Đại Tá Từ Bộ Cam

Sinh năm 1926 tại Quảng Nam

Tốt nghiệp khóa 3 Vơ bị Đà Lạt và khóa 1 Hoa tiêu Quan sát

Ngày 11 thàng Ba năm 1945 Hoàng Đế Bảo Đại công bố chiếu chỉ, “Theo t́nh h́nh Thế Giới nói chung và hiện t́nh Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng kể từ ngày hôm nay Ḥa Ước Bảo Hộ kư kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập”. Các đảng phái quốc gia h́nh như thụ động. Việt Nam Quốc Dân Đảng với một quá khứ kiêu hùng khi vào năm 1930 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và các dồng chí đă ngửa mặt hô to Việt Nam Muôn Năm trước họng súng xử tử của Pháp tại Yên Báy c̣n lưu ấn tượng sâu xa trong đầu óc chúng tôi. Anh em hăng hái đứng lên tham gia cuộc chơi hào hùng nhưng không được lănh đạo. Chúng tôi cảm thấy lạc lơng, mất phương hướng và buồn nản trong khi Đại Học đóng cửa v́ các giáo sư Pháp đều bị bắt hết. Vào đàu tháng Tư Hoàng Đế Bảo Đại thành lập chính phủ do Thủ Tướng Trần Trọng Kim lănh đạo. Cụ Kim là một học giả uyên thâm và một sử gia nổi tiếng. Đổng Lư Văn Pḥng của Thủ Tướng là Bác Sỹ trẻ Phan Huy Quát trước kia là hội trưởng Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương. Một khuôn mặt nổi bật trong nội các là Tiến Sỹ Phan Anh trong chức Tổng Trưởng Thanh Niên, đă thiết lập Trường Thanh Niên Tiền Tuyến với sự phụ tá của Giáo Sư Tạ Quang Bửu, một huynh trưởng hướng đạo Trung Kỳ và giáo sư toán nổi tiếng của trường Providence ở Huế. Tổng Trưởng Y Tế, Bác Sỹ Vũ Ngọc Anh bị tử nạn khi đoàn xe đi kinh lư bị phi cơ Mỹ bắn trên đường đi Hải Pḥng.

Nhu cầu cấp thiết là đào tạo cấp kỳ các cán bộ quân sự trám vào các lỗ hổng do quân Pháp bỏ trống. Các sinh viên Huế và các vùng phụ cận từ Hà Nội về tích cực tham gia ghi học cùng với các bạn học sinh gần tốt nghiệp của Trường Khải Định. Đă có tổng số nhập học là 47 khóa sinh quân và trong tương lai họ đă trở thành những cán bộ quân sự lănh đạo mà óc sáng tạo và hứng khởi đă trở thành huyền thoại chiến đấu với một đạo binh xâm lăng có khí giới tiền tiến bằng các khí cụ thô sơ và đầu óc sáng kiến vô biên. Nhiều học viên đă trở thành tướng lănh và nhiều người đă anh dũng hy sinh trong các chiến trận từ Bắc vào Nam và ở Hạ Lào. Những tên nổi bật như Đặng Văn Việt đă đánh hơn trăm trận trên núi rừng Bắc Việt mà quân Pháp khiếp đảm đă đặt cho cái tên Con Hùm Xám Đường 4 và dân chúng đă xưng tụng là Đại Vương Quốc Lộ 4; Lê Thiệu Huy, một sinh viên toán nổi danh, con cụ cử Lê Thước ở Thanh Hóa, đă tử trận trên sông Mekong khi dùng thân che chở cứu mạng cho Hoàng Thân Souphanovong; Phạm Thành Chính sinh viên Luật tức Trung Tướng Phạm Hồng Sơn nổi tiếng trong trận đánh đoàn quân Lepage-Charton và trong mặt trận Nam Lào, Lê Đ́nh Luân con trưỏng Bác Sỹ Lê Đ́nh Thám bị thương nặng trọng pháo trong tḥi kỳ đầu giao tranh với Pháp ở nam Trung Bộ và đă chết trong tay thân phụ v́ liễm độc; Nguyễn Kèn, sinh viên thủy lâm là Danh Tướng Thế Lâm; Nguyễn Thế Lương, sinh viên khoa học là Tướng Cao Pha chỉ huy Quân Báo. Cũng có một số đă quay về với phe quốc gia như, Hải Quân Đại Tá Vơ Sum, Không Quân Đại Tá Từ Bộ Cam, kỹ sư Đặng Văn Châu giám đốc hăng oxygène acetylene Sá G̣n và tôi thành Trung Tá Không Quân và Tổng cuộc Trưởng Tổng cuộc Tiếp Tế phá vỡ sự bao vây kinh tế thủ đô của đối phương. Tất cả dều là những người yêu nước nhiệt thành đă nghe theo tiếng gọi non sông với tấm ḷng thiết tha trong trắng không gợn một chút mầu sắc chính trị.

Nguồn hoainiemmotthoi