Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3


Phụ Tá Tướng Tư Lệnh Phạm Quốc Thuần

Năm 1973, khả năng lănh đạo của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh với tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn 3 quá bết bát khiến Tổng Thống Thiệu bị áp lực t́m người khác thay thế. Ông Thiệu chọn Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, từng là Tham Mưu Trưởng của ông tại Sư Đoàn 5. Tướng Thuần nói với ông Thiệu là cần thu nạp một chiến lược gia tài giỏi nhất mà ông ta có thể có được và ông muốn Tướng Nguyễn Văn Hiếu phải là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, phụ trách Hành Quân. Thời bấy giờ, Tướng Hiếu đang giữ chức Đặc Trách Thanh Tra Bài Trừ Tham Nhũng trong Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Ông Thiệu, từng loại bỏ Tướng Hiếu từ tháng 6 năm 1971, sau vụ Snoul, miễn cưỡng chiều theo sự đ̣i hỏi của Tướng Thuần.

Và như vậy, Tướng Hiếu hoán chuyển từ một chức vụ hành chánh sang một chức vụ sở truờng nhất, một chiến lược gia. Nếu đem so sánh các h́nh chụp Tướng Hiếu lúc là Đặc Trách Thanh Tra (h.45) và những lúc Tướng Hiếu đi thăm viếng các đơn vị với tư cách là Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3 (h.14, h.16h.17), sẽ thấy rơ Tướng Hiếu lộ vẻ thỏa chí ra mặt, từ vẻ đăm chiêu buồn bă biến sang vẻ tươi cười rạng rỡ.

Với tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3, Tướng Hiếu hành sử cách ẩn dật, xa lánh đèn chiếu của giới truyền thông. Tất cả mọi công lao đều được gán cho Tư Lệnh, hoặc Tướng Phạm Quốc Thuần, hay hoặc sau này Tướng Dư Quốc Đống, khi Tướng Đống thay Tướng Thuần vào tháng 11 năm 1974. Với ấn tượng này, tôi xin trích dẫn sự mô tả vài trận đánh xảy ra trong Vùng 3 Chiến Thuật đang khi Tướng Hiếu giữ chức Tư Lệnh Phó Hành Quân, do Samuel Lipsman và Stephen Weiss kể lại trong cuốn The False Peace, The Vietnam Experience, Boston Publishing Company. Tên Tướng Hiếu sẽ không được nhắc đến, nhưng chắc chắn Tướng Hiếu hiện diện đâu đó trong bối cảnh với lối tác chiến đặc thù tấn công bằng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp.

Hành Quân Svay Riêng (27 tháng 4-2 tháng 5, 1974).

Hai cuộc phản công chính mới của QLVNCH đều nhắm thẳng vào Sư Đoàn 5 kỳ cựu của Bắc Việt. Sư Đoàn này vào tháng Giêng bắt đầu chuyển từ Tây Ninh về tỉnh Định Tường. Yếu tố thời gian là điểm hệ trọng, v́ nếu Sư Đoàn 5 BV có thể chiếm ngự căn cứ Trị Pháp th́ khó ḷng mà bứng Cộng quân ra khỏi đó được. Hơn nữa, sự hiện diện của Sư Đoàn 5 BV trong tỉnh Định Tường sẽ đặt Quốc Lộ 4, huyết mạch của Sá-G̣n trong thế nguy hiểm.

Trong tuần lễ thứ nh́ của tháng 2, Trung Đoàn 7 và Trung Đoàn 9 của Sư Đoàn 5 tấn công vào Trị Pháp từ phía Nam và phía Đông. Bị đánh bất ngờ, Cộng quân rút lui với tổn thất nặng về nhân mạng, đạn dược, và tiếp liệu. Trong phần c̣n lại của tháng 2 và suốt trong tháng 3, giao tranh tiếp diễn khắp cùng hai tỉnh lỵ Định Tường và Kiến Ḥa, nhưng trọng tâm của chiến dịch vẫn qui tụ vào Trị Pháp nơi mà quân chính phủ gặt hái nhiều chiến lợi. Nhằm đánh lạc hướng sự chú ư của QLVNCH, Cộng quân tổ chức đánh phá các vị trí cô lập và tăng gia chiến dịch khủng bố khắp cùng vùng đồng bằng trong khi chúng dàn hàng các đơn vị tiếp cứu. Hai mươi ba trẻ con bị sát hại trong một vụ pháo kích vào một trường học tại Cai Lậy. Thêm chín người nữa chết và mười sáu bị thương khi quân khủng bố ném lựu đạn vào một buổi lễ tôn giáo tại Bạc Liêu.

Các vụ phá rối này thất bại trong mục đích đánh lạc hướng sự tấn công của chính phủ vào Trị Pháp. Sau sáu tuần lễ giao tranh, cuộc hành quân gặt hái được hơn 1.000 địch quân chết, 5.000 tấn thực phẩm, trên 6.000 vũ khí, tám tấn đạn dược, và một số lượng lớn quân trang quân cụ khác. Nhằm củng cố thành quả chiến thắng, các đơn vị công binh QLVNCH bắt đầu việc xây cất các vị trí kiên cố dùng cho các tiểu đoàn Địa Phương Quân đồn trú. Vào cuối tháng 4, quân Bắc Việt tràn ngập hai căn cứ địa đầu của ĐPQ nhưng bị quân chính quy đánh dội ra ngay. Vào tuần lễ đầu của tháng 5, QLVNCH hoàn toàn làm chủ t́nh thế Trị Pháp. Các lực lượng của Cộng quân bị xé xác trầm trọng, và các quân binh của Sư Đoàn 5 Bắc Việt bị mất căn cứ trú quân trọng yếu.

Tuy vậy, Sư Đoàn này, giờ đây trú ẩn trong vùng Mỏ Vẹt nằm dọc biên giới Kampuchia phía Tây Sài-G̣n, vẫn c̣n là mối đe dọa đối với hành lang Tây Ninh- Sài-G̣n. Mối đe dọa này thể hiện vào ngày 27 tháng 3 khi các đơn vị của Sư Đoàn 5 Bắc Việt tấn chiếm căn cứ Đức Huệ của QLVNCH. Đến cuối tháng 4, và khi Cộng quân gia tăng các cuộc đánh phá phát xuất từ căn cứ Trị Pháp ra ngoài tỉnh lỵ Svay Riêng trong lănh thổ Kampuchia, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Phạm Quốc Thuần gom góp hai mươi tiểu đoàn di động bao quanh vùng Mỏ Vẹt, quyết tâm đánh bại quân Bắc Việt trước mùa mưa nặng hạt của các tháng hè.

Vào ngày 27 tháng 4 Tướng Thuần tung Trung Đoàn 49 Bộ Binh và Chi Đoàn 7 Biệt Động Quân qua vùng đồng lầy quanh Đức Huệ tiến tới biên giới Kampuchia đang khi bắn phá dội bom các vị trí đóng quân biết rơ cũng như t́nh nghi của Sư Đoàn 5 Bắc Việt. Đồng thời, hai tiểu đoàn ĐPQ từ Mộc Hóa tấn lên phía Bắc, thiết lập những nút chận mạn Đông Nam của vùng tập trung quân và khu tiếp vận của Sư Đoàn 5 Bắc Việt. Vào ngày 28 tháng 4, với mười một tiểu đoàn QLVNCH đă có mặt trong trận địa đang thực hiện những cuộc hành quân tiên khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính Tướng Thuần ấn định khai mào vào ngày hôm sau, Trung Đoàn 275 Bắc Việt và Tiểu Đoàn 25 Xung Kích phát động một cuộc tấn kích khốc liệt vào Tỉnh Long Khot ngay trong vùng giáp giới tỉnh lỵ Kiến Tường. Dù là chủ ư trước hay là một phản ứng chống lại các thế dàn quân tiên khởi của QLVNCH, cuộc tấn kích vào Long Khot không làm ǵ để khiến Tướng Thuần thay đổi các kế hoạch của ông. Vào sáng ngày 29 tháng 4, ba chi đoàn thiết giáp của QLVNCH chọc thủng qua biên giới Kampuchia từ phía Tây G̣ Dầu Hạ, nhắm hướng bản doanh bộ tư lệnh của Sư Đoàn 5 Bắc Việt mà xông tới.

Mối đe dọa vào căn cứ của Sư Đoàn này đă trở nên nặng nề đến độ Cộng quân buộc phải rút các đơn vị giao tranh tại Long Khot về để bảo vệ các lực lượng và các căn cứ tiếp vận của Cộng quân nằm trên đường tiến quân của QLVNCH. Trong khi đó, Bộ Binh và Thiết Giáp của QLVNCH xuất phát từ Mộc Hóa tiến qua biên giới đi vào vùng Cẳng Chân Voi, đe dọa đường rút lui của Trung Đoàn 275 Bắc Việt. Trong khi các chi đoàn Thiết Giáp tiếp tục xông tới, tiến sâu đến mười sáu cây số vào lănh thổ Kampuchia trước khi chuyển bánh lái về phía Nam hướng về tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, và trong khi các trực thăng đổ quân bất ngờ xuống các vị trí địch quân, các đơn vị khác của QLVNCH phát động những cuộc hành quân đánh chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ. Khoảng ngày 10 tháng 5, khi đơn vị cuối cùng của QLVNCH trở về căn cứ, các hệ thống truyền tin và tiếp vận của Cộng quân trong vùng bị phá vỡ trầm trọng. Cộng quân thiệt hại hơn 1,200 chết, 65 bị bắt, và hàng trăm khí giới bị tịch thu. Mặt khác, nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật, và phối trí của một hành quân đa diện, QLVNCH chỉ bị chết có dưới 100 quân lính.

Trận Đánh Vùng Tam Giác Sắt (Tháng 5-Tháng 11 năm 1974).

Trong năm đẫm máu 1974, không có một cuộc hành quân hay chiến dịch nào lâu dài hơn, dữ dằn hơn, hay tổn hại hơn là Trận Đánh Vùng Tam Giác Sắt. Cầy nát bởi vô số bom đạn, soi lủng bởi một hệ thống đường hầm bỏ hoang, vùng Tam Giác Sắt loang lỗ với những vết thẹo của trăm ngàn đụng độ lớn nhỏ đă diễn ra khắp cùng mọi nơi trong vùng phẳng ĺ và đồng bằng bụi rậm này ṛng ră hơn hai mươi năm qua. Chỉ thoáng nh́n vào bản đồ là thấy ngay lợi điểm chiến lược của vùng này. Tựa như một đầu mũi tên nhắm thẳng vào tim của Miền Nam, mảnh đất tam giác nhọn này nằm ở phía Tây của Bến Cát không quá bốn mươi cây số Tây Bắc thủ đô. Nếu kiểm soát được vùng này, Cộng quân sẽ đặt phi trường quân sự Tân Sơn Nhứt và mọi vị trí pḥng thủ của QLVNCH tại Phú Cường, Củ Chi, và Lai Khê trong tầm bắn của dàn đại bác.

Ngày 16 tháng 5, hai trung đoàn của Sư Đoàn 9 Bắc Việt, với sự yểm trợ của một chi đội chiến xa, tràn ngập Rạch Bắp và Đồi 82, hai tiền đồn chấn giữ mạn Bắc của vùng Tam Giác Sắt. Vào chiều ngày 17, trong khi đại bác và súng cối xô đuổi khoảng 4.500 thường dân ra khỏi Bến Cát, các đơn vị thuộc Trung Đoàn 95C Cộng quân chiếm ngự An Điền trong khi Trung Đoàn 272 đâm thẳng xuống phía Nam dọc trên Quốc Lộ 14 tiến về Phú Cường.

Với lực lượng chính phủ bám chặt vào chiếc cầu nhỏ hẹp duy nhất nối liền Bến Cát và An Điền, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Phạm Quốc Thuần dàn Sư Đoàn 18 ra nhiều nhánh quân phản công lại nhằm tái chiếm các vị trí bị mất vào khoảng ngày 22 tháng 5. Tiểu Đoàn 43 Bộ Binh với sự trợ lực của Chiến Đoàn 322 Thiết Kỵ tấn công từ phía Nam tiến lên Rạch Bắp và Đồi 82. Chiến Đoàn 318 tiến quân từ phía Đông hướng vào An Điền, trong khi ba Tiểu Đoàn của Lữ Đoàn 7 Biệt Động Quân từ phía Bắc tấn xuống Đồi 82. Tất cả những nỗ lực này đều không đem lại kết quả. Vào ngày 26 tháng 5, trước sự phản công thất bại, Tướng Thuần lấy quyết định tập họp quân lại để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới.

Cuộc tấn công mới khởi sự vào ngày 1 tháng 6, dẫn đầu bởi Trung Đoàn 52 Bộ Binh. Trung Đoàn này vượt sông Thị Tĩnh phía Nam Bến Cát rồi quẹo về hướng Bắc tiến tới An Điền, trong khi các đơn vị khác của Sư Đoàn 18 tấn công vào làng qua ngă chiếc cầu An Điền được sửa chữa nửa vời. Trong hai ngày tiếp đó, quân địch và lực lượng chính phủ giao tranh ác liệt khiến cho Trung Đoàn 52 bị tổn hại nặng nề. Vào ngày 4 tháng 6 các đơn vị bạn sau khi diệt các chiến xa địch đă vào được An Điền. Mặc dù binh sĩ Cộng quân bị bắt khai báo là đồng đội chúng bị tổn thương khủng khiếp, Cộng quân mở cuộc phản công dữ dằn vào hai đêm 5 và 6 tháng 6 với hai tiểu đoàn trừ bị. Nhưng QLVNCH đứng vững, và Tướng Thuần tiên đoán là phần c̣n lại của hai tiền đồn sẽ được giải cứu nội trong ba tuần lễ.

Trong thực tế, quân chính phủ phải mất bốn tháng trời mới lấy lại Đồi 82, chỉ cách An Điền có 3 cây số về phía Tây. Cây cỏ rậm rạp và mặt đất lồi lơm che dấu giao thông hào và vị trí trú ẩn của địch quân. Chiến xa QLVNCH bị giới hạn bởi con đường ṃn đất độc đạo bao quanh bởi dăy cỏ dại cao lớn khiến cho tầm nh́n của xạ thủ bị thu ngắn lại có đôi ba thước, và trở thành mồi ngon cho địch quân với khí giới chống chiến xa B41 và súng không giựt 82 ly của Nga Sô. Trong khi đó, Cộng quân pḥng thủ có lợi điểm cao thế có thể quan sát rơ ràng hàng ngũ tiến quân của lực lượng QLVNCH. Các khẩu đại bác của địch quân che dấu trong khu rừng rậm rạp và trong các vườn cao-su phía Bắc Đồi 82, tha hồ nă vào các đạo quân của QLVNCH ngay khi họ bước vào tầm pháo trên con đường độc đạo. Thay v́ tập trung vào phá hủy dàn đại bác địch quân, th́ quân binh chính phủ bị dụ vào những vùng đă được pháo đội địch quân nhắm sẵn, và do đó bị đánh gục bởi hỏa lực khốc liệt. Tai hại hơn nữa, mùa mưa lại bắt đầu, cộng vào hỏa lực pḥng không của địch, yểm trợ của Không Lực VNCH trở nên bất lực.

Giữa ngày 7 tháng 6 và ngày 1 tháng 7, quân binh của Sư Đoàn 18 với sự yểm trợ của các chiến đoàn thiết kỵ không ngừng tấn kích vào các vị trí địch quân từ phía Đông, phía Nam và phía Bắc của Đồi 82, nhưng đều bị đánh dội lại bởi hỏa lực đại bác và khí giới chống chiến xa của địch quân khiến cho cả ngàn quân binh QLVNCH bị tổn thương. Vào khoảng cuối tháng 7, trước cảnh các cánh quân xung trận bị tổn hại nặng nề, Tướng Thuần từ bỏ nỗ lực tái chiếm Đồi 82 chờ đợi đến khi kế hoạch mới được thiết kế.

Khi QLVNCH tái phản công vào ngày 7 tháng 9, kết quả sơ khởi không khá hơn những trận đánh hai tháng trước. Các đơn vị của chiến đoàn phản công tiến mau lẹ tới chu vi pḥng thủ của địch quân nhưng không chọc thủng nổi và bị băi ḿn cùng giây kẽm gai bao quanh căn cứ ngăn chận. Bị đánh dội lại bởi mưa tầm tă, bởi hỏa lực đại bác dữ dằn và bởi các đợt tấn công của chiến xa địch, chiến đoàn được thay thế bằng ba Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 9. Ba Tiểu Đoàn này bắt đầu ra tay vào ngày 19 tháng 9. Dùng chiến thuật chống hỏa lực đại bác và các đội nhỏ tấn kích, Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 3 tiến lần lên từng tấc đất, triệt hủy từng hầm trú địch quân một. Ngày 2 tháng 10, với thêm sự xung trận của một Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 25, lực lượng tấn công dùng hỏa lực đại bác howitzer 155 ly đánh bật số lính c̣n sống sót của địch quân ra khỏi các pháo đài ụ đất và thân gỗ kiên cố. Kết cuộc, vào xế trưa ngày 4 tháng 10, quân lính VNCH cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Đồi 82.

Thêm sáu tuần lễ nữa trôi qua trong khi QLVNCH tái tập trung và bổ sung lực lựơng trước khi đánh bật Cộng quân ra khỏi Rạch Bắp, địa điểm cuối cùng của chúng trong vùng Tam Giác Sắt. Trong thời gian đó, bộ chỉ huy Miền Nam của Cộng quân nhận được chỉ thị từ Hà-Nội chuẩn bị cho những cuộc tấn kích mới khởi sự vào cuối năm. Rút hết chủ lực quân sâu về hướng Bắc, Cộng quân chỉ đề lại một ít toán quân nhỏ. Ngày 20 tháng 11, sau một trận chiến để lại 30 quân lính VNCH bị thương, các toán quân chính phủ tiến vào Rạch Bắp không một kháng cự. Trận Chiến Tam Giác Sắt kết thúc tại đây.


Phụ Tá Tướng Tư Lệnh Dư Quốc Đống

Ngày 30 tháng 10 năm 1974, dưới áp lực gia tăng của phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh, Tổng Thống Thiệu thay đổi ba trong bốn Tư Lệnh Quân Đoàn: các Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn (QĐ2), Phạm Quốc Thuần (QĐ3) và Nguyễn Vĩnh Nghi (QĐ4). Trung Tướng Dư Quốc Đống thay thế Tướng Thuần tại Quân Đoàn 3 và giữ Tướng Hiếu ở nguyên chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3. Tuy nhiên, như bạn sẽ thấy, cả hai Tướng Đống và Tướng Hiếu không được rảnh tay toàn quyền trong việc hoạch định kế hoạch chiến lược, đặc biệt là trong trận đánh Phước Long, được Clark Dougan và David Fulghum thuật lại trong cuốn The Fall of the South, The Vietnam Experience, Boston Publishing Company như sau:

Trận Đánh Phước Long (13 tháng 12, 1974-6 tháng 1, 1975)

Năm tiền đồn của QLVNCH trong tỉnh lỵ Phước Long quan trọng v́ chúng nằm chấn ngang trục tiếp tế Đông-Tây và Nam-Bắc của Cộng quân trong vùng Sài-G̣n. Trong khi là một chướng ngại vật đối với Cộng quân, vị trí của năm tiền đồn này lại cách xa hẳn tuyến pḥng thủ chính của QLVNCH trong Khu Chiến Thuật 3. Các lực lượng bộ binh và các đơn vị đặc biệt của Cộng quân, tỉ như bộ chỉ huy Chiến Xa M-26, giáp mặt vị trí của QLVNCH từ ba mặt. Các lực lượng trú pḥng của VNCH chỉ liên lạc được với bên ngoài qua Quốc Lộ 14 về phía Nam và với phi trường lớn đủ cho phi cơ vận tải C-130 đáp xuống nằm trong thị trấn của tỉnh Phước B́nh (c̣n gọi là Sông Bé hay tỉnh Phước Long), gần ngay trung tâm tỉnh lỵ và cách xa thủ đô gần 110 cây số về hướng Đông Bắc. Các lực lượng tuyến đầu này của chính phủ dự trữ số lượng đạn dược đủ cho một tuần lễ giao tranh mạnh trước khi cần được tiếp tế.

Một tuần trước khi tấn công Phước Long, Tướng Việt Cộng Trà đánh vào mạn Tây Tây Ninh để dụ lực lượng trừ bị của QLVNCH ra xa khỏi mặt trận chính. Động tác này đáp đúng sự trông chờ của phía QLVNCH và đặt trọng tâm xa khỏi cạnh sườn phía Đông. Ngày 13 tháng 12 (ngày tiên đoán bởi viên phụ tá của Tướng Trà), đơn vị B-2 của Sư Đoàn 7 VC và Sư Đoàn 3 tân lập VC đánh và tấn chiếm Bố Đức và Đức Phong vào ngày hôm sau. Đôn Luân, do một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân khoảng 350 quân lính trú pḥng, sống sót sau vụ tấn công đầu tiên, nhưng Quốc Lộ 14 phía trên thành phố vị Cộng quân khóa lại. Lực lượng QLVNCH tại Phước B́nh mở một cuộc phản công hướng về Bố Đức, nhưng lại bị Cộng quân đánh bọc hậu tấn chiếm căn cứ hỏa lực Bunard mất luôn bốn khẩu đại bác howitzers 105 ly. Không Lực VNCH bắt đầu bay lên thay thế cho đại bác và chuyên chở thường dân ra khỏi vùng giao tranh, nhưng hỏa lực phi pháo địch quân phá hủy một C-130 và làm hư hại chiếc thứ hai, và đóng khóa phi trường tại Phước B́nh. Vào khoảng 22 tháng 12, số đồn quân c̣n lại của phía QLVNCH bị cắt đứt liên lạc.

Tại Biên Ḥa Trung Tướng Dư Quốc Đống, mới về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cân nhắc giữa các trận đánh tại Tây Ninh ở phía Tây và các trận đánh tại Phước Long ở phía Đông Bắc. Với các đơn vị chủ lực bị kềm giừ tại các vị trí pḥng thủ, và với các Sư Đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến, các đơn vị trừ bị chiến lược, vẫn c̣n nằm ngoài Vùng 1, Tướng Đống chỉ có trong tay một vài tiểu đoàn tiếp lực, Tướng Đống quyết định giữ các tiểu đoàn này để bảo vệ Tây Ninh quan trọng hơn v́ Tây Ninh là cái mốc pḥng thủ của Sài-G̣n. Tướng Đống chỉ phái một tiểu đoàn tiếp ứng Phước B́nh, một lực lượng bé nhỏ hơn ước đoán của Tướng Trà.

Tuy nhiên, lỗi để mất Phước Long không phải ở tại Tướng Đống. Với các đơn vị trừ bị của Quân Đoàn 3 vơi cạn, Tướng Đống dồn ép Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh của Tổng Thống Thiệu, và nhấn mạnh là muốn cứu văn Phước Long cần rút về ít ra một phần của Sư Đoàn Dù hiện đang nằm ở mặt tuyến Bắc Đà Nẵng.

Thiệu chắc phải phân vân lắm khi lấy quyết định. Tất cả những yếu điểm về mặt chiến thuật và tiếp vận của QLVNCH rốt cuộc bắt kịp với chính sách không rút lui của ông. Hoặc là hoán chuyển một số đơn vị dàn mỏng về Phước Long để rồi mở ngỏ địa điểm quân sự ở một nơi nào khác, hoặc để mặc tỉnh Phước Long thất thủ để rồi phương hại tới thế chính trị của ḿnh. Trong trường hợp này, Thiệu lựa chọn t́nh thế suy yếu quân sự quanh Sài-G̣n. Đơn vị Biệt Cách Dù duy nhất trừ bị nằm tại Bộ Tổng Tham Mưu án ngữ tại chỗ và Sư Đoàn Dù nằm bất động ngoài Quân Đoàn 1. Theo lời của Đại Tá William Le Gro, sĩ quan trưởng T́nh Báo Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Thiệu đă xóa bỏ Phước Long khi tuyên bố rằng "Không có Dù và không chuyển Dù về kịp cho dù có muốn đi nữa."

Nút tḥng lọng quanh Phước B́nh thắt chặt thêm tí khi Cộng quân đem chiến xa vào và bắn hơn ngàn quả đại bác vào ngày 26 tháng 12 mới khuất phục nổi Đôn Luân cứng đầu. Vào cuối ngày đó chỉ có đồn quân ở Phước B́nh là c̣n tồn tại. Khi chiến dịch bước sang đoạn cuối, cả hai bên đều quyết định tăng cường độ vào ngày 5 tháng Giêng. Bộ Tổng Tham Mưu siêu ḷng phái hai Đại Đội Biệt Cách Dù thuộc Nhóm Biệt Cách Dù 81 vào tham chiến. Khoảng 250 lính Biệt Cách Dù, chuyên môn về hành quân cảm tử, sáng sớm ngày hôm đó được trực thăng vận vào thành phố tiếp tay với các đơn vị sống sót. Nhưng bên pḥng tuyến đối diện, Lê Duẫn và Bộ Đầu Năo Bắc Việt cho phép Tướng Trà tung vào thêm chiến xa T-54 và các dàn đại pháo dă chiến 130 ly.

Các chiến xa do Nga chế tạo được trang bị với một loại khiên hóa giải đạn chống chiến xa. Một quân nhân sống sót mô tả hiện tượng: "Các chiến xa địch có cái ǵ mới và kỳ lạ. Các hỏa tiễn M-72 của ta không tài nào đánh gục tụi nó được. Chúng tôi bắn trúng chúng, chúng dừng lại một chập rồi lại lù lù tiến tới." Một chiến binh QLVNCH khác, Thiếu Tá Lê Tấn Đại, quan sát quân lính của ông, mặc dù tỉ lệ lực lượng địch đông gấp 4 lần, leo lên phía sau pháo tháp chiến xa để t́m cách ném lựu đạn vào trong nắp chiến xa. Quân pḥng thủ Phước B́nh phá hủy ít nhất mười sáu chiến xa, nhưng chiến xa khác tiếp tục xuất hiện tấn công vào thành phố. Đến nửa đêm, khi mà tất cả quân cụ hạng nặng và hệ thống truyền tin bị đại bác địch phá hủy và đang khi bị hỏa lực trực diện của các chiến xa địch uy hiếp, khoảng một vài trăm lính Biệt Cách Dù và Địa Phương Quân c̣n sống sót từ bỏ vị trí pḥng thủ lẻn vào trong rừng. Rốt cuộc 850 trong số 5.400 quân lính đủ loại pḥng thủ Phước Long về tới hậu cứ.


Phụ Tá Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Toàn

Sau khi Phước Long thất thủ, Tướng Đống từ chức và được thay thế bởi Tướng Nguyễn Văn Toàn. Tướng Hiếu ở lại chức Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3.

Tướng Toàn nói tới Tư Lệnh Phó của ông như sau:

(...) Măi cho đến tháng 11 năm 1974 (Đúng hơn là tháng 2/1975. Nguyễn Văn Tín) tôi được đề cử về Quân Đoàn III th́ gặp lại anh Hiếu đang giữ chức vụ Tư Lệnh Phó hành quân ở quân đoàn. Chúng tôi đă hợp tác hoạt động với nhau rất vui vẻ và hữu hiệu. Anh Hiếu vẫn giữ được tính t́nh ḥa nhă và khiêm nhượng như xưa.

T́nh h́nh chiến trận thời gian này rất sôi động nên chúng tôi phải luôn luôn thay phiên nhau đi kiểm soát và chỉ huy hành quân. Thiếu Tướng Hiếu đă tỏ ra có khả năng cao độ và luôn luôn chu toàn nhiệm vụ giao phó một cách đáng khen.

Ngày 2/4/1975, Tướng Hiếu đáp trực thăng đến "Lầu Ông Hoàng" ở Phan Thiết. Tại đó, trong một lễ nghi ngắn gọn, Tướng Phạm Văn Phú giao nhượng lại quyền chỉ huy các đơn vị c̣n sót lại của Quân Đoàn 2 cho Tướng Hiếu. Nhưng rồi, thay v́ nắm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Tiền Phương, Tướng Hiếu bị thay thế bởi Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ngay ngày hôm sau và trở về chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3 tại Biên Ḥa.

Theo nhận xét của Tướng Weyand đệ tŕnh lên Tổng Thống Ford ngày 4/4/1975 th́ t́nh h́nh quân sự tại Quân Đoàn 3 vẫn khả quan:

Các cuộc đụng độ trong Vùng 3 Chiến Thuật lẻ tẻ và, đôi khi mạnh nhưng tại đây, QLVNCH tương đối đứng vững trong ba tuần qua. Trong Vùng 3 CT, các lực lượng QLVNCH chưa phải đối diện với một quân số địch đông đảo hơn. Mặc dù Cộng Sản đang gây áp lực mạnh tại nhiều khu vực (chẳng hạn, Tây Ninh và quanh Xuân Lộc) và rơ ràng đang toan tính những đợt tấn công mới, các lực lượng QLVNCH cách chung đứng vững và chiến đấu cừ khôi, và đồng thời gây thiệt hại trầm trọng cho một số đơn vị Cộng Sản. Ngoại trừ phía lực lượng QLVNCH hoàn toàn mất hết tinh thần hay phía Cộng Sản tăng lực lượng khả quan nhiều hơn mức độ thấy trong tuần qua, Chính Phủ NVN có thể giữ được t́nh trạng trong Vùng 3 CT theo như thế đứng vào ngày 3/4, ít nhất là trong tương lai tiếp cận.

Trận Đánh Xuân Lộc.

Ngày 6 tháng 4, Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, vừa mới thoát khỏi thảm bại Pleiku, đến thăm Tướng Hiếu, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trước đây của ông, tại bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Sau khi nghe Đại Tá Lư kể lại cuộc rút lui vô tổ chức khỏi vùng Cao Nguyên, Tướng Hiếu, đứng trước bản đồ chiến lược, tiết lộ cho Tham Mưu Trưởng cũ của ḿnh về kế hoạch điều nghiên tỉ mỉ dùng chiến xa để phản công tại mặt trận Xuân Lộc sắp tới. Đại Tá Lư nhận thấy Tướng Hiếu, thày ḿnh, rất là lên tinh thần trong cuộc gặp gỡ này. Tiếc thay, hai ngày sau, ngày 8 tháng 4, Tướng Hiếu bị thảm sát cách hèn nhát, và ngày 10 tháng 4 năm 1975, mặt trận Xuân Lộc bùng nổ.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 31/12/1998

Cập nhật ngày 30.12.2001

generalhieu