Đại Tá Trương Khuê Quan

Tiến Tŕnh thành lập
Trường QGNT
(Tóm Tắt qua lời của Thầy Hoàng Xuân Thiệu)

1/- Ư tưởng về QGNT có được là một viễn kiến của Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan nhân dịp ông tham dự một Hội Nghị tại Ḥa Lan năm 1957, bàn về vấn đề giúp đỡ những đứa con của những chiến sĩ đă hy sinh trong những cuộc chiến tranh trên thế giới. Khi đó, Bác Sĩ Trương Khuê Quan đang là Trung Tá Cục Trưởng Cục Xă Hội Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa.

2/- Với ư tưởng này, sau khi trở về nước, khoảng đầu thập niên 1960 BS Quan đă tŕnh lên Bộ Quốc Pḥng và Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đồng ư và phê thuận ngay lập tức v́ đây cũng chính là hoài băo của cụ, mọi công việc đă được Phủ Tổng Thống trao cho Bộ Quốc Pḥng phụ trách thụ lư nghiên cứu và thi hành. Bộ Quốc Pḥng và BS Trương Khuê Quan khi đó đă chỉ định Đại Úy Bùi Trọng Chi trực tiếp nghiên cứu những vấn đề liên quan. Để hợp thức hóa và để có được sự thừa nhận chính thức trên danh nghĩa, Bác Sĩ Quan và Đại Úy Chi đă đưa ra nhiều dự án, trong đó có việc thiết lập một danh xưng được gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử để đặt tên gọi các con côi của Tử Sĩ cho đến vấn đề Cơ Cấu Pháp Lư đó là các em phải làm đơn xin Ṭa Án một phán quyết để được thừa nhận là một QGNT (tương tự như Bản Án Thế V́ Khai Sinh). Và c̣n cả đề án lập ra một cơ quan gọi là Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc… (Xin xem tài liệu Tiến Tŕnh Thành Lập Trường Quốc Gia Nghĩa Tử Sài G̣n).

3/- Song song với việc nghiên cứu đề án Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (là tiền thân qủa Viện Gíáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử), BS Quan đă vận động bạn bè và một số ân nhân, Mạnh Thường Quân (mà Thầy Thiệu gọi là nhóm “Nhân Sĩ Sài G̣n” để cùng chung nhau đóng góp tài, vật, công, của vào công tŕnh này. Mỗi người khi đó đồng ư góp vào $200,000.00 đồng Việt Nam thời giá lúc bấy giờ, riêng KTS Trương Đức Nguyên đóng góp phần thiết kế đồ án mà không nhận thù lao và nhà thầu Trần Ngọc Tŕnh nhận phần xây cất cũng không tính tiền lời. Riêng về khu đất rộng 5 mẫu trước kia dành cho Nghĩa Trang Pháp, nhưng v́ nhu cầu của họ không c̣n nữa nên Chính Phủ VNCH khi đó đă tặng lại cho Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc.

4/- Một chi tiết này nữa mà chúng ta ít biết, đó là sau khi ngôi trường đă được xây cất lên xong, nhóm “nhân Sĩ SàiG̣n” sẽ tặng lại toàn bộ cho Bộ Quốc Pḥng VNCH (1963).

5/- Bộ Quốc Pḥng VNCH chính thức thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc và bổ nhiệm Bác Sĩ Trung Tá Trương Khuê Quan , Cục Trưởng Cục Xă Hội Quân Đội về giữ chức vụ Cuộc Trưởng Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc, và Thiếu Tá Bùi Trọng Chi, Phụ Tá. Kế đó, Lễ Khánh Thành ngôi trường đă được củ hành long trọng với sự chủ tọa của Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Sau đó là cuộc đảo chính 01 tháng 11, năm 1963 đă lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa. Và đây cũng chính là buổi lễ sinh hoạt ngoài công chúng cuối cùng có sự hiện diện của Cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

6/- Đến năm 1967, Bộ Cựu Chiến Binh QLVNCH được thành lập và Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc đă được chuyển giao từ Bộ Quốc Pḥng sang Bộ Cựu Chiến Binh VNCH. Kế đó, Bộ Cựu Chiến Binh đă đổi danh xưng lại thành Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử, là một trong nhiều Viện trực thuộc Bộ Cựu Chiến Binh, (như Viện Quốc Gia Phục Hồi…v/v).

7/- Tổng số học sinh cho mỗi niên khóa là vào khoảng 3,500 học sinh và được hcia ra thành 65 lớp. 60 lớp tại hai ṭa nhà chính và 5 lớp bên trong khuôn viên khu nội trú.
Bộ Quốc Pḥng nghiên cứu dựa theo Office des Pupilles de la Nation của Pháp để thành lập Quốc Gia Nghĩa Tử Cuộc (QGNT) nhằm cung ứng nơi ăn ở và học hành cho con côi của các tử sĩ , thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ngôi trường đă được thiết kế theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và được coi là một trong những cơ sở giáo dục khang trang, kiểu mẫu tân tiến nhất thời bấy giờ. Đây là một chương tŕnh của chính phủ để tỏ ḷng tri ân của quốc gia đối với những người đă cống hiến xương máu hoặc hy sinh cho tổ quốc. Vào thời gian đó, đa số các gia đ́nh thương binh tử sĩ chưa được biết đến chương tŕnh này, v́ thế, niên học đầu 1963-1964, chỉ có khoảng 500 học sinh ghi danh theo học tại trường QGNT.
Thời gian đầu, QGNT Cuộc chỉ có một chương tŕnh giáo dục phổ thông.
Sau 12 năm họat động, Viện Giáo Dục QGNT đă có 7 cơ sở giảng dạy trên toàn quốc (5 trường giảng dạy theo chương tŕnh phổ thông, 1 trường kỹ thuật, 1 trường giảng dạy theo chương tŕnh tổng hợp) với gần 400 giáo sư và tổng số trên 16000 học sinh đă theo học từ bậc tiểu học đến trung học.
Để giúp điều kiện sinh sống và nơi ăn, chốn ở cho những học sinh ở xa. Từ năm 1965, Viện Giáo Dục QGNT đă hoàn thành việc xây dựng thêm 4 khu nội trú cho nam và nữ học sinh lưu trú tại ngay phía sau Trường. Sĩ số nội trú cho Nữ Sinh là 500 em và cho Nam Sinh là 300. Ngoài ra, Viện Giáo Dục QGNT đă cung cấp hàng trăm học bổng từ nhiều quốc gia trên thế giới cho học sinh QGNT đi du học sau khi tốt nghiệp trung học đệ nhị cấp.
Trên phương diện hành chánh, Viện Giáo Dục Quốc Gia Nghĩa Tử là một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội Đồng Quản Trị gồm Đại Diện của Bộ Cựu Chiến Binh, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Bộ Quốc Pḥng, Bộ Tài Chánh, Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp. Vị Đại Diện Bộ Cựu Chiến Binh là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Viện Giáo Dục QGNT giảng dạy theo một chương tŕnh do Bộ Quốc Gia Giáo Dục quy định thống nhất trên toàn quốc.
Sau ngày 30 tháng tư 1975, Viện Giáo Dục QGNT bị bạo quyền Cộng Sản Việt Nam chiếm đoạt, nhân viên, giáo sư bị đuổi khỏi viện, phần lớn phải đi tập trung cải tạo trong thời gian dài. Học sinh cũng bị giải tán. Hầu hết sau khi tốt nghiệp trung học đều bị đối xử phân biệt trong các kỳ thi tuyển vào đại học, hay trong các cơ hội t́m việc làm, hay các cơ hội tiến thân khác ngay cả cho đến ngày hôm nay.

Nguồn facebook