Đại Tá Đỗ Đức Hạnh

Đại Đội Kỹ Thuật Dù 1956-1961

Trong kế hoạch bàn giao các đơn vị cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, tôi từ Pháp về vào năm 1956 với cấp bậc Trung Úy Nhảy Dù và được bổ sung vào Đại Đội Kỹ Thuật Dù do anh Nguyễn Khoa Nam chỉ huy. Lúc này anh cũng là Trung Úy mới nhận đơn vị được mấy tháng thay thế Trung Úy Ngô Xuân Nghị vừa bị thương. Trung Tá Đổ Cao Trí là Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù và sau đó bàn giao lại cho Trung Tá Nguyễn Chánh Thi vào cuối năm 1956.

Đại Đội Kỹ Thuật Dù đóng chung với Liên Đoàn Dù tại trại Bà Quẹo (sau này là căn cứ Hoàng Hoa Thám) gồm có một Trung Đội Gấp Dù, một Chi Đội Tiếp Tế Không Vận và Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù. Trung Đội Gấp Dù do Trung Úy Nguyễn Bá Tùng chỉ huy. Chi Đội Tiếp Tế Không Vận đặt dưới quyền điều động của Trung Úy Nguyễn Đức Huy. Điều đáng lưu ư là Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù tuy danh xưng rất là ngon lành nhưng trong giai đoạn này quân số chỉ cấp trung đội và trực thuộc Đại Đội Kỹ Thuật Dù. Sau một thời gian đích thân hướng dẫn kỷ lưỡng về tổ chức và nhiệm vụ của đại đội, trung đội và chi đội trực thuộc, anh chỉ định tôi đặc trách Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù.

Trong hơn 5 năm trong chức vụ khiêm nhường là Đại Đội Trưởng Đại Đội Kỹ Thuật Dù với cấp bậc Trung Úy, anh đă tận tụy huấn luyện hàng ngàn sĩ quan và binh sĩ. Với phương châm “Nhảy Dù-Cố Gắng” và “Thao trường đổ mồ hôi-Chiến trường bớt đổ máu”, Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù đă góp phần không nhỏ cho các chiến tích của Sư Đoàn Nhảy Dù. Anh và tôi đă bỏ ra nhiều tâm sức để thiết kế và xây dựng cái chuồng cu cao 11 thước mà các anh em nhảy dù đều ghi nhớ trong khi huấn luyện tại đây.

Sau một thời gian làm việc, anh xem tôi như em dù rằng anh biết tính tôi ba gai và háo động. Trong những lúc nhàn rỗi, anh chỉ dẫn cho tôi về đường đi tương lai cũng như cách đối xử và chăm sóc binh sĩ. Trong thời gian 5 năm ở với Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù, anh gởi tôi đi du học hai lần ở Nam Hàn và Hoa Kỳ. Mỗi lần thấy tôi bực ḿnh trong công vụ là anh lại gọi tôi vào pḥng, mời một điếu x́ gà là tính nóng nảy của tôi dịu lại ngay. V́ cả hai chúng tôi c̣n độc thân nên sau những lúc làm việc mệt nhọc, anh thường rủ tôi đi ăn cơm Tây tại Thanh Thế, Givral hay câu lạc bộ Không Quân Huỳnh Hữu Bạc rồi buổi tối đi nghe nhạc. Trong những lúc này chúng tôi thỉnh thoảng dùng tiếng Pháp để nói chuyện với nhau.

Anh luôn luôn bảo bọc các sĩ quan đàn em nếu họ làm đúng. Tôi c̣n nhớ trong một khóa huấn luyện, một khóa sinh dù đă được chỉ dẫn rơ ràng, từ trên đài tử thần bung ra quá mạnh làm sợi dây cáp trật ra khỏi cái rơ rẻ. Từ cao 11 thước, anh khóa sinh ấy rớt xuống đất chết ngay lập tức. Anh Nam và Trung Tá Vương Văn Đông lúc đó là Tham Mưu Phó Quân Huấn đến ngay băi tập. Trung Tá Đông la lối om ṣm. Anh Nam nhận trách nhiệm và tôi bị tạm giam ở pḥng sĩ quan độc thân của Liên Đoàn Dù chờ kết quả điều tra. Sau đó, anh làm một bản báo cáo kỹ thuật rất dài, không quy lỗi cho tôi một điều ǵ cả. Tôi chỉ bị phạt 15 ngày trọng cấm và trở lại nhiệm vụ huấn luyện như củ. Lần thứ hai, trong một khóa huấn luyện nhảy dù đặc biệt cho các sĩ quan các quân binh chủng khác. Trong khi các huấn luyện viên đang giảng bài th́ hai ba sĩ quan trẻ của Lực Lượng Đặc Biệt lại nói chuyện với nhau. Giận quá, tôi khỏ cây gậy trên nón sắt th́ họ lại sừng sộ sao lại làm vậy với sĩ quan khóa sinh. Anh Nam báo cáo nội vụ cho Đại Tá Thi. Đại Tá Thi, luôn luôn theo đúng phương châm của nhảy dù “Thao trường đổ mồ hôi-Chiến trường bớt đổ máu”, cho lệnh nhốt và cạo trọc đầu ngay. Sau này có lệnh không cho các các khóa sinh học nhảy dù mang cấp bậc và tôi cũng được Đại Tá Lê Quang Tung nhắc đến hoài về việc dám đánh sĩ quan của Lực Lượng Đặc Biệt .

Làm việc với anh hơn năm năm, một điều tôi ghi nhận là anh rất hiền lành, nhân hậu và khiêm tốn, không bao giờ nói lớn tiếng với bất cứ người nào. Nhiều khi bực ḿnh trong công tác huấn luyện, tôi đâm ra to tiếng với cả anh, anh chỉ nhẹ nhàng nói: “Anh Hạnh sao nói to vậy.” Thế là tôi biết điều nhỏ nhẹ lại ngay. Mỗi lần anh đến thăm băi tập là các hạ sĩ quan huấn luyện viên la hét to hơn thường lệ để chứng tỏ phong thái huấn luyện của nhảy dù, anh chỉ mỉm cười quan sát phương thức huấn luyện, nói vài lời chỉ dẫn rồi rời băi tập để mọi người trở lại tự nhiên.

Anh đối xử với cấp trên cũng như cấp dưới đều như nhau. Có lần, Đại Tá Thi gọi xuống cho biết có một sĩ quan cao cấp của biệt bộ Phủ Tổng Thống sẽ qua học nhảy dù. Thay v́ đích thân lo cho vị này để lấy điểm, anh gọi tôi lên và hỏi ư kiến về chuyện này. Tôi đề nghị ông ấy phải ghi danh như mọi người nhưng tôi sẽ đích thân huấn luyện ông ấy, c̣n chứng chỉ sẽ gởi sau thay v́ phát trong lể măn khóa. Mọi chuyện xảy ra tốt đẹp và tôi luôn luôn kính trọng tư cách của anh. Anh luôn luôn nhường những ǵ có thể nhường được cho đàn em. Như trên các chứng chỉ tốt nghiệp nhảy dù, anh để cho tôi kư bên cạnh chữ kư của Trung Tá Đổ Cao Trí hay Đại Tá Nguyễn Chánh Thi.

Điều đáng ghi nhất là anh ấy rất thương lính. Mỗi lần trời mưa là anh ấy nhắc tôi và đích thân thăm các vọng gác xem binh sĩ có poncho không. Có một lần, một quân nhân Dù, không hiểu v́ chuyện ǵ treo cổ tự tử trong pḥng phơi Dù. Thế mà anh buồn suốt mấy ngày, gọi tôi vào xem ḿnh có thể làm ǵ để ngăn ngừa trong tương lai. Anh để ư đến những chi tiết rất nhỏ. Tôi có một quân nhân người Miên tên Lâm Sâm. Anh chàng làm việc rất hăng say nhưng có tật hay nhậu nhẹt, xuống câu lạc bộ ghi nợ không đem tiền lương về cho vợ con. Biết được chuyện, tôi quyết định phát lương thẳng cho vợ anh ta, anh chàng buồn ra mặt. Biết chuyện, anh gọi tôi vào pḥng, dặn vẫn cho anh chàng này uống đôi chút, nhảy dù mà không nhậu nhẹt th́ cũng buồn miễn lo lắng cho gia đ́nh và không thiếu nợ th́ thôi.

Trong trung đội gấp dù có cả gần 40 cô nữ quân nhân, phần lớn rất trẻ và độc thân, vài cô khá đẹp. Thấy ông đại đội trưởng đẹp trai mà c̣n độc thân, vài cô có cảm t́nh, thỉnh thoảng chọc ghẹo nhưng anh luôn luôn giữ thái độ đứng đắn. Lúc này, tại đơn vị mới có cha Đáng là tuyên úy Công Giáo, vài khi tôi nói đùa với anh là anh nên kiêm luôn tuyên úy Phật Giáo. Anh chỉ tủm tỉm cười ...

Ông nguyên là Trung Úy chịu trách nhiệm
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong thời điểm 1956-1960.

Nguồn: Tướng Nguyễn Khoa Nam