Đại Tá Phan Đình Hùng

Cuối tháng 11 năm 1974 Quân đoàn II cử Đại Tá Phan Đình Hùng lên Kontum đãm nhận chức vụ Tiểu khu trưởng Tiểu khu Kontum.

Tháng 12 năm 1974. Chuẩn tướng Phan Đình Niệm, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, Đại diện Quân đoàn II tồ chức lễ bàn giao Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Kontum rất gọn nhẹ và nhanh chóng, không có hiệu lệnh lễ nghi quân cách, không có các nghi thức đọc diễn văn hay ban huấn từ. Đại tá Phan Đình Hùng là sĩ quan chiến đấu nhiều năm ờ vùng Tây nguyên, hiện là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 và nguyên là Trung đoàn phó bị thương trong mặt trận Tân Cảnh năm 1972 được tản thương kịp thời trước khi Cộng quân tràn ngập Dakto, Tân Cành.

Trong thời gian trước Giáng Sinh năm 1974, Quân đoàn II đưa ra kế hoạch phối hợp các Liên đoàn Biệt động quân với các đơn vị Địa phương quân, Nghĩa quân thuộc Tiểu khu Kontum thành lập một Bộ Tư Lệnh chiến trường Kontum mà Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân đoàn II là Tư lệnh và Đại tá Phan Đình Hùng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trường là Tư lệnh phó chịu trách nhiệm vùng lãnh thổ Kontum. Bộ Tư Lệnh đặt bản doanh ở Pleisar cách thị xã Kontum về phía tây chừng 20Km.

Tháng 1 năm 1975. Giáp Tết âm lịch năm Ất Mão 1975 một phái đoàn Đại diện Dân Quân Cán Chính tỉnh Kontum do Đại tá Phan Đình Hùng, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng dần đầu đã đến Bộ Tư Lệnh Quân đoàn II ở Pleiku để chúc tết Thiếu tướng Tư lệnh Phạm văn Phú và các sĩ quan tham mưu của Quân đoàn. Nói chuyện với phái đoàn, Thiếu tướng Tư lệnh cho biết là tình hình Kontum vẫn còn yên tĩnh và hiện nay tuy địch quân đang tấn công mạnh vào các đơn vị ở phía tây Pleiku (Thanh An), nhưng cũng chưa có yếu tố rõ rệt là địch sẽ tấn công chính diện ở đâu và vào lúc nào. Có thể địch quân sẽ tấn công chính diện vào mặt trận Kontum trước và chúng ta cũng đã chuẩn bị sẳn sàng. Thiếu tướng nói trong cuôc chiến tranh giữ gìn lãnh thổ hiện nay, địch có thể tấn công bất cứ nơi nào với mức độ tập trung quân rất lớn nên có thể đè bẹp và chiếm giữ vị trí của ta, nhưng với sự cơ động nhanh và lực lượng tăng viện kịp thời ta sẽ giành lại các vị trí bị chiếm đóng và thường thì các trận đánh phản công có hiệu quả sẽ làm cho tinh thần của binh sĩ lên cao và sau đó sẽ là những trận thắng lớn vì đã bẻ gãy được các kế hoạch chiến lược của địch. Nói chung, Thiếu tướng Tư lệnh cho biết Quân đoàn sẽ có các kế hoạch cơ động để yễm trợ cho các chiến trường khi cần thiết. Kontum sẽ là vành đai thép phía Bắc.

. . .

Ngày 16 tháng 3 năm 1975. Cuộc di tản ở Kontum bắt đầu, quân nhân, công chức và dân chúng lũ lượt rời thị xã Kontum hướng về Pleiku. Đoàn xe Bộ chỉ huy Tiểu khu bị phục kích tại đèo Chu Pao. Đại tá Phan Đình Hùng bị thương và mất tích.

Ngày 17 tháng 3 năm 1975. Thị xã Kontum hoàn toàn bỏ trống. Không một tiếng súng nổ. Cộng quân bất ngờ làm chủ tình hình trên toàn lãnh thổ Tỉnh Kontum.

Nguồn quocgiahanhchanh