Đại Tá Trần Đức Minh

Tiểu sử

Sinh ngày 5 tháng 8 năm 1932 tại làng Hà Lăo, Huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái B́nh., trong một gia đ́nh trung lưu, sống bằng nghề nông.
- Động viên khóa 3 phụ Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tháng 9 năm 1953.
- Tốt nghiệp Tham Mưu Trung Cấp / Quân Đội Quốc Gia& Quân Đội VNCH
- Tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp thường xuyên tại Trường Chỉ Huy và Tham Mưu của Lục Quân Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth, Kansas, 1964-1965


Lễ nghi chuyển giao căn cứ Lai Khê cho Sư Đoàn 5


- Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 5 tháng 2/1970
- Tốt nghiệp Khóa Quản Lư Quốc Pḥng tại Trường Hậu Đại Học Hăi Quân Hoa Kỳ 1972-1973 tại Monterey, California.
- Gián đoạn việc học v́ chiến tranh và v́ bận công vụ, tự học là chính, trong thời gian tại ngũ, tốt nghiệp Cao Học Văn Chương Anh (1974) tại Trường Đại Học Văn Khoa Sàig̣n.
- Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh/QLVNCH (danh xưng nguyên thủy là Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức) cho đến ngày 30/4/1975. Chính tại Đồi Tăng Nhơn Phú, nơi đặt BCH của Quân Trường, Đại Tá đă chỉ huy các môn đệ Sinh Viên Sĩ Quan chiến đấu với quân cộng sản đến giây phút cuối cùng.
- Sau ngày miền Nam Việt Nam bị CS cưỡng chiếm, như bao Quân, Cán Chính khác, Đại Tá phải vô lao tù cộng sản 13 năm 4 tháng mới được trả tự do dể rồi sau đó qua Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đ́nh.
- Tác giả bộ sách sử liệu giá trị "Một Thời Nhiễu Nhương" xuất bản năm 2006 với Bút hiệu Bạch Hạc Trần Đức Minh.
- Đại Tá Trần Đức Minh tạ thế lúc 7 giờ 6 phút sáng ngày 9 tháng 11 năm 2009 tại bệnh viện Evergreen Hospital, thành phố Kirland, tiểu bang Washington. Hưởng thọ78 tuổi.

Đám tang


XVII. VIỆC BỔ NHIỆM ĐẠI TÁ TRẦN ĐỨC MINH, CHỈ HUY TRƯỞNG TRƯỜNG BỘ BINH CUỐI CÙNG: 

Cuối tháng 3-1975, t́nh h́nh quân sự nguy kịch sau khi Quân Đoàn II và I tan ră. Lúc bấy giờ, QLVNCH bố trí lại thành một ṿng cung bảo vệ Sàig̣n với các chốt chiến lược: Phan Rang, Xuân Lộc và Tây Ninh. Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi tự nguyện ra làm Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III trực tiếp phối hợp các lực lượng tiền tiêu ở Phan Rang nên chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh bị khuyết. Nhân dịp này, Tướng Nguyễn Bảo Trị, Phụ Tá Quân Huấn Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn đă đề nghị theo một cách khác thường là chỉ đề nghị duy nhất Đại Tá Trần Đức Minh, Chỉ Huy Phó lên thay Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh. 

Khoảng thời gian này Miền Nam Việt Nam của chúng ta đă lâm vào cảnh vô cùng ngặt nghèo nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn không dễ dàng chấp thuận. Tổng Thống đă tham khảo ư kiến một số tướng lănh trước đây là cấp Chỉ Huy trực tiếp của Đại Tá Minh, kể cả Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi. Đại Tá Minh nhớ không lầm khoảng ngày 1-4, Tướng Nghi từ Dinh Độc Lập về bảo Đại Tá Minh làm biên bản bàn giao. Sáng hôm sau Đại Tá Minh nhận được công điện từ Pḥng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu cho biết Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa đă bổ nhiệm Đại Tá Minh làm Chỉ Huy Trưởng. Sắc lệnh sẽ ban hành sau. 

Có lẽ cũng là số mệnh cả. Không hiểu sao Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi cũng tỏ ḷng ưu ái với Đại Tá Minh chẳng kém ǵ Tướng Nguyễn Bảo Trị mặc dù Tướng Nghi và Đại Tá Minh quen biết nhau từ khi Tướng Nghi về làm Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh. 

Đại Tá Minh nhận chức Chỉ Huy Trưởng ngày 4-4-1975 lành th́ ít mà dữ th́ nhiều. Biết vậy nhưng Đại Tá Minh vẫn nhận v́ đối với Đại Tá Minh không có chuyện vận động xin xỏ và quân lệnh như sơn, được chỉ định th́ làm. Vả lại Quân Đội là của Tổ Quốc, không phải của riêng ai. Mỉa mai thay! Cái Sắc Lệnh ấy của Tổng Thống chẳng thấy đâu mà Việt Nam Cộng Ḥa cũng chẳng c̣n đâu nữa! 

Tất cả rốt cuộc đều là đồ “Mỹ kư” cả bởi v́ như nhà nho Nguyễn Khuyến trước kia đă tự trào: 

“Cờ đương dở cuộc không c̣n nước, 
Bạc chửa thâu canh đă chạy làng”. 

Cho đến ngày 28-4, độc nhất chỉ có Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn đôi lúc điện thoại nhắc nhở Đại Tá Minh rằng: “Anh là một Sĩ Quan Trừ Bị đầu tiên được chỉ định vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị của QLVNCH nên phải tỏ ra xứng đáng và trong bất cứ trường hợp nào cũng phải xử sự thích ứng”. Đại Tá Minh tŕnh lại Tướng Nguyễn Bảo Trị là: “Tôi sẽ làm đúng nhiệm vụ của tôi”. 

(Ở tiết trên đây được ghi lại qua lời kể của Đại Tá Minh lúc sinh tiền mà người viết được hân hạnh tiếp xúc) 

XVIII. TRƯỜNG BỘ BINH DI TẢN CHIẾN THUẬT VỀ LẠI THỦ ĐỨC: 

Ngày 21-4-1975, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, lúc này Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ thôi giữ chức vụ CHT Vơ Bị Quốc Gia, Tổng Cục Quân Huấn chỉ định Đại Tá Lộ Công Danh, Liên Đoàn Trưởng SVSQ Trường Bộ Binh XLTV CHT Trường Vơ Bị. Toàn thể SVSQ Trường Bộ Binh và Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Trần Đức Minh di chuyển về lại Thủ Đức. C̣n ở lại Long Thành một Bộ Tham Mưu thu hẹp và khối yểm trợ công vụ với Đại Tá Lê Văn Phú, Tham Mưu Trưởng Trường Bộ Binh. 

Ngày 26-4-1975, trong đêm, Sư Đoàn 304 Bắc Việt bắt đầu tấn công Huấn Khu Long Thành mà họ gọi là Nước Trong. Chiến sự ác liệt, Trường Thiết Giáp gây cho đối phương thiệt hại nặng nề. Địch đă lọt vào nội vi Trường Bộ Binh bị đánh bật ra. Đại Tá Chỉ Huy Trưởng đă xin Tổng Cục Quân Huấn rút bỏ bộ phận c̣n lại của Trường Bộ Binh ở Long Thành v́ lúc này không c̣n trông cậy ở Bộ Tư Lệnh Quân Khu 3 nữa. 

Trưa 27-4-1975, Đại Tá Minh Chỉ Huy Trưởng ngồi ở Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Biên Ḥa để điều khiển cuộc triệt thoái bộ phận c̣n lại của Trường Bộ Binh ở Long Thành về Thủ Đức. 

Lúc này Trường Bộ Binh có khoảng 6.000 người gồm SVSQ và quân nhân cơ hữu. 

Cùng lúc này nhận được chỉ thị của Tổng Cục Quân Huấn điều động Trường Bộ Binh làm nhiệm vụ pḥng thủ Sàig̣n. 

Bộ Tham Mưu Trường cho tổ chức lại các Tiểu Đoàn SVSQ, lập Bộ Tham Mưu và hai Liên Đoàn tác chiến, mỗi Liên Đoàn 2.500 người, trang bị các loại vũ khí huấn luyện, chia ra làm 3 tuyến pḥng thủ Trường cùng một lực lượng trừ bị chờ rút về Sàig̣n. 

XVIX. TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI TRƯỜNG BỘ BINH: 

Sáng 30-4-1975, hồi 8 giờ, pháo của đối phương đặt ở Nhơn Trạch lác đác nă vào Trường Bộ Binh. Đài quan sát báo cho biết có 4 chiến xa T54 từ Biên Ḥa theo xa lộ về Sàig̣n. Trung Tâm Hành Quân báo Biệt Khu Thủ Đô song không ai trả lời. Đại Tá Minh ra lệnh mọi loại pháo binh bắn chặn quyết liệt về hướng Đông, ngược lại pháo địch ầm ầm nhă đạn vào Thủ Đức. Đài quan sát báo cáo xe tăng địch xuất hiện khu nhà máy lọc nước ngă tư Thủ Đức đang lăm le tiến vào chợ Nhỏ. Lệnh Bộ Chỉ Huy đưa các xe ra làm vật ngăn cản không c̣n kịp nữa. Có tiếng hỏa tiễn M72 chống tăng nổ ở cổng trường. Pháo cùng đại liên nơi xe địch liên tục nổ. Ba trong bốn chiến xa bị bắn cháy ngay tại bờ rào kẽm gai nơi cổng Trường bởi pháo binh 105 ly trực xạ. Có một xe tăng địch xông vào nội vi Trường. SVSQ chỉ có súng cá nhân M16 nhắm xe tăng T54 bắn ṛn ră và xe tăng men ra cổng số 9 rồi quay đầu lại từ từ chạy ra cổng chính. Đại Tá Minh ra lệnh Đại Đội Trưởng 663/ĐPQ dùng hỏa tiễn M72 hạ tăng. Sau 10 phút xe tăng đứt xích, nằm tại Niệm Phật Đường Quảng Đức quay pháo tháp vào Trường tiếp tục bắn phá. Lúc này có 1 SVSQ nhanh tay nhảy lên xe tăng liệng lựu đạn lân tinh vào trong pháo tháp. Đại Tá Minh được báo cáo xe tăng bị diệt, toàn thể tổ lái của địch đều chết v́ tất cả bộ đội bên trong đều bị khóa chân. Đại Tá Minh thở phào nhẹ nhơm. Sau kiểm tra lại, người SVSQ ấy thuộc Đại Đội 12 Tiểu Đoàn 1 SVSQ Không Quân do Trung Úy Trần Hữu Thọ làm Đại Đội Trưởng. Rất tiếc không ai nhớ được tên SVSQ này. 

Lúc này có viên Sĩ Quan đứng cạnh Đại Tá Minh mở radio nghe và hốt hoảng la lên đầu hàng rồi. Đại Tá Minh rụng rời nghe Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng ra lệnh ngưng nổ súng và bàn giao cho quân Bắc Việt ngụy danh giải phóng Miền Nam. 

Được lệnh đầu hàng, Đại tá Minh lệnh cho Đại Úy Nguyễn Ngọc Thạch gọi tất cả các đơn vị ngưng chiến đấu. Mọi người đều rơi nước mắt. Có người ̣a khóc khi nghe tin này. Đại Tá Minh nói: “Nhiệm vụ chúng ta là quân đội phải tuân lệnh Thượng Cấp”. 

Một giờ sau, đại diện Cộng Sản đến gặp Đại Tá Minh bảo bàn giao Huấn Khu. Cấp chỉ huy không c̣n ai, tất cả đều thay áo quần và bỏ đi hết rồi. Đại Tá Minh với tư cách Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu bàn giao cho họ số vũ khí bắt được trên chiếc xe tăng bị bắn cháy và nói với họ lo chôn cất những người chết trong chiếc xe tăng đó. Hôm đó phía nhà trường có một số SVSQ và quân nhân cơ hữu thương vong, trong số bị chết có Trung Tá Tuyền thuộc văn pḥng Phụ Tá Kiểm Huấn Trường Bộ Binh và Thiếu Tá Thuận bị găy chân 

Hiện diện bàn giao có chừng vài trăm người, mặt mày ngơ ngác, bần thần. Loáng thoáng một cái không c̣n ai mặc quân phục nữa. SVSQ mặc đồ dân sự lủi thủi lê chân ra phía cổng chính. Đại Tá Minh bùi ngùi nh́n theo tủi hổ. Chiều hôm đó Đại Tá Minh trút bỏ quân phục và được yêu cầu nghỉ riêng trên lầu của tư dinh Chỉ Huy Trưởng trong khi Bộ Chỉ Huy quân Bắc Việt đóng dưới lầu. Đêm đó Đại Tá Minh lên cơn sốt, chập chờn nửa tỉnh nửa mê. Đại Tá đă khóc thật nhiều. Lúc này Đại Tá Minh mới thấm thía cảm nghiệm được cái lẽ vô thường mà trước kia Đại Tá chỉ hiểu được bằng lư trí. 

Sau này ở trong tù miền Bắc Việt Nam, qua tờ báo h́nh như là Văn Nghệ, Đại Tá Minh được biết trong số người Cộng Sản bị chết có viên Trung Tá Chỉ Huy mũi Thiết Giáp, một người Miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954, chỉ c̣n độ nửa giờ nữa là về đến quê hương, có thể là Gia Định th́ chẳng may đă “hy sinh”. 

Trong đoạn kết trả lời phỏng vấn của Đại Tá Trần Đức Minh với Tạp Chí Văn Nghệ Tiền Phong nhân 25 năm ngày Miền Nam lọt vào ṿng thống trị của Cộng Sản, nguyên văn đoạn trích như sau: 

“Trước hết tôi xin chân thành cám ơn tất cả quân nhân và SVSQ của Trường Bộ Binh đă cùng tôi chiến đấu đến phút chót tại Thủ Đức vào ngày 30-4-1975 để bảo vệ Tổ Quốc cũng như thanh danh của nhà trường. Tôi cũng xin kính cẩn tưởng niệm vong hồn một số quân nhân của Trường Bộ Binh đă hy sinh vào phút sau cùng của cuộc chiến tranh chồng chất oan khiên suốt mấy chục năm trời. 

Đối với tất cả quư vị từng là SVSQ Trường Sĩ Quan Trư Bị Thủ Đức, tôi xin kính cáo, mặc dù là trễ mất 25 năm, quư vị có thể tự hào về những Khóa đàn em của quư vị vào ngày 30-4-1975, không những hiên ngang dùng súng cá nhân nă vào xe tăng hung hăn của địch mà c̣n can trường nhảy lên xe tăng liệng lựu đạn diệt thù nữa. Ngọn lửa hồng vẫn rừng rực, thanh kiếm bạc vẫn ngời ngời trên nền trời xanh thẳm của Miền Đồng Nai, dăi đất cực Nam hiền ḥa, trù phú, tự do của Tổ Quốc mà Tổ Tiên ta đă dày công khai phá.

Tôi rạo rực nhớ lại khung trời kỷ niệm của Trường Sĩ Quan Thủ Đức vương mùi thuốc súng của ngày chiến trận sau cùng và bồi hồi nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát “Đường trường xa muôn vó câu bay dập dờn...” của SVSQ lúc ra thao trường”. 

Hồ Đặc Huân

thuduc-ontario