Tướng Hiếu Dưới Mắt Nhìn của Giới Chức Mỹ

Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn (7 tháng 11 năm 1974)

1. Tướng Hiếu đảm nhiệm địa vị Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, phụ trách các lực lượng QLVNCH trong Quân Đoàn III, ngày 2 tháng 12 năm 1973. Tướng Hiếu có tiếng là một sĩ quan tham mưu tuyệt hảo. Trước khi được chỉ định về Quân Đoàn III, Tướng Hiếu được bổ nhiệm vào văn phòng Phó Tổng Thống với chức vụ của một Thứ Trưởng và đặc trách về chiến dịch chống tham nhũng.

(…)

6. Ngày 16 tháng 2 năm 1958, Hiếu được bổ nhiệm làm Tham Mưu Phó Hành Quân tại Quân Đoàn I. Tư Lệnh Quân Đoàn là Trung Tướng Trần Văn Đôn. Trong tháng 8 năm đó, Hiếu tiếp nhận một bản lượng giá từ một Cố Vấn Mỹ(*). Bản tường trình cho thấy rõ là trong thời gian sáu tháng tại Quân Đoàn I, Hiếu đã để lại một ấn tượng rất khả quan cho Nhóm Cố Vấn Mỹ tại Đà Nẵng. Hiếu được nhiệt liệt đề cử theo học US Army Command and General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas; được khen ngợi về khả năng hành chánh; về tài nghệ và xử dụng đúng mức nhân sự; và về thái độ thượng đẳng đối với việc tiếp nhận và chấp nhận ý kiến của các cố vấn Mỹ. Các cố vấn kết luận trong bản tường trình như sau: “Ông là một người có tiềm năng lên tới bậc cao nhất trong Quân Đội Việt Nam. Ông đáng được gửi sang học một trường bên Mỹ càng sớm càng tốt, đặc biệt là Ft. Leavenworth. Ông đáng được bổ nhiệm vào các công việc chỉ huy chiến trường để có thêm kinh nghiệm chỉ huy. Sĩ quan này, nếu được xử dụng và khai triển đúng mức, rất có thể trở nên một sĩ quan tướng lãnh tài giỏi tương lai nếu không là xuất chúng trong Quân Đội Việt Nam. Thái độ của ông đối với Hoa Kỳ rất mạnh, và khả năng thông thạo ngoại ngữ rất quan yếu cho các cuộc hành quân liên hợp của Đồng Minh.” các cuộc hành quân liên hợp của Đồng Minh.”

7. Khoảng hơn một năm sau, ngày 6 tháng 10 năm 1959, Hiếu tiếp nhận một bản lượng giá khác cũng tương tự như bản lượng giá trước. Ông lại được nhiệt liệt tiến cử đi học Trường Command and General Staff. Mới gần đây, Tướng Hiếu nói với một viên chức cao cấp Mỹ tại vùng 3 Chiến Thuật là ông bị từ chối không được lên lon trong một thời kỳ lâu dài vì ông nghĩ là một sĩ quan quân sự không nên gia nhập Đảng Cần Lao của Tổng Thống Diệm tuy là ông đã bị thôi thục gia nhập. Đây có lẽ giải thích ông đã bị qua mặt nhiều lần đi tu nghiệp tại Leavenworth. Hiếu được lên lon thiếu tá thực thụ ngày 26 tháng 10 năm 1961.

(…)

12. Ngày 9 tháng 8 năm 1969, Hiếu lên lon thiếu tướng và hai ngày sau trở nên Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Trung Tướng Đỗ Cao Trì, Tư Lệnh Quân Đoàn III có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm này. Ngày 19 tháng 8 năm 1969, Tướng Hiếu lại được đánh giá bởi một cố vấn Mỹ(1): “Tướng Hiếu là một sĩ quan hết sức là tài giỏi, nổi danh trong chính quân đội ông và với các cố vấn cao cấp Mỹ. Tôi không am tường về tình trạng tài chính của ông nhưng xác tín là ông liêm chính và chỉ dựa vào lương lính mà sống. Tài giỏi và dầy kinh nghiệm về mặt quân sự, phải mô tả ông là một tư lệnh rất tài giỏi và hữu hiệu.” Những tâm tưởng này được lập lại trong tháng 5 năm 1970.

13. Tướng Hiếu và Sư Đoàn 5 tiếp sau đó can dự cách lớn rộng vào các cuộc hành quân, một tình trạng mà Tướng Hiếu không ưa thích vì ông xác tín là Sư Đoàn 5 chưa sẵn sàng cho vai trò chiến đấu tích cực như vậy. Vào tháng 8 năm 1970, ít nhất một cố vấn Mỹ bắt đầu lên tiếng chống đối mãnh liệt cách hành xử Sư Đoàn 5 của Tướng Hiếu. Viên Phó Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, một Chuẩn Tướng(2), nói: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này. Hy vọng là thời gian, với cơ may chiến dịch Căm bốt cống hiến, và với ý thức tăng trưởng là Sư Đoàn 5 có thể thi hành sứ mạng mới và nới rộng, sẽ biến cải viễn quan của Tướng Hiếu. Nếu không, ông phải bị cách chức khỏi quyền tư lệnh.” Đây là bản đầu tiên của nhiều bản tường trình mớm ý đẩy Tướng Hiếu ra đi. Nội trong một tháng rưỡi, thêm hai bản tường trìng chỉ trích Tướng Hiếu được đưa vào hồ sơ bởi cả hai cố vấn trưởng cũ(3) và mới(4) của Sư Đoàn 5, vị sau này mới có mặt tại sân khấu không đầy hai tháng.

14. Tướng Trí, tuy nhận biết là Tướng Hiếu không hoàn toàn ưng thuận các cuộc hành quân vượt biên và đặc biệt các cuộc hành quân đòi hỏi Sư Đoàn 5 hành quân tại Snoul, trong vùng Căm Bốt, không cách chức Tướng Hiếu ngay. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 12 năm 1970, có tin đồn là Tướng Trí chiều theo mong muốn của giới chức Mỹ và đang tìm người thay thế Tướng Hiếu. Trước khi Tướng Trí có thể hành động, giả thử ông có ý đó, ông bị chết trong một tai nạn trực thăng ngày 23 tháng 2 năm 1971. Người thay thế ông, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, cũng bị lung lạc bởi mong muốn của Mỹ và thế đứng của Tướng Hiếu tại Quân Đoàn III bị giới hạn.

15. Vào tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu chứng kiến các lực lượng của mình trong vùng Snoul giáp mặt với một đe dọa địch ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông xin phép rút ra khỏi Căm Bốt, nhưng Tướng Minh từ chối không cho phép cho mãi tới khi hai trung đoàn của Sư Đoàn 5 đối diện với một lực lượng hai sư đoàn địch. Hai trung đoàn bị sát hại trên đường rút lui từ Căm Bốt về và Tướng Hiếu bị khiển trách về cuộc thảm hại. Dưới áp lực thôi thúc của Mỹ, và với sự đồng ý của Tướng Minh, Tướng Hiếu bị cách chức tư lệnh Sư Đoàn 5 ngày 9 tháng 6 năm 1971.

16. Việc cách chức Tướng Hiếu, theo như một viên chức Sứ Quán tường trình ngày 17 tháng 6 năm 1971, là một tin động trời, trước hết vì Tướng Hiếu nổi danh là một nhân vật liêm chính và vì lòng thương lính mãnh liệt của ông.

(…)

22. Tướng Hiếu nổi tiếng thanh liêm và không bao giờ bị cáo buộc tham nhũng. Gia đình ông khá giả và chắc chắn là ông phụ đắp lương bổng từ các tư sản gia đình. Ông đọc rất nhiều sách báo và thông thạo tiếng Anh, Pháp văn và Tàu.

23. Không rõ ai là người bảo trợ ông, nhưng có thể là Trần Văn Đôn. Vào tháng 2 năm 1972, Trung Tướng Đôn lúc bấy giờ và hiện là Phó Thủ Tướng, nói với Lãnh Sự tại Đà Nẵng Tướng Hiếu là một trong số tướng lãnh tài năng nhất của QLVNCH và “tướng lãnh thanh liêm nhất trong Quân Đội hiện nay.” Đức tính này được thường xuyên xác nhận và tuyên dương trong giới sĩ quan QLVNCH. Tướng Đôn nói thêm là ông sẽ lựa chọn Tướng Hiếu trên hết bất cứ một tướng lãnh nào ông quen biết. Ngoại trừ xảy ra một bước lùi trong tình hình quân sự, rất có thể, do đó, Tướng Hiếu sẽ duy trì tại các chức vụ quan trọng trong tương lai gần.

24. Các người Mỹ làm việc với Tướng Hiếu trong Vùng 3 Chiến Thuật thấy ông thân thiện và dễ cộng tác. Tại Biên Hòa, ông sống trong một căn nhà di động tại Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật và ngủ đêm thường xuyên tại đó, ngoại trừ thỉnh thoảng về thăm gia đình tại Sàigòn. Ông thường viếng thăm các viên chức cao cấp tại nhà của Tổng Lãnh Sự Biên Hòa thâu đêm thảo luận hay chơi cờ (ông là bậc thày chơi cờ tướng Tàu, và chơi khá cờ Chess Tây phương). Ông là cầu thủ trong đội “softball” tại Thượng Hải, và ngoài bắn bia súng lục và súng trường, hình như ông không chơi bất cứ một môn thể thao nào vào lúc này. Ông thường hay mượn sách về chính trường thế giới của các người bạn Mỹ. Ông đã nghiên cứu học hỏi chi tiết chiến trận Hồng Quân đánh bại cuộc xâm lăng của các lực lượng Đức Quốc Xã tại Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến và ông hiển nhiên thán phục thành quả của Quân Đội Nga. Tuy trông vẻ ngây thơ, lịch thiệp và thân thiện với các giới chức Mỹ tại Vùng 3 Chiến Thuật, ông giữ một khoảng cách và kín đáo, có lẽ theo lề lối địa vị và chức vụ của giới quan lại Tàu.

Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, Sư Đoàn 5 (ngày 20/11/1969)

Hiệu năng tác chiến của Sư Đoàn 5 đang cải tiến. Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đă khởi công chương tŕnh đưa chiến tranh đến địch. Sáng kiến này là một yếu tố trọng yếu mà Sư Đoàn đă thiếu sót trước đây. Việc xử dụng Trung Đoàn Thiết Kỵ trong vai tṛ tấn công là một thay đổi lớn lao với sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây.
Thiếu Tướng Hiếu đă chứng tỏ ông sẵn sàng tiếp nhận những ư kiến thiết thực. Không thể nhấn mạnh cho đủ ông là một tướng dũng mănh, và ông chỉ đem ra ứng dụng những ư kiến khả dĩ đem tới cải tiến hiệu năng tác chiến cho Sư Đoàn.
Sư Đoàn đă cải tiến trên mọi b́nh diện. Trên căn bản, có thể gán các cải tiến đó cho sự lănh đạo tích cực đă buộc các đơn vị vận chuyển đi lùng và diệt địch.
Vị Tư Lệnh mới đă bứng tiệt gốc vấn đề nan giải về lănh đạo mà Tư Lệnh tiền nhiệm vấp phải.
[...] Qua chương tŕnh Đồng Tiến và sự ứng dụng chiến thuật tấn công của Tướng Tư Lệnh, các Trung Đoàn Trưởng đă buộc phải tuyển lựa những người lănh đạo đơn vị giỏi.
[...] Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu lên nắm quyền chỉ huy ngày 14/8/1969, các đơn vị Sư Đoàn 5 đă đổi từ thế thủ qua thế công.

Trung Tướng Julian J. Ewell, Cố Vấn Trưởng, Vùng 3 Chiến Thuật (ngày 2/2/1970)

Hiện giờ chúng ta không có nhu cầu cấp bách về tư lệnh sư đoàn. Hiếu có thể thúc đẩy Sư Đoàn 5. Thơ cũng vậy đối với Sư Đoàn 18. Thịnh và Đống không có vấn đề đối với các Sư Đoàn 25 và Dù.
Nếu Sư Đoàn 5 không cho thấy sự cải tiến, theo nhận xét tôi, là v́ sự xáo trộn gây nên bởi: (1) việc tiếp thu căn cứ Lai Khê trong tháng 2; (2) việc đảm nhiệm các cuộc hành quân trong khu vực lưỡng tỉnh sau sự triệt thoái của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ; và (3) sự thay đổi của hai trung đoàn trưởng trong cùng một thời gian. C̣n cần thêm thời gian để sư đoàn này tăng trưởng thêm về mặt hiệu năng và tự tin, nhưng đă có những dấu chỉ đơn vị này khởi sự thăng tiến bây giờ.

Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, Sư Đoàn 5 (ngày 7/2/1970)

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, NNC 1-11-67, 20 năm quân ngũ, Tướng Hiếu là một tư lệnh trên trung b́nh. Các điểm tốt gồm có nhiệt tâm, kinh nghiệm lănh đạo tác chiến, khả năng thôi thúc và duy tŕ tinh thần binh sĩ, và khả năng chế ngự thuộc cấp. Ông rất sùng đạo và ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén. Ông được đánh gía cao hơn mức trung b́nh của một tư lệnh Sư Đoàn Mỹ trong cung cách hành sự toàn diện của ông.

Thiếu Tá Edgar C. Doleman, Jr, Cố Vấn P3 Kế Hoạch/Huấn Luyện (ngày 22/4/1970)

Sau khi Tướng Hiếu nắm quyền chỉ huy sư đoàn tháng 10/1969, ban tham mưu h́nh như có một luồng sinh khí mới.

Trung Tướng Michael B. Davison, Cố Vấn Trưỏng, Vùng 3 Chiến Thuật (ngày 14/7/1970)

Trên b́nh diện cấp sư đoàn, lănh đạo của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, vẫn cứng rắn và hữu hiệu như được minh họa bởi các cuộc hành quân vượt biên Cam-Bốt; ông là Tư Lệnh Phó của Hành Quân Toàn Thắng 42 và Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 225. Trong Sư Đoàn 18, Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ đă cải tiến đều đặn trong cương vị lănh đạo và ảnh hưởng của ông lan tràn đến mọi cấp như đă được chứng tỏ bởi các thành đạt của sư đoàn trong tam cá nguyệt này - đặc biệt trong việc tuyển mộ của sư đoàn trổi vượt tiêu chuẩn của ban Tham Mưu Trưởng Liên Hợp (1200) với con số 1412 nhân sự tính đến ngày 25/6/1970. Trong Sư Đoàn 5, hiệu năng toàn diện của Thiếu Tướng Hiếu trên cương vị tư lệnh c̣n hồ nghi.

Chuẩn Tướng D. P. McAuliffe, Cố Vấn Phó, Vùng 3 Chiến Thuật (ngày 26 tháng 11 năm 1970)

Hai trong ba sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn III, Sư Đoàn 18 và 25 Bộ Binh, có khả năng chiến đấu hữu hiệu với cấp lănh đạo và tinh thần tốt, và có thể tin cậy thi hành sứ mạng cách hoàn tất. Sư Đoàn 25, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, được sắp hạng cao nhất trong số ba sư đoàn trong toàn quốc. Sư Đoàn 18 cho thấy có tiến triển đều đặn dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, và đă đáp ứng tốt hảo trong sứ mạng di động mới bên Căm Bốt. Sư Đoàn 5 Bộ Binh đă không thi hành cách hữu hiệu một cách lâu bền trong suốt năm. Trong đầu năm, có thể gán các thiếu sót của sư đoàn cho t́nh trạng xáo trộn gây ra trong khi sư đoàn tiếp thu vùng tác chiến của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ và căn cứ sư đoàn Lai Khê. Tuy nhiên, trong hai cuộc hành quân tiếp sau đó bên Căm Bốt (phía bắc Tỉnh B́ng Long), mức độ thi hành của các đơn vị thuộc sư đoàn tham gia vào các cuộc hành quân không xuất sắc, và phản ảnh lănh đạo tồi và tính thụ động là hai đặc điểm của sư đoàn trọn năm. Sư Đoàn đă không khá lên qua cuộc hành quân vượt biên mới đây hơn, tới Snoul (tháng 11 năm 1970), mặc dù cho giới lănh đạo hiện tại của sư đoàn sẽ nhờ vào các thành quả của cuộc hành quân để khá hơn lên, điều chắc không xảy ra. Có hai phương thuốc khả dĩ chữa trị cho căn bệnh của sư đoàn, cả hai đă được đề nghị cho Tướng Trí: (a) thay thế tư lệnh sư đoàn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, và trung đoàn trưởng Trung Đoàn 8; ; (b) cho các đơn vị của sư đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân vượt biên, ngơ hầu nâng cao tinh thần và huấn luyện các năng khiếu chiến đấu của các cấp chỉ huy đơn vị và binh sĩ tham dự. (Tướng Trí đă đề nghị thay thế Tướng Hiếu, và xem cách cho Sư Đoàn tham gia thêm vào các cuộc hành quân.)


Nguyễn Văn Tín
Ngày 07tháng 12 năm 2012.


(*)
Major Wagner, Marine Corps
(1) Colonel John Hayes
(2) D.P. McAuliffe
(3) Colonel John Hayes
(4) Colonel Raymond Kampe

generalhieu