TRẦN VĂN HƯƠNG
1902-1982
Một tấm gương khí tiết: Sống v́ Dân, chết v́ Nước

huong.jpg

Năm 1955, ông nhận lời mời của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm ra làm đô trưởng Saigon. Đây là lần đầu tiên người dân miền Nam được thấy một chính trị gia cỡi xe đạp đi nhận chức Đô Trưởng. Sau đấy ít lâu thấy chính quyền Đệ Nhất Cộng Ḥa bắt đầu có những sai lầm nguy hại trong đường lối và chính sách quốc gia, cụ Hương cùng 17 nhân sĩ khác trong nhóm Tự Do Tiến Bộ (thường được gọi là nhóm Caravelle) làm bản thỉnh nguyện thơ và tổ chức họp báo tại khách sạn Caravelle, yêu cầu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm thay đổi lập trường cai trị để cứu nguy dân tộc. Kết quả là cụ Hương cùng 17 vị nhân sĩ kia được vào ngồi tù một thời gian. Nhân đó cụ có dịp hoàn thành tập thơ "Lao Trung Lănh Vận," tức là những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù của cụ.

Năm 1964, ông lại được mời làm đô trưởng Sài G̣n. Đây là lần thứ hai ông được mời giữ chức vụ này. Không bao lâu ông lại được quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời giữ ghế Thủ Tướng chính phủ. Khi đại tướng Nguyễn Khánh chỉnh lư, quốc trưởng Phan Khắc Sửu bị truất phế, Thủ tướng Trần Văn Hương bị bắt và quản thúc một thời gian ở Vũng Tàu.

Năm 1968 sau Tết Mậu thân, giữa t́nh thế hỗn loạn hiểm nguy, cụ Hương đă can đảm nhận lời mời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra làm Thủ tướng chính phủ lần thứ hai. Năm 1971 cụ đắc cử Phó Tổng Thống trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Trần Văn Hương. — ghế phó tổng thống, cụ chỉ làm chủ tịch một số các hội đồng quốc gia trong đó có hội đồng Văn hóa Giáo dục. Tưởng như vậy cũng yên thân lúc tuổi già, nhưng không, vào tháng tư năm 1975, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, vận mạng quốc gia đă đến hồi thập tử nhất sinh, ông Trần Văn Hương lại một lần nữa đứng ra nhận lấy trách nhiệm trước quốc dân đồng bào khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Cụ Hương lên làm Tổng Thống chỉ vỏn vẹn có bảy ngày, vừa đủ th́ giờ để trần t́nh trước lưỡng viện quốc hội về t́nh trạng khẩn trương của đất nước và giải pháp chính trị tuyệt vọng của miền Nam. Với sự đồng ư cảa lưỡng viện Quốc hội, Tổng thống Trần Văn Hương đă trao quyền lănh đạo cho đại tướng Dương văn Minh trong một buổi lễ tại dinh Độc Lập vào chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, khoảng 36 tiếng đồng hồ trước khi quân đội cộng sản tiến vào Saigon. Cụ Hương là vị Tổng Thống dân sự cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa.

Trước khi Saigon mất, đại sứ Hoa Kỳ có đến mời cụ ra đi để cho người Mỹ lo lắng cho cụ được sống yên ổn lúc tuổi già nhưng cụ đă từ chối lời mời đó. Cụ nhất định ở lại quê hương, chia sẻ sự hiểm nguy và cảnh khốn cùng với toàn thể quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Ḥa.

Năm 1977 chính quyền cộng sản mang giấy tờ trao trả quyền công dân lại cho cụ Trần Văn Hương nhưng cụ đă khẳng khái khước từ. Cụ bảo với chính quyền cộng sản rằng cụ sẽ là người sau cùng nhận sự trao trả đó khi nào tất cả những quân dân cán chính của Việt Nam Cộng Ḥa đă bị CS giam cầm đều được trao trả quyền công dân.

Cụ đă sống hết sức thanh bần trong những ngày c̣n lại của cuộc đời. Tuy rất nghèo nàn thiếu thốn cụ vẫn yêu đời, và muốn sống để được sống lâu hơn Hồ Chí Minh một tuổi thôi. Ư nguyện của cụ đă được toại thành. Cụ mất hồi 4 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1982, nhằm ngày mồng ba Tết Nhâm Tuất. Thọ 80 tuổi.

Làm giáo sư, làm thanh tra, làm đô trưởng, thủ tướng, phó tổng thống, và làm tổng thống, địa vị của ông thật cao trong xă hội, nhưng ông không tạo cho ḿnh hay vợ con một sự nghiệp vật chất nhỏ nhen nào. Ông không sắm nổi một cái xe, một căn nhà, hay một mảnh đất.

Cố Tổng Thống Trần Văn Hương đă sống trọn vẹn một cuộc đời của một kẻ sĩ, của một con dân suốt đời tận hiến cho quốc gia dân tộc. Cụ ra đi và đă để lại cho người dân Việt Nam một tấm gương yêu nước, thương ṇi, một tấm gương liêm khiết thanh sạch, ngay thẳng và tiết tháo mà người đời ít có ai sánh kịp.

Thanh Liêm
(Saigon USA Online)

generalhieu