Đại Tá Nguyễn Văn May

- Sinh năm 1933

- Xuất thân khóa 5 trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang.

- Từ trần ngày 26 tháng 5 năm 2019 tại Freemont. California

Trước khi được tuyển nhận vào khóa 5 sĩ quan Hải Quan Nha Trang, ông đă tốt nghiệp trường Việt Nam Hàng Hải Thương Thuyền.

  • Đơn vị đă phục vụ:
  • Hải Đoàn 21 Xung Phong.
  • Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 23 Xung Phong.
  • Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 25 Xung Phong.
  • Hạm Trưởng HQ 328; HQ 116; HQ 11.
  • Phó trưởng pḥng III Bộ Tư Lệnh Hải Quân.
  • Chỉ Huy Trưởng Liên Giang Đoàn 26 – 32 Xung Phong.
  • Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn I Tuần Thám – 212.1.
  • Phụ Tá Tư Lệnh hành quân Trần Hưng Đạo 18.
  • Tư Lệnh Phó Vùng III Duyên Hải.
  • Chỉ Huy Trưởng Hải Đội II.
  • Tư Lệnh Hải Quân Vùng V Duyên Hải.

Tu nghiệp:

  • S. Naval Post Graduate School, California.
  • Chỉ Huy Tham Mưu.

Ân thưởng:

  • Bảo Quốc Huân Chương đệ ngũ đẳng.
  • 03 Anh Dũng Bội Tinh: 02 ngôi sao vàng, 01 ngôi sao bạc.
  • 01 Bronze Star của Hoa Kỳ.

Thành tích:

  • Chỉ huy đơn vị Hải Quân tham dự hành quân Trần Hưng Đạo 18; thường xuyên phối hợp với Bộ Binh thuộc các tỉnh Kiên Giang, Kiến Phong, Mộc Hóa, v.v… để chống trả hoặc càn quét sự xâm nhập của Việt Cộng dọc biên giới Miên Việt.
  • Hành quân Trần Hưng Đạo 18 cũng phối hợp với các đơn vị Hải Quân như chiến hạm, Giang Đoàn Tuần Thám, Giang Đoàn Ngăn Chận, Hải Đội Duyên Pḥng, v.v…để bảo vệ an ninh thủy tŕnh cho các đoàn thương thuyền từ Nam Vang đến Tân Châu hay ngược lại.
  • Các chiến hạm biệt phái cũng như những đơn vị Hải Quân trực thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng V Duyên Hải phối hợp với Địa Phương Quân để săn lùng, tiêu diệt địch quân và yểm trợ các chiến hạm chở dầu tiếp tê cho Căn Cứ Hải Quân Năm Căn.

Nhận xét về vùng Năm Căn của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May, khóa 5 Sĩ Quan Hải quân Nha Trang nguyên Tư lệnh vùng V Duyên Hải từ năm 74 đến 30 tháng 4-75 cùng là bạn tù “cải tạo cộng sản” với Mũ Xanh “Saigon” trong 13 năm liền và là bạn bè thân thiết chơi bài chim (mạt chược). Ngôn từ của “cán bộ cai tù” cộng sản, trại giam Hà Tây, Tỉnh Hà Sơn B́nh. Đại Tá May nói “Trước năm 63, vùng Năm Căn này là vùng bất trị, mật khu của tụi nó (Việt cộng). Đầu năm 1963 (3-1-63) Hải Quân Việt Nam (HQVN) mở đầu cuộc hành quân Sóng T́nh Thương, mục đích là tái chiếm Năm Căn. Đó cũng là cuộc hành quân hỗn hợp đầu tiên do Hải Quân Việt Nam chủ động và điều hợp. Lực lượng dổ bộ là các đơn vị Thủy quân Lục Chiến VN (TQLC VN)”. Nh́n tổng quát, ḿnh có thể thấy việc chiếm cứ Năm Căn, giữa ḷng đất địch có những mục đích sau đây: ”Năm Căn là vùng rừng đước âm u, những khúc sông nguy hiểm là sào huyệt dưỡng quân của Việt cộng. Như thế ở giữa ḷng địch dù gặp rất nhiều áp lực, đầy cam go nguy hiểm, nhưng sự hiện diện của ta (QLVNCH), phối hợp với chánh quyền (VNCH) yểm trợ công tác b́nh định, đă gây khó khăn rất lớn cho địch (cộng sản., VC). Địch không c̣n lúc nào yên để dưỡng quân, sắp xếp các chiến dịch to lớn mà không bị ta làm khó dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng phát xuất từ Sóc Trăng, qua các thủy lộ huyết mạch và nguy hiểm, đoàn giang vận vẫn đi lại điều ḥa từ Saigon đến Sóc Trăng và ngược lại. Bao nhiêu ngàn tấn lúa, than, cá tôm từ đây tiếp tế cho Saigon. Và bao nhiêu tấn phẩm vật, nhiên liệu từ Saigon là nguồn tiếp tế cho các Tỉnh thuộc vùng Cà Mâu và phụ cận… quan trọng lắm chứ”.

Đại Tá May thong thả nói tiếp: “Trong công tác bảo vệ an ninh thủy tŕnh, ta phải thay đổi.quy luật hoạt động và chiến thuật để lừa địch, đánh được địch khi bị tấn công. Tôi chỉ thị cho các chiến đĩnh áp dụng chiến thuật “Nhẩy cóc”. Tôi c̣n nhớ vào tháng 8 năm 74, trong một cuộc hành quân an ninh thủy tŕnh cho một Hải vận hạm LSM vào tiếp tế Năm Căn. Lần này Tôi nghĩ nếu nó tấn công th́ ḿnh sẽ được, tôi dùng 8 giang tốc đĩnh PBR, mỗi chiếc chở 2 binh sĩ Địa phương quân và phải nằm núp kín bên trong tàu từ khi rời căn cứ xuất phát cho đến khi ra gần cửa sông Bồ Đề. Khi LSM bắt đầu vào cửa sông Bồ Đề, các PCF và các giang đĩnh thuộc giang đoàn 43 ngăn chặn hộ tống trước và sau LSM như thường lệ, c̣n 8 chiếc PBR có chở Địa Phương Quân phải đi phía sau LSM khoảng 1 cây số. Khi LSM bị Địch tấn công, chiến hạm và chiến đĩnh vừa phản pháo vừa tiếp tục chạy. Tức th́ các PBR phía sau được điều động tăng vận tốc tối đa và đổ bộ ngay vào mục tiêu. Bị phản công bất ngờ và mau lẹ, toán việt cộng phục kích hoảng khiếp bỏ vũ khí chạy lấy người, và bị thanh toán thật dễ, ta hạ được 3 tên và tịch thu được 1 đại bác 75 ly, 1 B41 và 5 súng AK47”.

Được một sĩ quan Hải quân kiêm nhà văn Phan Lạc Tiếp hỏi về “Vấn đề di tản vào giờ phút cuối (30-4-75) của Căn cứ Năm Căn”. Đại tá May thong thả trả lời: “Đoàn tàu khoảng 50 chiếc đủ loại rời Căn cứ Năm Căn và có mặt ngoài biển gần Ḥn Tre trưa ngày 1 tháng 5 năm 75…

Nghe Radio, Saigon đă đổi chủ, gọi máy truyền tin liên lạc các nơi, vắng ngắt. Tôi cho lệnh họp nêu ư kiến đi hay ở. Đa số anh em phần lớn là không có gia đ́nh bên cạnh, đều muốn về thăm vợ con, rồi. tính sau. Lúc ấy tôi sẵn phương tiện trong tay, Tôi đi là được, dễ lắm chứ.

Song nghĩ lại. Khi chế độ vững vàng, ḿnh chỉ huy anh em. Bao nhiêu năm tháng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, sống chết có nhau, bây giờ là giây phút khó khăn nhất cho đất nước, tôi thấy lo lắng và bất nhẫn nếu bỏ anh em lại Năm Căn. Việt cộng sẽ vào tàn sát tất cả, không thể xử thế như vậy được” vẫn lời Đại Tá May nhẹ nhàng nói: “V́ cái t́nh mà gắn bó với nhau để sống tại Năm Căn. Chính cái t́nh, v́ cùng thương nhau mà làm việc, chứ không phải là v́ kỷ luật. Cũng v́ cái t́nh ấy mà lúc tan hàng ai cũng muốn về với gia đ́nh, hóa ra kẹt lại cả. Điển h́nh là ông Trụ (Tư Lệnh Phó Vùng V Duyên hải) lúc tan hàng có mặt tại Saigon theo được tàu ra được nước ngoài, rồi v́ cái t́nh gia đ́nh rồi nhất định trở về. Ông Trụ dẫn con tàu Việt Nam Thương Tín và gần 2000 đồng bào về lại Việt Nam, để mong nh́n được mặt người thân, nhưng không, cũng vào tù cả. Sau bao gian khổ cũng đă đến được Mỹ. C̣n nhớ lại thật như một giấc mơ”.

Trên đây là tâm sự của một Sĩ Quan Hải Quân thuộc Quân Lực Viêt Nam Cộng Ḥa (QLVNCH) mà cũng là tâm sự của hầu hết anh em chiến hữu chúng ta, khi nhắc đến những sự việc về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua, giai đoạn 1954-1975, trong đó liên quan dến vùng đất Năm Căn hung hiểm của chiến dịch SÓNG T̀NH THƯƠNG cách 40 năm về trước.

Mũ Xanh “Saigon”