Đại Tá Nguyễn Bá Trang

- Sinh tháng 9 năm 1931 tại Vĩnh Long

- Nhập ngũ ngày 3-4-1954

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Hải Quân Nha Trang Khóa 4

- Tư Lệnh LLĐN 211


Khoảng tháng 3 và tháng 4 năm 1975, Việt-Cộng đưa nhiều đơn vị về chung quanh Cần-Thơ, cố tạo áp lực ngay “trung tâm năo bộ” của Vùng IV Chiến-Thuật.

Lúc bấy giờ, những Lực-Lượng Hải-Quân, một phần phải yểm trợ sông Đại-Ngăi – ḍng sông huyết mạch từ Cần-Thơ xuống Cà-Mau, đi qua Bạc-Liêu – để hộ tống các ghe lúa gạo từ Bạc-Liêu về; phần c̣n lại rút về pḥng thủ Cần-Thơ.

Tuy có nhiều đụng độ giữa Lực-Lượng Hải-Quân V.N.C.H. và Lực-Lượng Việt-Cộng chung quanh Cần-Thơ; nhưng v́ Việt-Cộng dồn mọi nỗ lực lớn để tấn công Saigon, cho nên, tương đối áp lực địch tại Cần-Thơ không đủ làm bận tâm những giới chức thẩm quyền V.N.C.H. Bằng cớ là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư-Lệnh Quân-Đoàn IV, đă tăng phái cho mặt trận Vùng III một số lực lượng của Vùng IV. Và, theo chỉ thị của Tư-Lệnh Hải-Quân V.N.C.H., Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21, Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng, đă cho di chuyển một số đơn vị về yểm trợ Vùng III Sông-Ng̣i.

T́nh h́nh Vùng IV Sông-Ng̣i c̣n rất yên tĩnh; nhưng Tổng-Lănh-Sự Mỹ tại Cần-Thơ, Francis Terry McNamara, cũng đặt kế hoạch di tản nhân viên Việt và Mỹ của Ṭa Tổng-Lănh-Sự.

Ngày 21 tháng 4, trong dịp về Saigon nhận tiền phát cho nhân viên, Tổng-Lănh-Sự Francis T. McNamara tŕnh bày với Đại-Tá George Jacobson về kế hoặch di tản nhân viên. Theo Tổng-Lănh-Sự McNamara, di tản bằng trực thăng sẽ gặp trở ngại về vấn đề tiếp tế nhiên liệu; v́ vậy, Tổng-Lănh-Sự McNamara yêu cầu được di tản bằng đường thủy. Đại-Tá Jacobson đồng ư. Nhờ ngoại giao khéo, Tổng-Lănh-Sự McNamara được một nhân viên USAID, Cliff Frink, cung cấp hai LCM8.

Sau khi Phan-Thiết thất thủ, Vũng-Tàu bị đe dọa trầm trọng và các mặt trận Long-An, Tuyên-Nhơn, Trà-Cú, v. v… bùng nổ, Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng triệu tập đơn vị trưởng của những đại đơn vị Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i, đặt kế hoạch di tản để bảo vệ lực lượng trong trường hợp Vùng IV Chiến-Thuật bị tấn công. Trong phiên họp này, Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Bá Trang, Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-Bộ, kiêm Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211, tỏ vẻ không đồng ư với giải pháp di tản.

Ngày 27 tháng 4, Phó-Đề-Đốc Thăng gặp Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư-Lệnh-Phó Quân-Đoàn IV. Hai vị sĩ quan cao cấp trao đổi t́nh h́nh chiến sự. Tướng Hưng cho Phó-Đề-Đốc Thăng biết rằng Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư-Lệnh Vùng IV Chiến-Thuật, đă liên lạc với Bộ-Tổng-Tham-Mưu Saigon, nhưng không có một kế hoạch nào từ Bộ-Tổng-Tham-Mưu về việc rút xuống Vùng IV cả. Phó-Đề-Đốc Thăng hỏi ḍ Tướng Hưng về việc di tản. Tướng Tư-Lệnh-Phó Vùng IV Chiến-Thuật đáp: “Tôi không đi đâu cả. Tôi sẽ ở lại, bắn đến viên đạn cuối cùng rồi tôi sẽ tự sát!”

Ngày 28 tháng 4, lúc 3 giờ chiều, Phó-Đề-Đốc Thăng liên lạc với Thiếu Tướng Nguyễn-Khoa-Nam, tŕnh bày những biến chuyển quân sự mới nhất. Tướng Nam bảo có vài chính trị gia và tướng lănh đă bàn kế hoạch rút về Vùng IV, cố thủ. Nhưng dường như đó là những ư kiến cá nhân, chưa có sự đồng thuận nào của chính phủ trung ương. Tướng Nam cũng cho Phó-Đề-Đốc Thăng biết là Ông vừa liên lạc với Bộ-Tổng-Tham-Mưu, có thể, với vị Tổng-Tham-Mưu-Trưởng mới, chính phủ sẽ cố thủ để điều đ́nh.

Chiều 28 tháng 4, một chiếc phà và hai LCM8 chở khoảng 30 người Mỹ, một số đông nhân viên Việt-Nam và Tổng-Lănh-Sự Mỹ tại Cần-Thơ, Francis T. McNamara, trên đường ra biển, bị Giang-Đoàn 25 Xung-Phong chận lại.

Được thông báo về sự việc này, Thiếu Tướng Hưng yêu cầu Phó-Đề-Đốc Thăng đến nơi, tăng phái vài giang đỉnh để kéo chiếc phà và hai LCM8 chở số người Việt Mỹ đó về lại Cần-Thơ.

Khi đến nơi, Phó-Đề-Đốc Thăng chỉ hỏi: “Có quân nhân Việt-Nam nào đào ngũ, trốn trên đó không?” Sau khi được xác nhận là “Không”, Phó-Đề-Đốc Thăng cho phép chiếc phà và hai LCM8 ra đi. Quyết định này của Phó-Đề-Đốc Thăng không có sự tham khảo ư kiến của Tướng Lê Văn Hưng hoặc Tướng Nguyễn Khoa Nam; v́ hai vị Tướng này đang bay chỉ huy hành quân.

Chiều 29 tháng 4, một Thiếu-Tá ṭng sự tại pḥng hành quân Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Saigon gọi cho Phó-Đề-Đốc Thăng, thông báo rằng Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Saigon đă chuẩn bị rút! Tối, vị Thiếu-Tá này gọi lại và cho hay: Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Saigon và nhiều chiến hạm đă rời Saigon!

V́ sự liên lạc từ trung ương đến các Vùng không c̣n chặt chẽ nữa, cho nên, đến giờ phút đó Phó-Đề-Đốc Thăng vẫn chưa biết Trung Tướng Vĩnh Lộc đă được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực V.N.C.H.!

Tối 29 tháng 4, khoảng 8 giờ, Trưởng Khối An-Ninh Hải-Quân, Đại-Tá Chiến-Binh Nguyễn Văn Tấn, gọi điện thoại mời Phó-Đề-Đốc Thăng về Saigon; nhưng Đại-Tá Tấn không cho biết lư do. Phó-Đề-Đốc Thăng bảo để Ông suy nghĩ, 11 giờ đêm gọi lại, Ông sẽ trả lời.

Ngay sau đó, Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i, ra lệnh “tự do vận chuyển”! Lệnh này được chuyển sang Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Văn Thông, Tư-Lệnh Lực-Lượng Trung-Ương kiêm Tư-Lệnh Đặc-Nhiệm 214, chứ không chuyển cho Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Bá Trang, Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-Bộ kiêm Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211.

11 giờ đêm, Phó-Đề-Đốc Thăng cho tập họp tất cả sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ, rồi thông báo quyết định của Ông là sẽ ra đi. Ai muốn đi, về đem gia đ́nh vào; ai không muốn đi, xin giữ an ninh giùm cho những người đi.

Đến giờ phút đó Phó-Đề-Đốc Thăng cũng vẫn chưa nghe Đại-Tá Tấn gọi lại.

Khuya 29 rạng ngày 30 tháng 4, trong khi các LCM đưa Phó-Đề-Đốc Đặng Cao Thăng và Bộ-Tham-Mưu Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i đang chạy trên sông Cửa Tiểu th́ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam liên lạc truyền tin, muốn nói chuyện với Phó-Đề-Đốc Thăng; nhưng Phó-Đề-Đốc Thăng không trả lời.

Trong khi những sự việc kể trên xảy ra tại Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i th́ tại Căn-Cứ Tiếp-Vận B́nh-Thủy, t́nh thế vẫn yên, cho đến…

…Sáng 30 tháng 4, sau khi nghe lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh đầu hàng, Căn-Cứ Tiếp-Vận B́nh-Thủy trở nên rối loạn.

10 giờ sáng, Đại-Tá Cơ-Khí Nguyễn Ngọc Xuân, Chỉ-Huy-Trưởng Căn-Cứ Tiếp-Vận, tập họp nhân viên và tuyên bố tan hàng!

12 giờ trưa, Đại-Tá Xuân lấy một LCM đi ra hướng biển cùng với khoảng 20 PBR của Lực-Lượng Thủy-Bộ.

Sau đó, Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-Bộ kiêm Tư-Lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211, Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Bá Trang, từ một PBR đang chạy song song với LCM chở Đại-Tá Xuân, hỏi: “Đi làm chi, Xuân? Ở lại đi.” Đại-Tá Xuân im lặng. LCM vẫn tiến. Một lúc sau, Đại-Tá Trang cho lệnh PBR quay về.

Tại Bộ-Tư-Lệnh Trung-Ương, sau khi nhận lệnh “tự do vận chuyển” từ Phó-Đề-Đốc Thăng, Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Văn Thông, Tư-Lệnh Lực-Lượng Trung-Ương, truyền lệnh này đến những đơn vị ở xa và thông báo một cách hạn chế cho nhân viên tại Đồng-Tâm. Đại-Tá Thông nhắn nhủ: “Ai không muốn đi th́ cố giữ an ninh, trật tự giùm cho những người muốn đi.”

Sau đó, Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thông cùng một số người xuống ba chiếc LCM8, đi ra sông Cửa Tiểu.
  

Nguồn diepmylinh


Sáng 30-4-1975, lúc 6 giờ rưỡi sáng, Quân đoàn mời các đơn vị trưởng hay phụ tá đến họp tại Bộ Tư lệnh. Các đơn vị trưởng phần lớn đều c̣n ở lại. Đại tá Nguyễn Đ́nh Vinh được chỉ định làm quyền Tham mưu trưởng Quân đoàn IV. Tôi ngồi cạnh anh Huỳnh Ngọc Diệp (khóa 3 Thủ Đức), đại tá Tỉnh trưởng Cần Thơ, anh Lê Nguyên B́nh, đại tá Trưởng Pḥng 2 Quân đoàn và anh Nguyễn Bá Trang, đại tá Hải Quân. Anh Trang và tôi cùng học chung khóa Chỉ huy Tham mưu năm 1972. Tôi hỏi anh Trang rằng anh sẵn tàu sao không đi" Anh trả lời: “Bậy nào - Để chờ xem Tư lệnh quyết định thế nào đă - Mặt mũi nào mà bỏ chạy”. Sau này tôi gặp lại anh và cả người anh của anh là đại tá Nguyễn Bá Trước, gốc Dù, cựu tỉnh trưởng Phước Tuy và có thời kỳ làm Tham mưu trưởng SĐ7BB. Các anh đều bị đưa ra cải tạo ở miền Bắc như chúng tôi.

Lê Chu

Nguồn vietbao


THÁNH GIÁ CHUỖI MÔI KHÔI TRỪ QỦY

Lán tôi ở có 4 người, cứ hai người nằm kề nhau trong một diện tích 4mét vuông, Đại Tá Trang nằm cạnh tôi. Mấy ngày trước tôi để ư thấy anh như có vẻ t́m kiếm một vật ǵ quanh chỗ nằm của anh, nhưng tôi không hỏi v́ tôn trọng sụ riêng tư. Hôm sau phiên tôi quét lán, trong lúc dọn dẹp tôi nhặt được một tràng hạt bị đánh rơi. Sau nhiều lần rao hỏi không thấy ai nhận, tôi liền móc trong túi áo trên ngực ḿnh lấy ra một xâu chuỗi và nói: “tôi cũng có chuỗi đây”. Nghe thế Đại Tá Trang liền lên tiếng xin lại xâu chuỗi tôi đă nhặt.

Tối hôm ấy tôi đang nằm chờ ngủ, anh Trang cũng nằm cạnh tôi, bỗng anh choàng dậy hỏi: “anh Hậu, anh có tin Thánh Giá chuỗi Môi Khôi trừ được quỹ không?” Tôi đáp: “tin chứ!” Vừa nghe tôi nói, anh mỉm một nụ cười tâm đắc và khẻ nói: “tôi có chuyện này kể cho anh nghe nhé!” Không đợi tôi trả lời, anh xích lại gần tôi, với một giọng nghiêm trang, anh bắt đầu kể:

“Chuyện này chỉ mới xảy ra chừng 6 tháng trước, như anh đă biết văn pḥng làm việc cuả tôi ở tại Vũng Tàu. Một hôm có bà Đại Uư nữ quân nhân tên là Quỳ, từ Sài G̣n đích thân xuống Vũng Tàu t́m tôi, để hỏi về tin tức của người em trai bà là lính Hải quân đi trên chiếc HQ…đă bị ch́m ngoài khơi chưa vớt được xác. Trong lúc tôi đang nhấc phone định gọi về một đơn vị Hải quân khác để lấy tin tức mới nhất cho bà. Bỗng người em gái cùng đi với bà đến đây th́nh ĺnh cất tiếng la hét thật to với một giọng khàn khàn của đàn ông. Bà Quỳ nói với tôi, đúng là giọng nói của người em trai bà bị ch́m tàu. Cô gái càng lúc càng la hét to hơn và múa máy tay chân với vẻ mặt đỏ bừng làm bà Quỳ hốt hoảng kêu lên “Đại Tá ơi, có cách ǵ cứu dùm cô em tôi với”. Tôi liền gọi ngay tài xế đi rước Cha Tuyên Uư gấp.Tài xế lái xe đi nửa giờ sau trở về và nói cha đi họp không có ở nhà.

Thất vọng quá, trong khi cô gái vẫn không thôi la hét. Tôi quưnh lên, chạy qua pḥng này pḥng khác cũng chẳng biết phải làm ǵ? Trong lúc bối rối ấy, tôi chạy vào pḥng ngủ của tôi, mắt tôi bắt gặp được chuỗi tràng hạt treo trên đầu cây cột mùng. Mừng quá tôi vội chụp ngay xâu chuỗi đem ra và giơ cao Thánh giá trước mặt cô gái (cô ấy đang cơn la hét). Tôi thét lớn: “Nhân Danh Đức GIÊSU KITÔ, ta truyền cho ngươi phải ra khỏi người này ngay!” Tôi vừa dứt lời, bỗng cô gái ngă qụy xuống đất, đôi mắt nhắm nghiền như một người bất tỉnh, chỉ trong giây phút cô mở mắt nh́n mọi người và tự đứng lên.

Anh ngừng một giây và tiếp: “Chuỗi Môi Khôi là khí cụ b́nh an cho nhũng ai năng lần hạt Môi Khôi với ḷng trông cậy và tôn kính.”

Nguồn Đại Tạ Đoàn Công Hậu