Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai

Vào ngày đầu năm tôi thường điện thoại thăm hỏi quư tướng lănh, niên trưởng, ân nhân, bằng hữu v.v..., trong số các vị tướng lănh có Thiếu tướng Đỗ Kế Giai. Ông xuất thân khóa 5 Vơ Bị Đà Lạt (ra trường tháng 4/1952), về phục vụ Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, tôi đáo nhậm Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tại Đồng Đế Nha Trang, ông đă là Trung uư, giữ chức vụ "Officier Adjoint" cho Thiếu tá Mollo là Tiểu đoàn trưởng. Chức vụ của Trung úy Giai tương tự như Sĩ quan Hành quân Tiểu đoàn thời sau nầy. Mối liên hệ giữa ông với tôi bắt đầu từ đó. Năm nay, ngoài việc thăm hỏi thường lệ, mục đích chính của bài viết xoay quanh câu chuyện Biệt Động Quân vào những ngày cuối 30-4-1975 . Sau đây là phần phỏng vấn:

Phạm Huy Sảnh: Xin niên trưởng cho biết về nhiệm vụ và phối trí lực lượng Biệt Động Quân trong những ngày chót quanh Thủ đô.

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Vào những ngày tháng cuối truớc khi mất Nam Việt Nam, tôi là Tư Lệnh Lực Lượng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, dưới quyền có 2 Sư Đoàn: Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Văn Lộc chỉ huy trách nhiệm bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô. Bộ Tư Lệnh Hành Quân và Pháo Binh cơ hữu đặt tại trường đua Phú Thọ. Vào thời điểm nầy, tổ chức của mỗi Sư Đoàn Biệt Động Quân gồm 3 Liên Đoàn, mỗi Liên Đoàn ngoài 3 Tiểu đoàn tác chiến và 1 Đại đội Trinh Sát, c̣n có một Pháo đội (6 khẩu) 105 ly cơ hữu. Sư Đoàn thứ hai là Sư Đoàn 101 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy, nhiệm vụ tổng trừ bị, án ngữ phía Bắc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sư Đoàn thứ 3 đang h́nh thành mới được hai Liên Đoàn đóng tại căn cứ Long B́nh.

Phạm Huy Sảnh: Tinh thần quân sĩ Biệt Động Quân lúc đó ra sao?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Trong suốt nhiều tuần lễ trước 30-4-1975 tôi liên tục đi thăm các đơn vị trực thuộc. Tại mọi nơi tôi đều ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Sài G̣n theo lệnh của cấp trên. Tinh thần chiến đấu của anh em Biệt Động Quân rất cao, cũng như đạn dược và tiếp vận đầy đủ. Sau ngày ông Thiệu và ông Khiêm rời khỏi nước cùng với việc người Mỹ di tản nhân viên Việt Nam của họ và gia đ́nh khỏi Sài G̣n th́ t́nh h́nh tại Thủ Đô lúc này trở nên xáo trộn. Dân chúng, cán bộ chính quyền hoang mang sợ hăi, những tin tức thất thiệt bất lợi cho VNCH ảnh hưởng tai hại đến số quân nhân và gia đ́nh tại Sài G̣n. Trước hoàn cảnh bi đát đó, cảm thông những lo âu của thuộc cấp, tôi cho lệnh tập họp các quân nhân mọi cấp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân, lúc đó đóng tại Sài G̣n và ra lệnh: (nguyên văn) "Trên cương vị là Tư lệnh Biệt Động Quân, tôi tuyệt đối tuân hành lệnh của thượng cấp nghĩa là Biệt Động Quân chúng ta quyết tâm bảo vệ Thủ Đô và dân chúng Sài G̣n. Tuy nhiên v́ t́nh h́nh ở ngoài dân chúng quá sợ hăi, ảnh hưởng đến gia đ́nh quân nhân, truớc t́nh huống này ai muốn đi (đi Mỹ) và đi được th́ cứ đi, nhưng nhớ rằng tôi không thể ra lệnh cho các anh bỏ đơn vị. Tôi chấp nhận làm ngơ coi như không biết những quân nhân và gia đ́nh muốn rời khỏi VN." Sau lệnh đó , tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân chỉ có 1 sĩ quan là Thiếu tá Tạ Thái Ḥa, Chánh Văn Pḥng của tôi đem gia đ́nh đi Mỹ, c̣n tất cả quư vị khác từ Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng đến các Trưởng Pḥng đều ở lại cho đến ngày 1-5-1975, bàn giao cho phía bên kia. (Nhân chứng: Trung tá Hoàng Ngọc Liên, Trưong Khối Chiến Tranh Chính Trị, và Thiếu tá Tạ Thái Ḥa hiện đang ở Hoa Kỳ).

Phạm Huy Sảnh: Xin cho biết về sự liên lạc giữa Biệt Động Quân và Bộ Tổng Tham Mưu hay ở cấp cao hơn mà Thiếu tướng gọi là "thượng cấp" ?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tại Bộ Tổng Tham Mưu, Trung tướng Vĩnh Lộc là Tổng Tham Mưu Trưởng trong những ngày cuối, hàng ngày tôi vẫn vào Bộ Tổng Tham Mưu gặp Trung tướng Vĩnh Lộc để thảo luận về t́nh h́nh và nhận lệnh. Trước ngày 30-4, có một bữa tôi gặp Đại tá Trần Văn Thăng, nguyên Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội. Ông hỏi tôi: "T́nh h́nh nầy, Thiếu tướng đi hay ở?" Tôi trả lời: "Đi đâu? Tôi ở lại chiến đấu với anh em chứ!"

Sáng ngày 30-4, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu lại gặp Đại tá Trần Văn Thăng đang đứng trước cổng, tổ chức bố pḥng. Tôi dừng xe lại hỏi: "Đại tá Thăng đang làm ǵ đây?" Ông cho biết ông trách nhiệm pḥng thủ bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông nói: "Tôi có lực lượng Lôi Hổ. Hôm trước tôi nghe Thiếu tướng sẽ ở lại chiến đấu với anh em, thú thật tôi không tin nhưng hôm nay c̣n gặp Thiếu tướng tại đây, tôi mới tin!" Tạm biệt Đại tá Thăng, tôi vào gặp Trung tướng Vĩnh Lộc. Tôi thấy ông đang tṛ chuyện với Trung tướng Trần Văn Trung ở cầu thang. Tôi hỏi ông có lệnh ǵ cho Biệt Động Quân không? Ông trả lời: "Không có ǵ mới cả, anh về lo đơn vị đi!" Trên đường về đơn vị, tôi đi một ṿng quan sát t́nh h́nh thành phố Sài G̣n. Về đến Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân vào lúc 10 giờ sáng. Khoảng 10 phút sau, Sĩ quan Tuỳ Viên báo có điện thoại của ông Vũ Văn Mẫ. Ông Mẫu bảo tôi mở radio nghe Trung tướng Dương Văn Minh nói chuyện . Tôi mở máy. Lời hiệu triệu của ông Minh dài. Tóm tắt, tôi chỉ nhớ 3 điều liên hệ đến tôi và Biệt Động Quân.

1- Các đơn vị ở đâu ở đó.
2- Buông súng.
3- Chờ phía bên kia đến để bàn giao.

Độ 10 phút sau, lại có điện thoại của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh từ Dinh Độc Lập. Ông Hạnh nói Tổng Thống nhắc lại : Lệnh của Tổng Thống là các đơn vị ở đâu ở đó, buông súng không chiến đấu và đợi phía "cách mạng" đến để bàn giao. Tôi dằn giọng trả lời: "Tôi biết" và cúp máy!

Khoảng 1 giờ sau, tôi lại được báo điện thoại của ông Vũ Văn Mẫu gọi. Trên đầu giây, ông Mẫu bảo tôi là lệnh của Tổng thống, tôi lên ngay Bộ Tổng Tham Mưu thay thế Trung tướng Vĩnh Lộc để bàn giao cho phía bên kia. Tôi trả lời ông Mẫu, tôi không thi hành lệnh này và nhờ ông Mẫu tŕnh với Tướng Dương Văn Minh, đây là lần đầu tiên tôi không thi hành lệnh của thượng cấp! Và nếu tôi biết trước rằng quư vị sẽ hành động như ngày hôm nay mà quư vị vừa ra lệnh cho tôi th́ ... (!!!!) Ông tiếp, tuy nhân chứng Vũ Văn Mẫu đă qua đời nhưng c̣n các sĩ quan khác của tôi đang có mặt tại Hoa Kỳ đă chứng kiến cuộc điện đàm của tôi và ông Mẫu vào hôm 30-4-1975 lúc 12giờ 30.

Phạm Huy Sảnh: Trong bữa cơm họp mặt các chiến hữu tại Seattle , tôi có dịp tiếp xúc với cựu Đại uư Lê Văn Khởi nguyên Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42 Biệt Động Quân từ Pleiku rút về Dục Mỹ rồi trạm chót là căn cứ Long B́nh để bổ sung quân số. Anh cho biết vào ngày 26 hay 27-4-1975, Thiếu tuớng có lên thăm đơn vị anh tại Long B́nh. Trước hàng quân, Thiếu tướng đă ra lệnh Biệt Động Quân sẽ ở lại tử thủ bảo vệ Thủ Đô . Cựu Đại úy Khởi thắc mắc rằng khi thi hành lệnh đó, Thiếu tướng có biết rằng ông Dương Văn Minh sẽ đầu hàng Cộng Sản Bắc Việt?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Như đă nói ở phần trên về việc tôi ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Thủ Đô, tôi xác nhận là đúng. Tôi không hề hay biết trực tiếp hay gián tiếp rằng ông Dương Văn Minh sẽ đầu hàng Cộng Sản cho đến khi ông ta đọc lệnh trên đài phát thanh vào sáng ngày 30-4-1975. Tôi là một sĩ quan gốc nhảy dù, một tướng lănh. Truyền thống của Quân Lực là thi hành lệnh tuyệt đối. Trong tinh thần đó, tôi ra lệnh cho Biệt Động Quân phải tử thủ để chu toàn trách nhiệm. Riêng cá nhân tôi cùng các vị Tư Lệnh Sư Đoàn 106, Sư Đoàn 101, các Liên Đoàn Trưởng, các cán bộ chỉ huy, các đơn vị tác chiến cũng như những sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân đều đă ở lại cho đến phút chót. Những điều tôi yêu cầu các chiến hữu Biệt Động Quân phải làm, cá nhân tôi cũng thực thi đúng như vậy. Cho nên sau này gặp lại các đồng đội trong trại tù Cộng Sản tôi không hổ thẹn với lương tâm.

Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng tŕnh diện hay bị Cộng Sản đến nhà bắt và kể từ lúc nào?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Sáng ngày 1-5-1975, sau khi bàn giao Biệt Động Quân cho cộng sản xong, tôi vào pḥng riêng thay quần áo dân sự, đang tính đi bộ về nhà th́ họ nói để họ lấy xe đưa về. Ngày 15-5-1975, đột nhiên CS đem xe đến nhà mời tôi đi đến Quận 11 rồi sau đó chở thẳng vào khám Chí Ḥa. Tôi chính thức bị nhốt từ ngày đó cho đến ngày 5-5-1992 được thả ra, thiếu 10 ngày th́ đủ 17 năm tức là 6095 ngày tôi ở tù Cộng Sản.

Phạm Huy Sảnh: Là một tướng lănh, đương nhiên Thiếu tướng có những liên hệ mật thiết với các giới chức Hoa Kỳ tại Sài G̣n khi đó, vậy có giới chức Hoa Kỳ nào tiếp xúc đề nghị Thiếu tướng rời khỏi VN?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Có, Tướng Times của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ, liên tiếp vào các ngày 28 và 29 tháng 4-1975 đến gặp tôi và hỏi nếu tôi và gia đ́nh muốn đi Mỹ, ông ta sẵn sàng giúp đỡ lo liệu. Cả hai lần tôi đều cám ơn Tướng Times và từ khước đề nghị đó. Nại cớ tôi c̣n trách nhiệm, tôi c̣n quân sĩ, tôi không thể ra đi trong hoàn cảnh nầy được . Tướng Times hiện c̣n sống tại Hoa Kỳ, anh có thể phối kiểm điều đó.

Phạm Huy Sảnh: Hôm nay, cảm nghĩ của Thiếu tướng về những ngày tháng cũ?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Bởi những lư do trên, tôi tự nhận đă làm tṛn bổn phận, trách nhiệm của một Tướng Lănh đối với đồng đội, với Tổ Quốc khi tại ngũ. Và suốt gần 17 năm tù đày, trước mặt kẻ thù trong mọi hoàn cảnh tôi luôn cố gắng ǵn giữ tác phong để bảo vệ Danh Dự của Quân Lực. - Đối với người Cộng Sản dù họ không thích tôi nhưng họ không thể khinh tôi! Những người Cộng Sản bắt giữ tôi vẫn c̣n đó.

Phạm Huy Sảnh: Có phải Thiếu tướng là một trong những tướng lănh được Cộng Sản thả vào đợt cuối cùng?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Đúng. Trong đợt chót, chúng tôi gồm 4 người c̣n lại tôi, Đỗ Kế Giai, Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Thật ra đây là 100 nguời chót CSVN không muốn thả ra v́ chúng chủ trương nhốt cho đến chết. Chúng tôi không hy vọng ǵ được về vào thời điểm đó. Nhưng cũng nhờ sự tranh đấu, đ̣i hỏi của quư chiến hữu, đoàn thể chính trị, đồng hương tại hải ngoại đă tạo thành áp lực để CSVN phải thả gấp rút hơn. Tuy nhiên việc thả 100 người vừa kể, CS cũng chia làm 8 đợt và 4 người chúng tôi là đợt cuối cùng. Tôi c̣n nhớ, hôm đó tại trại Hàm Tân, cán bộ nhà tù nói quư vị chuẩn bị chuyển trại, 30 phút nữa sẽ đi. Nhưng sau đó họ cho biết là 4 người chúng tôi sẽ được thả về và xe sẽ đến đưa từng người về nhà. Trong lúc đợi xe đến, anh em bàn với nhau, đề nghị tôi lớn tuổi nhất sẽ được đưa về trước, kế đến là Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, chót hết là Thiếu tướng Lê Minh Đảo là người nhỏ tuổi nhất. Anh em đồng ư. Nhưng khi xe của Cộng Sản đưa về th́ họ lại làm nguợc lại, có nghĩa là họ đưa tướng Đảo về trước, cuối cùng là tôi.

Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng và gia đ́nh đến Mỹ năm nào?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi và nhà tôi cùng 6 cháu đến Mỹ ngày 26-10-1993, hiện định cư tại thành phố Garland, Texas.

Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng nghĩ thế nào về những người đi trước?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi quyết định ở lại v́ tôi cho là hành động như vậy là đúng . Nhưng không phải v́ vậy mà tôi công kích những người ra đi năm 1975. Bởi v́ trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm súng giữ nước. Các Đơn Vị Quân Đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước Cộng Quân. Quân Đội phải buông súng v́ lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quí vị có ở lại th́ trước sau cũng vô tù Cộng Sản như tụi tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cho quyền lợi của những người c̣n kẹt lại. Về mặt kinh tế đi trước xây dựng được cuộc sống ổn định sau này có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên bàn về vấn đề trước, sau, mà mọi người phải cùng chung lưng gầy dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.

Phạm Huy Sảnh: Qua cuộc đối thoại, tôi thấy Thiếu tướng có một trí nhớ đặc biệt. Thiếu tướng có định viết hồi kư?

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Không! Tôi dứt khoát là không. Vài năm trước đây và ngay bây giờ, có nhiều nhà xuất bản Mỹ và Việt đề nghị tôi viết hồi kư và họ sẽ giúp xuất bản. Tôi trả lời là đối với tôi điều nầy khó quá. Bởi nếu đă viết, th́ phải nói hết, nói thật, mọi sự việc mà tôi nghe, tôi biết, tôi thấy. Như vậy e rằng sẽ làm mất ḷng nhiều người. Hơn nữa, vấn đề nầy tôi xin bày tỏ quan niệm tôi qua hai câu của người xưa:

BẠI BINH CHI TƯỚNG, BẤT KHẢ NGÔN DŨNG
VONG QUỐC CHI ĐẠI PHU, BẤT KHẢ NGÔN TRÍ.

Phạm Huy Sảnh: Cám ơn Thiếu tướng đă dành gần 3 giờ đồng hồ điện đàm trong ngày đầu năm.

Seattle ngày 1 tháng 1 năm 2004
Phạm Huy Sảnh


Vị tướng già trong nhà dưỡng lăo

DALLAS - Một người b́nh thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lăo đă là một chuyện buồn, một vị tướng lănh đă từng bao năm trận mạc, hôm nay sống trong một nhà dưỡng lăo quạnh hiu đă gây không ít cho chúng tôi những cảm xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông. C

ùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Đông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào pḥng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đă tươm tất hơn trong bộ đồ mới.

Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện tṛ và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài pḥng khách ngay lối ra vào, nơi mà các y tá có thể quan sát. Ở đây đă có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả đều ngồi xe lăn. Đây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai.

Ông chuyện tṛ rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách lần đầu đến thăm ông.

Lúc c̣n khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.

Bà Đỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.

Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các tiểu bang xa, chỉ c̣n lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông c̣n có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho ḿnh. Ông đă ở đây hơn ba năm, và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”

Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lăo như hoàn cảnh của ông, c̣n nhớ chuyện này chuyện nọ, c̣n biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là những người đă mất trí nhớ hoàn toàn.

Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đ́nh điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Vơ bị Liên Quân Đà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.

Lần lượt ông đă giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Đoàn 25 BB, tư lệnh Sư Đoàn 10 BB (tiền thân của SĐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.

gày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đ́nh ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại v́ trách nhiệm của một tướng lănh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Ḥa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lănh khác ra Bắc Việt.

Đến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.

Ông và gia đ́nh được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.

Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc c̣n khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Đại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.

Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Đông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lănh.

Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đă nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy măn nguyện rồi.

Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đă làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lănh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.

Chỉ trong ṿng mười lăm phút, ông đă đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đă đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đă làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm ḷng, mà không dám viết ra giấy.

Trong khi Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đă ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lăo xa lạ. V́ khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:

...“Ư thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Đất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hăy sửa sai chung.
Đem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hung

Lê Huy Phương

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu