Đại Tá Lê Văn Hưởng

- Sanh quán: Gia định, Việt Nam

- Ngày sanh: 4 tháng Hai, 1927

- Cựu học sinh Trường Pétrus Kư

- Cử Nhân Luật, Đại Học Luật Khoa Sài G̣n

- Cựu Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, Khóa 1 Thủ Đức

- Khóa sinh Trường Hành Chánh Quân Nhu Montpellier, Pháp 1954, 55

- Khóa sinh Trường Quân Nhu Cao Cấp Mỹ, Richmond, Va, 1959

- Đơn vị sau cùng: Liên Đoàn Trưởng Liên ĐoànTiếp Vận, Ban Mê Thuột, 1973 – 1975


Đây quả thật là Người lính già, Người lính già thật sự, ông sinh năm 1927, ông lớn hơn tôi 14 tuổi - số tuổi đời là 84. Ông cũng hơn tôi về số tuổi lính của người thanh niên bước vào cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Việt Nam tại Quân Trường Thủ Đức, Khóa 1 năm 1951, c̣n tôi khóa 23 năm 1967.

Cho nên tôi thật tâm đắc với nhà thơ Vinh Hồ - gọi tác giả là Người Lính Già - chữ lính ở đây ngầm nói lên tinh thần hào hùng thân thương của người quân nhân trước sứ mệnh đấu tranh cho một VN Tự Do Dân Chủ, cho dù vũ khí trên tay bầy giờ là ng̣i bút.

Tôi muốn mượn bốn câu thơ của nhà thơ Lê Thị Hoài Niệm ở trang 196 TuyểnTập:

Nhà tan thất thế ôi cay đắng,
Nước mất sa cơ thật đoạn trường,
Chiến đấu thân già nhờ ngọn bút,
Anh hùng há để tháng năm vương!

Thưa quư vị,

Khi ngồi viết về tiểu sử của tác giả, tôi mang trong ḷng sự tự hào, tự hào rằng cấp tướng lănh, cấp tá của QLVNCH chúng ta có tŕnh độ kiến thức hẳn ḥi, điển h́nh là thanh niên Lê Văn Hưởng trước khi vào lính đă hoàn tất bậc trung học tại trường Trung Học Pétrus Kư... Và rồi sau đó, tốt nghiệp Cử Nhân Luật tại Đại Học Luật Khoa Sài G̣n. Ông cũng được du học tại Trường Hành Chánh Quân Sự Montpellier ở Pháp, tu nghiệp khóa Quân Nhu Cao Cấp tại Hoa Kỳ.

Người lính già sinh quán tại Gia Định, nhưng chuyên nghiệp quân sự lại là Miền Trung và Cao Nguyên, Qui Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku, ngược xuôi trên con đường Tiếp Vận cho các chiến trường với vai tṛ Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Tiếp Vận.

Định Mệnh Đất Nước cũng là số phận con người, bản doanh của Người Lính Già Lê Văn Hưởng đóng tại Ban Mê Thuột, 3 ngày trước ngày 10 rạng 11 tháng Ba 1975, ông được lệnh về Nha Trang họp, nhờ đó đă tránh khỏi lửa đạn tràn ngập tại đây. Cùng với cơn lốc Cao Nguyên, đơn vị về Cam Ranh, sau đó về Sài G̣n. Sáng ngày 30 tháng 4, 75, vượt thoát khỏi Sài G̣n một ḿnh, bỏ lại vợ con, để bước vào cuộc đời tị nạn định cư tại Hoa Kỳ.

Thưa quư vị,

Nếu đa số Quân Cán Chính miền Nam bước vào trại tù Cộng Sản để nhận sự trả thù thâm độc, tàn bạo, bất nhân của Việt Cộng th́ trên đất định cư, người lính già của chúng ta có mặt trong các nhà hàng, không phải để thưởng thức món ăn ngon mà để làm công việc rửa chén, xắt rau, bưng thức ăn cho khách, rồi làm an ninh trật tự cho tiệm bách hóa, thông ngôn cho người tị nạn, giao hàng cho hăng xe hơi, sau đi bán bảo hiểm nhưng suưt mất mạng v́ bị Mỹ đen dí súng giựt tiền tại Miami.

Ba ch́m bảy nổi với số tuổi đời, hiện tại ông và gia đ́nh (đoàn tụ năm 1981) sống ở Tampa với công việc dịch vụ di trú.

Phạm Hoài Hương
13 - 2 - 2011

Lễ ra mắt sách