Phải nói, đời tôi có diễm phúc được làm việc dưới quyền hai vị sĩ quan chỉ huy ngành tác chiến mà hiền hậu dễ thương như những ông thánh. Đó là Đại tá Trần Minh Thiện, ông “Thánh Denis”, và Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính, người hiền trong những cấp chỉ huy hiền số một của Không Quân. Tôi du học về, chọn Phi đoàn 215 ở Nha Trang, lúc đó mới rời vào từ Đà Nẵng được vài tháng, do Thiếu tá Thiện làm Phi Đoàn Trưởng. Tôi đeo lon Chuẩn úy vào trình diện, thấy ông người Nam, có nụ cười hết sức nhân hậu, cũng yên tâm. Lúc đó Phi đoàn còn bay H-34, to con, kềnh càng, và… bẩn phát sợ. Bên trường bay, phi cơ Mỹ sạch như lau, nên khi nhìn thấy máy bay của Việt Nam cũ kỹ già nua, dầu mỡ, bùn đất dính bệt từ càng cho tới nóc, tôi thật nản. Người bay ckeck-ride cho tôi đầu tiên là Thiếu tá Thiện. Ông dẫn tôi ra bãi đậu, thấy tôi đeo găng mà còn rón rén sợ bẩn, ông cười, leo lên làm tiền phi. Tôi leo theo ông, chỉ sợ trượt chân té gãy cổ! Ông chỉ một cái ống trên nóc phi cơ, hỏi tôi: - Cái này tiếng Mỹ kêu bằng gì? Hồi đó phi cơ lèo tèo mươi chiếc, hư hỏng nằm ụ đến một nửa, bay hành quân còn chưa đủ, lấy đâu mà huấn luyện, nên bỏ lâu không bay dễ quên và lựng bựng. Tôi nhìn cái ống cong cong chìa ra đằng trước, biết nó là cái ống lấy áp xuất gió cho đồng hồ phi tốc nhưng lú lẫn, bị hỏi bất chợt, không tài nào nhớ ra tiếng Mỹ là gì, ấp úng trả lời: - Thưa, là cái “Pi-Tốt” Nói xong tôi mới biết mình cả quỷnh. Thiếu tá Thiện cười diềm đạm: - Nó là cái Pivot chứ, quên rồi sao? Lúc xuống đất kiểm soát thân tàu, ông lại khảo tôi mục khác: - Anh biết trực thăng có cái bánh đuôi dùng để làm gì không? - Dạ, để… đáp! Bánh xe của phi cơ là để đáp thì đúng quá rồi, ai mà không biết. Nhưng ông Thiện hỏi tôi câu đó là hỏi về một công dụng khác chứ đâu phải để nghe tôi trả lời một câu bà già trẻ con cũng biết, cần gì phải là Pilot? Ông nói: - Cái bánh đuôi là để mấy ông Pilot… đái! Sau này tôi mới biết là ông không hề nói rỡn về công dụng của cái bánh đuôi! Để Pilot đái và để… chó ghếch chân lên đái! Tôi phục vụ dưới quyền Đại tá Trần Minh Thiện một thời gian ngắn nhưng cũng đủ biết thêm về ông trên một vài phương diện khác. Thí dụ như ông còn là một nhạc sĩ chơi nhạc cho phòng trà, đầy nghệ sĩ tính. Bà Thiện rất đẹp và có dáng nét quý phái, mệnh phụ. Ông rời Phi đoàn 215 về Bộ Tư Lệnh năm nào tôi quên nhưng kỷ niệm cuối đáng ghi nhớ với ông ở Phi đoàn là câu chuyện thơ thẩn khiến từ đó ông để ý và khoái tôi. Chuyện thế này, một hôm họp Phi đoàn, ông cảnh giác các hoa tiêu đi bay phải tuyệt đối tuân theo luật An Phi, trên trời cũng như dưới đất, bất cứ lúc nào. Ông nhắc lại các luật lệ và đưa ý kiến nếu làm được thơ hay vè cho dễ nhớ để làm khẩu hiệu thì tốt. Tôi ngồi dưới, nghe ông nói tới đâu là làm một câu thơ tới đó, đầy đủ tất cả mọi điều ông nói đến. Khi chấm dứt cuộc họp, tôi đứng lên yêu cầu để tôi đọc bài thơ “An Phi Trực Thăng” đó cho Phi đoàn nghe. Ông Thiện rất thích bài thơ này, bảo tôi dưa cho Tạ Duy Quý cho vào Bản Tin An Phi hàng tháng của Không đoàn 62. Bài thơ lục bát dã chiến tôi còn nhớ như sau: Tiền phi không kỹ là liều
KQ Đào Vũ Anh Hùng Nguồn Gia đình Không Quân- Vỡ Mảnh Tinh Cầu a.k.a Nhạc sĩ Lam Minh
|