Đại Tá Lê Hữu Đức

- Sinh tháng 7 năm 1925 tại Bạc Liêu

- Nhập ngũ ngày 1-7-1951

- Xuất thân lực lượng giáo phái

- Tư Lệnh Phó Biệt Khu 44 (1970)

- Xử Lý Thường Vụ Sư Đoàn 23 (15/3/1975)


Quân đoàn 2 bàn giao phần lănh thổ c̣n lại cho Quân đoàn 3.

Đêm 1 tháng 4/1975, Thiếu tướng Phú nằm dưới chân núi, trên một cái giường bố, tại ban chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân NinhThuận, pḥng thủ căn cứ Phan Rang. 1 giờ 45 trưa ngày 2 tháng1/1975, Tướng Phú bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết chờ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, để thảo luận về việc bàn giao phần lănh thổ c̣n lại của Quân đoàn 2 & Quân khu 2 được lệnh sát nhập vào Quân đoàn 3. Theo kế hoạch,Quân đoàn 3 chính thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-B́nh Thuận từ ngày 3/4/1975. Vào giờ này, Bộ Tham mưu của Tướng Phú chỉ c̣n lạiThiếu tá Vinh, chánh văn pḥng; Thiếu tá Hóa tùy viên, Thiếu tá Huấn, sĩ quan báo chí và Đại tá Lê Hữu Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB. Đúng 2 giờ 12 phút chiều cùng ngày, Thiếu tá Hóa tŕnh với Thiếu tướng Phú là trực thăng của Thiếu tướng Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu tá Hóa vừa quay gót, Thiếu tướng Phú rút khẩu súng ngắn ra khỏi vỏ,nhưng tiếng hét thất thanh của Đại tá Đức vang lên: “ThiếuTướng!”, ngay sau đó, khẩu súng trên tay Tướng Phú bị đại tá Đức gạt bắn xuống đất. Tướng Phú không chết trong ngày 2 tháng4/1975, nhưng 28 ngày sau ông đă tự sát tại Sài G̣n.

Nguồn wordpress: nhứng ngày cuối



(Đính chính: Lê Hữu chứ không phải Nguyễn Văn)

Liên tỉnh lộ 7 Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên

(...)

10 giờ phi trường Cù Hanh chính thức đóng cửa.

10 giờ 15 phút, liên lạc lần cuối cùng giữa Tư lệnh Quân đoàn II và Tướng Cẩm tại Pleiku bằng STS-106. Xác nhận về việc ra lệnh cho Tỉnh trưởng Pleiku pḥng thủ tỉnh này. Nghi ngờ hệ thống truyền tin bị địch phá.

10 giờ 45 phút, Đại tá Trần Cửu Thiên bay đi Phú Bổn cùng với các chuyên viên truyền tin, thiết lập hệ thống liên lạc để tường tŕnh t́nh h́nh đoàn xe từng giơ về Nha Trang, Saigon.

10 giờ 50 phút, Tổng Thống Thiệu gọi ra lệnh giải tỏa gấp rút mặt trận Khánh Dương và Quốc lộ 21 bằng mọi giá. Chấp thuận cho Đại tá Nguyễn Văn Đức làm Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh.

(...)

Bộ Tư lệnh Quân đoàn II, các Lực lương Thiết giáp, Không quân, Pháo binh và Chủ lực quân đă rút khỏi Kontum, Pleiku. Trong 2 ngày nữa, nếu đoàn xe không về tới Phú Bổn như dự định, th́ mặt trận Phước An sẽ vô cùng nguy ngập. Bởi v́ địch chỉ cần sử dụng một phần lực lượng tại trận địa Ban Mê Thuột hiện nay, với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, sẽ dứt Phước An dễ dàng. Và sau đó là Khánh Dương.

Kiểm điểm lại quân số của sư đoàn và những đơn vị tăng cường hiện đang ở mặt trận Phước An, Đại tá Đức, tân Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh vô cùng lo ngại.

Lực lương chính yếu của sư đoàn là Trung đoàn 45 Bộ binh. Đơn vị với tinh thần cao độ, đă t́nh nguyện nhảy xuống Phước An trong đoàn quân tăng viện ngày 12 và 13 tháng 3, th́ hôm nay đă tan hàng, trở thành dân sự già nửa quân số.

Buổi sáng, trong đợt di dân mới từ Ban Mê Thuột, khoảng 5000 người đă băng rừng đi về phía Phước An và nam Khánh Dương. Một số lớn là vợ con anh em binh sĩ Trung đoàn 45. Do đó, họ tự động bỏ súng, "chạy loạn" với gia đ́nh.

Trung đoàn 45 c̣n lại đúng 200. Trung đoàn 44 với một Tiểu đoàn Chiến đấu và một Đại đội Trinh sát chưa sứt mẻ, khoảng 300.

Liên đoàn 21 Biệt động quân, 110 người. Bộ Tư lệnh Sư đoàn tại Chu Cúc, 42. Hậu trạm tại Khánh Dương, 6.

Khoảng 700 tay súng, không chiến xa và có 4 khẩu đại bác 105 ly. Đó là thực lực của mặt trận lớn nhất hiện nay tại Quân khu II. Một trận đánh lớn nếu xảy ra, chắc chắn lực lượng này phải đương đầu với Sư đoàn F10 Cộng sản Bắc Việt từ Ban Mê Thuột kéo về, với quân số 7, 8 ngàn và có chiến xa, đại pháo yểm trợ !

"Người lính già" của chiến trường với 25 năm quân ngũ, Tư lệnh phó Biệt khu 44 của Tướng Phú năm 1969, chờ đợi giây phút này từ lâu. Và hôm nay ... đă đến. Tổng Thống Thiệu, Đại tướng Viên cùng chấp thuận việc bổ nhiệm ông là Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh!

Đại tá Đức khẽ mỉm cười, và tiến lại phía các chiến hữu của ḿnh đang pḥng thủ để quan sát.

17 giờ, phi cơ quan sát phát hiện khoảng 10 chiến xa địch gần Chu Cúc, xin đánh bom tối đa.

5 phi tuần khu trục từ Phan Rang lên. Điều động trễ 15 phút. Phi tuần 1 lên tới vùng mục tiêu lúc 17 giờ 40 phút. Trời mù, không nh́n rơ, các khu trục cơ phải quay về. Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh vẫn tiếp tục xin Không quân đánh tiếp.

Thêm 2 xe tăng Cộng sản Bắc Việt di chuyển ở phía bắc cây số 62, mặt trận Khánh Dương. Và tin t́nh báo mới nhất thâu thập được qua một tù binh Bắc Việt bắt được ngày 16 tháng 3, 1975, hai Trung đoàn 64 và 48 Cộng sản Bắc Việt đă di chuyển tới tây bắc Khánh Dương khoảng 20 cây số. Lực lương Sư đoàn 23 Bộ binh sẽ cùng phối hợp với 2 Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh tăng cường tổ chức tuyến pḥng thủ, chận đứng cuộc tiến quân xuống Khánh Dương, Dục Mỹ của địch.

Nhưng cũng chỉ là trứng chọi đá! Quả thật trong trận này, lực lượng Việt cộng và quân ta quá chênh lệch!

Phạm Huấn

Nguồn chinhnghia

generalhieu.com