãnh liệt của ông.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 25 tháng Giêng năm 2013

generalhieu