Đại Tá Đỗ Công Thành

Trận Phước Long

Rạng ngày 14 tháng 12, trung đoàn 271 (thiếu) của sư đoàn 302 nổ súng tấn công tiểu đoàn bảo an 362 - QLVNCH đóng tại Bù Đăng. Quân lực Việt Nam cộng ḥa chống trả ác liệt nhất tại khu cửa mở. Phải sau hơn 2 tiếng đồng hồ và bị thương vong gần hết đại đội 12 (chỉ c̣n 11 người sau trận đánh), Các đơn vị của trung đoàn 271 mới lọt được vào bên trong khu pḥng thủ.[13]. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, các đơn vị của Trung đoàn 271 đă tràn ngập chi khu quân sự Bù Đăng. Cũng trong ngày 14 tháng 12, các trung đoàn 165 và 201 (sư đoàn 7) sau một ngày đêm bao vây, tạo thế đă đánh chiếm căn cứ Vĩnh Thiện và khu hành chính Bù Đăng sau gần 2 giờ công kích.[14]

Ngày 15 tháng 12, hai tiểu đoàn đặc công thuộc trung đoàn 429 (B2) tấn công yếu khu Bù Na do một đại đội của tiểu đoàn bảo an 363 QLVNCH và 1 trung đội pháo binh đóng chốt. Tiểu đoàn bảo an 363 với sự chi viện từ trên không của 32 phi vụ cường kích do sư đoàn 5 không quân ở Biên Ḥa thực hiện đă chống trả quyết liệt từ sáng đến chiều 15 tháng 12 nhưng vẫn thất thủ v́ không nhận được sự chi viện nào từ Phước Long và Đôn Luân do đường 14 bị cắt đứt và hai cứ điểm này cũng đang bị vây lỏng. Trong trận này, QĐNDVN chiếm được 2 khẩu trọng pháo.[15] Ngày 16 tháng 12, tướng Dư Quốc Đống bay lên thị sát Phước Long và tăng phái cho khu pḥng thủ này tiểu đoàn bộ binh số 2 rút từ trung đoàn 7 (sư đoàn 5). Cùng ngày, đại tá Đỗ Công Thành tổ chức phản kích khai thông đường 14 nối với Bố Đức nhưng đều bị các lực lượng mạnh hơn của QGP đẩy lùi.[16]

Ngày 22 tháng 12, chi khu quân sự và quận lỵ Bố Đức do tiểu đoàn bảo an 341 đóng giữ bị tấn công và đánh chiếm lần thứ hai trong chiến dịch bởi các đơn vị của trung đoàn 165, sư đoàn 7 (QĐNDVN). Cùng ngày các đồn quan trọng trên đường 14 như Phước Tín, Phước Quả, Phước Lộc thất thủ. Đại tá Thành điều tiểu đoàn 1 (Chiến đoàn 7) mới được tăng cường và 2 đại đội thám báo phản kích nhưng bị tiểu đoàn 6 (trung đoàn 165 QĐNDVN) đẩy lùi, phải rút về núi Bà Rá cùng với số quân c̣n lại từ các đồn kể trên.[17] Ngày 24 tháng 12, Tướng Dư Quốc Đống dự định điều 1 chiến đoàn của sư đoàn 18 lên giữ Phước Long nhưng không được Nguyễn Văn Thiệu chuẩn y v́ theo lệnh của ông ta, mọi sự điều động các đơn vị cấp trung đoàn phải do chính tổng thống quyết định.[18]. Tướng Đống đành phải ra lệnh cho chuẩn tướng Lê Nguyên Vĩ dùng trực thăng đưa 1 tiểu đoàn và 1 đại đội bộ binh rút từ sư đoàn 5 đổ quân xuống Đồng Xoài nhưng đă quá muộn, toàn bộ chi khu quân sự Đôn Luân đă nằm trong tầm bắn thẳng của các loại pháo, cối và súng máy của đối phương. Mặc dù được 48 phi vụ cường kích từ sư đoàn 5 không quân yểm trợ nhưng QLVNCH chỉ đổ được 1 đại đội xuống Đồng Xoài. Tướng Lê Nguyên Vĩ phải ra lệnh cho các trực thăng quay lại.[16]

. . .

Để giải vây cho Phước Long, QLVNCH cần ít nhất 1 sư đoàn hỗn hợp bộ binh, kị binh thiết giáp và quân dù nhưng trong t́nh h́nh các đơn vị tổng trù bị đă bị giam chân tại Quân khu I và Bắc Tây Nguyên, không thể điều động được nếu không có quyết định của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Nhận thấy t́nh h́nh nguy ngập tại Phước Long, ngày 29 tháng 12, đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng ḥa đề nghị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phê duyệt gấp bản kế hoạch pḥng thủ Phước Long đă được đệ tŕnh từ tháng 10 năm 1974. Kết quả là đại tướng Cao Văn Viên nhận được mấy lời phê vắn tắt: "Báo trung tướng (chỉ tướng Dư Quốc Đống) điều nghiên, tùy nghi quyết định. Cần lưu ư động viên các chiến hữu tử thủ".[20][21]

Khi những lời phê trên đây được chuyển đến tay tướng Dư Quốc Đống th́ cũng là lúc Phước Long bị tấn công ngày 31 tháng 12 năm 1974. Khu pḥng thủ Phước Long của QLVNCH dựa vào ba cụm điểm tựa chính là thị xă Phước Long, quận lỵ Phước B́nh và căn cứ Bà Rá thành thế chân vạc yểm trợ cho nhau. Theo thuyết tŕnh pḥng thủ quân sự của đại tá Đỗ Công Thành, tỉnh trưởng Phước Long, mặc dù chu vi pḥng ngự đă bị thu hẹp nhưng để nối liên lạc giữa các cụm pḥng thủ này, c̣n phải giữ được các tuyến ngăn chặn ở Thác Mơ, Phước Lộc, các đường 309, 310... Đây là những điểm yếu của khu pḥng thủ Phước Long.[22]

Nguồn wikipedia: Trận Phước Long