Đại Tá Nguyễn Thiện Nghị

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI TẠI BIÊN H̉A XÂY CẤT RA SAO?

Sau khi tŕnh tới tŕnh lui nhiều lần, sau cùng mô h́nh xây cất và đất đai xây cất nghĩa trang được Phủ Tổng Thống chấp thuận.

Khu đất rộng 125 mẫu Tây ở phía tay trái xa lộ Sài G̣n - Biên Ḥa được dành riêng. Toàn thể khu nghĩa trang làm thành h́nh con ong vĩ đại nằm quay đầu ra xa lộ.

Giữa lưng con ong là Nghĩa Dũng Đài cao 43 thước. Đầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Đền Tử Sĩ hay Đền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay cạnh xa lộ.

Từ chân Nghĩa Dũng Đài trên lưng ong chia làm h́nh nan quạt hướng ra 4 phía và làm thành lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lănh đạo, khu tướng lănh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.

Vào một ngày đầu Xuân năm 1965, Thiếu tướng Đồng Văn Khuyên từ Bộ Tổng Tham Mưu gọi điện thoại cho Đại tá Nguyễn Thiện Nghị, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 30 Công Binh Kiến Tạo đóng tại Hóc Môn.

Sau đó chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn 54 Công Binh bắt đầu công tác. Rồi doanh trại của Liên Đội Chung Sự và khu nhà xác được thiết dựng năm 1966 để nhận những di hài tử sĩ đầu tiên.

Nghĩa trang được xây dựng trong chiến tranh với sự phối hợp giữa Quân Nhu và Công Binh. Công Binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, xây Đền Liệt Sĩ, đúc các tấm Ciment và làm mộ bia.

Quân Nhu nhận tử sĩ từ các mặt trận chở về ngày đêm để chôn cất. Trận Mậu Thân, trận Mùa Hè, trận Hạ Lào, trận Campuchia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu. Tử sĩ của quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong ḷng đất Biên Ḥa.

Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Đài lần lượt ra các khu bên ngoài. Đă có trên 10 tướng lănh nằm tại Nghĩa Trang Biên Ḥa kể cả các vị đại tá vinh thăng sau khi tử trận.

Người có cấp bậc cao cấp nhất là cố Đại tướng Đỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đă được gia đ́nh cải táng nhưng vị trí cũ vẫn c̣n di tích. Gia đ́nh tướng Không quân Tư lệnh Quân đoàn 4 Cần Thơ có sửa sang phần mộ của Thiếu Tướng Ánh nhưng vẫn để nguyên tại chỗ.

Nguồn sưu tầm lịch sử