Đại Tá Phó Quốc Chụ

Gió đă lên,
cờ trong tay,
Cao Kỳ không... giám phất

Người Dân viết lại

Kỳ này, Người Dân lại cũng gại liền:

- Lần trước, anh có nói nhiều người cho rằng, nhân vụ Mậu Thân, nếu ông Kỳ giám làm, th́ là dịp để ông ta lại nắm quyền. Vậy sự thể ra sao?

- Sau cuộc tuyển cử 1967, ông Kỳ đành ôm hận, hết mơ tưởng là người điều khiển... đàng sau, là người nắm được quyền lực, mà chấp nhận vai tṛ ngồi chơi sơi nước.

Phó Quốc Trụ (có nơi viết là Chụ) vẫn hàng ngày lại tôi, kéo đi giải trí, chán lại về văn pḥng của anh ta (anh là giám đốc Nha Thương Cảng Sài G̣n). Toàn chuyện tṛ đâu đâu. Trụ chẳng bao giờ nhắc đến ông Kỳ, nhiều lắm là nói đến canh mà chược đêm qua, canh x́ phé hôm trước, trong tư dinh của ông ta, ở trại Phi Long (Tân Sơn Nhứt).

Nửa năm sau, 31-1-68 (đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân), Sài G̣n náo loạn v́ cuộc tấn công của cộng sản. Trụ kéo tôi vào Tân Sơn Nhứt.

Đông đặc người: sĩ quan trong quân phục, lố nhố người thường phục. Tôi lạc lơng giữa đám người xa lạ. Chắc chắn họ cũng chẳng biết tôi là ai.

Chừng một giờ sau, Trụ có vẻ cáu, rủ tôi về nhà, cũng trong ṿng đai căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt, cho tôi hay là ông Kỳ sai ông Thập lái trực thăng đi Mỹ Tho đón ông tổng thống (về quê vợ ăn tết). Trụ cằn nhằn:

- Dịp may hiếm có đến, mà lại không giám quyết định.

Tôi lặng nghe, hiểu y muốn nói ǵ. Có điện thoại từ văn pḥng Trụ nói có mấy người muốn gặp tôi.

Đó là hai công sự viên cũ của tôi, t́m tôi cho hay là vừa từ Hóc Môn đến, dọc đường thấy binh lính Hoa Kỳ nằm hai bên nhưng bất động, nghe tin cộng sản đánh lung tung, chẳng những ở Sài G̣n, mà c̣n nhiều tỉnh khác. Lúc đó, hiện diện nơi văn pḥng của Trụ có bốn năm sĩ quan cấp tá, đáng kể là thiếu tá Trần Quốc Khang, phó giám đốc Nha Thương Cảng (1975 là đại tá chỉ huy trưởng Kho Long B́nh, hiện ở Maryland), đại tá Phan Phụng Tiên (1975 là tư lịnh Sư Đoàn 5 Không Quân), thiếu đại tá Nguyễn Huy Lợi trưởng Pḥng Ba Bộ Tổng Tham Mưu (người đạo diễn cuộc hành quân của quân Dù trong cuộc đảo chánh 1960; 1968-70, là cố vấn quân sự phái đoàn Ba Lê; 1984 đă gặp Nguyễn Cơ Thạch, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngại giao cộng sản, thỏa thuận về việc... đổi mới Việt Nam); thiếu tá Hoàng Hữu Tín, một tay chân của ông Kỳ (1976, trong một truyền đơn gọi là của quân kháng chiến, mà ông Kỳ được phong làm... nguyên soái, Tín được ghi là chuẩn tướng, chỉ huy trưởng truyền tin; truyền đơn này có đăng ở phần cuối cuốn Vietnam, qu'as tu fait de tes fils? của kư giả Pháp Pierre Darcourt).

Tôi thấy nên liên lạc với các chính khách quốc gia, nói lên tiếng nói của hàng ngũ chống cộng. Tôi bảo NHB (*) lái xe đưa tôi đi t́m các người thân, HNK (*) dự thảo truyền đơn tố cáo cộng sản vi phạm cam kết đ́nh chiến, kêu gọi dân chúng b́nh tĩnh, để đối phó với t́nh h́nh cộng sản kêu gọi tổng nội dậy.

Trước khi tôi đi, rất tháo vát, rất thực tế, Trụ đưa tôi một sự vụ lịnh được quyền di chuyển trong t́nh trạng giới nghiêm, hai cái khác để trống, trung tá Phó Quốc Trụ kư thừa lịnh phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, lại đưa một nắm tiền, và dặn thêm:

- Có việc ǵ th́ điện thoại về thương cảng hoặc về bộ chỉ huy Tiểu Đoàn Bảo Vệ Ṿng Đai Tân Sơn Nhứt (Trụ c̣n là chỉ huy trưởng của tiểu đoàn này).

Lúc này, Trụ không c̣n là người coi thường mọi chuyện, chỉ lo chơi bời cùng bài bạc, mà chược, cá ngựa. Tôi rất ngạc nhiên, thấy vào việc, y tỏ ra tháo vát, giám quyết định. Ở y phảng phất vóc dáng một chỉ huy quả cảm.

Tôi chẳng t́m được một ai. Anh Đặng Văn Sung là người đầu tiên, sau đến anh Trần Văn Tuyên, anh Phan Bá Cầm, anh Trần Quốc Bửu, tất cả đều vắng nhà. Chỉ gặp được cụ Phan Khắc Sửu và anh Chu Văn Anh. Cụ Sửu rất hoan nghênh, khuyến khích tôi, hứa sẽ xung phong ủng hộ.

Chán nản, tôi quay về Nha Thương Cảng. Ở đây không khí khác hẳn. Tôi có thêm cộng sự viên DHD (*). Trụ đă cho đem in những truyền đơn, lời kêu gọi. DHD thảo thư mời họp. Trụ cho gọi thêm một tiểu đội quân nhân thuộc tiểu đoàn pḥng thủ trường bay Tân Sơn Nhứt, lệnh cho họ nội trong đêm phải phát tất cả các tài liệu đă in, đưa hết các thư mời họp,... Lúc này ông Kỳ vẫn đóng vai lănh đạo công cuộc chống tổng công kích.

Sáng hôm 18-2, tôi không khỏi mừng khi tới Trường Quốc Gia Âm Nhạc, mà Trụ đă nhân danh phó tổng thống trưng dụng v́ nhu cầu quốc gia, thấy gần đông đủ các bộ mặt chính trị Sài G̣n và đông đảo quần chúng hưởng ứng lời kêu gọi, chiếm hết hội trường. Nguy nan đă đưa mọi người, không kể phe phái, ngồi lại với nhau.

Ban chủ tọa thật đẹp, với Phan Khắc Sửu, Trần Văn Tuyên, Trần Quốc Bửu. Chẳng ai bảo ai, thi nhau phát biểu xoay quanh việc kết đoàn, quyết tâm chống cộng.

Tôi đă nhờ Trụ đón cựu trung tướng Trần Văn Đôn ở Đà Lạt về. Buổi hội nghị chấm dứt hoàn toàn vui vẻ, phấn khởi. Nhưng thật sự, tôi cũng chưa biết tiếp theo sẽ phải làm ǵ.

Buổi tối, tại nhà anh VVK (*), tại ngơ Hiền Vương (ngoài là nhà ông bà Nguyễn Phước Đại, bà là phó chủ tịch thượng viện, một bộ mặt đối lập sáng giá và đă có lần đụng độ trực diện với ông Nguyễn Văn Thiệu), có Cao Dao Nguyễn Trần Huyên, Thái Lăng Nghiêm (tức Phạm Văn Tâm), Phạm Xuân ẩn (sau này mới biết là sĩ quan cao cấp t́nh báo cộng sản), Nguyễn Hưng Vượng, cùng hai ba kư giả ngoại quốc mà tôi chỉ nhớ có Robert Shaplen. Toàn là người thật thân với tôi. Tôi kể lại kết quả buổi họp tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và hỏi: Nên làm ǵ tiếp theo?

Ư kiến của Cao Dao được chấp nhận: Thành lập một tổ chức lấy tên là Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, bố trí để Trần Văn Đôn làm chủ tịch, vận động sự tham gia của các nghị sĩ và tướng lănh cũ.

* Tạm thời ghi tên tắt.

Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc

Đại hội diễn ra ngày 10-3 tại rạp Rex (cũng do Phó Quốc Trụ trưng dụng nhân danh phó tổng th6ng và sắp xếp một trung đội coi về an ninh), dưới sự chủ tọa của hai nghị sĩ, nguyên trung tướng Trần Văn Đôn và bà Nguyễn Phước Đại. Tuyết tŕnh đoàn gồm ba vị, nghĩ sĩ Thái Lăng Nghiêm, luật sư Hoàng Cơ Thụy và ông Đặng Đức Khôi, phụ tá báo chí của phó tổng thống. Tôi cố ư để ông Khôi vào vai tṛ này là có chút ư hướng... mượn chút oai hùm, v́ dù sao ổng cũng c̣n chút dư âm của thời nội các chiến tranh và tuy chỉ là phó tổng thống nhưng lại đang nắm quyền.

Trụ có mặt từ sớm, mang theo mấy chục người vốn là quân nhân nhưng mặc đồ dân sự cùng nửa tiểu đội mặc đồ trận để giữ an ninh ṿng ngoài. Trụ đón tôi ở ngay cửa, nói là không ngờ được sự hưởng ứng đông đảo đến vậy. Vào hội trường, liếc qua, thấy mọi chỗ đều đượcchoán hết cùng có sự hiện diện của một số tướng lănh như Mai Hữu Xuân, Phạm Văn Đỗng, Nguyễn Văn Chuân, Trần Tử Oai, một số nghị sĩ trẻ, như Phạm Nam Sách, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Văn Ngăi, đủ mặt liên danh Nông Công Binh (thiếu ông Trần Điền về Huế ăn tết, đă bị cộng sản thủ tiêu). Anh Đặng Văn Sung cũng có mặt và có vẻ không ủng hộ việc làm của tôi. Tôi rất ngạc nhiên, trong khi Trụ hầm hầm mời anh an toạ mà anh từ chối. Tôi e có sự không hay, nên nói nhỏ cùng anh: Nếu không đẹp ư, th́ nên ra về.

Những người tôi để ư là ông Lê Phước Sang cùng rất đông ngồi ở phía trái hội trường. Linh tính cho tôi hay đây mới là quần chúng phải chú ư. Tôi kêu Trụ đến chào ông, và ông vui vẻ giới thiệu các người ngồi sau ông, đa số là tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo.

Tôi có đôi chút giao thiệp cùng ông, khi ông là người thân của thiếu tướng Ḥa Hảo Nguyễn Giác Ngộ, một trong ba vị lănh đạo của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng (cùng hai vị khác là trung tướng Tŕnh Minh Thế, chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, cùng trung tướng Nguyễn Thành Phương, chủ tịch Việt Nam Phục Quốc Hội, tổ chức chánh trị của Cao Đài, mà tôi là hội trưởng Miền Bắc).

Phải nh́n nhận là ông Sang nắm rất vững số người của ông, chỉ cần ông giơ tay là cả phía trái vỗ tay và lớn tiếng ủy hộ. Nhờ vậy, đại hội đă tiến hành suông sẻ. Không hiểu có bao giờ ông nhớ lại đóng góp này chăng (ông hiện ở Hoa Kỳ, được biết như tiến sĩ Lê Phước Sang, bộ mặt hàng đầu của Giáo Hội Phật Giáo Cao Đài Việt Nam Hải Ngoại.

Thấy bản thuyết tŕnh của ông Thái Lăng Nghiêm quá dài và đă qua 12 giờ trưa, tôi nói nhỏ cùng ông Đặng Đức Khôi đề nghị cùng đại hội thành h́nh tổ chứữc Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc và bầu ban lănh đạo, qua việc đề cử hay t́nh nguyện xung phong.

Sóng gió bắt đầu. Và phát pháo là hai bộ mặt tôi đă chú ư ngay từ đầu: Ông VVM và bà ĐT (*).

Ông VVM phát biểu nhân danh Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội; bà ĐT tự giới thiệu là phụ nữ đấu tranh (quê Hành Thiện, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định nên bà biết rất nhiều về các nhân vật chủ chốt của cộng sản; bà xuất thân là đảng viên Duy Dân, em bà Đặng Đức Trạc, rất thân với bà Đặng Thị Khiêm, tức bà cả Tề (thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng); sau 1954, bà gia nhập Việt Nam Phục Quốc Hội, là chủ tịch đoàn phụ nữ Quốc Dân Xă, tổ chức ngoại vi của Việt Nam Phục Quốc Hội, được tổ chức này đưa vào ban chấp hành trung ương của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng. Tị nạn tại Hoa Kỳ sau 1975, bà tích cực đóng góp tiền bạc, trực tiếp tham gia các cuộc đấu tranh cho dân chủ, rất nổi danh tại Miền Đông, ở tuổi gần 90).

Hai người quyết liệt không chấp nhận tên chọn sẵn, yêu cầu phải thảo luận để đại hội quyết định. Hai người nắm micro, hăng say đến độ bà ĐT xơa tóc tơi tả nhưng vẫn không chịu rời diễn đàn.

Không khí rất căng thẳng, Trụ nóng mặt định làm dữ. Tôi xin anh b́nh tĩnh, để tôi lo giải quyết. Sóng gió lại thêm dữ dội khi đề cập đến việc tham dự ban chấp hành Mặt Trận, cụ thể là chỉ bầu một chủ tịch, rồi yêu cầu xung phong nhận trách nhiệm cộng với sự đề cử của chủ tịch. Tôi phải xin bà ĐT, mà tôi vẫn coi như chị, nhượng bộ.

Các đề nghị được chấp thuận, phần lớn là do sự ủng hộ tận t́nh của ông Lê Phước Sang. Ông giơ tay hưởng ứng, là 1/3 hội trường ào ào theo, nên mọi chuyện đều êm đẹp.

Được đề cử vào ban lănh đạo là các vị tướng lănh cũ, các nghị sĩ hiện diện, đặc biệt có ông nguyên phó thủ tướng Tony Nguyễn Xuân Oánh, ông nguyên bộ trưởng bộ thông tin Phạm Thái (1) thuộc hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng hệ phái Vũ Hồng Khanh.

Thấy đă thông qua được các vấn đề chính, chủ tịch Trần Văn Đôn tuyên bố chấm dứt đại hội, yêu cầu các vị được đề cử vào ban chấp hành ở lại, để phân công các chức vụ, cụ thể là phó chủ tịch, tổng thư kư, trưởng ban chính trị, tuyên huấn, tổ chức, nhân dân tự vệ,...

Buổi họp bắt đầu với các vị tự giới thiệu. Tôi thấy ngán nghe: Tôi nguyên trung tướng, nguyên thiếu tướng, nguyên phó thủ tướng, bỏ cuộc họp ra về trụ sở Mặt Trận ở số 3 đường Tự Do. Tôi cũng không hiểu, nếu ở lại, đến lượt, tôi phải tự giới thiệu là ǵ. Chẳng lẽ nói chức vụ là... thất nghiệp!!!

Trụ đă bỏ về trước, nhắn tôi về thương cảng. Nếu không thấy, th́ ra nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ở bến tàu Sài G̣n.

Độ một giờ sau, toàn ban chấp hành về trụ sở. Ông Đôn cho tôi hay là bà Nguyễn Phước Đại được phân công làm phó chủ tịch, ông Nguyễn Xuân Oánh tổng thư kư, ông Thái Lăng Nghiêm trưởng tuyên huấn, ông Lê Phước Sang và thiếu tướng Phạm Văn Đỗng trưởng khối tổ chức, trưởng khối nhân dân tự vệ (không nhớ ông nào ở khối nào),... Riêng tôi, các ông tán thành cho vào trưởng khối chính trị.

Ông Phạm Văn Tâm hoàn tất bản tố cáo cộng sản, kêu gọi dân chúng b́nh tĩnh, tỉnh táo tiếp tay quân lực ổn định t́nh thế.

Chủ tịch Trần Văn Đôn thường xuyên đi các địa phương h́nh thành các thành, tỉnh bộ của Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, đưa cao tiếng nói chống cộng về các nơi.

Phải nh́n nhận rằng ngoài ông không ai khác có thể làm công tác này. Truyền thống c̣n trong quân đội, ông cần máy bay là lúc nào cũng có sẵn một chiếc C47; phái đoàn Mặt Trận đến đâu đều được quan chức địa phương tận t́nh giúp đỡ; các nhân vật được mời vào ban chấp hành thành, tỉnh bộ vui vẻ cộng tác.

Việc đưa cao thái độc quyết liệt với giặc cộng (danh từ của ông Thái Lăng Nghiêm) dù chỉ được tổ chức vội vă theo nhu cầu trước mắt, nhưng đă đạt mục tiêu.

Phía ông Nguyễn Văn Thiệu đă lanh lẹ lấy lại quyền quyền lănh đạo và cũng thành h́nh một tổ chứữc chính trị lấy tên là Lực Lượng Tự Do Dân Chủ, vào ngày 27-3, do ông Nguyễn Văn Hướng, tức Mười Hướng/Mười Lễ, xúc tiến với ông Trần Văn Ân. Lực Lượng đang trong giai đoạn chuẩn bị nên chưa có hành động nào đáng nói. Hai lần, do sự móc nối của ông Phan Lê Châm, tức Phụ, tôi gặp các nhân vật chính của Lực Lượng. Nhưng câu chuyện không đi thẳng vào vấn đề mà gián tiếp đề nghị chỉ nên có một lực lượng, một chiến tuyến chống cộng mà thôi.

Một lần tại nhà tướng Landsdale ở đường Công Lư, với sự hiện diện của hai ông Trần Quốc Bửu, Đặng Văn Sung, vấn đề hợp nhật hai tổ chức được thẳng thừng nêu lên. Tôi không nói ra, nhưng không đồng ư, vẫn nuôi quyết định từ Mắt Trận Cứu Nguy Dân Tộc đi đến một tổ chức đối lập, tranh đấu cho dân chủ, tự do, mà tôi chắc chắn được sự đồng t́nh của nhiều nhân vật không cộng tác với đương quyền cũng như nhiều tổ chức chính trị v́ thiếu phương tiện nên mới chỉ gọi là có mặt.

Nhưng rồi chuyện đă thất bại. Do sự tính toán... thực tế của các ông Trần Văn Đôn, Nguyễn Xuân Oánh và sự yểm trợ gián tiếp của các ông Trần Quốc Bửu, Đặng Văn Sung.

Qua một buổi họp khoáng đại tại Nhà Kiếng, trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công, tiếng nói của Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc thật lạc lơng và kết thúc bằng sự đồng t́nh vào Dinh Dộc Lập nghe ông Thiệu nói về hiện t́nh. Sau đó, một liên minh bao trùm tất cả các đoàn thể được h́nh thành, mà ông Trần Văn Đôn làm chủ tịch.

- Nhân nói đến ông André Trần Văn Đôn, anh có đọc cuốn Việt Nam Nhân Chứng của ổng không, và anh thấy những điều ổng viết ra sao?

- Thật sự tôi không muốn đọc. Nhưng các anh Người Dân đă hỏi, để tôi kiếm đọc xem sao.

* Tạm ghi tên tắt.

1. Tức Anthony Giang, đă mất tại Sài G̣n. Xin đừng lầm với Phạm Xuân Thái nguyên trung tá Cao Đài, đại diện Cao Đài tham gia chính phủ đầu tiên của thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm với chức vụ tổng trưởng thông tin.

Người Dân viết lại