Đại Tá Hoàng Văn Đức

HOA NỞ NGOÀI SONG

CAO MỴ NHÂN


Không biết những cụm hoa đó, có thuộc họ Thủy Tiên, v́ nó vừa được ươm trong những chậu nhỏ đặt trên mấy bậc thềm ở cửa lớn vô nhà, lại vừa trồng thêm nơi viền cỏ chạy ṿng quanh chân tường, hoa màu trắng, nhụy vàng và lá xanh mỏng như lá hẹ.
Chẳng hiểu sao ông lại cắt từ một bức h́nh nào đó, gởi cho tôi miếng ảnh bé bằng 2 ngón tay chụm lại, tôi ngẩn ngơ nh́n 3 bậc tam cấp có mấy chậu hoa nhỏ tạm gọi Thủy Tiên, 4 bông trắng nơn nhụy vàng, trước đôi cánh cửa bằng kiếng đă đóng lại, ư nói hoa ở ngoài song, hay là thanh sắc không làm bận tâm ông nữa.
Th́ cũng phải thôi, v́ ông đă ngoại bát tuần, càng về sau ông càng ít bạn. Ông chẳng là thi sĩ, nhưng lại thích đọc thơ và làm thơ, thường là cảm nghĩ về những tập thơ của bạn bè hay tha nhân gởi tặng, nghề chính của ông là một... đại phu, nói theo ngôn ngữ chuyển dịch từ những phim Tàu, phổ thông th́ gọi là bác sĩ.
Bác sĩ Hoàng Văn Đức, tức y sĩ đại tá Hoàng Văn Đức, giám đốc trường Quân y, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, cùng các chức vụ khác mà tôi không rơ, song tôi lại từng biết, có thời ông làm chủ nhiệm nguyệt san Chỉ Đạo, vào các năm cuối thập niên 50 thế kỷ trước, chủ bút là thiếu tá Vũ Lữ Bằng, và một người tôi quen biết nhiều hơn, là nhà văn Lan Đ́nh, giữ chức vụ Tổng thư kư.
Bấy giờ tôi đang học trường Nữ Cán sự Xă hội "Centre Caritas", nhưng lại hay có thơ đăng báo Chỉ Đạo, những bài thơ rất vô tư kiểu Bài Thơ Quên Tuổi:
Mỗi lần năm mới, em mừng quá!
Lại một Xuân ra, tuổi khác vào
Ḿnh sống tha hồ như cực lạc
Cái ǵ cũng đẹp đẽ làm sao
(CAO MỴ NHÂN)
Trước khi qua Hoa Kỳ, cuối năm 1911, tôi thỉnh thoảng tới thăm bà Hoàng Thị Hiền, nữ hộ sinh Quốc Gia xưa, có lẽ từ thời Pháp, là vị hiền tỷ của Bác sĩ Hoàng Văn Đức, bà hé chút tâm sự: "Bác sĩ Đức rất quan tâm về t́nh h́nh đất nước, nếu ai có ḷng với quê hương th́ nên gặp ông ấy..."
Chuyện cơm áo HO ở xứ người, không khiến tôi quên lời dặn ḍ trước lúc ra đi tái định cư, nhưng tôi chẳng có dịp t́m kiếm đại phu, bệnh t́nh đất nước... nan y, phải những ai kia mới làm nên việc lớn, ḿnh chỉ là con tép trôi theo theo ḍng đời.
Khi tôi được hạnh ngộ ông, ở trụ sở Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, là cách đây đă 20 năm, ông vừa về hưu, c̣n lái xe chạy ào ào từ Los Angeles xuống thủ đô tị nạn Bolsa, cứ thênh thang đi dự các hội hè đ́nh đám của cộng đồng Việt Nam Nam Cali, nhưng h́nh như ông chưa... giải tỏa được những ẩn số mà đồng hương ta gọi là Mẫu số chung, để rồi năm tháng qua đi nhanh chóng, những năm sau này, ông chỉ... diện bích đọc sách, điện đàn qua phone cùng số bạn bè hiếm hoi, cả về sức khỏe lẫn quan niệm nhân sinh.
Cuối năm 2009, tôi gởi đến ông cuốn thơ mới in Quán Thơ, Tháng Ngày C̣n Lại. Trái với thi sĩ đại tá Cao Tiêu, Cục trưởng cục tâm lư chiến xưa, nhận định:
- Với tuổi cô (Cao Mỵ Nhân) nên in thêm mấy tập nữa, tiếp tập này, chứ sao lại bảo "Tháng ngày c̣n lại" chứ, th́, thi sĩ đại tá Hoàng Văn Đức không nghĩ đến cái điều hên, xui ở đời, mà ông lại an nhiên, tự tại, thân tâm an lạc như quư vị thiền tu, rằng:
Chân ư
Thiện ngôn
Mỹ điệu
Từ nơi Quán Trọ
Ước về
Nhà xưa
"Đợi người từng giọt nến sa"
Mặc cơn mê loạn
Phong ba
Ngoài đời
Mai sau đến hẹn về Trời
Quê nhà Thiên cổ thực vui ta về!"
(Vịnh thơ Cao Mỵ Nhân của Hoàng Vũ Đức Vân)
Đó là bút hiệu khi làm thơ của bác sĩ Hoàng Văn Đức. Bút hiệu ghép 2 họ và 2 tên của bác sĩ cùng phu nhân ông.
Bài thứ hai, mang tựa đề "Vào đông với Hồn Nhiên", bác sĩ, đại tá, nhà thơ Hoàng Vũ Đức Vân viết 8 câu (ngũ ngôn) th́ một lần nữ, ông khẳng định chuyện về Trời là b́nh thường thôi:
C̣n chút hồn nhiên sót
Đem về Thiên Cổ vui...
(Hoàng Vũ Đức Vân)
Thế là mới chỉ hơn 2 năm, kể từ mùa đông 2009, tới mùa xuân 2012, ông đă về thiên cổ, hay về Trời đúng với người Công Giáo, về hưởng nhan Thiên Chúa.
Bác sĩ Hoàng Văn Đức, vị cựu giáo sư đại học danh tiếng USC từ khi lưu vong, 37 năm ở Hoa Kỳ, thời gian gần bằng thời gian sống trên Tổ quốc (49 năm), ông là một trong số người thuộc giới quư tộc ở Bắc Hà xưa, lớp người mỗi ngày mỗi hao hụt trong đội ngũ đầy phẩm chất, cốt cách phong lưu, ḥa nhă, lịch thiệp đă đi rồi, như quư vị giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, nguyễn Sĩ Tế, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, nhà báo Phạm Việt Tuyền, Như Phong, họa sĩ Ngô Bảo. Quư vị sinh trưởng ở Hà Nội, di cư vô Saigon, một nhà thơ nữ ở Boston, là ái nữ cụ Mai Lâm, người dịch cả ngàn bài Thánh Vịnh thủa xa xưa, đă hỏi tôi khi tôi nhờ cô phóng bài thơ điếu Bác sĩ Hoàng Văn Đức lên net.
- Bộ ai chết chị cũng làm thơ à?
- Không phải ai chết cũng làm thơ, mà có chút liên hệ về thơ cơ.
- Thế khi em chết, chi có làm thơ không?
Tôi lảng sang chuyện khác, bởi cũng như thi sĩ đại tá Cao Tiêu, cô ta con nhỏ hơn tôi mấy tuổi, nói kiểu Quán Thơ, Tháng Ngày C̣n Lại là hơi... sớm đấy chứ. Nhưng mà, cụ Giản Chi ngày xưa, trước 1975 đă viết 2 câu đối tặng cụ Đông Hồ buổi tiễn nhà thơ lăo thành về Thiên Cổ, có câu:
Trần ai chớp mắt trăm năm mông
(Giản Chi)
Th́ cái chuyện sớm hay muộn ra đi, nôm na là bất trắc, đều vạn sự giai do tiền định, chẳng ai thích được, hay bên lề cuộc tiễn đưa Bác sĩ Hoàng Văn Đức về trời, th́ chúng ta hăy đặt mọi sự trong tay Chúa tất cả sẽ b́nh yên, vô thường vậy.
Hawthorne 16-3-2012
CAO MỴ NHÂN

Nguồn: Saigon times


-Tưởng niệm Y Sĩ Trung Tá Hoàng Văn Đức

-Bác Sĩ Hoàng Văn Đức