Đại Tá Y Sĩ Hồ Quang Nguyên

Tiểu Sử

Ông Hồ Quang Nguyên sinh năm 1929 tại Trà Vinh, nguyên tỉnh lỵ Vĩnh B́nh Việt Nam trước năm 1975.

Ông lần lượt bước qua ngưỡng cửa Trung Học tại Taberd Saigon, tốt nghiệp Tú Tài toàn phần và theo học ngành Y Khoa ở Pháp. Ông gia nhập quân đội với qui chế hiện dịch. Bước đầu tiên trong đời quân ngũ là Y Sĩ Trưởng Trung Đoàn 11, Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Năm 1960, Sư Đoàn 7 di chuyển về căn cứ Mỹ Tho; lúc bấy giờ ông mang cập bậc Đại Úy.

-Năm 1964, ông được thuyên chuyển về Cần Thơ đảm nhận chức vụ Y Sĩ Trưởng Quân Y Viện Cần Thơ với cấp bậc Thiếu Tá.

Theo nhu cầu phát triền ngành Quân Y Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lúc bấy giờ ông lại được điều động về Saigon thành lập Quân Y Viện Trần Ngọc Minh và ông cũng là Y Sĩ Trưởng đầu tiên tại quân y viện này. Ông được truy thăng Trung Tá cho đến năm 1971.

Sau đó ông được thuyên chuyển về Cục Quân Y nhận chức vụ Chánh Sự Vụ Sở Nhân Huấn và Tài Chánh, thăng cấp Đại Tá.

-Năm 1974, biệt phái sang Bộ Y Tế giữ chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Y Tế Hàn - Việt (tức Bệnh Viện Chợ Quán cũ)

Trong suốt thời gian phục vụ trong quân đội ông được ân thưởng một số huân chương như Anh Dũng Bội Tinh, Bảo Quốc Huân Chương. Ông cũng từng là y sĩ tiền tuyến gần gũi với các thương bệnh binh ngay tại mặt trận…

Sau năm 1975, đất nước rơi vào tay Cộng Sản, ông c̣n ở lại giờ phút cuối cùng. Ông cũng như bao nhiều sĩ quan cao cấp Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa bị nhà cầm quyền đưa vào các trại tù khắc nghiệt từ Nam ra Bắc. Từ trại Long Thành miền Nam đưa ra Trại Phú Sơn 4 thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tháng 2 năm 1979, chiến tranh Việt-Trung bùng nổ, ông cùng các chiến hữu đồng tù dồn về Trại tù Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.

Sau nhiều năm tù đày, đất nước Hoa Kỳ rộng mở, ông cùng vợ và con gái đến Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn năm 1984…

Đến Hoa Kỳ v́ tuổi cao không thể tiếp tục ngành Y khoa, ông được bạn bè giới thiệu làm việc cho Sở Học Chánh Dallas cho đến ngày về hưu.

Ông ra đi - ngày 8 tháng 12 năm 2013 - để lại người bạn đời suốt 65 năm gắn bó bên nhau, 3 người con, một gái hai trai với 7 cháu nội ngoại…

Hồ Quang Nguyên, một người Bạn tốt( Dương Minh Châu)

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, khi đang được huấn luyện Quân sự tại Trường Võ Bị Đàlạt cùng với các bạn sinh viên quân y thì tôi được nghe đài BBC loan báo là đã có đình chiến cho chiến tranh Việt Nam và đất nước sẽ bị chia đôi thành hai miền Nam, Bắc. Tôi rất bàng hoàng và lo lắng vì như vậy Trường Quân Y sẽ di chuyển vào Sàigòn, sẽ phải xa gia đình, xa môi trường thuận lợi đang có và tương lai sẽ mù mịt...

Mấy tháng trôi qua và đến tháng 9 bắt đầu tiếp tục đi học tại Y Khoa Đại Học Sàigòn, 28 Đường Testard. Tòa nhà này là biệt thự của BS Henriette Bùi Quang Chiêu, nay đã được xây thêm phòng học để tiếp nhận thêm Sinh viên từ Hànội vào. So với Đại Học Y Khoa Hànội thì rất nhỏ, thiếu phương tiện giảng huấn nhưng với tình trạng đất nước như lúc bấy giờ thì có chỗ tiếp tục học là may mắn lắm rồi. Không khí thanh bình, đời sống phồn thịnh, nhộn nhịp của Sàigòn so với tình trạng bất an ninh của Hànội đã làm các sinh viên di cư phấn khởi nhưng điều khích lệ nhất là sự tiếp đón nồng hậu của sinh viên miền Nam đối với các anh em từ Hànội vào. Vẫn biết tuy có một thiểu số bất mãn và bất hợp tác nhưng đa số thân thiện, vô tư như điển hình tính tình rộng rãi của đồng bào miền Nam.

Đặc biệt trong các bạn đồng khóa có Hồ Quang Nguyên, một người bạn mà tôi cảm mến cho đến tận bây giờ, sau bao nhiêu thử thách của thời cuộc. Vóc người tầm thước, tuy hơi mập, ăn nói hòa nhã, chững chạc nhưng vẫn có phảng phất vài điểm “tiếu lâm”, rất điềm tĩnh, không bao giờ giận dữ làm anh em cảm mến. Lúc nào cũng bình dân, nhũn nhặn, và điểm chính là lúc nào cũng giữ “tác phong” rất đứng đắn, cho nên đã được rất nhiều anh em bạn cảm phục. Mãi sau này khi gần lúc ra trường tôi mới biết là gia đình anh là một trong những gia đình lớn, có tiếng và uy thế nhất miền Nam.

Năm 1958, khi đi nhận nhiệm sở, một số anh em trong đó có cả tôi, cuộc đời lên bổng xuống trầm tùy theo thời cuộc, nhưng đối với “công tử Cần Thơ” sự nghiệp chỉ có hướng lên chứ không có chiều xuống, thong thả miền Lục Tỉnh cho đến khi được bổ nhiệm làm Chánh Sở Nhân Huấn Cục Quân Y năm 1971, một chức vụ then chốt , rất khó làm. Trong một xã hội mà mấy bà Tướng “tung hoành” trong mọi lãnh vực, hối mại quyền thế mà anh vẫn giữ được “thăng bằng”, không mang tiếng xấu, vẫn được lòng anh em và thuộc cấp là một điểm xuất sắc. Từ năm 1972 trở đi, ngành Quân Y bắt đầu “loạn”. Một y sĩ, vì muốn tiến thủ nhanh đã nhờ hậu thuẫn của một bà Tướng có tiếng là tham nhũng và đa tình để thăng cấp Tướng và sau đó trở thành Cục Trưởng khi gần mất nước. Năm 1973 tôi cao chạy xa bay khỏi Cục Quân Y trước khi có Cục Trưởng mới và năm sau Nguyên cũng “dọt” luôn và hai anh em chúng tôi “tỵ nạn” tại Trung Tâm Y Tế Hàn Việt - Bệnh Viện Chợ Quán – Nguyên làm “Xếp” tôi làm “Phó”. Trong hơn một năm cho tới 1975, tôi thấy nhận xét của tôi về anh rất đúng: vẫn hiền hòa, kín đáo, tế nhị. Sau bao nhiêu năm vất vả trong đời lính, đây là lúc được thoải mái và tôi cám ơn anh bạn cũ đã để tôi tự do làm việc trong một môi trường mới. Nhưng cuộc đời đâu còn tương đối yên tĩnh như 20 năm về trước vì Việt Nam đã bắt đầu có “đại loạn”. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là dứt điểm của thời huy hoàng Việt Nam Tự Do.

Tôi và gia đình may mắn di tản được sang Mỹ và không thấy tin tức gì của bạn cố tri cho đến năm 1982 mới được một anh bạn ở Texas cho biết là anh chị Nguyên đã định cư ở Dallas. Hàn huyên qua điện thoại, nhiều lần mới được biết sức khỏe anh không còn được tốt như ngày trước, phải hỏi thăm qua các bạn khác mới biết vì không bao giờ anh than thân trách phận cả và lúc nào cũng giữ tư cách người quân tử. Cho đến năm 2005 anh em mới được gặp nhau khi vợ chồng tôi xuống thăm anh chị Nguyên tại Dallas. Đúng là quen nhau hơn nửa thế kỷ mà hãy còn giữ được tình bạn nguyên vẹn thật là hiếm có. Chưa bao giờ tôi hỏi anh tại sao lại kẹt lại Saìgòn nhưng lần đó phải hỏi cho kỳ được vì phương tiện củ anh đầy đủ hơn các anh em khác, và anh chỉ trả lời vắn tắt, không phiền hà, không hận thù như sau: “Chỉ vì hỏi ý kiến Anh Tư mà hỏng việt”. Hóa ra “anh Tư” ngày xưa là sĩ quan tùy viên cho thân phụ anh! Anh Nguyên ơi, chúc bạn nhiều sức khỏe, anh em vẫn cảm phuc và mến bạn nhiều. Bon courage. (HB 10 June 2010)

CƠ DUYÊN HY HỮU (Đàm Trung Pháp)

“Giáo sư Pháp ơi, mời cụ ghé văn pḥng tôi trưa nay. Tôi muốn giới thiệu với cụ một người bạn vừa từ Houston dọn đến Dallas, rồi chúng ta đi ăn trưa với nhau.” Đó là lời Bác sĩ Trương Ngọc Tích nhắn tôi trên điện thoại văn pḥng trong Khu Học Chánh Dallas vào một ngày hè 1986. Lúc ấy Bác sĩ Tích và tôi đang sát cánh làm việc cộng đồng, thân nhau vô cùng nhưng vẫn giữ lối xưng hô dựa trên nghề nghiệp và c̣n gọi nhau bằng “cụ” nữa! Tôi vừa trở lại văn pḥng sau một buổi họp, nghe lời nhắn ấy rồi lái xe đến văn pḥng Bác sĩ Tích cách nơi tôi làm việc chẳng bao xa.

Bác sĩ Tích và “người bạn” ấy đang đợi tôi. “Giáo sư Pháp, đây là Bác sĩ Hồ Quang Nguyên mới cùng gia đ́nh chuyển cư từ Houston về Dallas,” Bác sĩ Tích thân t́nh giới thiệu chúng tôi với nhau. Sau cái bắt tay làm quen, chúng tôi trao đổi những câu xă giao về gia đ́nh, về thời cuộc. Ông nói năng từ tốn, sẽ sàng, nhưng cũng lộ ra những nét ưu tư và e dè. Tôi tự hỏi phải chăng đó là do những năm ông bị đọa đầy trong các trại tù cộng sản sau quốc nạn 1975 cộng thêm những lo lắng về mưu sinh của một người tỵ nạn lớn tuổi? Tôi xót xa cho một cuộc đổi đời nghiệt ngă, khi biết ông là con trai của cố Thủ hiến Nam Việt Hồ Quang Hoài, từng là một Đại tá Quân y, từng là Giám đốc Trung tâm Y tế Hàn-Việt ở Saigon trong những tháng ngày rực rỡ của Việt Nam Cộng Ḥa. Ở trong hoàn cảnh của ông, chắc ǵ tôi đă can đảm bằng ông được?


Thủ Hiến Nam Việt Hồ Quang Hoài thăm viếng chiến hạm Mỹ USS Rochester
tại Saì Gòn ngày 17 tháng 2 năm 1954

Bác sĩ Tích sau đó lái xe đưa chúng tôi đi ăn trưa tại quán ăn La Pagode của người Việt, cách văn pḥng của ông một vài góc phố. Nói chuyện thêm với Bác sĩ Nguyên trong bữa ăn đó, tôi bỗng thấy ḿnh quư mến và thương cảm người đồng hương mới quen này một cách lạ kỳ.

Tôi tin rằng có những hạnh ngộ bất ngờ xảy ra trong đời do những cơ duyên huyền bí. Buổi trưa hè đó là một hạnh ngộ cho tôi và Bác sĩ Hồ Quang Nguyên, một người tôi đă quư trọng ngay từ trong buổi sơ giao. Thực là một cơ duyên hy hữu, v́ lúc ông đang cần việc làm cũng chính là lúc tôi đang cần tuyển mộ thêm một cộng sự viên cho chương tŕnh giáo dục tỵ nạn và di dân trực thuộc văn pḥng tôi trong Khu Học Chánh Dallas! Tôi đă đích thân cấp tốc hoàn tất các thủ tục hành chánh tuyển mộ ông và viện lư do ông là một ứng viên có học vị tiến sĩ để đề nghị mức lương tối đa cho ông. Mới chân ướt chân ráo dọn về Dallas, ông đă trở thành một công chức của khu học chánh thành phố này. Ông vui bao nhiêu th́ tôi cũng biết ơn cuộc đời bấy nhiêu đă đưa đến cho tôi một cộng sự viên gương mẫu, một “godsend” như người Mỹ thường nói. Công việc này ông đă làm hết sức ḿnh trong 10 năm cho đến lúc hồi hưu vào mùa hè 1996. Trong ngần ấy năm, Bác sĩ Hồ Quang Nguyên được tất cả học sinh, phụ huynh, các thầy cô, và các hiệu trưởng quư trọng và ca ngợi. Nhờ vào sự tận tụy dạy riêng từng nhóm học tṛ (tutoring) về tiếng Anh cũng như các môn học khác của ông mà biết bao trẻ em Việt Nam đă vượt qua được các khó khăn về ngôn ngữ nơi học đường. Ông cũng không quản ngại thăm viếng các gia đ́nh học tṛ để cố vấn cho các phụ huynh cũng như khuyên bảo con cháu của họ. Tôi không thể quên được sự cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm của ông khi tôi mời ông dạy thêm các lớp tiếng Việt nhiệm ư bậc trung học từ mùa thu 1994 đến khi ông hồi hưu. Tôi chưa thấy ai soạn bài kỹ lưỡng vả giảng dạy nghiêm trang như ông, ngày này sang ngày nọ. Chính bà Nguyên đă cho tôi biết là ông thức khuya lắm để soạn bài và luôn luôn đi kiếm thêm sách tiếng Việt cho các học tṛ của ông! Dạy học chỉ là nghề bất đắc dĩ của ông, nhưng ông đă thành công mỹ măn trong thiên chức này. Mỗi lần các vị hiệu trưởng khen ngợi khả năng làm việc xuất sắc của ông, tôi đều hănh diện cho họ biết thêm về quá khứ huy hoàng của ông nơi quê nhà. Tôi đă nhiều lần được thơm lây v́ ông.

Rất mau chóng, gia đ́nh chúng tôi và gia đ́nh anh chị Nguyên trở nên thân t́nh. Có thể anh đă không biết điều này, giờ đây tôi mới nói ra: Tôi đă học được từ anh những gương mẫu đích thực về khiêm cung, thủy chung, thành tín, và trách nhiệm. Anh chị có thói quen đến thăm chúng tôi mà không báo trước – chúng tôi thường đùa anh chị là chúng tôi bị anh chị “phục kích” và chỉ e ngại nếu anh chị đến mà ḿnh không ở nhà th́ thật uổng th́ giờ anh chị. Chị nói chuyện hồn nhiên và có duyên hết sức; vợ chồng chúng tôi cũng thầm phục khả năng phát âm chính xác được cả ba phương ngữ Hà Nội, Huế, và Saigon của chị. Anh th́ ít nói, thường chỉ mỉm cười ngồi nghe chúng tôi đối đáp như bắp rang với chị. Có lần anh chị đến thăm và mang cho chúng tôi một chậu măn đ́nh hồng lộng lẫy với những đóa hoa vừa nở, càng ngắm càng mê. Anh chị đă tự tay chăm sóc vun tưới cây hoa quư phái ấy từ lúc mới nẩy mầm cho đến khi nó trở thành một chậu hoa rực rỡ để mang tặng chúng tôi. Anh chị đáng yêu đến thế đấy! Chưa hết đâu. Chị c̣n có tài làm bánh ngon và đẹp nổi tiếng Dallas, ai ai cũng phục. Chị đă ưu ái làm bánh tặng cho hai con gái chúng tôi trong tiệc cưới của các cháu, gửi gấm trong hai bánh cưới đẹp tuyệt trần ấy ḷng yêu thương đặc biệt chị dành cho các cháu.

Những năm khốn khổ trong trại tù cộng sản đă làm hại sức khỏe của anh. Khoảng gần lễ Giáng sinh 1986, tức là mới vài tháng sau khi anh bắt đầu làm việc cho Khu Học Chánh Dallas, anh trải qua một cuộc mổ tim cực kỳ hiểm nguy ở Dallas. Nghe tin dữ, chúng tôi vội đến bệnh viện thăm anh. Angie, ái nữ đảm đang và hiếu thảo của anh, nói trong nước mắt, “Xin chú thím cầu nguyện cho bố cháu!” Chúng tôi cũng nước mắt lưng tṛng và th́ thầm cầu nguyện Ơn Trên cho anh được b́nh an trong cuộc giải phẫu. Cuộc giải phẫu, tuy cứu được đời anh, đă không hoàn hảo. Ít lâu sau đó, gia đ́nh anh đă phải đưa anh đi Houston để giải phẫu lại. Lần này, anh được chính vị bác sĩ giải phẫu tim nổi tiếng hoàn cầu là Bác sĩ Michael DeBakey sửa lại những bất toàn của cuộc giải phẫu ở Dallas. Sự thành công của cuộc giải phẫu ở Houston và sự hồi phục sức khỏe mau chóng của anh sau đó là một niềm vui vô tận cho gia đ́nh anh và cho tất cả những người quư mến anh ở khắp mọi nơi.

Anh về hưu trong mùa hè 1996, và ít lâu sau đó tôi cũng rời Khu Học Chánh Dallas để dạy học toàn thời gian cho Texas Woman’s University. Từ lúc anh về hưu cho đến những năm gần đây thôi, anh thường lái xe đưa chị đi thăm con cái và bạn bè ở nhiều tiểu bang khác nhau trên đất Mỹ. Mỗi lần nghe tin anh chị chu du nhàn tản như vậy, chúng tôi thực an tâm.

Nhân dịp Father’s Day 2010, Angie muốn in một tập sách nho nhỏ chứa đựng những tâm t́nh, những kỷ niệm thân hữu viết về anh để tặng cho thân phụ. Tôi rất cảm kích được đóng góp bài viết này để ghi lại những điều tôi nhớ măi về anh, một người bạn vong niên rất quư của tôi mà tôi, qua một cơ duyên hy hữu, đă được gặp đúng 24 năm về trước.