Đại Tá Trương Sơn Bá Ya Ba

Thứ Hai 21, tháng 9, thật quang đăng. Sau cơn mưa, nắng vàng tươi hơn, trong hơn, rừng cây cũng xanh thắm hơn. Máy bay êm ả đáp xuống phi trường dành cho máy bay nhỏ ở giữa thành phố, gần nhà thờ thị xă. Một chiếc xe Jeep đă chờ sẵn đưa tôi vào ngay pḥng họp của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Bước vào cửa pḥng họp tôi biết ngay là tôi đă đến trễ. Trên hàng ghế đầu, tôi đă thấy Trung Tướng Thủ Tướng Nguyễn Khánh, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh, và hai vị Tướng khác là Trung Tướng Tôn Thất Đính Cựu Tư Lệnh Quân Khu 4 ở Banmêthuột năm 1956 – 1957, và Trung Tướng Lê Văn Kim người đầu tiên phụ trách chương tŕnh Dinh Điền thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, và Trung Tá Tỉnh Trưởng Darlac. Một số sĩ quan Tham Mưu của Quân Đoàn tháp tùng đi theo Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, và sĩ quan Tham Mưu của Sư Đoàn 23 đă tề tựu đông đủ ngồi chật pḥng họp. Chào Thủ Tướng và các vị Tướng Lănh xong tôi vội vàng đi xuống chiếc ghế trống cuối cùng ở cuối góc pḥng.

Thủ Tướng cho lệnh bắt đầu buổi thuyết tŕnh. Lần lượt Trưởng Pḥng Hai Sư Đoàn 23 tŕnh bày t́nh h́nh các trại Lực Lượng Đặc Biệt Thượng nổi loạn đang bao vây thành phố, và t́nh h́nh các đơn vị Cộng Sản. Đặc biệt có một Trung Đoàn Cộng Sản đang trú đóng tại Ban Đon, sẵn sàng tiến về phía Banmêthuột. Trưởng Pḥng Ba tŕnh bày một kế hoạch hành quân tiến đánh quân của năm trại Lực Lượng Đặc Biệt để giải vây cho thành phố. Theo Trưởng Pḥng Ba tŕnh bày th́ hiện thời trong thành phố chỉ có hai tiểu đoàn, nhưng có thể rút về được hai tiểu đoàn nữa là bốn. So quân số th́ không bằng quân của năm trại kia, nhưng Sư Đoàn có phi cơ, pháo binh, và thiết giáp yểm trợ nên ông tin là có thể thắng được. Sau khi ông tŕnh bày xong, pḥng họp im phăng phắc, mọi người hồi hộp chờ quyết định của Thủ Tướng.
Bất ngờ Thủ Tướng đứng dậy quay mặt về phía tôi và hỏi: “ Anh Nghiêm, anh làm việc với người Thượng từ lâu, theo ư kiến anh th́ việc này nên giải quyết thế nào?” Tuy bị bất ngờ nhưng trong lúc vị Trưởng Pḥng Ba đề nghị dùng giải pháp quân sự th́ tôi thấy đă không được rồi. Thứ nhất là quân Sư Đoàn và quân của năm Trại LLĐB đều là quân của ḿnh cả. Nếu nồi da xáo thịt th́ kết quả là ḿnh bị thiệt hại và Cộng Sản được lợi to, Trung Đoàn Cộng Sản ở Ban Đon sẽ khai thác cơ hội hiếm có này. Thứ hai là chiến trận sẽ xẩy ra ngay ở thành phố, chắc chắn thành phố sẽ tan nát, dân chúng sẽ bị thiệt hại nhiều. Thứ ba là nếu các Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu Thượng ở các Buôn tràn vào các Dinh Điền th́ một cuộc tàn sát lớn sẽ xẩy ra giữa người Kinh và người Thượng. Và c̣n 12 Trại LLĐB Thượng ở dọc biên giới từ đây lên Kontum cùng nổi loạn kéo về các thành phố th́ ta lấy quân đâu mà đối phó. Chắc chắn sẽ có một trận nội chiến giữa Quân Đội VNCH và những lực lượng có vơ trang của người Thượng. Do đó khi thấy Thủ Tướng hỏi th́ tôi trả lời ngay: “ Thưa Thủ Tướng và qúy vị Tướng Lănh, sở dĩ người Thượng nổi loạn v́ trước đây chính sách đối với đồng bào Thượng của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có nhiều sự sai lầm, nếu bây giờ Thủ Tướng hứa sẽ ban hành một chính sách mới bảo đảm mọi sự công bằng đối với đồng bào, và sửa chữa tất cả những sai lầm trước th́ tôi chắc người Thượng sẽ không c̣n chống đối chính phủ nữa. Nếu Thủ Tướng và quư vị Tướng Lănh chấp thuận th́ tôi t́nh nguyện sẽ đi thuyết phục các Trại LLĐB trở về trung thành lại với chính phủ.” Tôi thấy Thủ Tướng quay sang nói ǵ với Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II, và Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn, v́ đứng ở xa tôi nghe không được rơ. Lát sau ông tiếp tục hỏi: “ Anh có chắc thuyết phục được họ trở về với chính phủ không? Và thời gian phải hết bao lâu?” Tôi trả lời: “ Nếu Thủ Tướng hứa chắc chắn sẽ ban hành một chính sách mới cho đồng bào Thượng th́ tôi có thể thuyết phục họ được. Tất cả có năm Trại đóng rải rác xung quanh thành phố, chắc tôi phải cần đến 8 ngày để đi đến từng Trại và nói chuyện với họ.” Thủ Tướng hỏi: “ Anh có cần ǵ không?” “Thưa Thủ Tướng, tôi trả lời, thứ nhất là tôi cần 3 người Thượng đi với tôi . Đó là Thiếu Tá Ya Ba, Đại Đội Trưởng Chiến Tranh Chính Trị của Sư Đoàn, Ông Y Chôn Mlô, Tham Sự Hành Chánh của bên Tỉnh, và Đại Uư Khổng Đức Phiên, tên Thượng là Đại Uư Y Pem Knul, ở bên Tiểu Khu. Thứ hai, tôi cần một nơi lập văn pḥng làm việc, và có vài thư kư đánh máy, xe cho bốn chúng tôi chạy công việc. Thứ ba, tôi cần 100 ngàn đồng để chi phí như in lời kêu gọi, in truyền đơn, và nhất là để giết trâu, uống rượu cần, bàn chuyện với họ, theo phong tục của người Thượng.” Thủ Tướng có vẻ hài ḷng, ông gật đầu nói: “Được rồi tôi chấp thuận, việc này giao cho anh Nghiêm đi thuyết phục các Trại LLĐB.” Xong quay sang những Tướng Lănh chung quanh ông ra lệnh: “ Tỉnh lấy Toà Đại Biểu Cao Nguyên Trung Phần cũ làm Văn Pḥng cho anh Nghiêm, và biệt phái thư kư và máy chữ sang đặt dưới quyền anh Nghiêm để làm việc. Sư Đoàn th́ cung cấp xe cho anh Nghiêm. Trong thời gian anh Nghiêm đi thuyết phục các Trại th́ Sư Đoàn vẫn cứ tiến hành chuẩn bị kế hoạch hành quân. Anh Có lấy 100 ngàn giao cho anh Nghiêm để có tiền chi phí, rồi c̣n phải bay ngay xuống Qui Nhơn lo việc biểu t́nh của Phật Giáo. Tôi biết anh đang bận rộn nên đă đem Trung Tướng Đính và Trung Tướng Kim từ Đà Lạt sang đây để giúp anh. Trung Tướng Đính và Trung Tướng Kim sẽ cùng với anh Nghiêm ăn ở và làm việc tại Toà Đại Biểu Chính Phủ. Công việc tiến hành tới đâu hai anh Đính và Kim báo cáo về Sài G̣n cho tôi. Sư Đoàn và Tỉnh yểm trợ cho anh Nghiêm theo yêu cầu của anh ấy để mau chóng giải quyết vấn đề này. Sau đây tôi c̣n phải về gấp Sài G̣n v́ c̣n nhiều việc phải làm lắm.”
Sau khi đă có quyết định dứt khoát của Thủ Tướng, tôi thấy các vị Tướng Lănh và Trung Tá Tỉnh Trưởng nói chuyện với nhau. Trung Tá Tỉnh Trưởng kể lại việc Đài Phát Thanh Banmêthuột bị chiếm. Ông nói:” Đoàn xe GMC chở quân của Trại Buôn Sarpa đi về Banmêthuột lúc quá nửa khuya. Đi đầu là một xe Jeep, trên xe có anh Đại Úy Cố Vấn Mỹ của LLĐB. V́ vậy khi đến trạm gác ở đầu tỉnh, lính gác không nghi ngờ ǵ, nên đă
mở cửa rào cản cho đoàn xe đi qua. Không ngờ khi đoàn xe vừa qua cổng gác, chúng đă dừng lại, bọn LLĐB Thượng nhẩy xuống xe, bắt lính gác, và ào vào đài phát thanh. Chúng bắt tất cả nhân viên trong đài, nhưng ông Trưởng Đài đă nhanh trí, nhanh tay tháo ngay hai miếng Quarz ở trong ổ máy và nhẩy qua cửa sổ chạy xuống sườn đồi và men theo con suối chạy về Ṭa Tỉnh báo cáo. Bọn phản loạn tính chiếm đài phát thanh là cho phổ biến ngay bản Tuyên Cáo của một tổ chức có cái tên tiếng Pháp là Front Unifié de Lutte De La Race Opprimée, Mặt Trận Thống Nhất Đấu Tranh Của Dân Tộc Bị Áp Bức, gọi tắt là FULRO. Nhưng v́ ông Trưởng Đài đă gỡ và đem đi hai miếng Quarz nên bọn chúng loay hoay măi mà không sao phát thanh được. Bốn Trại LLĐB kia đă ở bên ngoài thành phố, chờ nghe thấy lời Tuyên Cáo trên radio th́ tiến ngay vào chiếm thành phố. Nhưng bọn chúng chờ măi không thấy ǵ, nên mới án binh bất động ở bên ngoài cho đến bây giờ, th́ Tỉnh và Sư Đoàn đă kịp điều động quân đội và Cảnh Sát đối phó.” Thủ Tướng cười nói: “ Chiều hôm qua về đến Sài G̣n, tôi đă điện ngay cho ông Đại Sứ Mỹ. Tôi cho ông ấy biết một Đại Úy Mỹ đă dẫn đoàn xe của LLĐB Thượng, và giúp chúng nó phản loạn chiếm đài phát thanh. Tôi nói với ông, tôi không muốn thấy tên Đại Úy ấy ở trên lănh thổ Việt Nam nữa. Ông Đại Sứ đă đồng ư và sáng nay trước khi tôi lên Banmêthuột ông đă điện thoại cho tôi biết là tên Đại Úy ấy đă được đưa ra khỏi Việt Nam rồi.” Buổi họp chấm dứt, Thủ Tướng ra phi trường Phụng Dực để bay về Sài G̣n. Mọi người đi lo công việc của ḿnh.
Toà Đại Biểu Chính Phủ Cao Nguyên Trung Phần trước kia, nay đă là nhà văng lai dành cho những giới chức cao cấp trong Chính Phủ tới thăm Tỉnh Darlac. Đây là một biệt thự hai tầng rất lớn xây trong một khu đất rộng, có vườn trồng rất nhiều loại hoa màu sắc rực rỡ, có vườn cỏ lúc nào cũng được cắt sén gọn gàng, chăm sóc xanh mướt, và có rất nhiều cây to bóng mát. Trên lầu có ba pḥng ngủ rất rộng với đầy đủ tiện nghi sang trọng. Trung Tướng Đính và Trung Tướng Kim mỗi vị ở một pḥng. Tôi cũng may mắn được cấp một pḥng kế bên để có thể thường xuyên báo cáo diễn tiến công việc. Dưới nhà, bên ngoài là pḥng hội rất rộng chứa được khoảng gần 200 người, có vài gian pḥng làm việc. Bên trong có pḥng khách, pḥng ngồi chơi uống rượu, có pḥng ăn, tất cả đều rộng lớn được thiết trí rất mỹ thuật và kê toàn những đồ đạc sang trọng đắt tiền. Thiếu Tá Ya Ba, Đại Úy Y Pem Knul, và ông Y Chôn Mlô đă đến. Nhân viên văn pḥng cùng máy đánh chữ và văn pḥng phẩm đều đă được Ṭa Tỉnh Darlac cung cấp đầy đủ. Trước khi lên máy bay đi Qui Nhơn, Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II đă đến xem chỗ đặt văn pḥng của tôi, dặn ḍ tôi phải cố gắng hết sức ḿnh để giải quyết công việc được tốt đẹp. Cuối cùng ông nói: “Thủ Tướng có chỉ thị đưa cho anh 100 ngàn đồng để chi phí, nhưng tôi chỉ c̣n 50 ngàn đồng, anh cầm lấy và tùy nghi mà chi dùng trong số tiền này thôi.” Tôi ngỡ ngàng, ngần ngừ cầm lấy không dám nói một lời nào.
Chúng tôi bắt tay ngay vào công việc, không để chậm trễ một giây phút nào. Thiếu Tá Ya Ba kết anh em với tôi từ lâu. Anh hơn tuổi tôi nên làm anh, tôi làm em. Tuy anh là người Churu ở Đà Lạt, nhưng anh đă từng chỉ huy ở Darlac từ thời Pháp, nên rất được người Rhadé kính nể. Anh lại c̣n là một người rất khôn ngoan, có rất nhiều sáng kiến giải quyết công việc mau lẹ. Đại Úy Khổng Đức Phiên (Y Pem Knul) là một sĩ quan chỉ huy rất có kỷ luật. Trông anh rất oai vệ, lời nói của anh rất có uy, ai thấy anh cũng nể trọng. Anh Y Chôn Mlô tốt nghiệp Tham Sự Hành Chánh ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và là một trong số người trí thức hiếm hoi của đồng bào Thượng. Anh c̣n là hội viên trong Ban Trị Sự Hội Thánh Tin Lành nên rất có uy tín trong bộ lạc Rhadé. Tôi lựa anh v́ anh c̣n là người ăn nói ôn ḥa, khéo léo, có khả năng nói mọi người nghe. Cả hai anh Phiên và Y Chôn đều đă quen thân với tôi từ lâu. Chúng tôi mở ngay một cuộc họp để nhận định t́nh h́nh, hoạch định ra một chương tŕnh làm việc để đạt được mục tiêu thuyết phục được năm trại LLĐB trở về trại, trung thành lại với Chính Phủ VNCH.
Theo những tin tức của các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, và Y Chôn Mlô th́ tổ chức FULRO là do một số những đoàn viên cũ của Phong Trào BaJaRaKa đă gia nhập LLĐB ở Buôn Sar Pa, chủ trương dùng bạo lực để chống Chính Phủ VN. Ví dụ, Y Kdruin Mlô, con rể ông Phó Tỉnh Trưởng Thượng Phú Bổn, Nay Moul, cũng là anh em đồng hao với Nay Luett, một thông dịch viên của LLĐB Mỹ, và sẽ là Tổng Trưởng Bộ Phát Triển Sắc Tộc từ 1970 đến 1975 sau này; Kpa Doh, người Jarai, thông dịch viên của Mỹ; Y Dhơn Adrong, người Rhadé M’Dhur ở M’Drac, Quận Khánh Dương, Khánh Ḥa, anh rể của Y Gum Buôn Yă, một sinh viên Y Khoa Đại Học Huế được Qũy Học Bổng cho Sinh Viên, Học Sinh Thượng của ba chúng tôi : Kỹ Sư Nguyễn Văn Mừng, làm việc ở Cơ Quan Nguyên Tử Lực Cuộc ở Đà Lạt, Touneh Hàn Thọ, người Churu lai Kinh, Phó Đốc Sự, (con trai của một tù trưởng Churu, Touneh Hàn Đăng, cựu Đại Diện Đồng Bào Thượng tại Văn Pḥng Đức Vua Bảo Đại ở Huế. Ông Hàn Đăng đă lấy bà Nguyễn Thị Dung thuộc Hoàng Phái, và sinh ra Touneh Hàn Thọ. Tôi thấy Hàn Thọ gọi Đức Vua Bảo Đại là Cậu), và tôi âm thầm thành lập từ 1957, giúp đỡ ăn học; Y Nhuin Hmok; Trung Úy Y Nham Eban, và Ksor Dhuat... Những người này đă bị Đại Tá Um Savuth, Trưởng Pḥng Nh́ Quân Đội Hoàng Gia Kampuchia, và Trung Tá Les Kosem, người Miên gốc Chàm ở Kămpongcham, làm việc ở Văn Pḥng Quốc Trưởng Sihanouk, móc nối, kết hợp ba tổ chức chống VN là Mặt Trận Đấu Tranh Của Người Khmer Miền Dưới Kampuchea ( Khmer of Kampuchea Krom, KKK), Phong Trào Giải Phóng Champa, và Phong Trào BaJaRaKa, thành tổ chức FULRO, chữ Pháp viết tắt của chữ Front Unifié de Lutte de la Race Opprimée, Phong Trào Thống Nhất Đấu Tranh của Dân Tộc Bị Áp Bức. Theo các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, và Y Chôn Mlô th́ cuộc hành quân tiến chiếm Banmêthuột bằng 5 trại LLĐB, chắc là do người Miên hoạch định và chỉ huy. Theo lời Tuyên Cáo của FULRO th́ mục tiêu là tuyên bố miền Cao Nguyên là một miền Tự Trị. Cứ xem cái cờ của FULRO có ba sọc ngang màu xanh lá cây, màu đỏ, màu xanh nước biển, và ba ngôi sao th́ biết rằng chúng tượng trưng cho ba sắc dân Chàm, Khmer Krom, và Thượng.
Tôi có một nhận xét là kế hoạch hành quân của họ là dùng LLĐB Buôn Sarpa chiếm đài phát thanh, đọc bản Tuyên Cáo của FULRO làm hiệu lệnh để 4 trại LLĐB kia cùng tiến vào đánh giết người Kinh và chiếm thành phố. Như vậy th́ bọn chỉ huy tiền phương có thể đi với LLĐB Buôn Sar Pa, c̣n 4 trại kia chỉ là thừa hành theo mệnh lệnh. Nay đài phát thanh không dùng được, Tuyên Cáo không đọc được trên đài, các trại kia đều khựng lại không tiến vào thành phố. Bây giờ th́ quân đội Tỉnh và Sư Đoàn đă án ngữ các đường vào thành phố, do đó bọn họ đang ở trong t́nh trạng tiến thóai lưỡng nan. Nên mục tiêu cấp thời là phải thuyết phục ngay 4 trại đó trở về căn cứ trước tiên. C̣n Trại Buôn Sar Pa bị bỏ lại trơ trọi một ḿnh ở đài phát thanh th́ một là họ phải rút lui, hai là việc thuyết phục họ cũng dễ dàng hơn.
Cả bốn chúng tôi cùng đồng ư với nhau như vậy. Bây giờ chúng tôi phải hành động làm sao để hoàn thành kế hoạch. Lợi dụng phong tục người già của người Thượng chúng tôi quyết định yêu cầu Tỉnh giúp mời các thân hào nhân sĩ người Thượng đến họp tại pḥng họp của Ṭa Đại Biểu Cao Nguyên Trung Phần cũ vào sáng ngày mai, 22, tháng 9. Khoảng gần 200 sĩ quan, công chức, và các già làng các Buôn quanh thị xă đă đến họp. Hội Nghị bầu ra một Ban Đại Diện, do Y Char Hdơk, người Mnông Rlam ở vùng Hồ Lak, Quận Lạc Thiện, giáo viên Trường Tiểu Học Nguyễn Du Banmêthuột, làm Chủ Tịch. Anh Y Char Hdơk cũng là người thân quen với tôi từ nhiều năm qua. Anh c̣n trẻ, không thích hoạt động chính trị, nhưng anh nuôi ước mơ phát triển được giáo dục cho con em đồng bào Thượng. Hội Nghị đă ra một Tuyên Cáo bằng tiếng Rhadé và tiếng Việt lên án những phần tử nghe lời xúi giục của ngoại bang, đă giết hại một số cố vấn LLĐB người Kinh ở các trại, gây phản loạn, làm hại cho công cuộc chống Cộng Sản đang xâm lăng miền Nam nói chung và miền Cao Nguyên nói riêng. Hội Nghị nhân danh toàn thể thân hào, nhân sĩ, và các già làng Thượng kêu gọi các cấp chỉ huy và binh sĩ của 5 Trại LLĐB mau mau ăn năn hối cải rút lui về trại tiếp tục làm nhiệm vụ chống Cộng Sản và tuyệt đối trung thành với Chính Phủ VN. Hội Nghị cũng nhấn mạnh đến những thiện chí của Chính Phủ mới đă và đang giải quyết những bất công trong chính sách của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, đồng thời Thủ Tướng Nguyễn Khánh cũng đă hứa sẽ sớm ban hành một chính sách mới để giúp đỡ đồng bào Thượng được mau chóng tiến bộ.
Bản Tuyên Cáo này đă được đem ra nhà in thuê in cấp tốc để kịp sáng ngày 23, cho phái đoàn Ban Đại Diện cùng các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, và Y Chôn Mlô đem theo đến 4 trại LLĐB và thuyết phục họ. Hội Nghị cũng thành lập nhiều nhóm nhỏ để yêu cầu Tỉnh cung cấp phương tiện chuyên chở đi đến các Buôn để khuyên nhủ đồng bào Thượng b́nh tĩnh, không hoang mang, hoặc nghe lời khích động của những tên phản loạn quá khích xúi giục làm bậy. Máy bay cũng được xử dụng liên tiếp nhiều ngày để thả truyền đơn Tuyên Cáo này xuống các Buôn làng. Chúng tôi cũng yêu cầu Ṭa Tỉnh chỉ thị các Quận Trưởng thành lập các nhóm đi tới các Dinh Điền để trấn an đồng bào Kinh, và khuyên đồng bào phải hết sức b́nh tĩnh tránh mọi sự khiêu khích có thể gây ra những sự xô sát giữa đồng bào Kinh ở Dinh Điền với đồng bào Thượng ở các Buôn.
Sau cuộc họp giữa bốn chúng tôi vào chiều ngày 21/9 nói trên, các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, và Y Chôn Mlô đi tiếp xúc vận động các thân hào nhân sĩ Thượng, vận động họ sẽ đến họp vào sáng mai 22/9, đồng thời tiếp tục thu lượm thêm tin tức từ phía phe phản loạn. Riêng tôi nghĩ đến những cựu học sinh Thượng các trường Trung Học và Sư Phạm Banmêthuột đă được tôi cấp học bổng ăn học nay đă bỏ học để đi làm thông dịch viên cho Mỹ, hoặc đă trở thành những cấp chỉ huy trong các trại LLĐB để kiếm tiền. Tôi đă t́m được vài em làm việc cho cơ quan Hoa Kỳ đặt ở Bungalow, một dăy những nhà sàn lớn và dài theo kiểu nhà của đồng bào Thượng của người Pháp để lại. Trong số này có em Y Tin Hwing là người đă giúp tôi đắc lực nhất. Tôi đă hội họp các em ở văn pḥng của tôi, nghe các em cho biết tin tức về tổ chức FULRO và các Trại làm phản, sau đó tôi đă giải thích cho các em cần phải cùng nhau thuyết phục các bạn hữu ở các Trại LLĐB phải từ bỏ đường lối đấu tranh bằng bạo lực, nếu không cảnh nồi da xáo thịt sẽ diễn ra, chỉ có lợi cho ngoại bang, và Cộng Sản. Các em đồng ư giúp tôi. Các em sẽ dùng xe gắn máy riêng của các em đi ngay đến 4 trại LLĐB để gặp các bạn, và trực tiếp thuyết phục họ rút quân về lại căn cứ. Đến chiều ngày 22/9, Y Tin Hwing đă lái xe gắn máy của em trở về báo cáo cho tôi biết em đă đến cả 4 Trại LLĐB, nói chuyện với họ, và họ đă đồng ư rút quân. Việc này đă giúp cho phái đoàn Ban Đại Diện Nhân Sĩ Thượng đến các trại vào sáng ngày 23/9 gặp rất nhiều thuận lợi trong việc thuyết phục. Tất cả binh sĩ 4 trại này sau đó đă thật sự rút về căn cứ của họ. Thế là chỉ có 3 ngày, bốn anh em chúng tôi đă hoàn thành được mục tiêu đầu tiên là thuyết phục 4 Trại LLĐB đang bao vây thành phố trở về trại của họ. Trại LLĐB Buôn Sar Pa đang chiếm đóng đài phát thanh thấy 4 trại kia rút đi cũng rời bỏ đài phát thanh và lui về đóng quân tại Quận Đức Lập. Bây giờ là lúc nhóm chúng tôi phải tiến hành việc thuyết phục Trại LLĐB Buôn Sar Pa này.
Diễn tiến tất cả những việc làm của chúng tôi đều được tôi tŕnh cho Trung Tướng Tôn Thất Đính và Trung Tướng Lê Văn Kim. Nhưng không hiểu v́ sao, sáng sớm ngày 22/9 Trung Tướng Lê Văn Kim đă được máy bay đưa về Đà Lạt. Chỉ c̣n một ḿnh Trung Tướng Tôn Thất Đính ở lại. Ông chỉ ở trong căn pḥng ngủ cạnh pḥng ngủ của tôi và giữ nhiệm vụ thường xuyên báo cáo diễn tiến công việc về Sài G̣n cho Thủ Tướng Nguyễn Khánh. Mỗi lần báo cáo công việc tôi lại lên lầu gơ cửa pḥng xin phép được gặp và tŕnh bày diễn tiến công việc với Trung Tướng.
Công việc thuyết phục Trại LLĐB Buôn Sar Pa gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều th́ giờ. Trong khi chờ đợi Sư Đoàn và Tỉnh xin được trực thăng của các cố vấn Mỹ đưa chúng tôi xuống Đức Lập gặp các cấp chỉ huy của trại, chúng tôi chỉ dùng được máy bay rải truyền đơn xuống Quận Đức Lập để kêu gọi họ. Tôi cũng cho thu băng lời kêu gọi của tôi đến các cấp chỉ huy của Trại, mà một số trong bọn họ đă từng là những em học sinh nhận học bổng từ Quỹ Học Bổng cho Sinh Viên, Học Sinh Thượng đă nói ở trên, và cho loa phóng thanh phát ra từ trên máy bay rải truyền đơn. Chiều 25/9, chúng tôi được tin là sáng 26/9 sẽ có trực thăng của Mỹ đưa xuống Đức Lập. Tôi dự trù 4 anh em trong nhóm của tôi và Y Char Hdơk cùng đi, nhưng anh Ya Ba và tất cả các anh khác đều nói: “Chúng tôi là người Thượng, chúng tôi xuống nói chuyện với họ dễ dàng hơn. Anh là người Kinh, anh không nên đi vội. Sau khi chúng tôi gặp được họ rồi, nếu t́nh thế thuận lợi, anh sẽ gặp họ sau th́ tốt hơn, an toàn hơn. Hơn nữa, cũng cần phải đề pḥng, nếu chúng tôi xuống gặp họ có điều ǵ không may xẩy ra c̣n có anh ở nhà liên lạc với Sư Đoàn và Tỉnh để giải quyết.” Lời nói của các anh rất hợp lư, tôi phải nghe theo, nhận nhiệm vụ ở nhà theo dơi công việc. Sáng 26, tôi chuẩn bị tiễn các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, Y Chôn Mlô, và Y Char Hdơk ra phi trường. Chúng tôi đứng giữa pḥng hội của Ṭa Đại Biểu. Anh Ya Ba xúc động nói với tôi: “ Anh và các bạn đây đi chuyến này dữ nhiều lành ít, chưa biết sự thể sẽ ra sao. Nếu có điều ǵ xẩy ra, mà anh không trở về được th́ em phải có nhiệm vụ lo cho hai chị (anh Ya Ba lấy hai chị em gái làm vợ), và giúp đỡ cho các cháu.” (Đây là một phong tục kết anh em rất đẹp của đồng bào Thượng. Những người đă đồng ư kết anh em với nhau sẽ thương yêu nhau, trung thành với nhau, tin cậy ở nhau, có khi c̣n hơn anh em ruột thịt. Tôi bị ảnh hưởng rất nhiều ở phong tục đẹp đẽ này, bởi v́ làm việc với đồng bào Thượng một thời gian dài tôi đă có không biết là bao nhiêu anh em kết nghĩa ở rất nhiều bộ lạc trên Cao Nguyên.) Nghe anh Ya Ba nói tôi cũng vô cùng xúc động, tôi thành thật hứa sẽ theo đúng lời căn dặn của anh, sẽ giúp đỡ các chị và các cháu với tất cả khả năng của ḿnh. Nghe tôi hứa, anh cũng tỏ vẻ yên tâm, anh đưa tôi một cái thơ ngỏ anh viết tối hôm qua như là một lời trăn trối với vợ con, và dặn hai chị có thể tin cậy ở sự trông nom giúp đỡ của tôi. Đọc những lời anh viết nước mắt tôi tự động trào ra !!! Chúng tôi cùng đứng thành ṿng tṛn quay mặt vào giữa, anh Ya Ba cất tiếng cầu nguyện Chúa theo lối cầu nguyện của đạo Tin Lành. Đại ư anh cầu nguyện: “Lạy Chúa! Chúng con đặt hết niềm tin ở Chúa. Xin Chúa ǵn giữ chúng con, xin cho chúng con hoàn thành nhiệm vụ b́nh an trở về. Xin Chúa mở ḷng các anh em LLĐB để các anh em lắng nghe những lời nói của chúng con, và từ bỏ đường lối dùng bạo lực, để cho máu những anh em Kinh Thượng vô tội không c̣n đổ ra thêm một cách vô ích nữa. Xin Chúa cho anh em người Kinh, người Thượng chúng con biết thương yêu nhau trong ḥa b́nh, trong hạnh phúc, cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam này của chúng con. Amen !”
Viết đến đây, nhớ lại những kỷ niệm xưa tôi không sao cầm được nước mắt. Tôi sẽ măi măi nhớ anh Ya Ba, nay anh đă già lắm rồi v́ anh hơn tôi năm sáu tuổi. Anh hiện tị nạn Cộng Sản ở North Carolina. Anh Khổng Đức Phiên sau lên tới Đại Tá, làm Đại Diện Bộ Phát Triển Sắc Tộc tại Vùng II Chiến Thuật thuộc phạm vi Quân Đoàn II, tại Pleiku. Mùa hè 1972, Cộng Sản pháo kích vào căn cứ của Quân Đoàn II. Một viên đạn đă rớt trúng xe Jeep của anh khi xe đang chạy ở trên đường, làm anh bị thiệt mạng. Anh Y Chôn Mlô hơn tôi vài ba tuổi, anh hiện làm mục sư Tin Lành ở Banmêthuột. Y Char Hdơk, v́ c̣n trẻ tuổi hơn tôi nên làm em, sau được đi học ở Southern Illinois University ở Hoa Kỳ năm 1967. Tốt nghiệp về nước em được cử làm Phó Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Thượng Cao Nguyên ở Banmêthuột. Sau 1975, em bị Cộng Sản bắt bỏ tù, gọi là đi “học tập cải tạo” 12 năm. Được tha về, người ốm yếu sức khoẻ không c̣n, vài năm sau em qua đời, để lại trong ḷng tôi niềm thương tiếc khôn nguôi !!!
Cầu nguyện Chúa xong, tôi bùi ngùi tiễn các anh lên xe ra phi trường đáp trực thăng đi Đức Lập. Ngồi chờ tin tức ở Văn Pḥng ḷng tôi như lửa đốt. Quá trưa tôi thấy xe các anh trở về, người nào cũng có vẻ mệt mỏi chán chường. Th́ ra các anh đă chờ trực thăng trong căn cứ của Hoa Kỳ suốt mấy tiếng đồng hồ, cuối cùng người Mỹ cho biết : “Hôm nay không có trực thăng, chuyến trực thăng dự trù đă bị hủy bỏ.” Chúng tôi nghĩ rằng người Mỹ có lẽ đă không muốn cho chúng tôi tiếp xúc với trại LLĐB Buôn Sar Pa. Ngày nào trực thăng của họ cũng bay qua bay lại giữa Bungalow và Quận Đức Lập nhiều lần, nhưng phía VN xin trực thăng để chở chúng tôi đi th́ họ đều trả lời chưa có. Chỉ c̣n hai ngày nữa là hết hạn 8 ngày tôi hứa với Thủ Tướng, tôi phải t́m cách để gặp bằng được các anh em chỉ huy Buôn Sar Pa. Chiều hôm 26/9 ấy tôi đề nghị với Trung Tướng Tôn Thất Đính là xin Sư Đoàn chuẩn bị cho mở một cuộc hành quân xuống Quận Đức Lập vào sáng ngày 28/9. Mục đích đầu tiên là cho bốn anh em chúng tôi cùng một nhân viên truyền tin mang máy đi theo một cánh quân. Khi gần đến Quận Đức Lập th́ dừng lại, tiến hành bao vây Quận, để bốn anh em chúng tôi và nhân viên truyền tin đi sang gặp các cấp chỉ huy Trại LLĐB để thuyết phục họ buông súng , trung thành lại với chính phủ. Nếu chúng tôi làm được công việc này, chúng tôi sẽ gọi máy về và xin Thủ Tướng và các vị Tướng Lănh, cùng ông Tỉnh Trưởng đáp trực thăng xuống tiếp nhận họ. Cũng xin cho chuẩn bị đoàn xe, nếu mọi việc suông sẻ đúng với dự trù th́ sau khi xong việc sẽ cho chở hết vũ khí về kho, c̣n những binh sĩ LLĐB th́ cho trở về một chỗ tạm trú nào để chúng tôi tổ chức giết trâu, cúng Yang (Thần) mừng sự trở về của họ, và cho họ tuyên thệ trước Thần Linh, từ nay trung thành với Chính Phủ, không c̣n nghe theo lời dụ dỗ của ngoại bang nữa. C̣n nếu có chuyện không may xẩy ra, không nhận được sự liên lạc thường xuyên bằng máy truyền tin của chúng tôi nữa th́ Sư Đoàn tùy nghi dùng biện pháp tấn công đơn vị phản loạn này để dứt điểm. Không biết Trung Tướng Tôn Thất Đính tŕnh với Thủ Tướng như thế nào, nhưng tôi thấy những đề nghị của tôi được chấp thuận hoàn toàn.
Sáng sớm ngày 28/9, cuộc hành quân bắt đầu. Bốn anh em tôi và một nhân viên truyền tin mang máy trên vai đi theo một cánh quân. Hôm nay không có Y Char Hdơk đi theo. Cánh quân này không đi trên Quốc Lộ 14, mà băng thẳng qua các ngọn đồi đất đỏ đi xuống Quận Đức Lập. Khi đi đến bờ con suối ngăn ngang hai ngọn đồi, bên này đồi là cánh quân của Sư Đoàn 23 có nhóm của chúng tôi đi theo, bên kia đồi là quân của Trại LLĐB Buôn Sar Pa rút từ Đài Phát Thanh Banmêthuột về c̣n đóng ở đấy chứ không rút thẳng về căn cứ ở Buôn Sar Pa. Tôi nói với sĩ quan chỉ huy cánh quân: “ Tất cả ngừng bên này đồi và bố trí sẵn sàng chờ lệnh được rồi, để nhóm chúng tôi đi qua suối lên đồi bên kia, vào Quận Đức Lập nói chuyện với các cấp chỉ huy của LLĐB.” Lính Thượng của LLĐB núp trong những bụi cây canh pḥng thấy các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, và nhất là thấy anh Y Chôn Mlô th́ mừng rỡ lễ phép chào hỏi. Họ báo cáo vào trong Quận rồi đưa chúng tôi lên đồi. Chúng tôi c̣n đang leo dốc th́ đă thấy các cấp chỉ huy của Trại chạy ào xuống bắt tay chào mừng rối rít. Những em học sinh Trung Học trước kia đă nhận học bổng hoặc đă quen biết tôi nay là các cấp chỉ huy th́ chạy lại nắm chặt lấy hai tay của tôi. Họ nói: “Ayong Khăp! Ayong Khăp! Chúng em đă nhận được rất nhiều truyền đơn và thơ kêu gọi của anh gửi cho chúng em, được nghe thấy cả tiếng kêu gọi của anh trên máy bay nhưng chúng em không làm sao liên lạc được với anh.” (AyongAnh, Khăp Yêu Thương, là tên Thượng các em học sinh Thượng đặt cho tôi, sau trở thành tên Thượng riêng mà người Thượng dùng để thân mật gọi tôi: Ayong Khăp, Anh Yêu Thương!) V́ đă là anh em từ lâu, tôi trách họ: “ Các em làm bậy quá, khi không nghe theo lời xúi giục của người ta giết hại bao nhiêu người, rồi về chiếm đài phát thanh nữa. Nay Thủ Tướng Nguyễn Khánh đă hứa ban hành một chính sách mới giúp đỡ đồng bào Thượng rồi, các em phải ngưng ngay, không được dùng bạo lực nữa. Cũng may có các anh được Thủ Tướng cho đi thuyết phục các em, chứ nếu không Thủ Tướng cho quân đội, máy bay, pháo binh, thiết giáp tấn công th́ chết rồi. Thêm nữa nếu các Buôn Thượng và các Dinh Điền Kinh xô sát với nhau th́ các em làm sao mà bảo vệ được gia đ́nh vợ con các em.” Dĩ nhiên là tôi dùng tiếng Rhadé để nói chuyện với họ. Ngay từ năm 1956, được cấp trên đề cử phụ trách về Thượng Vận tôi đă phải tự học lấy tiếng Thượng. Trung Sĩ Rcom DamJu’ là thư kư đánh máy của tôi ở pḥng năm Quân Khu 4 là người đầu tiên dạy tôi tiếng Rhadé, và tiềng Jarai. Anh cũng là người đầu tiên cùng tôi dự lễ giết một con gà cúng Yang kết làm anh em trước sự làm chứng của Thiếu Tá Nay Lô. Sau này anh Damju đắc cử Dân Biểu Khóa 2, thời Tổng Thồng Ngô Đ́nh Diệm. Chính anh là người đề nghị Tổng Thống cho thành lập một tỉnh mới ở quê hương của anh, và đă được Tổng Thống chấp thuận. V́ vậy Tỉnh Phú Bổn đă ra đời. Sau chính biến ngày 1 – 11 – 1963, chính quyền cũ không c̣n nữa, anh được Trung Tá Ya Ba sau này làm Tỉnh Trưởng Pleiku, bổ nhiệm làm Phó Tỉnh Trưởng Thượng. Anh giữ nhiệm vụ này cho đến 1975, Cộng Sản tiến chiếm Pleiku sau khi Quân Đoàn II rút khỏi Cao Nguyên. V́ anh mang họ Rcom, một họ rất lớn, rất giàu có, nhiều thế lực, đời đời làm tù trưởng người Jarai vùng Cheo Reo, nên Cộng Sản cũng không bắt anh đi cải tạo mà c̣n lợi dụng anh để chiêu dụ đồng bào Thượng. Cộng Sản ép anh làm một chân trong Mặt Trận Tổ Quốc, và cho phép anh vẫn được giữ khoảng 6 sào ruộng, trong khi những người Thượng khác chỉ được giữ một hai sào, hoặc 3 sào là tối đa.
Các cấp chỉ huy LLĐB đưa chúng tôi vào Quận. Các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, Y Chôn Mlô, và tôi cho họ biết, quân đội đă vây quanh đây rồi. Thủ Tướng cũng đă hứa khoan hồng cho tất cả những người lầm lỗi. 4 Trại LLĐB kia đă rút về trại an toàn, Thủ Tướng cũng không truy cứu tội làm phản nữa. Chúng tôi khuyên họ nên buông súng trở về với chính phủ. Họ hỏi: “Nếu chúng em buông súng quân đội sẽ tràn sang giết chúng em th́ sao?” Tôi nói: “Các em hăy tập trung súng ở dưới chân cột cờ kia, rồi xếp hàng đứng ở đây. Anh Ya Ba, anh Y Pem Knul (Khổng Đức Phiên), anh Y Chôn Mlô, và anh sẽ xếp hàng đứng trước các em. Nếu họ bắn th́ bọn anh sẽ chết trước.” Các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, Y Chôn Mlô cũng nói y như vậy. Thời giờ cấp bách, quân đội của Sư Đoàn đă bao vây sát bên ngoài nên họ đành phải nghe lời khuyên của bốn anh em chúng tôi. Tất cả súng, đạn đều được dựng thành hàng dưới chân cột cờ. Binh sĩ LLĐB đứng sắp hàng dài trước cột cờ Quận. Bốn chúng tôi đứng hàng ngang xếp hàng trước họ. Chúng tôi đă dùng máy truyền tin báo kết quả về Bộ Chỉ Huy cuộc hành quân. Ít lâu sau quân đội đă vượt đồi sang sát hàng rào quận bố trí, hờm súng giữ an ninh. Một chiếc trực thăng đă đưa Thủ Tướng, Trung Tướng Tôn Thất Đính, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm Tư Lệnh Sư Đoàn 23, và Trung Tá (dường như là Trung Tá Lê Văn Thành, tôi xin lỗi đă không c̣n nhớ chính xác tên ông) (Theo lá thư của anh Dương Thượng Từ, Sĩ Quan Quân Cụ, Cựu Chỉ Huy Trưởng Kho Đạn Banmêthuột mà tôi tŕnh bầy ở cuối bài này, th́ Trung Tá Tỉnh Trưởng lúc bấy giờ là Trung Tá Giá) Tỉnh Trưởng Darlac xuống ngay sân bay trực thăng của Quận. Y Tlur Trưởng Trại LLĐB chỉ huy hàng quân trong đó có cả bốn chúng tôi đứng nghiêm chào Thủ Tướng và các vị Tướng Lănh. Thủ Tướng chỉ thị tôi nói Y Tlur cho làm lễ hạ cờ FULRO treo trên ngọn cột cờ xuống và làm lễ thượng Quốc Kỳ Việt Nam lên. Xong rồi cử hành lễ tuyên thệ trung thành với Chính Phủ VN. Thủ tục cử hành đă diễn ra trong không khí rất trang nghiêm. Những tiếng hô “Xin thế!” của binh sĩ LLĐB vang dội núi đồi Quận Đức Lập. Thủ Tướng hài ḷng, ân cần khuyên nhủ các binh sĩ đang đứng sắp hàng ngay ngắn, lễ phép, kỷ luật, phục tùng trước mặt ông, mà mới một tuần trước đây đă là những kẻ phản loạn hung hăng dữ tợn bắn giết các cố vấn LLĐB người Kinh trong trại của họ với hàng trăm viên đạn lên trên ḿnh mỗi người, như trút tất cả những hận thù ra ngoài trong lúc cơn phẫn nộ bị kích thích lên tới tột đỉnh. Nhất là khi được nghe chính Thủ Tướng tuyên bố khoan hồng cho họ, và sẽ cho họ trở về nghỉ ngơi ở Banmêthuột để giết trâu cúng Yang ăn mừng sự ăn năn hối cải trở về với chính phủ, và để được thăm gặp gia đ́nh vẫn được chính quyền đối xử tử tế mặc dù họ đă làm phản loạn, họ đă nhiệt liệt hoan hô tỏ ḷng biết ơn Thủ Tướng. Thủ Tướng và phái đoàn đă lên ngay trực thăng dời khỏi Quận Đức Lập. Binh sĩ hành quân của Sư Đoàn đă thu dọn súng đạn ra xe chở về kho. Bốn anh em chúng tôi và quân nhân mang máy truyền tin cùng với binh sĩ Trại LLĐB Buôn Sar Pa được hướng dẫn đi ra cổng Quận. Một đoàn xe GMC đă đậu dài theo Quốc Lộ 14 trước cổng Quận chờ sẵn để chở binh sĩ của LLĐB về Banmêthuột. Chúng tôi cũng lên những chiếc xe Jeep của Sư Đoàn dành riêng để chở chúng tôi. Cuộc phản loạn của 5 Trại LLĐB Thượng vào ngày 20, tháng 9, năm 1964, đến hôm nay 28, tháng 9, đă được giải quyết êm đẹp không tốn một viên đạn, không mất một giọt máu nào, và vừa đúng thời hạn 8 ngày mà tôi đă xin với Thủ Tướng và các vị Tướng Lănh tại buổi họp Tham Mưu sáng ngày 21/9 tại pḥng họp Sư Đoàn. Về đến Toà Đại Biểu bốn chúng tôi đều đứng ṿng tṛn, cùng nhắm mắt nghe anh Y Chôn Mlô đọc lời cầu nguyện tạ ơn Thượng Đế, tạ ơn Chúa Giê Su, trong niềm hân hoan và mừng rỡ vô biên. Tôi không c̣n gặp được Trung Tướng Tôn Thất Đính ở pḥng ngủ trên lầu nữa. Người giúp việc ở Ṭa Đại Biểu cho biết Trung Tướng đă cùng với Thủ Tướng Nguyễn Khánh bay sang Đà Lạt rồi. Măi đến Chủ Nhật 26, tháng 5, 2002, vừa qua tôi mới được gặp lại Trung Tướng Tôn Thất Đính trong buổi họp mặt của các chiến hữu Sư Đoàn 2 Bộ Binh tại Paracel Seafood Restaurant. 38 năm đă trôi qua! Thời gian đi nhanh quá! Trung Tướng và tôi đă cười vui nhắc lại kỷ niệm những ngày giải quyết Biến Cố Banmêthuột 20, tháng 9, 1964, ở Ṭa Đại Biểu Chính Phủ Cao Nguyên Trung Phần cũ.
Chiều hôm ấy, 28/9/1964, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có Tư Lệnh Quân Đoàn II đă đến Ṭa Đại Biểu để họp quyết định khen thưởng bốn anh em chúng tôi. Trung Tướng ngồi một bên cái bàn họp dài quay lưng vào vách tường. Bốn chúng tôi ngồi một bên cái bàn đối diện với Trung Tướng quay lưng lại pḥng họp của Ṭa Đại Biểu. Trung Tướng nói: “Buổi trưa nay trong lúc tôi đưa Thủ Tướng ra sân bay, Thủ Tướng đă nói tôi phải khen ngợi các anh và thăng thưởng các anh xứng đáng. Anh Nghiêm th́ được Thủ Tướng cho thăng lên cấp bậc Thiếu Tá và được cấp cho một cái Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Anh Ya Ba được thăng lên cấp bậc Trung Tá và được thưởng một Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng. Anh Y Chôn Mlô th́ được Bộ Nội Vụ cho thăng lên hai cấp bên ngạch trật hành chánh, việc này Ṭa Tỉnh Darlac sẽ phụ trách. C̣n anh Khổng Đức Phiên th́ được thưởng một Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng.” Cả bốn chúng tôi vừa mừng vừa ngạc nhiên thất vọng. Tôi rụt rè thưa lại với Trung Tướng: “Kính thưa Trung Tướng, việc này đều do bốn anh em chúng tôi cùng cộng tác với nhau giải quyết. Không thể nói ai có công hơn ai. Do đó nếu Thủ Tướng và Trung Tướng đă quyết định thăng cấp cho các anh Ya Ba, Y Chôn Mlô, và tôi, th́ xin Thủ Tướng và Trung Tướng cũng chấp thuận thăng cấp cho anh Khổng Đức Phiên nữa v́ anh cũng rất có công, và cũng rất xứng đáng được thăng cấp như ba anh em chúng tôi.” Lời nói của tôi không có hiệu nghiệm, anh Ya Ba, anh Y Chôn Mlô cũng đều cất tiếng nói xin giúp anh Khổng Đức Phiên, trong khi tôi thấy anh Phiên lộ vẻ mặt rất buồn tội nghiệp. Trung Tướng vẫn chưa chấp thuận, mặc dầu tôi và hai anh Ya Ba, Y Chôn Mlô cùng năn nỉ Trung Tướng thêm nhiều lần nữa. Cuối cùng tôi ngỡ ngàng nghe anh Ya Ba nói: “Kính thưa Trung Tướng, chúng tôi đă tŕnh Trung Tướng là việc này đều do tất cả bốn anh em chúng tôi cùng làm mà có kết quả tốt. Nếu chỉ có ba chúng tôi được thăng thưởng c̣n anh Khổng Đức Phiên th́ không, như thế anh Khổng Đức Phiên sẽ rất buồn, mà ba anh em chúng tôi cũng chẳng được vui. Tôi thấy rằng tôi đă có cấp bậc Thiếu Tá rồi, tôi xin nhận cái huy chương Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng cũng được, c̣n cấp bậc Trung Tá th́ thôi, xin nhường cho anh Khổng Đức Phiên để xin Thủ Tướng và Trung Tướng chấp thuận cho anh ấy được thăng lên cấp bậc Thiếu Tá.” Nghe xong lời nói của anh Ya Ba, thật t́nh trong ḷng tôi cảm thấy mắc cỡ cho người Kinh ḿnh quá! Tôi thấy Trung Tướng cũng có vẻ ngượng ngùng và miễn cưỡng nói rằng: “Anh Ya Ba đă nói thế th́ thôi ... tôi cũng chấp thuận cho anh Khổng Đức Phiên được thăng lên cấp Thiếu Tá, c̣n anh Ya Ba th́ vẫn được thăng lên cấp Trung Tá như tôi đă quyết định từ đầu.” Tất cả bốn anh em chúng tôi đều vui mừng ngỏ lời cảm ơn Thủ Tướng và Trung Tướng. Trước khi chấm dứt buổi họp, Trung Tướng dặn chúng tôi phải có mặt sáng ngày mai sau buổi chào cờ của Sư Đoàn để được gắn cấp bậc và huy chương.
Tôi cũng không quên công lớn lao của em Y Tin Hwing. Sau này khi Chính Phủ chấp thuận cho các cấp chỉ huy FULRO về hợp tác được đi học một khóa đồng hóa sĩ quan ở Trường Đồng Đế Nha Trang, th́ tôi cũng đă đề nghị cho em được đi dự khóa ấy, mặc dù em không phải là một cấp chỉ huy của FULRO. Ra trường em được phong cấp Trung Úy. Em được Ông Tổng Trưởng Phát Triển Sắc Tộc Paul Nưr bổ nhiệm làm Trưởng Ty Phát Triển Sắc Tộc Tỉnh Khánh Ḥa. Sau về làm Trưởng Ban Nghi Lễ của Bộ. Ngày 10, tháng 3, năm 1975, Cộng Sản tấn công và chiếm thành phố Banmêthuột, Đại Úy Y Tin Hwing đă chỉ huy một đơn vị vơ trang Thượng chiến đấu đến kỳ cùng ở miền Tây Nam Banmêthuột. Cuối cùng Cộng Sản đă bắt vợ con Y Tin đến mặt trận làm áp lực buộc Y Tin phải buông súng đầu hàng, nếu không chúng sẽ giết vợ con Y Tin. V́ sợ vợ con bị giết, Y Tin đă phải buông súng, và để Cộng Sản bắt đi tù 12 năm. Khi có chương tŕnh H.O. đi Hoa Kỳ, Cộng Sản cũng không cứu xét hồ sơ cho Y Tin Hwing và gia đ́nh đi. Nhờ sự can thiệp của Chính Phủ Mỹ, măi năm 1999, Y Tin Hwing cùng vợ và những đứa con chưa lập gia đ́nh mới sang định cư được ở Greensboro, North Carolina. Cựu Đại Úy Y Tin Hwing hiện là Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Thượng tại Hoa Kỳ.
Sáng hôm sau chúng tôi chờ cho Sư Đoàn chào cờ xong th́ được Thiếu Tá Nguyễn Phán Trưởng Pḥng Nhất Sư Đoàn và vài nhân viên của pḥng đưa ra xếp hàng trong sân Sư Đoàn. Trung Tướng Nguyễn Hữu Có Tư Lệnh Quân Đoàn II và Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm đến. Thiếu Tá Nguyễn Phán chỉ huy cuộc gắn cấp bậc và huy chương. Một quân nhân bưng một chiếc gối bằng sa tanh đỏ, xung quanh có những tua tua vàng rủ xuống. Trên mặt gối có gắn những chiếc lon cấp bậc và huy chương. Tôi là người được gắn đầu tiên. Trước là đượcTrung Tướng Có gắn lon Thiếu Tá, sau đến gắn huy chương. Bỗng nhiên tôi thấy Thiếu Tá Phán nói: “Kính thưa Trung Tướng, Đại Úy Nghiêm chưa có Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng, mà theo thủ tục của Bộ Tổng Tham Mưu th́ chỉ những ai đă có Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng mới được cấp Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. V́ vậy, Pḥng Nhất đề nghị Trung Tướng gắn cho Đại Úy Nghiêm Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng thôi.” Trung Tướng khựng lại một chút rồi quay sang Thiếu Tướng Hoàng Xuân Lăm hỏi: “ Có thủ tục như vậy à?” Thiếu Tướng Lăm trả lời: “Dạ, đúng như vậy. Thiếu Tá Phán Trưởng Pḥng Nhất đă tŕnh cho tôi rồi.” Trung Tướng Có quay sang tôi Ông an ủi: “Thôi tôi gắn cho anh Nghiêm cái Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng cũng được.” Lần lượt các anh Ya Ba, Khổng Đức Phiên, đều được thăng thưởng như đă được Trung Tướng Có quyết định trong buổi họp chiều hôm qua. Sau buổi gắn cấp bậc và huy chương này, tôi mới linh cảm thấy dường như là tôi đă vô t́nh làm mất ḷng các bạn hữu của tôi trong Bộ Tham Mưu Sư Đoàn từ trong buổi họp Tham Mưu sáng ngày 21/9. Tôi đă đề nghị giải pháp thuyết phục các Trại LLĐB làm phản loạn, trong khi Sư Đoàn đề nghị dùng biện pháp quân sự. Thủ Tướng lại chấp thuận đề nghị của tôi và c̣n giao cho tôi đặc trách giải quyết biến cố này, trong khi nơi đây thuộc quyền hạn của Tỉnh Darlac và Sư Đoàn 23 Bộ Binh.
Ngày hôm đó bốn chúng tôi c̣n bận rộn chuẩn bị cho cuộc lễ chém trâu, cúng Yang, và ăn mừng sự trở về của Trại LLĐB sẽ được tổ chức vào chiều ngày mai tại nơi mà binh sĩ của Trại LLĐB này đang nghỉ ngơi. Số tiền 50 ngàn đồng Trung Tướng Có giao cho tôi đă trả cho nhà in, in mấy trăm ngàn truyền đơn, mất một số rồi. Số c̣n lại chỉ đủ mua một con trâu cỡ vừa và một số chóe rượu cần để làm lễ. Không có tiền để giết trâu cúng Yang theo phong tục của đồng bào Thượng cho 4 Trại khác đă quy thuận lại Chính Phủ ngay từ ba ngày thuyết phục đầu tiên! Trong buổi lễ này anh em Thượng đă cho tôi biết Đại Tá Um Savuth Trưởng Pḥng Nh́ Quân Đội Kampuchia, Trung Tá Les Kosem, và một vài đoàn viên cũ BaJaRaKa chủ trương dùng bạo lực như Y Dhơn, đă phối hợp hoạch định cuộc hành quân phản loạn này. Bộ chỉ huy hành quân do Đại Tá Um Savuth và Les Kosem vượt biên giới sang đóng ở đồn điền Dak Mil Quận Đức Lập để chỉ huy. Khi cuộc hành quân không tiến hành được như dự trù Les Kosem có đến Trại LLĐB Buôn Sar Pa mấy ngày, rồi sau đó toàn Bộ Chỉ Huy rút sang biên giới Miên, và đă về lại Phnom Penh rồi .

Đoạn Kết:
Họa Phúc Khôn Lường ! Trong Phúc đă sẵn có Họa, và trong Họa đă tiềm tàng có Phúc !

Hôm nay là ngày lễ Giáng Sinh, 25 – 12 – 1964, tôi được nghỉ, không phải đi làm. Gia đ́nh tôi có nhiều sự vui mừng. Tôi vừa giải quyết xong biến cố Banmêthuột 20/9/1964, được thăng cấp Thiếu Tá. Trong 3 ngày 15, 16, 17, tháng 10, 1964, tôi lại vừa tổ chức thành công Đại Hội Đại Diện Đồng Bào Thiểu Số tại Pleiku. Trong Đại Hội này tôi đă được Thủ Tướng và Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn chỉ định thuyết tŕnh về “Vấn Đề Đồng Bào Thiểu Số Việt Nam” trước cuộc họp của Hội Đồng Nội Các vào đêm 16/10/1964, tại Biệt Điện của Tổng Thống, một biệt thự rất đẹp bằng gỗ trên những cột cao theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Thượng. Buổi họp kéo dài từ 8 giờ 30 tối đến măi 1 giờ sáng ngày hôm sau. Kết quả những đề nghị của tôi đều được Thủ Tướng và Hội Đồng Nội Các chấp thuận. Đến 1 giờ sáng Thủ Tướng nói: “Vấn đề đă được đồng ư cả như thế. Thôi bây giờ tôi và các vị đây đi ăn cháo gà, c̣n anh Nghiêm th́ thảo ngay một Thông Điệp của tôi gửi Quốc Dân Đồng Bào về việc ban hành một chính sách mới theo như anh đă đề nghị. Anh thảo gấp, đánh máy tŕnh tôi duyệt ngay để sáng mai tôi đọc trước Đại Hội Đại Diện Đồng Bào Thiểu Số.”
Sáng hôm sau tôi đứng ở dưới tận cùng pḥng họp Đại Hội ở Hội Quán Phượng Hoàng Pleiku, sau lưng tất cả các đại diện đồng bào thiểu số. Trong khi Thủ Tướng đọc Thông Điệp, nước mắt tôi ràn rụa tuôn trào lăn xuống hai g̣ má theo từng chữ đọc một của Thủ Tướng. Tôi phải cố gắng hết sức mới ḱm hăm được bản thân ḿnh không bật lên những tiếng khóc nức nở v́ sung sướng. Giấc mơ sửa chữa chính sách sai lầm của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đối với đồng bào bằng một chính sách công bằng hơn mà tôi ấp ủ, nghiên cứu, t́m ṭi với sự giúp đỡ tài liệu của Giáo Sư Nhân Chủng Học Nghiêm Thẩm, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Quốc Gia, cùng sự tham khảo nguyện vọng của những anh em Thượng ở các bộ lạc từ 1956 đến nay 1964, sau 8 năm mới trở thành hiện thực. Giờ phút ấy quả là những giờ phút sung sướng nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.
Chỉ có một trở ngại nhỏ trong đêm thuyết tŕnh trước Hội Đồng Nội Các. Hội Đồng Nội Các gồm có: Thủ Tướng Trung Tướng Nguyễn Khánh chủ tọa, hai vị Phó Thủ Tướng , mà một trong hai vị tôi c̣n nhớ tên là Bác Sỹ Nguyễn Lưu Viên, hai vị Tổng Trưởng Bộ Tư Pháp và Bộ Văn Hóa Giáo Dục, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có Tư Lệnh Quân Đoàn II, Ông Tổng Giám Đốc Tổng Nha Điền Địa, và Trung Tá Ngô Văn Hùng cựu Giám Đốc Nha Công Tác Xă Hội Miền Thượng ở Huế, thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nay là Phó Giám Đốc Nha Đặc Trách Thượng Vụ thuộc Bộ Quốc Pḥng. Trong khi tôi thuyết tŕnh, trả lời những câu hỏi của các vị hiện diện, không hiểu sao những ǵ tôi nói ra đều bị Trung Tá Ngô Văn Hùng dèm pha, bài bác. Tôi c̣n nhớ Trung Tá đă tŕnh trước Hội Đồng Nội Các là tôi đă lựa chọn và cấp học bổng cho những em Thượng ăn mặc lố lăng, tóc tai bờm sờm, quần áo Jean theo kiểu cao bồi của Mỹ. V́ có chủ đích tŕnh bày cho Hội Đồng Nội Các hiểu rơ vấn đề và có những quyết định tốt cho đồng bào thiểu số, nên tôi cứ tiếp tục thuyết tŕnh và trả lời những câu hỏi của mọi người, tránh trả lời hay bào chữa trước những lời nói của Trung Tá Hùng. Nhờ đó tôi đă không mất th́ giờ và tránh được sự va chạm với Trung Tá Hùng trong buổi họp. Thật là hết sức may!
Ngoài những điều vui mừng may mắn nói trên, gia đ́nh tôi cũng mới có một sự vui mừng lớn nữa. Trong thời gian tôi đi giải quyết biến cố ở Banmêthuột th́ nhà tôi đă đem 3 đứa con của chúng tôi về Sài G̣n ở nhà Ba Má vợ tôi từ một hai tháng trước để nhờ các cụ giúp trông nom trong lúc sinh nở. Nhà tôi đă sinh được một cháu gái, là đứa con thứ tư của chúng tôi, vào ngày 26, tháng 8, năm 1964. Măi đến gần Noel, khi đứa con vừa sinh đă được cứng cáp, nhà tôi mới đem các con trở về Pleiku. V́ vậy, sáng nay nghỉ lễ Noel, tôi lái xe Jeep đưa nhà tôi và bốn đứa con đi du ngoạn ở Biển Hồ. Mẹ tôi ở nhà, trông nhà. Đến trưa chúng tôi trở về. Vừa lái xe vào sân nhà đă thấy mẹ tôi chạy ra nói có hai sĩ quan lại t́m tôi và đang ngồi đợi ở pḥng khách. Tôi vội bước vào cửa th́ hai sĩ quan kia đứng dậy. Họ cho biết đă đợi tôi từ sáng. Họ là sĩ quan Sở An Ninh Quân Đội Pleiku, được lệnh của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II đến “mời” tôi về sở An Ninh Quân Đội. Tôi sửng sốt từ giă gia đ́nh lên xe với họ ngay, trước sự sợ hăi thất thần của mẹ và vợ tôi, và trước những đôi mắt ngây thơ ngơ ngác của các con tôi vừa xuống xe c̣n đứng cả ở giữa sân. Tôi bị tạm giữ ở Sở ANQĐ. Hai ba ngày sau Trung Tá Ya Ba vào thăm tôi. Ông vẫn c̣n ở Pleiku chờ giấy thuyên chuyển về làm Giám Đốc Nha Đặc Trách Thượng Vụ, từ nay sẽ trực thuộc Phủ Thủ Tướng theo quyết định của Thủ Tướng đă tuyên bố trước Đại Hội hôm 17/10 vừa qua. Ông nói thật nhỏ vừa đủ ḿnh tôi nghe: “Tin anh bị An Ninh Quân Đội bắt làm anh em thân hào nhân sĩ Thượng và nhất là các em học sinh Trung Học Thượng Pleiku rất tức giận. Tối hôm qua họ đă họp, và quyết định sẽ biểu t́nh yêu cầu thả anh ra. Họ nhờ tôi vào thăm anh và hỏi ư kiến anh...” Tôi giật ḿnh sợ hăi cắt ngang lời anh Ya Ba: “Chết! Chết! Các anh em đừng làm như vậy. Em chưa biết bị bắt về tội ǵ, nhưng em tin là em không làm điều ǵ vi phạm luật pháp cả. Chờ điều tra xong, chắc em sẽ được thả ra. Nhờ anh về nói với anh em là em cám ơn anh em đă quan tâm đến em. Nhưng xin anh em đừng làm thế. Có thể quân đội, cảnh sát sẽ đàn áp biểu t́nh, bắt bớ anh em, và có thể họ c̣n ghép cho em cái tội là đă xúi giục anh em biểu t́nh nổi loạn nữa.” Anh Ya Ba ra về, và may mắn cuộc biểu t́nh đă không xẩy ra. Thật là hú vía, không th́ chắc chết!!!

Nguyển Văn Nghiêm

Nguồn fulro